[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN SƯ NI

[mucluc][loidausach]

[NhuLaiThienAnĐo][NhuLaiThienTrungHoa][ToSuThienTrungHoa][ThienSuNiVietNam]


THIỀN SƯ NI VIỆT NAM

hơg 

Sư Ni DIỆU NHÂN

(1041-1113)

Sư tên là Ngọc Kiều, là trưởng nữ của Phụng Loát Vương. Thuở nhỏ, Sư thiên tư thuần hậu, ngôn hạnh đoan trang, được Vua Lư Thánh Tông nuôi trong cung. Lớn lên, Vua gả cho người họ Lê làm Quan Châu Mục ở Chân Đăng.

Chồng mất, Sư tự thệ thủ tiết, không chịu tái giá. Một hôm, Sư than:

- Ta xem tất cả Pháp thế gian như giấc mộng huyền ảo. Huống là các thứ phù vinh mà đáng trông cậy sao?

Thế rồi, Sư đem tất cả tư trang ra bố thí, cạo tóc xuất gia. Đến Thiền Sư Chân Không ở làng Phù Đổng, xin thọ giới Bồ Tát và học hỏi tâm yếu.

Thiền Sư Chơn Không cho Sư pháp danh Diệu Nhân và dạy trụ tŕ Ni Viện Hương Hải ở làng Phù Đổng, Huyện Tiên Du (Hương Hải Ni viện cũng gọi là chùa Linh Ứng, hiện nay nằm cạnh chùa Kiến Sơ thuộc xă Phù Đổng, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.

Hàng ngày, Sư ǵn giữ giới luật và hành Thiền được Chánh định, là bậc mẫu mực trong Ni chúng thời ấy.

Có người đến cầu học, Sư dạy họ tu tập Đại thừa, dạy rằng :

- Chỉ tánh ḿnh trở về nguồn, đốn, tiệm liền tùy đó mà vào.

Thường ngày, Sư chỉ thích ngồi lặng lẽ, có bệnh kỵ thinh, sắc, ngôn, ngữ. Có Học giả hỏi:

- Tất cả chúng sanh bệnh, nên ta bệnh? Tại sao lại kỵ sắc, thinh?

Bà nương theo Kinh đáp:

- Nếu dùng sắc thấy ta,

Dùng âm thinh t́m ta,

Người ấy hành đạo tà,

Không thể thấy Như Lai!

- Tại sao ta ngồi yên?

- Xưa nay không đi.

- Thế nào chẳng nói?

- Đạo vốn không lời.

Năm Đại Trường Hội Khánh thứ 4, (1113 dl) ngày mùng 1 tháng 6, bà có bệnh, nói kệ, dạy chúng:

Sanh, lăo, bệnh, tử,

Tự cổ thường nhiên.

Dục cầu xuất ly,

Giải phược thêm phiền.

Mê chi cầu Phật,

Hoặc chi cầu Thiền.

Thiền, Phật bất cầu,

Uổng khẩu vô ngôn.

Dịch:

Sanh, già, bệnh, chết,

Xưa nay là thường.

Muốn cầu thoát ra,

Mở trói thêm ràng.

Mê đó t́m phật,

Lầm đó cầu Thiền.

Phật, Thiền chẳng cầu,

Uổng miệng không lời.

Nói kệ xong, bà cạo tóc, tắm rửa thân thể, ngồi kiết già viên tịch.Thọ 72 tuổi

(TSVN. H.T. Thanh Từ)

?

Sư Ni TUỆ THÔNG

(Giữa thế kỷ 14)

Sư họ Phạm, con gái của một gia đ́nh đời đời làm quan. Sư xuất gia, tu ở trên núi Thanh Lương.

Sư tu khổ hạnh, tŕ giới chuyên cần, tuệ giải thông suốt. Thường ngồi Thiền định, diện mạo giống hệt A La Hán. Kẻ đạo, người tục, xa gần đều kính mộ. Danh tiếng Sư lừng lẫy, là bậc Tông Sư của Ni chúng cả nước, tên tuổi ngang hàng với bậc Cao Tăng.

Vua Trần Nghệ Tông (1370-1372 dl) ban hiệu là Tuệ Thông Đại Sư.

Về già, Ni Sư dời về Động Sơn. Một hôm, Sư bảo đệ tử rằng:

- Ta muốn đem thân hư ảo này bố thí cho hổ lang một bữa no.

Sư bèn vào giữa núi sâu ngồi kiết già, không ăn uống 2 ngày. Hổ lang ngày ngày đến ngồi chung quanh mà không dám đến gần. Đồ đệ nài nỉ Sư trở về Am. Về Am, Sư đóng cửa nhập định qua một mùa hè, rồi tập họp đệ tử lại giảng đạo, bỗng nhiên ngồi tịch, tuổi ngoài 80. Lúc hỏa táng có rất nhiều Xá Lợi. Quan sở tại xây tháp cho Sư ngay trên núi đó.

Trước khi tịch, Sư dạy đệ tử:

- Sau khi Ta đi, nên chia bớt xương Ta lại đây, để mài rửa tật bệnh cho người đời.

Đến khi nhặt xương, đệ tử thấy không đành, bèn cho hết vào trong hộp phong lại. Qua đêm, bỗng nhiên có một chiếc xương cùi tay trên bàn ngoài hộp. Mọi người đều kinh ngạc về sự linh nghiệm của Sư.

Về sau, có người mắc bệnh đến khẩn cầu, đệ tử đem xương mài với nước cho rửa, mọi người đều lành bệnh ngay. Sự thệ nguyện của Sư sâu rộng như thế.

Không biết Ni Sư thuộc hệ phái nào.

(Theo TSVN do H.T Thanh Từ trích dịch "Nam Ông Mộng Lục")  

?

CHÁNH PHI HỌ LÊ

Chánh phi họ Lê, là con gái nhà chú Hồ Quư Ly, Hồ Nguyên Tường gọi bằng Cô. Lớn lên, làm Chánh phi của Vua Trần Duệ Tông, sinh ra Linh Đức Vương (tức Phế Đế). Bà được phong Minh Từ Hoàng Thái Phi Lê Thị.

Năm 1377 dl, vua Trần Duệ Tông đánh Chiêm chết, bà bèn xuất gia. Khi đi, Vua Trần Duệ Tông chọn Linh Đức lên làm vua. Bà cố từ chối thay cho Linh Đức, bà khóc, nói:

- Con tôi phúc mỏng, khó đương nổi ngôi to, chỉ có mắc tai vạ thôi. Cố chúa ĺa đời, kẻ chưa mất này chỉ muốn chết cho chóng, không muốn thấy việc đời ,huống là nh́n con tôi sắp nguy khốn ư ?

Nhưng không được.

Rồi, bà dốc chí tu hành, trong ṿng 5,6 năm mà bà đốt tay, đốt trán, cúng dường đủ hết. Sớm chiều tụng, niệm, một bề chuyên tâm Thiền định.

Về sau, bà thị tịch trong lúc đang nhập định.

Đến lúc, Linh Đức bị phế xuống Phủ Thái Dương và bị bắt thắt cổ chết, để lập Chiêu Định Vương. Mọi người, ai cũng phục bà là người sáng suốt, thấy trước sự việc. Vả lại, cảm sự trung thành và tiết tháo của bà, vừa vào cửa Phật, liền chóng liễu ngộ.

Các phi Tần nhà Trần cũng lắm người hiền đức. Nhưng bà là người tiết tháo hơn hẳn.

(TSVN do H.T. Thanh Từ soạn, dịch theo tài liệu của Tuấn Nghi trong Thơ Văn Lư Trần III)

?

Sư Ni HỌ LÊ

Sư tên Lê Thị Nữ, không biết quê quán ở đâu, chỉ biết lúc chưa xuất gia, cô thuộc gia đ́nh nhà giàu, trẻ đẹp, hiếu thảo, lo phụng dưỡng cha mẹ, không chịu lấy chồng. Sau khi cha mẹ mất mới chịu xuất giá, nhưng không bao lâu th́ chồng chết, cô không chịu tái giá, nhưng bị nhà quyền thế áp bức, cô bèn xuống tóc, xuất gia tu hành.

Sư lập Am trên núi, gần Bà Rịa, giữ giới luật tinh nghiêm, chí tâm tu hành, đạt thành chánh quả. V́ vậy, người đời sau gọi núi đó là núi Thị Vải hay là núi Nữ Tăng.

Sách Đại Nam Thống Chí viết:

- Núi Nữ Tăng ở Đông Nam, Huyện Long Thành 12 dặm. Tức gọi là núi Thị Vải, đất đá xen lộn, cây cối lên cao.

Từ tỉnh Gia Định trông đến như ḥn ngọc Thượng Đế trưng bày, tượng trưng tốt đẹp. Nhân dân ở đây nhờ nhiều món lợi: cây gỗ, dầu thông, chim muông, than củi. Xưa, có Ni Cô tên Lê Thị Nữ dựng Am ở tại núi ấy, nên gọi là núi Nữ Tăng.

Sách Gia Định Thành Thông Chi của Trịnh Hoài Đức có viết:

- Núi Nữ Tăng tục gọi là núi Bà Văi ở địa phận Long Thành. Xưa, có người con gái họ Lê, gia từ giàu có, nhưng bị lỡ thời, sau khi cha mẹ mất rồi, mới có chồng. Không bao lâu, chồng chết, Bà thề không tái giá, lại bị kẻ cường hào cậy mai mối thường đến quấy nhiễu.

Bà bèn cạo đầu, lập Am ở đỉnh núi, tự làm thầy Cả, cùng bạn đồng tộc giữ ḷng tu tŕ, sau thành chánh quả, người ta nhơn đó đặt tên núi.

(TSVN H.T. Thanh Từ trích Đại Nam Thống Nhất Chí)

?

Sư Ni HỌ TỐNG

Sư Ni tên Tống Thị Lương, con một nhà giàu có ở Hà Tiên, thùy mị, siêng năng, giỏi về nữ công, giàu nữ hạnh. Sau khi cô đến 16 tuổi, nhiều nhà quyền quư cậy người đến cầu hôn, nhưng tất cả đều bị từ chối. Cha mẹ trách cứ, cô thưa:

- Nhơn duyên của con phải nhờ Đức Phật chỉ giáo.

Tương truyền, bỗng một hôm có một vị Sư lạ vào nhà thuyết giảng Pháp Phật, người nhà cho ǵ Sư cũng không lấy, mà chỉ nằng nặc xin cho được chiếc áo lót đang phơi ngoài sân, áo ấy lại là của cô. Cha mẹ thấy việc bất nhă như thế, nên xua đuổi lớn tiếng. Cô chạy ra khuyên can cha mẹ. Vị Sư chỉ mỉm một nụ cười rồi đi thẳng. Sau khi nhà Sư đi khỏi, lúc nào cô cũng thấy dường như có đức Phật hiện ra bên cạnh, nên xin cha mẹ cho thế phát đi tu. Cha mẹ khuyên nhủ hết lời, mà cô khăng khăng một mực, nên về sau, cũng đành chiều theo ư của cô, cho lập Am Quan Âm ở bên trái núi Đại Kim, trên đảo Đại Kim cho cô tụng niệm, tu hành.

Cô thêu một bức h́nh Bồ Tát Quan Âm rất lớn, cứ mỗi mũi kim lại niệm Phật một câu, mất ba tháng mới xong. Bức tranh treo lên, trông rất sống động như vị Phật sống, cô để thờ trong Am.

Am Quan Âm của Ni Cô Tống Thị Lương ở núi Đại Kim, nằm trên đảo Đại Kim.

Đảo Đại Kim nằm ở phía Nam Trấn - chu vi 139 trượng 5 thước. Đảo này ngăn đón sóng cồn, làm hạt ngọc biển cả Trấn. Nơi bờ Bắc có cái cầu ván thông ra ngoài, phía sau có Viện Quan Âm, phía tả có Điếu Đ́nh. Người du ngoạn thường khi trăng thanh, gió mát đến đây thả câu, ngâm vịnh thong dong.

Đây là Cảnh Kim Dự Lan Đào "Đảo kim Ngăn Sóng" trong 10 cảnh đẹp của Trấn Hà Tiên.

(TSVN do H.T Thanh Từ trích Đại Nam Tiền Liệt Tiên Biên quyển 6)

 


[mucluc][loidausach]

[NhuLaiThienAnĐo][NhuLaiThienTrungHoa][ToSuThienTrungHoa][ThienSuNiVietNam]

[Trang chu] [Kinh sach]