[Trang chu] [Kinh sach]

HOA VÔ ƯU

(Tập IV)

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10]


TÙY DUYÊN NHI BẤT BIẾN

Giảng tại chùa Việt Nam - Hoa Kỳ - 2000

 

Đến chùa Việt Nam lần này, nh́n thấy chùa khang trang, chúng tôi rất vui mừng. Người Việt Nam chúng ta đă xa quê hương đi nơi khác, mà biết chung lưng đấu cật để gầy dựng nền đạo pháp ở nước người được tốt đẹp, đó là điều rất đáng tán thán.

Đề tài tôi giảng hôm nay là Tùy duyên nhi bất biến, hoặc ngược lại Bất biến nhi tùy duyên.

Trên phương diện truyền bá chánh pháp, chư Tổ rất sáng suốt. Các ngài thấy được từng tŕnh độ, từng tâm tư của mọi người, nên sự truyền bá của các ngài hết sức linh động. Nh́n theo chiều dài lịch sử của Phật giáo, chúng ta thấy trên hai mươi lăm thế kỷ qua, đạo Phật đă đi từ Ấn Độ dần dần sang đến Việt Nam. Nh́n theo chiều rộng không gian, Phật giáo đă truyền bá gần như khắp cả năm châu. Như vậy, trên phương diện truyền bá, đạo Phật có bị va chạm với những tập tục, tư tưởng, hoặc ư niệm khác nhau không? Nếu va chạm với những điều đó th́ đạo Phật sẽ linh động như thế nào? Thiết nghĩ hàng tăng sĩ chúng ta cần phải biết và có bổn phận nói rơ cho quí Phật tử hiểu về những điều này. Nếu không th́ chúng ta không hiểu ǵ về đạo Phật.

Trước hết tôi nói về sự truyền bá của đạo Phật. Đạo Phật khi truyền bá trên thế giới, không thể nào tránh khỏi những va chạm trên. Từ đó mà chúng ta phát hiện ra hoặc khuyết điểm, hoặc ưu điểm trên bước đường hoằng pháp các nhà truyền giáo.

Về khuyết điểm, từ khi đức Phật ra đời, truyền đạo, cho tới sau Phật nhập Niết-bàn một hai thế kỷ đầu, kinh điển được kiết qua hai lần, đều đi thẳng vào đường lối chánh yếu của đức Phật dạy. Đức Phật luôn luôn nhắc mọi người đến với đạo Phật để thấy, chớ không phải đến để tin. Nhưng đáng buồn thay, ngày nay Phật tử đến với đạo Phật để tin, chớ không chịu đến để thấy. Đó là điều đáng buồn.

Phật là bậc giác ngộ viên măn. Sự giác ngộ của Ngài là do tu hành mà được. Tự giác ngộ rồi, Ngài đem đạo giác ngộ ấy truyền bá cho mọi người, nên mới có đạo Phật. Như vậy nói đến đạo Phật là nói đến trí tuệ. Nếu là trí tuệ th́ đến với đạo Phật để thấy, để hiểu, chớ không phải đến để tin. Nhưng ngày nay Phật tử lại quên điều đó, chỉ tin Phật, lạy Phật, cầu Phật ban cho đủ thứ hết.

Khi hỏi đến giáo lư Phật dạy, chúng ta không hiểu, chỉ biết rằng lạy Phật có phước. Như vậy th́ rơ ràng chúng ta đến với đạo Phật bằng ḷng tin. Nếu đến bằng ḷng tin là đă ngược lại với đạo Phật rồi. Phật tử qui y Phật, là đệ tử Phật, đệ tử của bậc giác ngộ; mà con cháu không giác chút nào hết. Thật là đáng buồn!

Chính v́ đạo Phật là đạo trí tuệ, nên việc truyền bá đạo Phật trong thời đức Phật c̣n tại thế và sau khi Ngài nhập diệt rất dễ. V́ sao? V́ nhờ dùng trí tuệ cho nên từ đức Phật cho đến các vị Thánh đệ tử đều lấy giác ngộ làm đầu. Rồi cũng từ trí tuệ đức Phật nh́n thấy, biết rơ căn cơ của mọi người, nên Ngài giáo hóa rất thích hợp. Các vị đệ tử của Ngài cũng vậy, do chứng được A-la-hán nên biết được tâm tư nguyện vọng của người, đến đâu các ngài dạy cũng đúng, nên Phật pháp hưng thạnh. Chỉ có về sau này, người tu ít chứng đạo, không đủ phương tiện để giáo hóa chúng sanh, nên sự cao siêu của đạo Phật ít người thấy được. V́ thế đạo Phật cũng không được phổ cập trong mọi giới.

Như trong kinh Bát Đại Nhân Giác, tức Tám điều giác ngộ của bậc đại nhân, những câu đầu là:

Đệ nhất giác ngộ

Thế gian vô thường

Quốc độ nguy thúy

Tứ đại khổ không

Ngũ ấm vô ngă

Làm sao đầu óc trẻ hiểu nổi! Thế gian vô thường là sao? Lớp trẻ năm mười tuổi nghe nói những chuyện đâu đâu trên trời trên mây, như vậy chúng có chịu đi chùa không? Rồi người già, người dốt cũng không hiểu biết ǵ cả. Đó là khuyết điểm lớn của những vị mang trách nhiệm truyền giáo của đạo Phật. Ḿnh truyền bá mà người ta không hiểu th́ làm sao truyền được?

Đến thế kỷ thứ sáu, kinh Di-đà ra đời rất thích hợp với căn cơ của những tầng lớp trên. V́ tu Tịnh độ đơn giản, dễ tu. Chỉ cần chí tâm niệm Nam-mô A-di-đà Phật th́ được Phật đón về Cực lạc, khỏi cần hiểu biết ǵ hết. Do đó người già trẻ con dễ hiểu dễ tu. Từ đó đạo Phật đến gần với mọi người dễ dàng. Nếu nói cao quá người ta không hiểu tới, mà ngay cả bản thân vị thầy cũng chưa giác ngộ, đâu biết tŕnh độ của người mà chỉ dạy. Thế nên Phật pháp chỉ được giảng chung chung, đâu cũng không tới đâu. Nhưng dù sao, tinh thần Tịnh độ ra đời đă bổ khuyết lại được những điểm khó khăn của Phật giáo ở giai đoạn trước.

Đạo Phật không dạy chúng ta ban ân giáng họa cho ai, bởi v́ đức Phật không bao giờ ban ân giáng họa. Thế nên Ngài đă dạy giáo lư nhân quả, chúng ta tạo nhân thế nào th́ hưởng quả thế ấy. Người tạo nhân lành sẽ hưởng quả lành, tạo nhân ác sẽ chịu quả ác. Lành dữ đều do ḿnh cả, chớ không ai khác có thể thế được. Nhưng nghe như vậy, người học đạo thấy nhọc quá, phải chi Phật ban cho ḿnh đỡ một chút.

Hơn nữa, về sau có những tôn giáo khác ra đời, chỉ dạy hết sức giản đơn: Nếu tin vào một Đấng tối cao th́ Đấng tối cao ấy sẽ ban ơn cho; c̣n không tin th́ bị giáng họa. Nghe thế những người quen yếu đuối, ỷ lại liền chạy theo để được bảo vệ yên ổn. C̣n theo Phật, Phật bảo ḿnh tự làm lấy, không cho ǵ hết nên không thích.

Để bổ khuyết cho phần này, kinh Địa Tạng ra đời, ai lôi thôi th́ rớt xuống địa ngục, bị cắt lưỡi bị thiêu đốt, bị vào vạc dầu sôi… C̣n đến với Phật, làm lành lánh dữ th́ sẽ được an nhàn, được sanh lên cơi trời hưởng quả vui thù thắng. Từ khi kinh Địa Tạng ra đời, nhiều chùa vẽ tranh Thập điện Diêm vương, h́nh ảnh thật là ghê rợn, ai thấy cũng rởn óc nên ráng tu, không lôi thôi được. Đó là đạo Phật tùy căn cơ chúng sanh mà có tinh thần răn đe như thế, nhằm giáo hóa họ trở về với chánh pháp. Như vậy đạo Phật mới có thể tồn tại được. Cho nên trên phương diện truyền bá, có những điểm cần phải linh động mới được.

Lại, đạo Phật không quan trọng về thần thông. Tại sao? Bởi v́ đức Phật dạy chư Tăng tu, khi chứng quả A-la-hán, được Lục thông nhưng cấm không được tự ư dùng thần thông, trừ khi Phật cho phép. Nếu Phật nhập Niết-bàn rồi, th́ phải xin phép những vị trưởng lăo. Các vị này cho phép mới được dùng. Do đó ai tự tiện dùng thần thông xem như phạm giới cấm.

Một hôm, vua Ba-tư-nặc đến bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn, trong nước con có một vùng dân chúng thích thần thông mà không chịu nghe đạo lư. Xin Thế Tôn vận dụng thần thông khiến cho họ hoảng sợ mới có thể dạy họ được. " Phật bảo: "Ta trọng đạo thông chớ không trọng thần thông. " Thế là Ngài đem chánh pháp đúng lẽ thật chỉ cho mọi người ở đó, kết quả họ đều được Phật cảm hóa.

Chánh pháp dạy đúng lẽ thật là chân lư; mà chân lư là trí tuệ. Nên đức Phật chỉ chú trọng trí tuệ, chớ không chú trọng thần thông. V́ vậy những người thích thần thông, thích huyền bí, họ không muốn đi chùa, không muốn đến với đạo Phật. Mà thường ở thế gian, số người hiếu kỳ như vậy lại là phần nhiều. Như hiện giờ tôi đang giảng kinh một cách b́nh thường, chợt ngoài sân chùa có ai bay lên hư không, ngồi kiết-già th́ chắc rằng nơi đây chẳng c̣n ai ngồi nghe tôi giảng nữa. Rơ ràng tâm con người thích những ǵ kỳ lạ, c̣n lẽ thật b́nh dị th́ coi thường lắm.

V́ vậy, nếu đạo Phật không dùng tới thần thông, sẽ không làm sao đưa đạo Phật vào cuộc đời. Cho nên có những trường hợp đặc biệt, Phật chế cho dùng thần thông, tuy nhiên Ngài luôn khuyến cáo thần thông không phải là mục đích cứu kính của người tu Phật. Do đó, sau này đến đời Tổ Long Thọ, phát sanh ra Mật tông nghiêng về tŕ chú, sử dụng thần thông huyền bí. Đó là để đáp ứng cho số người hiếu kỳ muốn đến với đạo Phật.

Hiện nay Phật giáo Việt Nam, cũng như Phật giáo ở các nơi có nhiều tông phái. Nguyên nhân có các tông phái là v́ chư Tổ tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh mà lập ra. Làm sao mọi người đến với đạo Phật đều không gặp trở ngại, đều có thể tu tập và đạt được lợi ích cả. Đó là điểm đặc biệt của đạo Phật. Điểm đặc biệt đó gọi là "Tùy duyên".

Kế đến, tôi nói về những ưu điểm của đạo Phật. Đạo Phật đặt nặng phần trí tuệ, người tu cần phải đạt được đạo, tức đạt được chân lư. Có trí tuệ mới thấy được lẽ thật, kẻ ngu si không thấy lẽ thật được. Như vậy trí tuệ là căn bản của đạo Phật. Nhờ có trí tuệ nên chúng ta nhận chân được lẽ thật, sống đúng với lẽ thật và truyền bá lẽ thật ấy. Do đó đạo Phật ngày càng lan rộng và trường tồn dài lâu. Hơn hai mươi lăm thế kỷ nh́n lại, kinh điển Phật được đối chiếu với nền văn minh hiện đại của con người, có lạc hậu không? Hoàn toàn không, mà ngược lại khoa học c̣n phải nể phục. Đó là điểm ưu thứ nhất của đạo Phật.

Đạo Phật tôn trọng tự do nên thích hợp với thời đại văn minh dân chủ này. Đạo Phật lúc nào cũng tôn trọng quyền tự do của mọi người. Đức Phật từng tuyên bố rằng Ngài là một vị Đạo sư. Đạo sư nghĩa là vị thầy dẫn đường cho mọi người. Ngài thấy đây là con đường ác nên tránh, kia là con đường thiện nên đi. Ngài chỉ rồi, mọi người tự đi, tự tránh, chớ Phật không đem ai lên đường thiện, cũng không xô ai vào đường ác. Như vậy có tự do không? Đó là tự do. Cho đến tất cả giới luật lẽ ra mang tính cách bắt buộc, nhưng Ngài lại bảo nếu v́ điều kiện nào đó chúng ta chưa giữ được trọn vẹn, th́ có thể giữ khiếm khuyết một hai giới cũng được. Chúng ta tự nguyện giữ, chớ Phật không bắt buộc, Ngài giải thích rơ giữ giới là v́ lợi ích của ḿnh, chớ không phải lợi ích của đức Phật. Ngài v́ thương mà chế giới, chớ không phải v́ sự ép buộc mà chế giới. Đó là tinh thần tự do triệt để của đạo Phật.

Gần hơn, đến ngày rằm hoặc ba mươi, Phật tử nào rảnh th́ đi chùa sám hối; không rảnh th́ ở nhà tự tu cũng được. Thầy Trụ tŕ không kiểm từng người, cũng không phạt ai hết. Đi th́ tốt, không đi th́ thôi, không bắt buộc. Bởi tu là tu cho ḿnh, chớ không phải tu cho quí thầy. Phật tử đến th́ quí thầy hướng dẫn, không đến th́ thôi. Như vậy đạo Phật rất tự do.

Song cũng v́ thế, nếu tinh thần tu của người Phật tử không cao sẽ dễ rơi vào t́nh trạng chểnh mảng. Chùa có một ngàn đệ tử, mà sám hối chỉ có chừng một trăm người. Đó là tại chểnh mảng. Tuy vậy, nhà Phật vẫn tôn trọng quyền tự do của mỗi con người. Ai hiểu được, họ tự cố gắng phấn đấu tu tập để có sự lợi ích thiết thực cho bản thân. Đó là điểm ưu thứ hai của đạo Phật.

Đạo Phật chỉ dạy cho chúng ta hiểu biết, rồi chúng ta tự tu. Thế nên sự tự do của đạo Phật rất kỳ đặc, không phải đ̣i tự do với chính phủ hay với những người có quyền, mà là đ̣i tự do với chính ḿnh. Ḿnh phải làm chủ được ḿnh. Làm chủ được ḿnh mới có tự do; chưa làm chủ được ḿnh th́ không có tự do. Tại sao? Ví như người chưa làm chủ được ḿnh, khi lâm cảnh nghèo nàn túng thiếu, thấy ai để rơi tiền của, liền lượm bỏ túi ngay. Khi đó nếu người ta phát giác th́ bị trói, bị đánh hay vào khám. Vào khám tức là bị gông cùm xiềng xích rồi, đâu c̣n tự do nữa. Ngược lại, người làm chủ được ḿnh, trong bụng vừa dấy niệm tham th́ dẹp ngay, không để cho ḷng tham lôi cuốn, như thế đâu có ngồi tù. Đó không phải tự do là ǵ?

Cho nên tự do trong đạo Phật là thắng được ḿnh, đ̣i hỏi nơi ḿnh chớ không đ̣i hỏi ở người khác. Tự do ấy mới nghe như dễ nhưng nghiệm lại th́ khó. Nhưng đó là sự thật. Bởi con người cứ đ̣i hỏi bên ngoài phải thế này, thế nọ nhưng không bao giờ biết thỏa măn. Như mấy đứa bé đ̣i cha mẹ nó đồ chơi, hễ được cái này th́ đ̣i cái khác, cứ đ̣i hoài, cha mẹ không thể lo nổi.

Tại sao chúng ta đ̣i tự do nơi ḿnh? Bởi v́ nếu không làm chủ được ḿnh th́ mắt đối với sắc nhiễm sắc, tai đối với thanh nhiễm thanh, mũi đối với hương nhiễm hương, lưỡi đối với vị nhiễm vị, thân đối với xúc nhiễm xúc, chỗ nào cũng mắc kẹt. Đ̣i tự do mà mắt tai mũi lưỡi thân đều bị dính nhiễm, bị trói buộc hết.

Muốn tự do, trước hết đừng cho năm căn dính với năm trần. Đối với năm trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, chúng ta làm chủ được, không dính, không kẹt, đó là tự do. Như vậy có hợp đạo lư không? Phật dạy người muốn tự do th́ phải giữ năm căn đừng dính với năm trần. Đó là tự do tự tại. Ở một mức độ cao hơn nữa, tự do chính là giải thoát, không c̣n bị bất cứ ǵ trói buộc. Thế gian đ̣i tự do mà trái lại bị trói buộc đủ thứ hết, v́ vậy càng tự do càng khổ.

Tiến thêm một bước nữa, người tu chẳng những đ̣i tự do ở năm căn, mà c̣n đ̣i tự do ở căn thứ sáu, đó là ư căn. Ư đừng dính với pháp trần. Pháp trần tức là bóng dáng của năm trần trước. Bởi v́ năm căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân khi xúc chạm với năm trần sắc, thanh, hương, vị, xúc dễ biết, dễ thấy; c̣n ư căn khi xúc chạm với pháp trần, chúng ta khó thấy. Muốn thấy nó, khi ngồi thiền hoặc niệm Phật sẽ dễ thấy hơn.

Như ngồi niệm Phật lẽ ra chỉ nhớ câu niệm Phật thôi, nhưng niệm một lát bỗng nhớ chuyện đâu đâu. Chuyện đâu đâu đó chính là pháp trần. Thí dụ như lỗ tai tiếp xúc với thanh trần, những tiếng hay ḿnh thích nên nhớ hoài, bởi v́ nó đă rớt vào trong tâm thức rồi. Hoặc những lời lẽ chửi bới nặng nề, ḿnh không thích cũng nhớ hoài, v́ nó cũng được in vào tâm thức. Những ǵ chúng ta thích hoặc không thích, th́ ưa kể với người này, người kia, lặp tới lặp lui măi nên vô t́nh học thuộc ḷng, cho nên nhớ sâu vô cùng. Nhớ sâu trong tâm khảm tức là nó đă được huân vào tàng thức của ḿnh, chôn sẵn trong đó, khi nào đủ duyên hoặc yên tịnh nó sẽ trồi lên. Đó là lư do tại sao chúng ta niệm Phật hoặc tọa thiền mà các tạp niệm cứ trồi lên hoài. Nhiều khi nó trồi lên đến nỗi ḿnh phải bực bội. Bực bội mà rầy nó không được, mới thấy pháp trần rất là quan trọng.

Bởi sự tích lũy của pháp trần sâu đậm như vậy, nên ḿnh thù ai, oán ai th́ tới chết vẫn chưa hết oán thù. V́ vậy những thứ đó sẽ theo ḿnh đến lúc nhắm mắt và sẽ gặp lại ở đời sau. Cho nên c̣n oán thù, c̣n thương yêu th́ c̣n gặp lại măi để đền trả. Ghê gớm như vậy đó. Người ta cứ sợ đời sau khổ, nhưng lại ôm ấp oán thù không nguôi. Thật là mâu thuẫn.

Biết như vậy rồi, chúng ta tu là xả bỏ hết những sự giận hờn hay thương yêu trong trói buộc. Mạng người sống không bao lâu, ôm ấp làm ǵ để đời sau khổ nữa. Vậy đó, mà có nhiều cô nhiều bà nói: "Tôi giận người đó suốt đời không quên. " Có nhiều người c̣n dám thề không đội trời chung nữa chứ! Nếu không đội trời chung th́ đi đâu, xuống địa ngục sao? Chúng ta rất tự mâu thuẫn mà không hay. Muốn một đường lại làm một ngả.

Chúng ta muốn đời này tự do, đời sau càng tự do hơn, th́ trong tâm phải loại trừ tất cả những mầm mống xấu đang tích lũy trong đó. Nhà Phật gọi là loại bỏ hạt giống xấu hay chủng tử xấu. Dẹp bỏ được nó, là chúng ta dành được quyền tự do. Nếu không dẹp bỏ được, th́ nó sẽ dẫn chúng ta đi trong các con đường tăm tối, không biết đến bao giờ mới cùng.

Nhà Phật nói tu là để giải thoát. Giải thoát tức gỡ bỏ những sự trói buộc. Gỡ bỏ được những trói buộc là tự do. Tự do đó mới thật là chân chánh tự do. Đó là sự tự do của đạo Phật.

Đạo Phật chủ trương "Từ bi b́nh đẳng" và "Nghiệp báo b́nh đẳng". Thế gian hiện giờ luôn ca tụng tự do, ca tụng b́nh đẳng nhưng thật sự họ lại mất tự do, mất b́nh đẳng. C̣n đạo Phật dạy rằng từ bi là b́nh đẳng, nghiệp báo cũng là b́nh đẳng.

Về nghiệp báo, có nhiều tôn giáo cho rằng ḿnh làm tội lỗi ǵ chỉ cần xin bề trên tha là hết. Nhưng đối với đạo Phật, điều đó không thể có. Dù là Phật tử hay không phải Phật tử khi làm ác, cũng phải gánh chịu hậu quả như nhau; không có chuyện Phật tử th́ được đức Phật bảo hộ. Tất cả đều b́nh đẳng trong việc trả quả. Đó là một lẽ thật. Bởi v́ chúng ta tạo nghiệp ác tức là làm cho người khác khổ. Làm cho người khác khổ th́ chúng ta phải đền bù lại, chớ không thể nào trốn được. Đă làm cho người khổ th́ cái khổ đó chúng ta phải trả. Bất cứ người nào gây khổ cho kẻ khác cũng phải trả như nhau. Đó là b́nh đẳng trên nghiệp báo. Điều này có thích hợp với thời đại văn ḿnh hiện nay không?

Thời đại văn minh này người ta thường đề xướng câu: "Mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật. " Dù cho người đó là quan hay dân, hễ phạm tội th́ phải chịu tội như nhau. Hồi xưa khác, nếu con vua phạm tội th́ không bị xử phạt. Ngày nay dân chủ, đ̣i hỏi mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật. Như vậy rất đúng với tinh thần của đạo Phật.

Đạo Phật nói "Từ bi b́nh đẳng", tức là sự thương yêu b́nh đẳng. Xét lại chúng ta xử sự với mọi người có được b́nh đẳng chưa? Đa số người tu thời nay đều phát tâm tu, nguyện giúp cho những người nghèo khổ, chớ những người giàu, người có quyền tước, chúng ta không cứu. Đó chưa phải là từ bi của đạo Phật. Đạo Phật chủ trương từ bi là thương tất cả, cứu tất cả, không chỉ riêng một cá nhân nào.

Từ bi đó căn cứ ở đâu mà được như vậy? Tôi xin hỏi quí vị, chúng ta mang thân này là thân chân thật hay tạm bợ? Ḿnh có thương nó không? Tạm bợ mà rất thương. Thân này ai cũng biết nó tạm bợ, một ngày nào đó sẽ tan hoại. Biết th́ biết nhưng vẫn quí thương nó, ai đụng tới là bất an liền. Bởi thật ḷng chúng ta ngầm tưởng nó thật. Ngầm tưởng như thế là si mê.

Đạo Phật là đạo giác ngộ, nên c̣n một chúng sanh mê là Phật đều thương hết. Trong kinh A-hàm Phật nói: "Bị thiêu đốt trong địa ngục chưa phải là khổ, bị đói khát lang thang làm ngạ quỉ cũng chưa phải là khổ, bị kéo cày kéo xe, làm kiếp trâu ngựa cũng chưa phải là khổ, chỉ si mê không biết lối đi, đó mới là khổ. " Đạo Phật cứu khổ là cứu cái si mê. Cho nên ai c̣n si mê Phật đều thương hết, dù người ấy giàu hay nghèo, quan quyền hay b́nh dân. Đó là t́nh thương b́nh đẳng.

Nói tới truyền bá đạo Phật là nói tới giác ngộ, nói tới trí tuệ để đánh tan gốc si mê nơi mọi người. Cho nên kinh Pháp Cú dạy: "Các ngươi phải tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp. " Thắp đuốc chính là thắp sáng trí tuệ. Chúng ta phải mở sáng con mắt trí tuệ của ḿnh, nếu tự mở chưa được th́ phải mồi với ngọn đuốc chánh pháp. Hết si mê mới hết đau khổ, c̣n si mê là c̣n đau khổ. Do đó nói đạo Phật từ bi b́nh đẳng. Qua đó đủ thấy đạo Phật siêu vượt hơn thế gian rồi. Đây là điểm ưu thứ ba của đạo Phật.

Nói đạo Phật tùy duyên bất biến, tức là tùy theo duyên, theo tŕnh độ căn cơ của chúng sanh mà chỉ dạy, không hạn chế ở bậc này hay bậc khác, cũng không hạn chế nơi chốn nào. Thế nào là tùy duyên, thế nào là bất biến, chúng ta cần hiểu cho rơ chỗ này. Tùy duyên tức là linh động, làm sao khế hợp với tŕnh độ căn cơ của mỗi người mà giáo hóa. Bất biến tức là mục tiêu chủ yếu không bao giờ lệch, không bao giờ sai. Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo căn cơ của mỗi người mỗi nơi, mà ta có các phương tiện giáo hóa khác nhau, nhưng luôn luôn giữ đúng mục tiêu giữ đúng chánh pháp, không để sai lệch.

Như người tu Tịnh độ, niệm hoài câu Nam-mô A-di-đà Phật, không cần suy nghĩ ǵ khác. Niệm tới nhất tâm bất loạn, từ một ngày hai ngày cho tới bảy ngày. Được thế, khi lâm chung Phật và Thánh chúng mới hiện ra, đón về Cực lạc. Mục đích cuối cùng của pháp tu Tịnh độ là niệm Phật tới chỗ nhất tâm bất loạn. Niệm đến vô niệm.

Người tu Mật tông th́ tŕ thần chú. Đọc một câu thần chú phải tin sự mầu nhiệm của câu thần chú đó. Hành giả ngồi kiết-già, tay bắt ấn, miệng tụng chú, ư duyên theo câu chú không cho nghĩ ǵ hết. Thí dụ câu Án ma-ni bát-di hồng, không có nghĩa ǵ hết, cốt cho tâm không c̣n chỗ gá nương. Niệm hoài cho tới khi nào ba nghiệp thân khẩu ư đều mật, gọi là tam mật, tức ba nghiệp ấy thầm hợp với nhau th́ đức Đại Nhật Như Lai sẽ hiện ra, phóng quang xoa đảnh và thọ kư cho người ấy. Như vậy dù tu Tịnh độ hay tu Mật tông, tâm đều phải chuyên nhất, không c̣n một niệm nào khác th́ mới đạt được kết quả mong muốn. Đó là nói về tu Tịnh và tu Mật.

Đến người tu Thiền. Tu thiền theo Nguyên thủy, kinh Đại Tứ Niệm Xứ dạy rằng: "Người tu thiền, quán Tứ niệm xứ từ một ngày, hai ngày cho tới bảy ngày không dời đổi, sẽ chứng từ Tam quả cho tới Tứ quả A-la-hán. " Quán Tứ niệm xứ từ một ngày đến bảy ngày không dời đổi sẽ chứng quả A-la-hán, như vậy đâu có khác với niệm Phật tới nhất tâm bất loạn, hay tŕ chú tới tam mật.

Đến Thiền tông, như Tổ Đạo Tín thứ tư của Trung Hoa lúc c̣n Sa-di, Ngài gặp Tổ Tăng Xán đảnh lễ và thưa: "Xin Ḥa thượng dạy cho con pháp môn giải thoát. " Tổ Tăng Xán nh́n thẳng vô mặt ngài Đạo Tín, hỏi: "Ai trói buộc ngươi? " Ngài liền nh́n lại thấy không ai trói buộc ḿnh, liền thưa: "Bạch Ḥa thượng, không ai trói buộc con. " Tổ bảo: "Vậy cầu giải thoát làm ǵ? " Ngay đó ngài Đạo Tín ngộ đạo.

Câu "cầu giải thoát làm ǵ", có giáo lư trong đó không? Không có ǵ hết. Tổ chỉ muốn đánh thức kẻ cầu đạo đừng chạy theo những niệm nghĩ tưởng thôi. Lắng dừng được những niệm tưởng đó rồi là yên tĩnh, là giải thoát.

Thiền sư Hương Nghiêm Trí Nhàn, một học tṛ thông minh của ngài Qui Sơn, hỏi một đáp mười. Tổ Qui Sơn gọi lên bảo: "Ông rất thông minh, vậy thử nói cho ta nghe một câu trước khi cha mẹ chưa sanh ra xem. " Ngài Trí Nhàn bí luôn, không biết nói ǵ, nên cuốn gói lên núi ở. Cho tới một hôm, nhân cuốc đất nghe tiếng ḥn sỏi chạm vào bụi tre một tiếng "cốc", ngay đó liền ngộ đạo.

"Nói một câu trước khi cha mẹ chưa sanh" giống câu thần chú, ở đó không cho ḿnh nghĩ ǵ hết. Những câu khác như "ba cân gai" của ngài Động Sơn hay "tiếng vỗ của một bàn tay" của Thiền sư Bạch Ẩn, đại loại đều như thế cả. Tại sao các ngài lại nói kỳ quái như vậy? Bởi v́ chúng ta tu theo đạo Phật, muốn đến chỗ cứu kính chân thật, th́ phải dẹp hết mọi suy lư, mọi nghĩ tưởng. Như câu thoại đầu "Trước khi cha mẹ chưa sanh, ta là ǵ? " Cứ đọc đi đọc lại câu đó hoài cho tới thành khối. Thành khối rồi bỗng lúc nào đó nó bung ra th́ hành giả ngộ đạo. Đó là một cách dồn ḿnh đi tới chỗ bặt hết những nghĩ suy. Điểm đặc biệt nữa trong nhà thiền là khi được hỏi, nếu chúng ta đáp một câu có ư nghĩa, tức có thể suy gẫm được, th́ câu đó gọi là "tử ngữ" tức câu chết. Nếu đáp một câu không thể suy luận được, th́ câu đó gọi là "hoạt ngữ" tức câu sống. Nên các câu "tiếng vỗ của một bàn tay" hay "ba cân gai" là những câu sống, rất được nhà thiền quí trọng. V́ nó khiến cho hành giả bặt hết các nghĩ tưởng, tâm thanh tịnh, chừng ấy mới có thể nhận ra được cái chân thật hằng hữu nơi ḿnh.

Ở đây, tôi đặt thêm một vấn đề nữa. Ngay nơi thân tứ đại của chúng ta có cái chân thật không? Thân này là hư giả phải bại hoại, không nghi ngờ. Tâm phân biệt suy nghĩ được mất, tốt xấu cũng vô thường không thật. Điều này chúng ta đă biết rồi. Thế nhưng trong kinh Pháp Hoa nói chúng ta có sẵn ḥn ngọc nhưng lại bỏ quên. Vậy cái ǵ là ḥn ngọc của ḿnh? Thân này bại hoại không phải là ḥn ngọc.

Tâm lăng xăng cũng không phải ḥn ngọc luôn. Vậy cái ǵ là ḥn ngọc?

Chính chỗ này là chỗ niệm tới vô niệm của người tu Tịnh độ. Phật Di-đà hiện chính là ḥn ngọc hiện. Nghĩa là Phật tánh sẵn có của ḿnh bất sanh bất diệt hằng sáng suốt, v́ Phật Di-đà là Vô lượng thọ, Vô lượng quang tức tuổi thọ vô lượng, ánh sáng vô lượng. Tánh ḿnh là sáng, tánh ḿnh là bất sanh bất diệt. Đó chính là ḥn ngọc của ḿnh. Ai cũng có ḥn ngọc đó hết, chớ không riêng người nào. Đức Phật đă tuyên bố: "Ta là Phật đă thành, các ngươi là Phật sẽ thành", ai cũng sẵn có tánh Phật, chỉ khác nhau ở chỗ người quên kẻ nhớ thôi.

Ngày nay chúng ta tu, nh́n lại tất cả đều bám vào hai phần thân tạm bợ và tâm tạm bợ cho là ḿnh, cứ thế mà điên đảo. Phật thương nên dạy chúng ta làm sao đừng chấp về hai thứ này nữa, th́ sẽ được giải thoát sanh tử. Niệm Phật đến nhất tâm bất loạn là không c̣n cái "tôi" nữa. Tu thiền tới chỗ không c̣n một niệm, đó chính là chỗ chân thật không sanh không diệt.

Chúng ta nhớ Lục tổ Huệ Năng khi được truyền y bát, Ngài trở về phương Nam. Trên đường có nhiều người đuổi theo giành lại. Trong số đó có Thượng tọa Minh chạy giỏi nên đuổi kịp. Thấy thế, Tổ Huệ Năng để y bát trên bàn thạch rồi chui vô lùm ẩn. Thượng tọa Minh đến thấy y bát, mừng rỡ ôm lên nhưng ôm không nổi. Ông ngạc nhiên v́ cứ ngỡ đó là vật thường, nhưng bây giờ mới biết đó là vật linh thiêng phi thường nên không dám giành lấy nữa. Ông liền kêu: "Hành giả, hành giả! Tôi tới đây v́ pháp, chớ không phải v́ y bát. " Ngài Huệ Năng ở trong bụi chui ra, bảo: "Nếu ông cầu pháp th́ hăy lặng yên một lát, ta sẽ nói cho. " Huệ Minh liền đứng yên lặng. Câu nói pháp đầu tiên của Tổ Huệ Năng là: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái ǵ là Bản lai diện mục của Thượng tọa Minh? " Ngay câu đó Thượng tọa Minh liền ngộ đạo.

Nghĩ thiện, nghĩ ác là tâm sanh diệt. Nếu hai thứ đó không c̣n th́ cái thật của chính ḿnh hiện ra. Điều đó quá rơ ràng. V́ vậy các Thiền sư thường nói cho chúng ta không c̣n nghĩ ǵ được. Không nghĩ ǵ được th́ tâm sẽ lặng. Tâm lặng, cái chân thật mới hiện ra. Các ngài chỉ thẳng chỗ chân thật đó mà ḿnh lại không biết, bảo các ngài nói nghe điếc lỗ tai. Cho nên những câu nói trong nhà thiền thường là những câu phi nghĩa. Đó là những câu sống, bởi nó làm cho ḿnh bặt dứt tâm lăng xăng. Hiểu vậy mới thấy giá trị của đạo Phật.

Nhiều Phật tử cho rằng nghĩ ác mới có tội chớ nghĩ thiện đâu có tội. Bước đầu tu th́ như vậy. Nghĩ ác sẽ đọa vào ba đường địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nghĩ thiện được đi trong ba đường lành trời, người, a-tu-la. Như vậy vẫn c̣n luân hồi, bởi c̣n đi trong các đường, c̣n lên c̣n xuống măi. Được lên trời sống lâu, hưởng phước nhiều, nhưng hết phước cũng tuột xuống như thường, chưa phải là giải thoát.

Chỉ khi nào niệm thiện, niệm ác hay nói chung là những niệm đối đăi đều lặng hết th́ chừng đó tâm chân thật bất sanh bất diệt mới hiển bày. Tâm đó mới không dẫn chúng ta đi trong các đường, chừng đó mới giải thoát sanh tử. Nói như vậy, quí vị không biết cái chân thật ấy ở đâu, hiện giờ nó có không, ra sao? Tôi sẽ nói hết sức đơn giản, nếu quí vị lắng ḷng có thể nhận biết.

Khi nào chúng ta ngồi chơi yên tĩnh, không có niệm nào trong đầu hết. Lúc đó chim kêu, gió thổi, người đi qua lại ḿnh có biết không? Biết. Cái biết đó có động, có thuộc về nghĩ suy không? Không. Cho nên nhà Phật mới chia cái biết ra làm hai loại: Cái biết chân thật gọi là Chân tâm và cái biết sanh diệt gọi là vọng tâm. Thường ngày chúng ta cứ bám lấy vọng tâm cho là ḿnh, nên quên mất Chân tâm. Bây giờ thử nhớ lại những phút giây không suy nghĩ, chúng ta vẫn hiện tiền, có thiếu đâu. Vậy mà cứ cho nghĩ phải, nghĩ quấy, nghĩ hơn, nghĩ thua là ḿnh rồi chạy theo nó nên điên đảo. Chỉ cần lặng hết những thứ này th́ Chân tâm hiện tiền, khỏi cầu xin ở đâu hết. Đó là ḥn ngọc sẵn có của ḿnh. Chỉ tại chúng ta không biết, không dùng, cứ chạy theo cái tạm bợ, cái giả dối nên khổ.

Có thân nào c̣n hoài không chết đâu, vậy mà ta vẫn thương nó. Lo ăn cho ngon, mặc cho đẹp, cuối cùng nó ră rời rồi kêu khổ. Si mê như vậy nên mất cái giả này lại t́m cái giả khác, rồi giữ nữa. Thật có đáng thương không?

Nh́n lại, thế gian được mấy người không si mê? Khó t́m được người không si mê, cho nên Phật nói cả thế gian đều đáng thương xót. Biết thế rồi, chúng ta có c̣n ghét ai, giận ai nữa không? Dù họ nói bậy ǵ ḿnh cũng thương, v́ họ si mê không biết mà thôi. Nếu người nói bậy mà ḿnh căi lại với họ th́ ḿnh cũng si mê luôn. Một đám si mê với nhau, có ai hơn ai. Cho nên người biết tu là người tỉnh trong đám mê. Những ǵ vô nghĩa, không đem lại lợi ích cho ḿnh th́ không quan tâm. Phải hướng về cái chân thật của chính ḿnh, đó mới là điều chánh yếu. Tu như vậy mới thật là tu, thật cầu giải thoát sanh tử.

Tóm lại, chúng ta đă nắm vững ư nghĩa tu hành rồi, dù tu theo pháp môn nào cũng phải biết dừng bỏ các thứ thân tâm hư dối, nhận lại cái chân thật sẵn có nơi ḿnh. Đó chính là chỗ tùy duyên mà bất biến của đạo Phật vậy.

]

 


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10]

[Trang chu] [Kinh sach]