THIỀN SƯ NI
[NhuLaiThienAnĐo][NhuLaiThienTrungHoa][ToSuThienTrungHoa][ThienSuNiVietNam]
TỔ SƯ THIỀN TRUNG HOA hơg Sư Ni TỔNG TR̀ Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidhama) ở Trung Quốc gần 9 năm, thấy cơ duyên đă đến, gọi đồ chúng đến hỏi: - Sắp đến giờ Ta trở về, các ngươi mỗi người nên nói rơ chỗ sở đắc của ḿnh. Thiền Sư Đạo Phó ra thưa: - Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, chẳng ĺa văn tự. Đây là dụng của đạo. Tổ bảo: - Ngươi được phần da của Ta. Sư Ni Tổng Tŕ ra thưa: - Nay chỗ hiểu của con, như Tổ A Nan thấy nước Phật A Súc, chỉ thấy một lần không c̣n thấy lại. Tổ bảo: - Ngươi được phần thịt của Ta. Thiền Sư Đạo Dục ra thưa: - Bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng có, chỗ thấy của con, không một pháp có thể được. Tổ bảo: - Ngươi được phần xương của Ta. Đến Thiền Sư Huệ Khả bước ra, đảnh lễ Tổ, rồi lui ra, đứng yên lặng, Tổ bảo: - Ngươi được phần tủy của Ta. (TSVN do H.T Thanh Từ soạn dịch) ? Sư Ni LIỄU NHIÊN Ở Mạt Sơn Sư là đệ tử của Thiền Sư Đại Ngu, sau khi ngộ đạo đến trụ tại Mạt Sơn. Thiền Sư Quán Khê Nhàn (đă ngộ đạo nơi Tổ Lâm Tế) đi du phương đến núi này, tự nói: - Nếu tương đương th́ ở, chẳng vậy th́ xô ngả giường Thiền. Nhàn vừa vào Tăng đường, Sư sai thị giả đến hỏi: - Thượng Tọa du phương đến hay v́ Phật Pháp đến? Nhàn đáp: - V́ Phật Pháp đến. Sư liền lên ṭa. Nhàn đến tham vấn. Sư hỏi: - Hôm nay, Thượng Tọa rời nơi nào đến? Nhàn đáp: - Cửa đường (lộ khẩu). Sư bảo: - Sao không đậy lại. Nhàn không đáp được, liền lễ bái hỏi: - Thế nào là Mạt Sơn? Sư đáp: - Chẳng bày đảnh. Nhàn hỏi: - Thế nào là chủ Mạt Sơn? Sư đáp: - Chẳng phải tướng nam, nữ. Nhàn nạt rằng: - Sao chẳng biến đi. Sư đáp; - Chẳng phải thần, chẳng phải quỷ, biến cái ǵ? Nhàn mới kính phục, ở lại làm Tri viên 3 năm. Có vị Tăng đến tham vấn, Sư bảo: - Rất lam lũ vậy. Tăng đáp: - Tuy nhiên, như thế vẫn là sư tử con. Sư bảo: - Đă là sư tử con, v́ sao bị Văn Thù cưỡi? Tăng không đáp được, Tăng hỏi: - Thế nào là tâm cổ Phật? Sư đáp: - Thế giới nghiêng đổ. Tăng hỏi: - Thế giới v́ sao nghiêng đổ? Sư đáp: - Trọn không thân ta. Sư có làm bài kệ Pháp thân: Ngũ uẩn Sơn đầu cổ Phật đường, Tỳ lô trú dạ phóng hào quang, Nhược năng ư thử phi đồng diï, Tức thị Hoa nghiêm biến thập phương. Dịch: Trên chót năm uẩn nhà Phật xưa, Pháp thân hằng lúc phóng hào quang, Nếu hay trong đó không đồng dị, Quả thật Hoa Nghiêm khắp thập phương Thiền Sư Quán Khê Nhàn sau khi ở làm Tri Viên 3 năm, về trụ Quán Khê, thượng đường: - Tôi ở Lâm Tế được nửa muỗng, ở Mạt Sơn được nửa muỗng. Cộng thành một muỗng. Aên xong đến nay vẫn no chẳng hề đói. (Theo Tài liệu Hạnh Huệ) ? Sư Ni THIẾT MA Sư là đệ tử Quy Sơn Linh Hựu, có cất một am tranh cạnh sườn núi Quy. Một hôm, Sư đến yết kiến Quy Sơn, Quy Sơn hỏi: - Con trâu cái già, ngươi mới đến? Sư thưa: - Ngày mai ở Đài Sơn có lễ Trai Tăng, Ḥa Thượng đi được chăng? Quy Sơn ra bộ nằm ngủ. Sư trở bước lui ra. Một hôm, Ḥa thượng Tử Hồ (đệ tử Nam Tuyền) đến phỏng vấn Sư, Tử Hồ hỏi: - Có phải Lưu Thiết Ma chăng? Sư thưa: - Chả dám! Tử Hồ hỏi: - Xoay bên trái hay bên phải? Sư thưa: - Ḥa Thượng chớ điên đảo. Tử Hồ liền đánh: Bởi chỗ đối đáp lanh lẹ của Sư khiến mọi người đều kính nể nên gọi là Lưu Thiết Ma (chữ Thiết Ma nghĩa là mài sắt). Tăng hỏi Phong Huyệt: - Quy Sơn nói: Con trâu cái già, ngươi mới đến là ư chỉ ǵ? Phong Huyệt đáp: - Chỗ mây trắng dầy, rồng vàng múa. Tăng hỏi: - Lưu Thiết Ma nói: ngày mai ở Đài Sơn có đại hội Trai, Ḥa Thượng có đi dự chăng, là ư chỉ thế nào? Phong Huyệt đáp: - Trong ḷng sóng biếc, mặt trăng động. Tăng hỏi: - Quy Sơn làm thế nằm, ư chỉ thế nào? Phong Huyệt đáp: - Già đến thân gầy ngày vô sự, Nằm cao rảnh ngủ ngọn núi xanh. (Tắc 24 - Bích Nham Lục) ( Do H.T Thanh Từ soạn dịch) Phong huyệt cũng có bài tụng Cao cao phong đảnh lập, Ma ngoại mặc năng tri, Thâm thâm hải đề dành, Phật nhăn khuy bất kiến. Dịch: Trên đảnh cao phong đứng, Ma ngoại nào hiểu chi, Dưới đáy biển sâu đi, Mắt Phật xem chẳng thấy. (Thầy VC) Phụ chú: Tuyết Đậu tụng: Âm: Tằng kịp thiết mă nhập trùng thành, Sắc hạ truyền văn lục quốc thanh, Du bả kim tiên vấn quy khách, Dụ thâm thùy cộng ngự nhai hành. Dịch: Từng cỡi ngựa sắt vào trùng thành, Sắc lệnh truyền ra sáu nước Thanh, Vẫn nắm roi vàng hỏi quy khách, Đêm khuya ai với bạn đồng hành. (Thầy VC) ? Sư Ni HUYỀN CƠ Sư trụ chùa Tịnh Cư, Ôn Châu, xuất gia khoảng niên hiệu Cảnh Vân (710-712 dl) nhà Đường. Sư thường tập Thiền định trong thạch thất ở núi Đại Nhật. Một hôm, Sư tự nghĩ: "Pháp tánh trạm nhiên vốn không đến đi, chán chỗ ồn, cầu chỗ vắng, đâu phải là người đạt đạo". Sư liền tham vấn Thiền Sư Nghĩa Tồn ở Tuyết Phong. Khi đến, Tuyết Phong hỏi: - Từ đâu đến? Sư thưa: - Từ núi Đại Nhật đến. Tuyết Phong hỏi: - Nhật xuất hay chưa? Sư thua: - Nếu xuất th́ Tuyết Phong tan mất. Tuyết Phong hỏi: - Ngươi tên ǵ? Sư thưa: - Huyền Cơ. Tuyết Phong hỏi: - Một ngày dệt được bao nhiêu? Sư thưa: - Tấc tơ chẳng dính. Rồi lễ bái thối lui. Sư vừa đi được năm, ba bước. Tuyết Phong gọi: - Góc cà sa chấm đất. Sư xoay đầu lại. Tuyết Phong bảo: - Rất tốt, tấc tơ chẳng dính. (TSVN do H.T thanh Từ soạn dịch) Sư Ni Huyền Cơ ở chùa Tịnh Từ, thường Thiền định trong hang đá ở núi Đại Nhật, B́nh Dương. Cùng anh là Huyền Sách đồng tham Lục Tổ. Nhân đó, có làm Viên Minh Ca, gần như Chứng Đạo Ca. Khi tịch chống ngược thân, Pháp Thuộc quở là điên đảo, bèn ngả xuống. Chiều đem chôn, bị sấm dời đi. Qua hai ngày, có người từ núi Đại Nhật đến nói: - Chiều nay, trên không trung có tiếng tiêu, tiếng khánh là quan tài của Huyền Cơ đă đặt trên đỉnh núi. Đệ tử rước xá lợi về chùa dựng tháp hiệu Viên Minh. (S.C Hạnh Huệ soạn dịch) ? Sư Ni TRÍ THÔNG Hiệu Không Thất Đạo Nhơn Sư là con gái của Long Đồ Phạm Công Tuân. Thuở nhỏ, Sư rất thông minh, đến tuổi trưởng thành, Thân phụ gả cho Hiền tôn của Thừa Tướng Tô Tụng. Chẳng bao lâu, Sư chán cảnh phồn hoa, trở về nhà xin phép cha mẹ được xuất gia. Cha mẹ không chấp thuận, Sư đành ở nhà tu tại gia. Nhơn xem quyển "Pháp Giới Quan", Sư có tỉnh ngộ, làm hai bài kệ, nói lên kiến giải của ḿnh: 1. Mạo hạo trần trung thể nhất như, Tung ḥanh giao hổ ấn Tỳ Lư, Toàn ba thị thủy, ba phi thủy, Toàn thủy thành ba, thủy tự thù. 2. Vật ngă nguyên vô di, Sum la cảnh tượng đồng Minh minh siêu chủ bạn, Liễu liễu triệt Chơn không, Nhất thể hàm đa pháp, Giao tham đế vơng trung, Trùng trùng vô tận xứ, Động tĩnh tấc viên thông. Dịch: 1. Bát ngát bụi hồng thể nhất như, Dọc ngang xen lẫn ấn Tỳ Lư, Sóng cùng là nước, sóng chẳng nước, Nước tột sóng thành, nước khác xa. 2. Vật ngă vốn không khác, Sum la cảnh tượng đồng, Làu làu siêu chủ bạn, Vằng vặc suốt Chơn Không, Một thể gồm nhiều pháp, Xen lẩn lưới đế châu, Lớp lớp không ngằn mé, Động tĩnh thảy viên thông. Về sau, song thân đều tạ thế, Sư theo anh làm Thái uư ở Phần Ninh. Nghe danh Thiền Sư Tử Tâm, Sư đến yết kiến. Tử Tâm biết Sư có sở đắc, nên hỏi: - Bồ Tát Thường Đề bán tim gan, dạy ai học Bát Nhă? Sư đáp: - Nếu ngài vô tâm th́ con cũng thôi. - Một đám mưa mà cây cỏ thấm nhuần có khác. Trên đất không có âm dương sanh vật ǵ? - Một hoa năm cánh. - Trong 12 giờ, nhằm chỗ nào an thân lập mệnh? - Ḥa Thượng tiếc lấy lông mày. - Tử Tâm đánh và quát: - Cô đàn bà này làm rối trật tự. Sư lễ bái. Tử Tâm ấn khả. Sư làm bài kệ tán thán Tử Tâm: - Thiều Dương Tử Tâm, Linh Nguyên thậm thâm Nhĩ trung kiến sắc, Nhăn lư văn thinh, Phàm minh thánh muội Hậu phú tiền bần, Lợi sanh tế vật, Điểm thiếc thành kim, Đan thanh đồ trạng, Phi cổ, phi kim. Dịch: Tử Tâm Thiều Dương, Linh Nguyên rất sâu, Trong tai thấy sắc, Nơi mắt nghe thanh, Phàm sáng thánh tối, Trước nghèo sau giàu Lợi sanh cứu vật, Chỉ sắt thành vàng, Đỏ xanh vẽ tướng, Chẳng xưa, chẳng nay. Tử Tâm hỏi: - Tử Tâm không thật, nhằm chỗ nào tán thán. Nếu tán thán Tử Tâm, Tử Tâm không tướng mạo. Nếu tán thán hư không, hư không chẳng dấu vết. Thử hỏi thế nào? Nếu nói được, chính thấy Tử Tâm ? Sư đáp: - Tử Tâm không thật, thật không phải Tử Tâm. Hư không có tướng mạo, diệu hữu không h́nh dáng. Sau khi chết, tỉnh dậy thấy Tử Tâm. Tử Tâm cười rồi thôi. Thiền Sư Linh Nguyên lấy hiệu: Không Thất Đạo Nhơn tặng Sư. Từ đấy, trong Ṭng Lâm, mọi người đều biết danh. Sư cất ngôi nhà tắm thí ở Bảo Ninh, trước cửa có treo tấm bảng đề: - Một vật cũng không, c̣n tắm cái ǵ? Măy trần nếu có, khởi lên từ đâu? Nói lấy một câu siêu thoát, mới có thể vào tắm trong nhà này. Chỉ hiểu được Cố Linh, khi kỳ lưng. Bậc khai sỹ đâu từng minh tâm. Muốn chứng ly cẩu địa toàn thân phải toát mồ hôi. Như nói: "Nước hay rửa nhơ, đâu biết nước cũng là bụi". Liền đó, nước và nhơ đều dẹp. Đến đây cũng là rửa nốt. Sau này, Sư làm Ni tên là Duy Cửu, trụ tại chùa Tây Trúc ở Cô Tô. Đến niên hiệu Tuyên Ḥa thứ 6 (1124 dl) Sư thị tịch. Sắp thị tịch, Sư viết kệ xong, ngồi kiết già mà hóa. Sư có tác phẩm "Minh Tâm Lục" hiện c̣n lưu hành. (TSVN do H.T Thanh Từ soạn dịch) ? Sư Ni TỐ THỊ Hiệu Giác Am Sư là cháu gái của Du Tố Viện ở Kiến Minh. Thuở nhỏ không thích thế gian, lưu tâm Tổ, đạo. Nơi hội Thiền Sư Viên Ngộ nghe dạy chúng, Sư liễu ngộ, Viên Ngộ bảo: - Cần phải dẹp hết các sở kiến mới được tự do. Sư đáp kệ: - Lộ trụ trừu hoành cốt, Hư không lộ trảo nha, Trực nhiêu huyền hội đắc, Du thị nhăn trung sa. (Đệ tử Viên Ngộ) Dịch: - Cột cái xương ngang rút, Hư không vuốt nhanh bày, Thẳng dây huyền hội được, Trong mắt dính cát đầy. ? Sư Ni DIỆU TỐNG Hiệu Vô Trước Diệu Tống là cháu gái Thừa Tướng Tô Tụng. Năm 15 tuổi, cô chợt nghĩ: - "Thân ta sanh từ đâu ra? Chết sẽvề đâu?". Lặng đi một lúc, bỗng nhiên có chỗ được. Lớn lên, cô được gả cho nhà họ Hứa ở Tỳ Lăng. V́ chán cuộc đời phù vinh, cô để tâm vào Thiền định, tham vấn khắp các bậc danh túc, được đầy đủ chánh, tín. Có lần, Diệu Tống đến yết kiến Thiền Sư Tiến Nham Viên, bị Ngài hỏi: - Đàn bà, con gái lại muốn dự vào việc đại trượng phu sao? Diệu Tống đáp: - Phật, pháp lại có tướng nam, nữ sao? Ngài gặng hỏi tiếp: - Thế nào là Phật? Có người đáp rằng: "Tức tâm là Phật" .C̣n ngươi th́ sao? - Lâu nay nghe tiếng Lăo Sư, sao vẫn c̣n nói năng như thế? - Đức Sơn gặp ai vào cửa liền đánh là sao? - Nếu thầy hành lệnh này mà chẳng rỗng th́ đáng được Thiên, Nhân cúng dường. Ngài bảo: - Chưa đúng: Diệu Tống lấy tay vỗ vào đài hương một cái, Thiền Sư Viên nói: - Có đài hương th́ vỗ được, không đài hương th́ sao? Diệu Tống liền đi ra, Thiền Sư Viên gọi lại, hỏi tiếp: - Ngươi thấy đạo lư ǵ mà làm thế? Diệu Tống quay đầu lại đáp: - Liễu liễu kiến vô nhất vật. (rơ ràng thấy không một vật). Câu này là của Vĩnh Gia, mượn ông ta để xuất khí không được sao? Thiền Sư Viên kết luận: - Thật là sư tử con. Thiền Sư Chân Hiết vừa dựng am ở Nghị Hưng xong, đang ngồi trên vơng, th́ Diệu Tống bước vào cửa: Chân Hiết hỏi: - Làm phàm hay là thánh? Diệu Tống hỏi ngược lại: - Mắt ở trên đảnh đâu rồi? Thiền Sư Hiết hỏi tiếp: - Việc ngay mặt tŕnh nhau thế nào? Diệu Tống đưa tọa cụ lên. Châu Hiết la: - Không hỏi cái này. Diệu Tống nói: - Lầm rồi. Châu Hiết liền hét. Chồng cô là Hứa Thọ Nguyên làm quan ở Gia Hưng, khi Ngài Đại Huệ Tông Cảo (tức Diệu Hỷ) đến thăm quận nhà. Thọ Nguyên thiết Trai đón tiếp. Diệu Tống bước ra lễ bái, không nói một lời. Tông Cảo sau khi dự tiệc về, bảo với Phùng Tiếp (tức quan Thiếu Khanh Bằng Tế Xuyên) người cùng đi trong đoàn rằng: - Vợ họ Hứa chưa từng thấy thần, thấy quỷ, nhưng chưa gặp được bổn sắc kiền chùy, cũng giống như chiếc thuyền muôn hộc, thả vào chỗ sông ng̣i lấp bít, không chuyển động được. Phùng Tiếp thưa: - Làm sao nói dễ dàng thế? - Nếu bà ta chịu hồi đầu th́ nhất định phải khác. Ngày hôm sau, mọi người thỉnh Tông Cảo thuyết pháp, Diệu Tống cũng đến dự nghe. Tông Cảo mạt sát dị kiến, tà giải của các nơi. Người nghe giật ḿnh nh́n nhau, chỉ một ḿnh Diệu Tống hoan hỷ nh́n không chớp mắt. Tông Cảo lại nh́n chúng và nói: - Nay ở đây có ai có chỗ thấy chăng? Sơn Tăng khám nghiệm người như viên chức gác cửa khẩu, vừa thấy đến là biết có vật nộp thuế hay không? Nói xong, Tông Cảo xuống ṭa. Diệu Tống đến xin đạo hiệu. Tông Cảo đặt tên là Vô Trước, và dạy kệ rằng: - Tận đạo Sơn Tăng ái mạ nhơn, Vị tằng mạ trước nhất cá hán, Chỉ hữu Vô Trước mạ bất động, Khắp tợ Tần thời độ lịch toăn. Dịch: - Trọn bảo Sơn Tăng thích mắng người, Chưa từng mắng nhầm lấy một kẻû, Chỉ có Vô Trước mắng chẳng động, Giống hột dùi xe lăn đời Tần. (H.Nguyên) Đă bị mắng mà chẳng động, v́ sao lại giống dùi xe lăn, người đủ mắt hăy biện. Năm sau, Diệu Tống theo chúng nhập hạ ở Kính Sơn (Cảnh sơn). Một hôm, Tông Cảo thượng đường, cử nhân duyên: "Dược sơn tham vấn Thạch Đầu, Mă Tổ" Diệu Tống hốt nhiên đốn triệt. Lúc Tông Cảo xuống ṭa, Phùng Tiếp theo đến phương trượng tŕnh sở ngộ. Về sau, được nghe Tông Cảo kể lại chuyện này, Diệu Tống nói: - Diệu Tống từng thấy Quách Tượng chú giải sách của Trang Tử. Nhưng bậc thức giả cho Trang Tử chú giải Quách Tượng. Tông Cảo nghe xong lấy làm lạ, bèn cử thoại đầu: "Người đàn bà và nhâm đầu" để hỏi. Diệu Tống dùng kệ đáp: - Nhất diệp thiên chư biến diễu mang, Tŕnh nhiêu vũ trạo biệt cung thương, Vân sơn thủy nguyệt, câu phao khước, Doanh đắc Trang Chu điệp mộng trường. Dịch: - Một chiếc thuyền con thả bể khơi, Đưa chèo múa nhịp khúc nhạc trời. Núi mây, trăng nước đều quăng hết, Hồ điệp Trang Chu giấc mộng dài. Tông Cảo muốn kích phát Sư đến hỗ cao xa, nên làm thinh không để ư đến. Một hôm, khi đang tọa Thiền, Sư chợt đại ngộ. Thấy được chỗ tùy duyên chỉ dạy của Tông Cảo, bất giác, vỗ tay nói lớn: "Lăo giặc, Lăo giặc" và tŕnh tụng: - Mạch nhiên xúc trước tỷ không, Kỹ lưỡng băng tiêu ngơa giải Đạt Ma hà tất Tây lai ? Nhị tổ uổng thi tam bái, Cách vấn như hà? nhược hà ? Nhất đội thảo tặc đại bại. Dịch: Bỗng nhiên chạm đến lỗ mũi, Xem rơ băng tiêu ngói bể, Đạt Ma, Tây đến làm ǵ? Nhị tổ uổng công ba lạy C̣n hỏi tại sao? Thế nào? Một bọn giặc cỏ đại bại. (Thầy VC) Tông Cảo dùng kệ ấn chứng: - Nhữ kỳ ngộ hoạt Tổ sư ư, Nhứt đạo lưỡng đoạn trực hạ liễu Lâm cơ nhất nhất nhậm thiên chơn Thế xuất thế gian vô thặng thiểu, Ngă tác thử kệ, vị chứng minh, Tứ thánh lục phàm tận kinh nhiễu, Hựu kinh nhiễu, Bích nhăn Hồ nhi du vị hiểu. Dịch: - Ngươi đă ngộ ư Tổ sư sống, Một đao chặt đứt làm hai đoạn Gặp việc mỗi mỗi tự nhiên chơn, Thế xuất, thế gian, không dư thiếu Ta làm bài kệ v́ chứng minh, Tứ thánh, lục phàm đều kinh hăi, Thôi kinh hăi, Con cháu Đạt Ma vẫn chưa hiểu. (Thầy VC) Một hôm, nhân Diệu Tống vào thất, Tông Cảo hỏi: - Người xưa chẳng ra khỏi phương trượng, v́ sao lại lên Trang sở ăn bánh chiên? - Ḥa Thượng tha lỗi cho Diệu Tống, Diệu Tống mới dám nói. - Ta tha lỗi cho ngươi đó, ngươi thử nói xem. - Diệu Tống cũng tha lỗi cho Ḥa Thượng. - Đâu làm ǵ được cái bánh chiên. Diệu Tống hét mà ra. Từ đó danh vang khắp nơi. Một hôm Diệu Tống vào thất Tông Cảo, bị hỏi: - Vừa rồi, có vị Tăng đến đối đáp, ngươi hăy nói v́ sao lăo Tăng không chịu ông ta. Diệu Tống đáp: - Đâu gạt được Diệu Tống. Tông Cảo đưa trúc bề lên hỏi: - Ngươi gọi cái này là cái ǵ? - Trời xanh, trời xanh! Tông Cảo liền đánh. Diệu Tống nói: - Ḥa Thượng đánh lầm người rồi. - Đánh cho được rồi thôi, xá ǵ lầm với chẳng lầm. - Chuyện làm lưu thông. Khi Diệu Tống đến chào từ giă về quê. Tông Cảo bảo: - Ngươi xuống núi, có ai hỏi đạo pháp ở đây, ngươi đáp thế nào? Diệu Tống thưa: - Chưa đến Kính Sơn chẳng ngại nghi nhầm. Tông Cảo hỏi vặn lại: - Đến rồi th́ sao? - Y như cũ, trời mạnh Xuân vẫn c̣n lạnh. - Đáp như thế, há chẳng phải coi thường Kính Sơn. Diệu Tống bịt tai đi ra. Lúc đó, Đạo Nhan thủ chúng (tức ngài Vạn An) cùng với 1700 nạp tử dùng kệ tiễn đưa Diệu Tống trở về Vô Tích. Ngài thêm tên Sư vào những người đắc đạo trong pháp môn. Phùng Tiếp lúc đó vẫn chưa tin, nên chèo thuyền qua Vô Tích hỏi: - Chuyện bà già sanh 7 đứa con, cả 6 đứa đều không gặp tri âm, chỉ riêng 1 đứa này cũng chẳng tiêu được, rồi ném đứa bé ấy xuống nước. Lăo nhơn Kính Sơn nói, đạo nhân đă lư hội được, là lư hội thế nào? Sư đáp: - Những lời cung xưng ở trên đều là có thực. Phùng Tiếp kinh hăi. Việc Diệu Tống nhận tâm ấn của Đại Huệ danh vang khắp nơi. Vào năm Nhâm Ngọ (114?) niên hiệu Thiện Hưng, v́ có Tăng điệp của Lễ Bộ ban cho Sư hiệu là Vô Trước, nên Diệu Tống nói kệ nhận lời, rồi cắt tóc đi tu. Niêu hiệu Long Hưng Cải Nguyên đời vua Tống Hiếu Tông (1163 dl) Xá Nhân Trương An Quốc Thủ Ngô Môn gặp lúc Chùa Tư Thọ vắng vẻ, mới thỉnh Diệu Tống đến trụ tŕ. Sư nhận lời, rồi xiển đương tông phong của Đại Huệ. Tuy đạo đức cao trọng, Sư vẫn tŕ luật rất nghiêm, khổ hạnh tiết chế. Ngày 14 tháng 7, niên hiệu Càn Đạo năm thứ 6 (1170 dl) Sư nhóm chúng, nói kệ xong, lặng lẽ thị tịch. Chúng chôn toàn thân Sư ở phía Đông, núi Quân Tướng vô Tích. Sau dời về Hổ Khưu B́nh Giang. (Tài liệu S.C Hạnh Huệ soạn dịch) ? Sư Ni HUỆ CHIẾU Hiệu Vô Tế Đạo Nhơn Sư là con gái Thị Lang Trương Uyên Đạo nhà Tống. Khi c̣n làm Cư sỹ, Sư đă cùng Siêu Tông đạo nhơn vào cửa Thiền Sư Đại Huệ và được thọ kư riêng. Sư thường đến Cảnh sơn (Kính Sơn) quét tháp, có làm bài kệ: - Y thấp Linh sơn lộ, Lô phần Thiếu Thất hương, Vân Sơn không măn mục, Bất kiến pháp trung ương. Dịch: - Aùo ướt lộ Linh sơn, Ḷ thiêu hương Thiếu Thất Đầy mắt mây núi không, Vua chánh pháp nào thấy. Siêu Tông không chịu đi quét tháp, Sư đốc xúi. Siêu Tông nói kệ đáp: - Tháp bổn vô trần, Hà dựng khứ tảo, Tảo tức thành trần, Sở dĩ bất đáo. Dịch: - Tháp vốn không bụi, Đi quét làm ǵ? Quét tức dấy bụi, Không đến do đây. Sau Sư xuất gia, pháp danh Huệ Chiếu, Sư tiếp nối pháp tịch của Bổn sư là Vô Trước ở Chùa Tư Thọ (tức Ni Diệu Tống). Sư phỏng theo khúc hát ông chài, làm kệ tán thán Thiền Sư Viên Ngộ: - Thất tọa đạo tràng, tam phụng chiếu, không hoa thủy nguyệt hà thời liễu, Tiểu ngọc thinh trung hằng ngộ đạo, chơn kham tiếu, Từng lai mạn đắc nhi tôn hảo, Biện dũng hải triều thinh hạo hạo, Minh như hạo nguyệt đương không chiếu. Phi tích tây quy vân yểu điểu, Ba viên khiếu, Đại gia xướng khúc hoàn gia điệu. Dịch: - Bảy phen giảng đạo, ba vầng chiếu, Trăng nước hoa không nào đủ thiếu, Trong câu Tiểu nhă từng ngộ đạo, Buồn cười thiệt, Từ đây lừa hết đàn con cháu, Biện luận thao thao tiếng sóng biển, Tỏ như trăng sáng trong không chiếu, Chống gậy về Tây mây quấn quưt, Con vượn réo, Cả nhà đồng xướng hoàn gia khúc. Niên hiệu Càn Đạo, Thứ 7 (1172 dl) triều Tống Hiển Tông, Sư dời trụ ở chùa Minh Nhơn tại Lâm B́nh. Đến niên Hiệu Thuần Huy thứ 4 (1178 dl) tháng 6, đang ở trong chúng, bất chợt Sư gọi Lương Thiện Phán đến từ biệt, rồi đi thẳng sang chùa Quang Hiếu, ngồi trên giường Thiền thị tịch. Chúng để thi hài Sư mấy ngày, gương mặt vẫn tươi tắn như thường. (TSVN do H.T Thanh Từ soạn dịch) ? Sư Ni CHƠN NHƯ Sư người quê Quan Tây, do có sắc đẹp và tài năng được tuyển vào cung làm Nội phu nhơn, thuộc cung của Kiều Quư Phi. Họ Kiều sùng mộ Phật Pháp, nên cho Sư theo sở nguyện được xuất gia đầu Phật. Sau khi xuất gia, Sư đi tham vấn bốn phương, vào xứ Mân gặp Thiền Sư Đại Huệ, tại những pháp hội Nam Tuyền, Tiểu Khê, Vân Môn. Một hôm, Sư bỗng nhiên tỉnh giác, làm kệ: B́nh địa ngẫu nhiên trước hiệt, Khởi lai đô vô khả thuyết, Nhược nhơn cánh vấn như hà, Tiếu chỉ thanh phong minh nguyệt. Dịch: B́nh địa bỗng nhiên nắm được, Đứng lên thật là khó nói, Có người đến hỏi thế nào? Cười chỉ trăng trong gió mát. Một buổi tiểu tham, Đại Huệ đối chúng nói kệ: Minh nhật như Sư cô, Tích thời sư phụ Vương, Thân cư la ư tùng, Chỉ trước thô ma bố, Khai khẩu tiện cao đàm, Hiềm Phật bất khả tố, Đào xuất thị phi khanh, Tiệt đoạn sanh tử lộ, Nhập hổ nguyệt ma cung Tâm trung vô pha bố, Để soạn Bát dương Kinh, Tự hữu tam thiên bộ, Aùi ngâm lạc vận thi, Thiên bất cầu tư số, Hành khước tiểu thiên hạ, Tham thiền vô sở ngộ, Cận nhất đáo Vân Môn Nhất thời đô bại lộ, Thế nhân đối tuy đầu, Hoàn tái đông hoa hố, Như thử tác Sư cô! Khuyến quân thiếu khuyết tố, Cảnh hữu nhất xứ quai, Thả đạo nhất xứ, Gia Châu đại tượng khiết chính phu, Thiểm phụ thiết ngu sanh phá đồ. Dịch: Ngày nay là Sư cô, Thuở xưa sư phụ Vua, Thân ở chốn lụa là, Chỉ mặc toàn vải xấu, Mở miệng liền nói cao Đến Phật c̣n chẳng thích, Vượt khỏi hầm thị phi, Cắt đứt đường sanh tử, Vào hang cọp cung ma, Trong tâm vẫn chẳng sợ, Để soạn Bát dương kinh, Tự có ba ngàn bộ Thi, lạc, vận thích ngâm, Riêng chẳng cần chữ số, Đi hành khước khắp nơi Tham thiền mà chẳng ngộ. Gần đây đến Vân môn, Một lúc đều bại lộ, Chót tay cối nhận lầm, Lại cho là quả bí, Như thế làm Sư cô, Khuyên người chớ ăn đấm, Lại có một chỗ sai, Hăy nói đâu một chỗ, Voi lớn Gia Châu ăn lúa hầm, Trâu sắt thiễm phu bụng no nóc. Qua bài kệ này, có thể thấy đại khái về Sư cô. (TSVN do H.T Thanh Từ soạn dịch) ? Sư Ni DIỆU ĐẠO Sư là con gái Thượng Thư Huỳnh Công Thường ở Diên B́nh. Sau khi xuất gia, Sư đi tham vấn khắp các vị tôn túc. Sư đến Cảnh Sơn tham vấn Thiền Sư Đại Huệ (Diệu Hỷ). Nhơn Đại Huệ ở trong thất, hỏi một vị Tăng: - Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật là cái ǵ? Vị Tăng mờ mịt không hiểu, Sư đứng ngoài cửa nghe hỏi, bỗng nhiên khế ngộ, đến tŕnh với Đại Huệ. Đại Huệ bảo: - Cây Dâu trúng tên, cây Ró xuất mồ hôi. Rồi ấn chúng cho Sư. Ngày khai đường ở chùa Hồng Phước, Sư nói: - Thiền không phải ư tưởng, lập ư là trái ư thiền. Đạo bặt dứt công huân, dựng lập công huân là mất đạo. Tiếng ở ngoài câu không nhằm trong ư mà cầu. Giữ cơ quan chiếu dụng, nắm kiềng chùy của Phật, Tổ. Chỗ có Phật lẫn làm chủ, khách. Chỗ không Phật gió thổi vèo vèo. Tâm an, ư rảnh, vang thuận, tiếng ḥa. Người dường ấy nói để chỗ nào? Dừng giây lâu, Sư hỏi: - Khoác áo tơi đứng ngoài Thiên phong, Dẫn nước tưới rau, trước ngũ lăo. Sư lại nói: - Chớp mắt lông mày lệch lạc, dường như mở mắt, đái dầm. Hiện thành công án buông đi, chính là kẻ thông minh vỡ mắt. Thế ấy, chẳng thế ấy, thảy chẳng được. Rùa Linh lê đuôi. Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, đóng đinh hư không. Làm được những thứ cổng hư cửa rỗng, vẫn là trong nước đọng, chứa Rồng. Một câu nghiêng hồ, ngả núi làm sao nói? Một tay thần linh vừa đấm xuống, Hoa sen tan vỡ mảnh muôn ngàn. Khi khác, thượng đường, Sư nói: - Các câu hỏi hăy dừng, dù có biện tài nghiêng hồ, ngả núi, trong cửa nhà , một điểm dùng cũng chẳng được. Vả lại, khi chưa ra đời, một chữ cũng hoàn toàn không. Khi Tổ từ Tây sang, liền có dựng lập khá nhiều. Tông, phái tranh nhau, chia sau phân mạch, cho đến ngày nay lụy đến cháu, con. - Khiến cho Sơn Tăng ở trước chúng nhơn thiên, không gió mà dậy sóng, nhằm đến cửa thứ hai để thông tin tức. Nơi nói, nín, gồm không hết, đầy khắp mười phương, chỗ ngôn ngữ diễn bày chẳng đến, trùm khắp sa giới. Khắp thân là mắt, gặp mặt bày cơ, điện xẹt, sao băng, làm sao xét nghĩ? Có khi một tiếng hét toàn quyền sống chết. Có khi, một tiếng hét, Phật, Tổ khó biện. Có khi một tiếng hét, tám hướng thọ địch. Có khi một tiếng hét, tự cứu chưa xong. Hăy nói, một tiếng hét nào toàn quyền sống chết. Hăy nói, một tiếng hét nào Phật, Tổ khó biện? Hăy nói, tiếng hét nào tám hướng thọ địch? Hăy nói, tiếng hét nào tự cứu chưa xong? Nếu nhằm trong đó tiến được mới kham đền cái ơn chẳng đền. Bằng như chưa được, Sơn Tăng không mộng, nói mộng. Sư đưa cây phất tử lên hỏi: - Thấy chăng? Nếu thấy là bị vật che cái thấy. Sư gơ giường Thiền hỏi: - Lại nghe chăng? Nếu nghe th́ bị thinh trần làm mê hoặc. Dù cho rời thấy bặt nghe, vẫn là tiểu quả của nhị thừa. Tiến lên một bước cho sắc cởi tiếng toàn phóng, toàn thâu, chủ khách lẫn nhau. Sở dĩ nói: Muốn biết nghĩa Phật tánh phải quán thời tiết nhân duyên. Dám hỏi quư vị: Hiện nay là thời tiết ǵ? Bát ngát gió lành pḥ thánh hóa, Ôn ḥa gió mát giúp thanh b́nh. Sư ném cây phất tử xuống ṭa. Sau, có một vị Tăng đem những lời trên thuật lại cho Thiền Sư Thủy Am nghe. Thủy Am vỗ trán nói: - Cái ấy không phải tướng nam, nữ. Những kẻ trượng phu ở trong chúng 5, 10 năm thảo luận cũng chẳng đến. Kẻ ấy, là người nữ, có tác lượng trượng phu, c̣n hơn bao nhiêu vị Trưởng lăo (đổ soạn) sai luật lệ. Không rơ Sư tịch lúc nào và ở đâu. (TSVN do H.T Thanh Từ soạn dịch) ? Sư Ni GIÁC CHƠN Hiệu Trúc Lâm Sư quê Đinh An, Thái Châu. Buổi đầu, Sư đến tham vấn Thiền Sư Tuyệt Điền Canh ở núi Ủy Vũ được tỉnh ngộ, liền bỏ nhà, cất am tự tu. Sau, Sư đến yết kiến Thiền Sư Cổ Ngu ở Dũng Tuyền. Cổ Ngu hỏi: - Con gái nhà lương thiện, chạy Đông, chạy Tây làm ǵ? Sư thưa: - Con đến yết kiến Ḥa Thượng. Cổ Ngu bảo: - Ở trong đây, ta không thể dụng ngươi. Sư vỗ tay một cái, nói: - Chỗ dùng ba mươi năm, hôm nay bị thua rồi. Cổ Ngu liền thôi. Sư đến yết kiến Vô Tố ở Am Xuân Vũ, Nhạn Sơn. Vừa vào cửa, Sư nói: - Mưa xuân trơn như mỡ. Người đi đường ghét śnh lầy. Vô Tố nói: - Chẳng phải, chẳng phải. Sư toan nói thêm, bị Vô Tố nạt đuổi ra. Về nhà, Sư cất am ở trước chùa Minh Nhơn tại ấp Trung để tiếp khách qua lại. Có một vị Tăng mang một bao nón đi thẳng vào nhà, Sư hỏi: - Ông là Tăng già? Tăng đáp: - Tăng hành khước. Sư bảo: - Giày cỏ dưới chân đă rách. V́ sao ông không biết? Tăng đáp không được. Sư ném bao nón ra ngoài, bảo: - Trong đây không có chỗ nào cho ông tạm nghỉ. Lại có một vị Tăng khác, vừa vào cửa, Sư bảo: - Đại sư Đạt Ma đến. Tăng đáp: - Không phải. Sư bảo: - Phải vẫn phải, chỉ v́ lỗ mũi không giống. Một hôm, Sư vào chùa Minh Nhơn, thăm Ni Sư Khuê, vừa gặp nhau, Sư hỏi: - Nghe Sư Ni khi hôm sanh được một đứa bé phải chăng? Sư Ni Khuê đáp: - Hăy nói, trai hay gái? Sư đáp: - Gà gặm chung đen chạy, Rùa nhai nát cần câu. (Kê hàm đăng tráng khứ, Miết giải điếu ngư can) Không biết Sư tịch lúc nào và ở đâu. (TSVN H.T Thanh Từ dịch, soạn) ? Sư Ni PHÁP HẢI Sư Pháp Hải ở chùa Tây Trúc, thuộc phủ B́nh Giang, là cô của Bảo Văn Lữ Gia. Sư ngộ Thiền nơi Thiền Sư Nhất Công. Các bậc danh nho thường đến thỉnh Sư ra ứng thế (độ đời). Nhưng Sư nhất quyết không nhận. Khi sắp tịch, Sư nói kệ: Sương thiên vân vụ kiết. Sơn nguyệt lănh cực huy, Dạ tiếp cố hương tín, Hiệu hành nhơn bất tri. Dịch: Trời sương mây mù kiết, Núi lạnh đượm màu trăng, Đêm nhận tin quê cũ, Ngày đi người chẳng hay. Đến sáng, Sư ngồi kiết già mà hóa. (TSVN H.T Thanh Từ dịch, soạn) ? Sư Ni TỐ CẦN Sư người quê Cô Tô theo Hoặc Am thưa hỏi việc lớn. Sớm chiều tinh tấn, cần mẫn, khá lâu mới được tỉnh ngộ. Có một tục quan đưa giấy xin kệ. Sư viết: - Chung nhật vi quan, bất thức quan, Chung niên đa bị sử nhơn man, Hát tát sử nhơn quan tử hiển, Hiện phiên Bắc Đẩu diện Nam Khan. Dịch: - Ngày tạm làm quan, chẳng biết quan Năm cùng luống bị, sử nhơn man. Đuổi quách sử nhơn, quan tự hiện. Ngược sao Bắc đẩu, xem hướng Nam. Có lắm nơi thỉnh Sư trụ tŕ. Sư cương quyết không nhận. Sau, Sư tịch tại Am Phong Kiền của họ Lư. (TSVN H.T Thanh Từ dịch, soạn) ? Sư Ni TRÍ NGỘ Hiệu Liễu An Sư là con gái họ Vương ở Phước Châu, mồ côi cha từ thuở bé. Vừa 11 tuổi, Sư xin phép mẹ đi xuất gia. Sư tụng kinh Duy Đa Cật, đến câu: "Cơi nước chư Phật cũng thảy đều không". Bỗng nhiên, Sư đốn ngộ. Sư đến tham vấn Thiền Sư Tín ở Vân Phong. Sư Tín hỏi: - Ni từ chỗ nào đến? Sư thưa: - Chẳng ở bên sông Nam Đài. Sư Tín hỏi: - Thế là ở chỗ nào? Sư thưa: - Chẳng biết. Liền đi ra. Sư Tín quở: - Chạy nhẩy làm ǵ? đáng ăn gậy trong tay của Sơn Tăng. Sư đỏ mắt, xuất mồ hôi. Hôm sau, Sư đến hỏi: - Con hôm qua đáp lời Ḥa Thượng có lỗi ở chỗ nào? Sư Tín gằng giọng đáp: - Lại đến trong ấy t́m lỗi. Sư tâm ư rỗng lặng thưa: - Trăng sáng soi thấy người đi đêm. Sư Tín nh́n vị Tăng bên cạnh bảo: - Xem y căn tánh chẳng phàm. Bèn dùng kệ ấn chứng có câu: "... Tương phùng nhược vấn kỳ trung sự, Phong giải Loa Giang lăng bá thiên". Dịch: - Gặp nhau nếu hỏi việc trong ấy, Gió thổi Loa Giang sóng ngập trời" Sư ở chùa Đại Khánh, thượng đường: - Thiên quay thập nhị lan can giác, Phong măn Tam Thiên thế giới trung. Nhiệt năo biến thành thanh tịnh cảnh, Thiền tâm đốn giác ngộ Chơn Không. Dịch: - Trời quay thập nhị lan can góc, Gió thổi Tam thiên thế giới đầy Nóng bức biến thành nơi mát mẻ, Tâm thiền chóng giác ngộ Chơn không. Sư đứng tựa cây gậy hỏi: - Có chỗ nào cùng bàn? Sư thượng đường nói: - Dưới cửa Đại dương ngày ngày ba thu Trước nhà Minh nguyệt, giờ giờ chín hạ Người xưa nói thế ấy, chưa khỏi ngồi trong đó. Đại khánh th́ cũng vậy. - Núi chuyển nghi không lối, Khe xoay riêng có ḷng. Sư thượng đường nói: - Tơ liễu gió đùa, hoa hạnh tắm mưa. Thích cái sanh cổ, ưa nên tiến lấy. Sư cầm phất tử, gơ giường Thiền nói: - Dốt! Sau ba mươi năm chẳng được lầm cử. Sư đệ tử Vân Phong Tín ḍng Lâm Tế nhà Nguyên. (TSVN H.T Thanh Từ dịch, soạn) ? Sư Ni VIÊN ẤN Sư đến tham vấn Thiền Sư Chơn Diễn, hiệu Trúc Am, Chơn Diễn hỏi: - Thế Tôn đưa cành hoa lên, Ngài Ca Diếp cười chúm chím là cười cái ǵ? Sư hét một tiếng, Chơn Diễn bảo: - Một tiếng hét này rơi ở chỗ nào? Sư thưa: - Chẳng cần nghĩ đến. Chơn Diễn đưa cây phất tử lên hỏi: - Cái này là cái ǵ? Sư thưa: - Chẳng được vọng thông tin tức. Chơn Diễn bảo: - Vừa rồi, Sơn Tăng nói ǵ? Sư thưa: - Lời trước đâu c̣n. Chơn Diễn bảo: - Sơn Tăng tuổi già. Sư thưa: - Tuổi già th́ được. Sư lễ bái lui ra. (Thời Vua Khang Hy nhà Thanh) (TSVN H.T Thanh Từ dịch, soạn) ? Sư Ni HUỆ QUANG Sư nguyên họ Phạm, ở Thành đô, là cháu của người viết sách hiệu Đường Giám. Sư ở ngôi chùa tên Diệu Huệ Ni tự ở Đông Đô, do đại Sư Tịnh Trí Huệ Quang trụ tŕ. Khi nhà vua ban pháp y cho các Trưởng lăo nhà Thiền trong cung, Sư cũng có đến dự. Nhân vua ra lệnh theo thứ tự thuyết pháp, Sư lại nhận lời cuối cùng. Lúc thăng ṭa hỏi đáp xong, Sư quay nh́n đại chúng nói: - Nếu luận việc nói đạo, nói Thiền th́ các đại Thiền Sư đă nói hết rồi. C̣n bảo Sơn Tăng đến đây nói cái ǵ được nữa. Há không thấy Tiên Đức ngàn loại lời, muôn thứ kiến giải, chỉ muốn dạy các ông hằng đừng mê nữa đó sao? Đă như thế th́ cuối cùng thế nào? Sư bèn lấy Pháp Y đội lên đầu, làm thinh một lúc, rồi nói: - Nạp bí mông đầu vạn sự hưu. (Y đặt trên đầu muôn sự thôi). Đến đây, Sơn Tăng trọn chẳng hội. Nói xong, Sư xuống ṭa. Người nghe, cả Tăng lẫn tục hàng vạn đều thán phục. Do đó Xá nhân Hàn Tử Thương làm bài kệ Minh đặt ở tháp của Sư, khen là bậc đa văn, giỏi lư luận. Tháp của Sư dựng ở đất Thánh Tướng Tây Sơn Dự Chương. (S.C Hạnh Huệ soạn, dịch) ? Thánh Ni TÁNH TƯỚNG Sư Ni Tánh Tướng, quê ở Ích Châu, họ Dương, cha tên Dương Vỹ, làm đạo sỹ hiệu Tam Động Tiên Sinh. Sư là chị của Đạo sư Huệ Khoan. Mới sanh đă biết đạo, trọn ngày Thiền tịch. Thường cùng Huệ Khoan (mới 5,6 tuổi) đàm luận, chẳng bàn chuyện đời, người nghe không ai hiểu được. Sau, Huệ Khoan xuất gia, Sư cũng xuất gia theo. Ở chùa Tịnh Huệ có một vị Tăng nhập định, khắp chùa lửa hồng rực rỡ, người ta không biết chuyện ǵ. Sư bảo: - Đây là Tôn Giả Hỏa tụ nhập Hỏa Quang Tam Muội, dùng nước diệt th́ có thể vào được. Sư bèn nhập Thủy quán, một nhà lặng lẽ, chỉ thấy nước, không thấy h́nh hài đâu cả. Vị Tăng khâm phục khen ngợi, cho là đắc quả, người đời cũng gọi là Thánh Ni. (S.C Hạnh Huệ soạn, dịch) ? Đạo Nhân MINH THẤT Đạo nhân Minh Thất tên Bổn Minh, chẳng rơ thuộc ḍng họ nào. Tự khế cơ với Ngài Viên Ngộ, rồi đi tham vấn tất cả các bậc danh túc. Đến đâu cũng được ấn khả. Niên hiệu Thiệu Hưng, năm thứ 10 (1140 dl) ngày rằm tháng hai, viết ba bài kệ, tŕnh Ngài Thanh Vi ở Thảo Đường: - Kệ 1: - Bất thức phiền năo thị Bồ đề, Nhược tùy phiền năo thị ngu si. Khởi diệt chi thời tu yếu hội, Diện quá Tân La nhân bất tri. Dịch: - Chẳng biết phiền năo làBồ đề, Nếu theo phiền năo thật ngu si. Ngay khi khởi diệt cần nên hội, Xa quá Tân La người chẳng hay. Kệ 2: - Bất thức phiền năo thị Bồ đề, Tinh hoa sanh ứ nê, Nhân lai vấn ngă nhược hà vi? Khiết chúc, khiết phạn tẩy bát bồn Dịch: - Chẳng biết phiền năo là Bồ đề, Hoa trong trắng sanh trong bùn đọng. Ngươi đến hỏi ta làm thế nào? Ăn cháo, ăn cơm rồi rửa bát. Kệ 3: - Mạc quẩn tha, mạc quẩn tha, Chung nhật si hàm lộng hải sa. Yếu thức bổn lai chân diện mục, Tiện thị Tổ sư nhất mộc xoa. Đạo bất đắc đích xoa hạ tử, Tất cách như hà? Bất hứa dạ hành, Đầu minh tu đáo. Dịch: - Chớ để ư nó, mặc kệ nó, Suốt ngày si ngốc, đùa cát biển. Cần biết bổn lai chân diện mục, Chính là cây mộc xoa của Tổ Sư. Nói chẳng được th́ chết dưới cây mộc xoa. Nói được cũng chết dưới mộc xoa, Rốt cuộc thế nào? Chẳng cho đi đêm, Đợi sáng hăy đến. (S.C. Hạnh Huệ soạn, dịch) ? Đạo nhơn TỊCH THỌ Đạo nhơn Tịch Thọ họ Phạm, người Thành Đô, góa chồng ở vậy nhiều năm. Thường ngồi chẳng nằm. Nghe Ngài Viên Ngộ trụ chùa Chiếu Giác, bèn đến thỉnh Ngài chỉ dạy, Viên Ngộ dạy tham: - Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật là cái ǵ? Đạo nhơn tham rất lâu mà không khế hội. Bèn hỏi Viên Thông: - Ngoài đây ra, c̣n có phương tiện nào khiến con hội được? Viên Ngộ nói: - Có một phương tiện. Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật. Đạo nhơn liền tỉnh ngộ, bèn nói: - Té ra, gần gũi đến thế. (S.C. Hạnh Huệ soạn, dịch) ? Đạo nhơn TAM KHÔNG Đạo nhơn chẳng rơ họ ǵ, đến tham vấn Thiền Sư Thiên Minh Đàm, khán công án chữ "Vô" của Triệu Châu suốt 30 năm. Một hôm, Đạo nhơn trở lại gặp Sư hỏi: - Lúc sanh, tử đến th́ thế nào? Sư hỏi vặn lại: - Sanh là ai ? Tử là ai? Đạo nhơn cúi đầu tham hỏi. Sư lại hỏi như trước. Đạo nhơn lại cúi đầu tham hỏi. Sư quở: - Kỵ nhất là chết ở trong đây. Đạo nhơn đưa xâu chuỗi lên nói: - Đếm chuỗi 108. Vài ngày sau, Đạo nhơn mắc bệnh nhẹ, nói bài kệ rồi tịch. (S.C. Hạnh Huệ soạn, dịch) ? Cô LINH CHIẾU Cô Linh Chiếu là con gái của Cư siơ Bàng Long Uẩn. Một hôm, Thiền Sư Đơn Hà đến thăm Cư sỹ, thấy Linh Chiếu đang rửa trà, Đơn Hà hỏi: - Cư Sĩ có nhà không? Linh Chiếu buông giỏ trà xuống, khép tay đứng yên. Đơn Hà lại hỏi: - Cư Sĩ có nhà không? Linh Chiếu cầm giỏ lên bước đi. Cô về thuật lại cho Cư Sĩ nghe. Cư Sĩ nói: - Đất đỏ trét vú trâu. Cư Sĩ cùng vợ là Hành Bà và cô Linh Chiếu đang ngồi, Cư Sĩ nói: - Khó, khó, khó! Mười tạ dầu mè vuốt trên cây. (Nan, nan, nan ! Thập tụ du mạ thọ thượng thang) Bà nói: - Dễ, dễ, dễ ! trên đầu trăm cỏ ư Tổ Sư. (Dị, dị, dị! Bách thảo thượng đầu Tổ sư ư). Cô Linh Chiếu nói: - Cũng chẳng khó, cũng chẳng dễ, Đói đến th́ ăn, mệt th́ ngủ. (Dă bất nan, dă bất dị, Cơ lai khiết phạn, khốn lai thùy) Cư Sĩ nói: - Chỉ như nói: Rơ rơ ư Tổ Sư. Rơ rơ đầu trăm cỏ? Làm sao hội? Cô Linh Chiếu nói: - Đă già cả mà nói lời thế ấy. - Con nghĩ thế nào? - Rơ rơ đầu trăm cỏ. Rơ rơ ư Tổ Sư. Cư Sĩ bèn cười to. Ngày nọ, Cư Sĩ đi bán giỏ tre. Đang bước xuống cầu bị trợt. Linh Chiếu thấy cũng té theo. Cư Sĩ hỏi: - Con làm ǵ vậy? Linh Chiếu đáp: - Thấy cha té, con nâng phụ Cư Sĩ sắp đến lúc nhập diệt, bảo với Linh Chiếu rằng: - Con coi mặt trời sớm trễ, đúng ngọ báo cho cha biết. Linh Chiếu ra cửa, vội bảo: - Mặt trời đă đúng ngọ, mà có nhật thực, cha ra xem thử. - Có như vậy sao? - Có mà. Cư Sĩ rời khỏi chiếu, đến bên cửa sổ. Linh Chiếu bèn lên giường, lẹ làng ngồi kiết già thị tịch. (S.C. Hạnh Huệ soạn, dịch)
? THÔI LUYỆN SƯ Phu nhân của Mân Soái là Thôi Thị, tự Luyện Sư. Một hôm, Luyện Sư sai sứ mang Y và lễ vật đến Thiền Sư Huệ Lăng ở Trường Khánh và xin thư hồi âm. Sứ giả đến thưa y như vậy. Huệ Lăng bảo: - Về bảo Luyện Sư nhận hồi âm. Sứ trở về đến trước Luyện, Sư nói: - Xin nhận hồi âm. Hôm sau, Luyện Sư vào Phủ thưa: - Cảm ơn, Đại Sư hôm qua đă đáp lời. Huệ Lăng bảo: - Đưa lời đáp hôm qua ra xem. Luyện Sư đến trước, ṿng tay lại. Mân Soái liền hỏi Thiền Sư Huệ Lăng : - Vừa rồi, Luyện Sư tŕnh thư có hợp ư Đại Sư chăng? Huệ Lăng đáp: - C̣n so sánh chút ít. Mân Soái hỏi: - Chưa rơ ư Đại Sư thế nào? Huệ Lăng im lặng. Mân Soái nói: - Chẳng thể nghĩ lường, Phật pháp của Đại Sư sâu xa thay! (Ngũ Đăng Hội Nguyên) ? TẦN QUỐC PHU NHƠN Phu nhơn Tần Quốc họ Kế, tên Pháp Chơn là mẹ của Trương Lăng Ngụy Quốc Công. Góa chồng sớm, tánh nghiêm nghị, dạy con rất phép tắc, thường ăn rau quả, ưa bố thí, tụng kinh lễ Phật, có thời khóa hằng ngày. Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo, trụ ở Kính Sơn (Cảnh Sơn) thường sai học tṛ là Đạo Khiêm, đem thư đến Trường Sa hầu Ngụy Quốc Công. Ngụy Công hỏi: - Mẹ tôi tu hành 40 năm, chỉ thiếu một điều này. Rồi lưu Đạo Khiêm lại, sớm tối đàm đạo. Gặp phu nhơn, phu nhơn hỏi rằng: - Ḥa Thượng Kỉnh Sơn dạy ngươi thế nào? Đạo Khiêm nói: - Ḥa Thượng dạy người khán: "Con chó không Phật tánh" và "Cây trúc bề". Chỉ là không được nói, không được suy nghĩ, không được hướng chỗ khởi cũ mà hội, không được hướng chỗ mở miệng mà thừa đương. Muốn biện rơ việc này, hăy thôi xem Kinh, lễ Phật, hết ḷng tham cứu, chớ để công phu gián đoạn. Nếu một bề chấp chặt xem Kinh, lễ Phật, mong cầu công đức, cũng là việc chướng đạo. Đợi đến khi một niệm tương ưng, sẽ xem Kinh, lễ Phật như cũ. Lúc ấy, dù là một nén hương, một cành hoa, một niêm, một bái, đều là diệu dụng của Phật. Chỉ cần chịu tin nhau, chắc chắn chẳng làm lầm nhau. Phu nhơn tin lời, bèn ra sức tham cứu câu trên. Một hôm, canh năm vừa dậy, ngồi lên, chợt có tỉnh, làm kệ tŕnh Ngài Đại Huệ: Trực nhật khán kinh văn, Như phùng cựu thức nhân. Mạc ngôn tầm hữu ngoại, Nhất cử, nhất hồi tâm. Dịch: Suốt ngày xem văn, kinh, Như gặp người quen thân. Chớ nói có chướng ngại, Lần nào xem cũng mới. Đại Huệ, đáp thư rằng: - Đạo Khiêm, trở về đem thư và mấy bài tụng của Phu Nhơn. Ban đầu, tôi rất nghi. Đến lúc, hỏi lại Đạo Khiêm mới rơ gốc ngọn. Việc bao kiếp chưa sáng, nay hoát nhiên hiện trước mắt, chẳng phải từ người mà được. V́ thế, tôi hoan hỷ đến mấy ngày. Con bà làm Tể Tướng, bà làm Quốc Phu nhơn, cũng chưa đủ làm quư. Quét được đống phẩn, lượm được của báu vô giá, trăm kiếp ngàn đời, thọ dụng bất tận, mới thật đáng quư. Nhưng, cần nhất là chẳng được chấp truớc cái quư này. Nếu chấp trước th́ đọa vào tôn quư, chẳng khởi ḷng từ bi, thương xót hữu t́nh. Niên hiệu Thiệu Hưng 16 (? dl) Phu nhơn sắp mất, bảo Ngụy Quốc Công rằng: - Lăo thân (mẹ) có ân sâu chưa báo. Hăy sai người đón tiếp, cúng dường Ngài Đại Huệ một năm. Ngụy Công bèn sai sứ rước Đại Huệ tới. Ngài vừa đến, Phu nhơn từ trần. Linh sàng để ở Từ Đường, chùa Quang Hiếu, chôn xong, Ngài mới trở về. (S.C. Hạnh Huệ soạn dịch) ? SIÊU NHẤT TỬ Siêu Nhất Tử con gái họ Ân, góa chồng sớm, đóng cửa học đạo. Ba năm sau, ngồi tịch, có để lại một quyển thơ, kệ. Trong đó, có một bài, như sau: Tĩnh trung vô cá sự, Phản phú lộng hư không. Địa lăo thiên hoang hậu, Hồn phi phách tán trung. Hữu Sư khai đạo thống, Vô pháp độ ngu mông. Hốt để hư không toái, Tịch dương y cựu hồng. Dịch: - Lặng lẽ không một việc, Lật lường đùa hư không. Sau trời hoang đất cỗi, Trong hồn mất phách tan. Có thầy khai mối đạo, Chẳng pháp độ ngu mông. Chợt hư không nát bét Tịch dương như xưa hồng. Và một bài xem hoa: - Thổ lai kiêu quán thủy lai tài, Điên đảo công phu nhậm ngă tai. Măn diện xuân phong hoa tự nhữ, Bất tương nhan sắc hưởng niên khai. Dịch: - Đến đất tưới nước rồi trồng hoa, Mặc t́nh tôi làm đủ mọi cách. Khắp cả Viện khi gió Xuân thổi đến, Hoa tự nói rằng: "Chẳng phải đem hương sắc nở, cho người xem đâu!". (S.C. Hạnh Huệ soạn, dịch)
|
[NhuLaiThienAnĐo][NhuLaiThienTrungHoa][ToSuThienTrungHoa][ThienSuNiVietNam]