[Trang chu] [Kinh sach]

ĐÂU LÀ CHÂN HẠNH PHÚC

[mục lục] [lời đầu sách] [p1] [p2] [p3] [p4] [p5] [p6]


ĐÂU LÀ CHÂN HẠNH PHÚC

Tất cả chúng ta có mặt trên trần gian này, ai cũng mơ ước sống một cuộc đời hạnh phúc, chẳng ai muốn cuộc đời mình bất hạnh. Thế nên mỗi năm vào ngày mồng một tết gặp nhau đều chúc nhau một năm hạnh phúc. Hạnh phúc là điều mình mơ ước và mọi người chúc tụng, vậy quí vị sống có hoàn toàn hạnh phúc không ? - Không. Tại sao mơ ước hạnh phúc và chúc tụng nhau hạnh phúc mà không được hạnh phúc ? Ngay trong cuộc sống này có ai dám vỗngực tự xưng rằng mình hoàn toàn hạnh phúc không ? Nếu có, chỉ có chút ít thôi, mười phần chỉ được một hai, chớ không được trọn vẹn. Hạnh phúc là gì mà ai cũng mơ ước chúc tụng cho nhau ?

Ví dụ đi lở đường, bụng đói cồn cào, lúc đó được bửa cơm ngon  miệng, no lòng, đó là hạnh phúc. Giả sử thân đang bị rét lạnh được áo len mền nỉ thì thân được ấm, không còn rét run nữa, đó là hạnh phúc. Hạnh phúc là người đời thấy khi đói được ăn no, khi lạnh được sưởi ấm... Tóm lại, hạnh phúc không ngoài mắt thấy được sắc đẹp, tai nghe được âm thanh hay, mũi ngửi được mùi hương thơm, lưỡi nếm được vị ngon, thân xúc chạm được vật êm ấm. Những cái ưa thích của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân được toại nguyện là hạnh phúc chớ gì?

Vậy năm căn tiếp xúc với năm trầnđược thỏa mãn đó là hạnh phúc. Ở đây tôi chỉ nói riêng lỗ tai thôi, hàng ngày lỗ tai thường được nghe tiếng êm dịu hay cũng có khi nghe lời thô bỉ cộc cằn ? Có khi được khen, có lúc cũng bị chê. Song, chê nhiều hơn khen. Như vậy, muốn được hưởng những âm thanh vừa với lỗ tai thì ít, mà trái với lỗ tai thì nhiều. Muốn được tất cả mọi người đều khen thì dễ hay khó ? Như Phật là bậc toàn giác mà có được khen hoàn toàn đâu ? Trên thế gian này ai là người được khen hoàn toàn ? Hễ có khen thì liền bị chê, khi khen thì vui tươi là hạnh phúc, lúc chê thì buồn khổ là bất hạnh.  Cũng vậy, mũi ngửi mùi hôi nhiều hơn mùi thơm, lưỡi nếm vị dở nhiều hơn vị ngon, mắt thấy sắc xấu nhiều hơn sắc tốt, thân xúc chạm vật bất như ý nhiều hơn như ý. Kiểm lại thì con người bất hạnh nhiều hơn là hạnh phúc, nên ai cũng tự than là khổ, không ai thấy mình sống thật hoàn toàn hạnh phúc cả.Tại sao vậy ? Vì cái mà mình cho là hạnh phúc đó là do căn tiếp xúc với trần sanh cảm thọ vui là tướng vô thường; âm thanh êm diệu nghe thoáng qua rối mất, vị ngon lưỡi vừa nếm nuốt qua khỏi cổ cũng không còn... Tất cả cái mà con người thọ hưởng đó bản chất nó là vô thường, hễ vô thường thì tạm bợ, nên vừa thấy hạnh phúc đó liền mất, muốn giữ lại mà không được, vì vậy mà cảm thấy khổ. Tất cả những cái mà con người cho là hạnh phúc chỉ có giá trị tạm thời, không lâu bền chắc thật. Sau đây Phật dùng ví dụ để chỉ cho mọi người thấy rõ hạnh phúc trần gian là tạm bợ.

Xưa có một vị vua và hoàng hậu lớn tuổi mới sanh  được  một  nàng  công  chúa,  nên hết mực cưng chiều. Vì quá cưng chiều nên công chúa rất nhỏng nhẻo. Một hôm trời mưa nước động lại trên mái nhà, rơi xuống hồ nước, khiến cho bong bóng nước nổi lên mặt hồ, ánh nắng mặt trời chiếu rọi bong bóng nước óng ánh rất đẹp. Công chúa nhìn thấybóng nước óng ánh , cô thích quá, cô bèn nghĩ : Nếu được một xâu chuỗi bằng bong bóng nước như thế để đeo thì tuyệt đẹp. Nghĩ vậy, rồi cô vô phòng nằm trùm chăn từ sáng đến chiều. Hoàng hậu thấy vắng, đi tìm, thấy cô nằm im trùm chăn, bà nghĩ cô bệnh, cuống quýt hỏi han đủ điều, hỏi mãi mà cô vẫn làm thinh không trả lời. Hoàng hậu báo tin cho vua hay, vua đến thăm hỏi, cô cũng không trả lời. Năn nỉ tới chiều cô mới nói nho nhỏ rằng :

- Nếu có xâu chuỗi bằng bong bóng nước đeo thì con sẽ mạnh, nếu không cókhông có xâu chuỗi ấy chắc là con chết.

Vua nghe hoảng hốt, nếu công chúa chết thì nhà vua sẽ khốn khổ vô cùng. Vua bèn ra lịnh cho bá quan tìm người xâu bong bóng nước thành chuỗi, cho công chúa đeo và hứa  sẽ  thăng  quan  trọng  thưởng  cho người xâu. Quí vị có dám lãnh trách nhiệm làm việc đó không ? - Không. Như vậy, mà có một ông già tới xin nhận trách nhiệm đó.Vua đưa ông tới chỗ công chúa ở. Bấy giờ cô vẫn còn nằm. Vua giới thiệu ông già với công chúa :

- Đây là người xâu chuỗi bong bóng nước, ông có biệt tài xâu chuỗi rất đẹp, cha sẽ nhờ ông xâu cho con một xâu chuỗi như ý con muốn, vậy con hãy ngồi dậy.

 Công chúa nghe mừng quá, liền chỗi dậy ông già chậm rãi nói :

- Tôi chuyên nghề xâu bong bóng nước bây giờ công chúa hãy ăn uống trở lại đi, sáng mai tôi sẽ xâu cho công chúa một xâu chuỗi bong bóng nước.

Công chúa vui mừng ăn uống bình thường. Sáng hôm sau, công chúa, nhà vua, hoàng hậu và ông già xâu chuỗi cùng ra trước thềm, trên mặt hồ vẫn có những hạt bong bóng nước, nổi lóng lánh. Mọi người nhìn bong bóng nước, ông già bèn than:

Tôi chuyên nghề xâu bong bóng nước làm chuỗi, song rất tiếc, tôi già cả, hai mắt sờ sệt e thấy không rõ. Vậy công chúa hãy lựa cái bong bóng nào thực đẹp vừa ý đưa tôi xâu cho.

Công chúamừng rỡ, chờ giọt nước rơi xuống, bong bóng nước nổi lên, liền đưa tay vớt, nhưng bong bóng nước vừa lên khỏi mặt nước là bể tan. Từ sáng tới trưa vớt không được cái nào hết. Công chúa mệt mỏi chán nản xoay qua nhà vua nói :

- Thưa cha, thôi, bây giờ con không thèm xâu chuỗi bong bóng nữa.

Nhà vua gật đầu :

- À, thì cha sẽ cho con xâu chuỗi kim cương.

Bong bóng nước dụ cho hạnh phúc ở trần gian, xa nhìn thì thấy nó đẹp lắm nhưng vừa nắm bắt được là nó tan mất, vì nó vô thường. Thế nên người tìm hạnh phúc trong ngũ dục, suốt đời không bao giờ được thoả mãn. Công chúa dụ cho mọi người chúng ta. Cả cuộc đời đuổi theo hạnh phúc rốt cuộc rồi lại tay không, không ai là người tự hào rằng mình hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vì hạnh phúc là mà chúng ta mơ ước, vừa chạm tới là nó tiêu tan. Ví cái mà con người mơ ước trông chờ là cái vô thường. 

]


[mục lục] [lời đầu sách] [p1] [p2] [p3] [p4] [p5] [p6]

[Trang chu] [Kinh sach]