ĐÂU LÀ CHÂN HẠNH PHÚC
[mục lục] [lời đầu sách] [p1] [p2] [p3] [p4] [p5] [p6]
KHỔ VUI QUA MẮT KẺ MÊ NGƯỜI TỈNH Ở thế gian có những sự việc xảy ra, nguời mê lấy làm vui thích, người tỉnh th́ không tán thán, lại có những việc người mê cho là khổ mà người tỉnh lại vui vẽ thực hành. Đó là điều mà tất cả chúng ta cần nên biết. Bởi v́ cuộc sống giữa đời này ai cũng sợ khổ cầu vui; thế nên chúng ta phải sốngnhư thế nào để không khổ mà lúc nào cũng vui. Trước tiên tôi nói cái vui của người thế tục. Ví dụ người đời lở mắc bệnh ghiền thuốc hay ghiền rượu, lúc không tiền hút thuốc hoặc uống rượu, ngay khi đó có ai cho điếu thuốc hay cho ly rượu, th́ họ vui sướng vô cùng, họ thấy như có một niềm vui lớn đối với họ. Đó là cái vui của người ghiền thuốc, ghiền rượu. Trường hợp nguời ghiền rượu mà giàu có, th́ rủ bạn bè năm bảy người vào quán, ăn nhậu say túy lúy. nhờ uống rượu mà thỏa mản cơn ghiền, nên họ cảm thấy vui sướng. Song, với người không ghiền rượu thấy gia cảnh người ghiền rượu, ghiền thuốc nghèo thiếu, hoặc thấy những người giàu có họp năm họp bảy chè chén say sưa cả ngày, th́ họ cho đó là khổ. Người ghiền dụ cho người mê, người không ghiền dụ cho người tỉnh. Như vậy, cái mê của người mê, người tỉnh thấy là khổ; đồng một sự việc mà người mê và người tỉnh thấy khác nhau. Tại sao ? V́ người mê chỉ biết tham vầu thỏa măn sở thích nhất thời nênthấy vui, chớ không thấy được cái nhân đau khổ về sau. C̣n người tỉnh th́ thấy một nhóm người tụ năm họp bảy chè chén say sưa, hao tiền tốn của là cái nhân gây đau khổ. Chi phí cho tiệc eượu đó, gia đ́nh họ có thể sống trong nămba ngày ht́ họ phải ra sức làm việc gấp năm ba lần mới đủ cung cấp tiền cho gia đ́nh sống. Đó là cái khổ về thân. C̣n cái khổ về tâm : Nếu người có gia đ́nh rủ bạn bè ngồi quán rượu chè chén hết tiền, về nhà bị vợ cằn nhằn gây gổ. Đó là chưa nói đến người uống rượu say mèm, đi nghiên tới ngă lui, về nhà nằm uạ mửa hôi hám, làm nhơ bẩn cả nhà cửa, làm cho vợ con chê chán, cha mẹ buồn phiền. Uống rượu lâu ngày sanh ra bệnh hoạn nào đau dạ dày, xơ gan, viêm thực quản ... đó là cái khổ của nhiều ngày về sau. Cái vui của người mê là cái vui trá h́nh của đau khổ, nên người tỉnh thấy là khổ, là thấy đúng lẽ thật. Chúng ta biết tu là tỉnh, nhờ tỉnh mới thấy những cái khổ mà người thế gian tưởng là vui, để tránh. Đó là cái vui và khổ của người tỉnh và người mê đối với thuốc và rượu. Tới đây là cái vui và khổ của x́ ke á phiện đối với kẻ mê người tỉnh. Có lắm người nhiều tiền nhiều của, hay những người trai trẻ bất đắc chí muốn t́m khoái lạc nên họ hút á phiện.Lúc đầu hút năm ba điếu thấy sảng khoái lâng lâng như người thoát tục, nên rất thích thú, sau đó t́m hút hoài ... Đó là cái mê của người hút á phiện. Song, v́ hút nhiều lần nên ghiền, ngày nào không hút th́ ụa ngáp oằn oại trong cơn ghiền . Hút lâu ngày hao ṃn sức khỏe, thân thể gầy ốm bệnh hoạn, sống dở sống, chết dở chết. Đó là chưa nói đến hao tiền tốn của, tán gia bại sản vô gia cư, vô nghề nghiệp ... vô cùng thiếu khổ. Cách đây vài năm có một chú thanh niên trên hai mươi tuổi, không biết từ đâu đến trước cổng chùa xin ăn, thân thể gầy ốm trơ xương. Hỏi ra mới biết chú ghiền á phiện, phá của, cha mẹ không cho ở nhà, đuổi đi, nên sống lang thang nay đầu đường mai cuối ngơ để xin tiền. Xin được chút ít tiền th́ mua á phiện hút hoặc chích cho đỡ ghiền, bữa nào xin không được tiền th́ nằm ra đó thật là đau khổ. Người mê lầm tưởng hút á phiện là vui nên lao vào. Khi ghiền rồi th́ cha mẹ, vợ con, anh em bỏ, sống dở, chết dở thật là đau khổ. Người tỉnh sáng thấy á phiện gây cho người hút một chút khoái cảm buổi đầu, nhưng đó chính là cái nhân đau khổ về sau, như thân tàn ma dại, tán gia bại sản, trộm cắp của người, cha mẹ, anh em từ bỏ, bạn bè xa lánh ... V́ vậy mà tránh ngay từ buổi đầu nên qủa khổ không có. Đó là cái vui và cái khổ của người tỉnh và người mê đối với á phiện. Sau đây là cái vui và khổ của việc làm không lương thiện. Mấy đứa trẻ mười ba mười lăm tuổi, bắt cá lia thia, bắt dế nhốt chung cho nó đá lộn với nhau. Con này rượt con kia chạy th́ chúng nó vỗ tay reo cười. Hoặc có người nuôi gà ṇi, gà tre, ngày ngày cạo chuốt cái cựa gà cho bén để đi đá lộn. Khi hai con gà đá nhau, cựa con gà này chích vào thịt con gà kia máu chảy, con gà kia chạy, con gà này rượt theo... th́ họ vỗ tay vui cười. Đó là cái vui của tâm tàn nhẫn thiếu đạo đức, lấy cái khổ của chúng sanh làm cái vui cho ḿnh. Lại có những người coi đấu vơ trên đài, hai vơ sĩ quần thảo với nhau, đến hồi quyết liệt, vơ sĩ này đánh thắng vơ sĩ kia, th́ ở dưới đài khán giả vỗ tay hoan nghinh . Tôi có quen một vài vơ sĩ, có lần tôi hỏi họ : “Tại sao nở xuống tay hạ người ta đo ván như vậy ? Có lợi ǵ cho ḿnh mà làm như thế ?” Vị ấy trả lời rằng: “Thưa thầy , khán giả họ độc lắm, lên khán đài mà ḿnh đánh nhẹ nhẹ với nhau, th́ họ cho rằng ḿnh đánh cụi, họ la lên phản đối. Nếu ḿnh đánh thẳng tay th́ đối phương phải gục ngă, khi thấy có người bị hạ th́ họ vỗ tay hoan nghinh reo cười...” Chúng ta thấy, trước người ta vui trên cái khổ của loài thú như dế, gà, tới đây người ta vui trên cái khổ của con người. Vơ sĩ biểu diễn tài nghệ qua thuật đánh nhẹ,th́ người ta không thích, lại muốn họ đấm đá nhau đến gục ngă th́ người ta mới vui ! Thật tâm người không lương thiện ! Là Phật tử chúng ta đặt cái vui của ḿnh trên cái vui của người, làm cho người vui th́ ḿnh mới vui. Nếu làm khổ cho người th́ không bao giờ làm. Những cái vui trên việc làm mà tôi vừa kể, tức là làm khổ vật, làm khổ người để mua vui cho ḿnh, đó là cái vui phi đạo đức, cái vui của kẻ mê, không phải cái vui của người tỉnh. Lại nữa, có những chú thanh niên, mười lăm, mười bảy tuổi dùng ná hoặc dùng súng nhỏ đi vào vườn vào rừng t́m thú để bắn. Trên cành cây, chim trống chim máy đang đậu rỉa lông, hoặc kêu hót rất dễ thương. Thế mà mấy chú vươn ná hoặc súng nhắm bắn. Một con chim bị thương té nhàu xuống đất, th́ các chú xúm lại vỗ tay vui mừng. Đoạn mạng sống của chúng sanh là hành động xấu. Làm việc ác xấu mà lấy làm vui ! Chẳng những người bắn vui mà những người ở chung quanh cũng vỗ tay vui hùn nữa ! Chúng ta vui trên cái chết chóc của loài vật ! Giết được một con vật th́ khởi niệm vui mừng, thật ḷng người quá ác ! Từ thái độ xem thường mạng sống của loài vật, lần lần sẽ xem thường mạng sống của loài người, để đi đến chổ giết người ! Lại có người tham lam thấy người ta đeo ṿng vàng liền giựt lấy, được của, đem về nhà vợ chồng con cái vui cười hỷ ha, trpong khi người bị mất của th́ buồn khổ. Hoặc những kẻ ăn trộm, lén đào ngạch khoét vách lấy trộm của người, đem về nhà họ cùng vợ con ăn tiêu vui vẻ, không hề nhớ tới cái khổ của người mất của. Như thế, chủ khổ nhiều chừng nào th́ kẻ trộm càng vui chừng nấy. Từ chổ quen tay lấy trộm của người, lần đến chổ cướp của giết người, không e ngại không gớm tay, miễn thỏa măn thú vui của ḿnh th́ làm. Cái vui đó quá tàn ác, không chút lương tâm... Thế mà ở thế gian này có lắm người làm như vậy ! Đó là những kẻ mê, do mê nên mới đặt cái vui trên cái khổ của người khác. Người tỉnh th́ không bao giờ vui trên khổ đaucủa kẻ khác. Chúng ta là người tu là người tu th́ phải tỉnh để tránh mọi hành động, mọi vui chơi có phương hại gây đau khổ đến người vật. Lại có những người chạy theo sắc dục, lấy đó làm vui. Chẳng hạn một chú thanh niên, cùng một lúc giao tiếp với năm bảy cô gái và được cá`c cô ái mộ, chú lấy đó làm vui thích, tự hào là kẻ tài hoa được nhiều người yêu thương. Nhưng chú không ngờ cái vui đó là cái vui trên cái khổ. Khổ v́ thân xác hao ṃn, khổ v́ tâm thần rối rắm... Nhiều người đă có gia đ́nh lại c̣n lôi thôi, nay thay chồng mai đổi vợ, họ lấy đó làm vui. Họ không ngờ mỗi lần đổi thay la mỗi lần đau khổ, con cái đứa thiếu cha đứa thiếu mẹ, nó bơ vơ khốn khổ. Cái vui ích kỷ của cha hoặc mẹ làm cho con cái khổ sở, khốn đốn mà người làm cha làm mẹ không bao giờ nghĩ đến, cứ sống theo thị dục thú vui riêng của ḿnh ! Lại có những người có máu cờ bạc, lấy sự đánh bạc làm vui. Khi được th́ đem tiền về sắm sửa ăn mặc, thết đăi bà con bạn bè, lúc đó lấy làm vui vẻ thích thú. Nhưng khi thua th́ buồn khổ. Khổ v́ hết tiền nghèo nàn đói rách, nhà cửa tan hoang, nợ nần bủa vây, nay người này đói nợ, mai người kia đ̣i nợ, đ̣i mà không có tiềntrả th́ bị nặng lời hoặc bị mắng chưởi... Cờ bạc ăn th́ ít mà thua th́ nhiều, nên khổ nhiều hơn vui, vui trên đau khổ. Với người biết tu th́ tránh xa những thú vui vừa kể, mà vui với những thú vui của hạnh nghiệp lương thiện, phù hợp đạo lư, vui mà không làm phiền làm khổ ai cả. Ví dụ như ăn chay, mỗi tháng người Phật tử ăn chay hai ngày, hoặc sáu ngày, hoặc mười ngày... Thoạt nh́n, thấy ăn chay là khổ, v́ không được ăn uống tự do phải hạn chế thức ăn, ăn không ngon miệng, mau đói... Song, đối với người biết tu, ăn chay được, họ lấy làm vui, v́ không giết hại sinh vật để bồi bổ cho xác thịt của ḿnh. Một ngày không giết hại là một ngày không làm khổ chúng sanh. Một ngày không làm khổ chúng sanh là một ngày an vui. Cái vui của người ăn chay là cái vui tránh khổ cho loài vật, nhờ vậy mà ḷng từ tăng trưởng. Ăn chay là tránh sát sanh, không làm tổn hại sanh mạng loài vật là vui. Chớ không phải hôm nay là ngày chay, nhiều người cử ăn thịt cá, nên cá thịt rẻ,ra chợ mua, nhất là mua cá đem về bỏ trong hủ rộng , để mai mốt ăn cho đở tốn kém. Nếu tính như vậy là c̣n nhiều ích kỷ quá ! Chưa có thật vui ! Thế nên chúng ta phải thấy rằng : ăn chay cốt không làm tổn hại sinh mạng chúng sanh, tránh được tội lỗi, làm được điều tốt, tiết dục không ham muốn nhiều, v́ ít muốn th́ an vui. Kinh A Hàm, Phật dạy người tukhi “ly dục sanh hỷ lạc” th́ chứng sơ thiền. Do ĺa (ly) ngũ dục : Sắc, htinh, hương, vị, xúc, hoặc tài, sắc, danh, thực, thùy th́ sanh hỷ lạc. Hỷ lạc là vui, do ĺa ngũ dục mà được vui, chớ không phải thọ ngũ mà vui. Đó là tôi kể sơ qua những cái vui của người biết tu, và cái vui của người không biết tu tâm ô nhiễm theo trần tục. Người không biết tu th́ vui trên cái khổ của kẻ khác hoặc của loài vật. C̣n người biết tu th́ vui khi tránh được điều ác, không làm tổn hại người vật, làm được việc thiện lợi ḿnh lợi người. Thế nên nói nguời tu được cái vui thoát tục, tức là vượt khỏi cái vui tầm thường của người thế gian. Ở thế gian có những người thanh niên trẻ tuổi, sống với cái vui thoát tục xa ĺa ngũ dục, ăn chay lo tu tỉnh, th́ bị những người thọ hưởng ngũ dục, phê b́nh châm biếm cho là ngu dại, không biết thụ hưởng thú vui ở đời. Chúng ta nghiệm xét lại người uống rượu, hút á phiện, cờ bạc...và người không uống rượu, không hút á phiện, không cờ bạc... sẽ đưa đến nghèo đói, bệnh hoạn, nhà tan cửa nát... Người dùng nó không thấy hậu quả việc làm của ḿnh, cứ chạy theo thị hiếu, thỏa măn ḷng tham muốn, cuối cùng tự chuốt khổ họa vào thân th́ không khôn, không phải là người trí. Người trí biết cờ bạc, rượu chè, hút sách... là cái nhân đưa đến nghèo đói, bệnh hoạn, khổ đau, nên tránh, tự thân không bị khổ và không làmphiền lụy cho người khác, đó mới là người khôn. Kinh A Hàm, Phật dạy : “Sắc, thinh,hương, vị, xúc, tất cả những pháp này khả lạc, khả hỷ, khả ư. Khi nào chúng ta hiện hữu, thế giới chư thiên xem chúng là khả lạc, khi chúng bị hoại diệt mới thấy chúng là khổ. Bậc Thánh thấy là lạc khi có thân đoạn diệt, Đây hoàn toàn trái ngược điều mọi người được thấy. Điều người khác gọi lạc, bậc Thánh gọi là khổ; điều người khác gọi khổ bậc Thánh biết là lạc, hăy xem pháp khó biết, kẻ không thấy mê mờ”. Ở đây Phật dạy rằng người đời khi được những món ngũ dục, sắc, thinh, hương , vị,xúc th́ cảm thấy vừa ư cho là vui. Chẳng những người đời, mà cả chư thiên cũng thấy như thế. Người trời thấy ngũ dục là vui nhưng khi chúng bị hoại diệt, tức là khi chúng mất đi th́ chừng đó mới thấy khổ. C̣n bậc Thánh thấy vui, khi nơi thân này ḿnh đoạn diệt được tham trước ngũ dục lạc, là cái mầm dẫn đi trong luân hồi sanh tử. Cái vui khi dứt mầm sanh tử mới là cái vui chân thật vĩnh viễn. Cái vui của bậc Thánh khác với cái vui của phàm phu; cái vui của phàm phu bậc Thánh cho là khổ, cái vui của Thánh nhân phàm phu cho là khổ. Thí dụ một tu sĩ ăn mặc đơn sơ thường tọa thiền dưới cội cây. Người nhậu nhẹt ăn chơi cho sống tiết chế kham khổ như thế là ngu không biết thụ hưởng thú vui của đời. Ngược lại bậc Thánh thấy người đời vui say ngũ dục ăn chơi trà đ́nh tửu điếm, cho đó là mê mờ thiếu trí tuệ đem ḷng thương xót. Thế nên người đời phải khéo biết cái vui nào là cái vui chân thật trường cữu, để duy tŕ và ǵn giữ. Cái vui nào trá hính của khổ đau để tránh. Thấy như vậy sống như vậy là không bị mê mờ. Nhược bằng cứ chạy theo cái vui trá h́nh của khổ đau, th́ vui trong chốc lát mà khổ lâu dài, sống như vậy là mê mờ thiếu trí tuệ. Sau đây tôi nêu lên những cái vui của người tỉnh. Người biết tu tỉnh khi tâm hồn b́nh thản thanh tịnh th́ vui. Lúc ngồi dưới gốc cây, bên sườn núi, cảnh vắng vẻ, nh́n trời mây, nh́n cây cỏ hoa lá, tâm hồn thanh thản an định, cảm nhận một niềm vui tràn khắp thân tâm cảnh vật. Người tỉnh tu khi tâm thanh tịnh, vui trên sự thanh b́mh của vạn vật, không làm tổ hại bất cứ loài vật nào, không tổn hại sức khỏe, cũng không hao tiền tốn của. Người đời ở chổ vắng vẻ th́ buồn chán, thường vui ở nơi nhộn nhịp ồn náo. Lại nữa, người tỉnh tu vui khi phá được vô minh phiền năo. Giả sử có người gièm pha chỉ trích, nói lời nhạo báng Phật pháp. Người tu nghe qua khởi niệm bực bội, muốn nói lại cho đă giận. Liền khi đó tỉnh giác, biết giận là phiền năo mê mờ nói lời xúc chạm gây buồn đau cho người là tội lỗi. Ngang đó liền thôi, cơn giận từ từ lắng xuống. Sau đó tâm được b́nh an, ḷng vui sướng thấy ḿnh chiến thắng được phiền năo sân giận. Nếu không thắng được cơn giận th́ phát ngôn bừa băi, nói ra những lời đau đầu nhức óc, kẻ nói qua người trả lại. Lúc đầu th́ đấu khẩu, sau đó th́ đấu tay chân... Như vậy, chỉ là khổ thôi, chẳng lợi ích ǵ! Giờ đây tự phản tỉnh, thấy rơ từng tâm niệm của ḿnh, niệm sân vừa khởi liền biết, không chạy theo nó. Đó là tự thắng ḿnh, thắng được phiền năo sân giận. Thế là ḿnh được an ổn và mối quan hệ giữa ḿnh và người b́nh thường vui vẻ, không có chuyện buồn ghét xảy ra. Thế nên nói người biết tu, vui khi thắng được phiền năo, một cơn giận một niệm buồn khởi lên, liền biết dừng ngay. Cứ thế mà tu tỉnh hằnh giờ, hằng ngày, hằng tháng, hằng năm th́ sự an vui cũng hằng hữu trọn giờ, trọn ngày, trọn tháng, trọn năm... Ngược lại, hễ ai đụng tới là buồn giận, không phản tỉnh, không biết dừng th́ buồn khổ hoài. Như vậy, phá được vô minh phiền năo là gốc vui chân thật. Ngược lại để cho vô minh tăng trưởng, không điều phục nó là gốc của đau khổ. V́ vậy mà người tu phải thường xuyên phản tỉnh, chế ngự phiền năo để được an vui, ở thế gian có nhiều người thật đáng thương, hễ ai nói hay làm điều ǵ trái ư th́ họ nói hoặc làm trả lại bằng, hoặc hơn mới vừa ḷng. Hơn thế nữa, họ c̣n hài ḷng thích thú cho lời nói và việc làm của ḿnh là hay, là khôn, là đắc thắng. Họ không ngờ nói làm như thế, khiến cho người ta buồn giận là ḿnh đă gieo cái nhân bất thiện, mai kia sẽ thọ nhận qủa báo khổ đau. Lại nữa, người tỉnh tu vui khi làm lợi ích cho người. Ví dụ người làm việc từ thiện xă hội đem được gạo tiền, thuốc men, quần áo... đến tận vùng bảo lụt, đưa tận tay cho người mắc nạn, giúp cho họ được no ḷng, ấm thân... th́ thấy ḷng ḿnh vui sướng, v́ đă làm được điều lợi ích cho người. Hoặc một ông thầy giảng dạy hướng dẫn cho học tṛ học hành thông suốt giáo lư Phật, biết sống đời lương thiện, ít khổ đau th́ vui, v́ đă giúp cho người sáng suốt tránh được nhân đau khổ. Người tỉnh giác càng làm lợi ích cho người, càng giúp cho người sáng ra là càng vui. niềm vui chân thật lâu dài. Lại nữa, người tỉnh tu vui khi bỏ bóng nhận đầu, là niềm vui cao siêu bất tuyệt. Trong
Kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật có kể cho ngài A Nan nghe một ví dụ : Có một anh chàng tên Diễn Nhă Đạt Đa, vào một buổi sáng nọ anh cầm gương soi mặt thấy đầu mặt hiện bóng trong gương rơ ràng. Sau đó anh úp guơng lại, anh thấy đầu mặt trong guơng không c̣n nữa. Anh hoảng kinh chạy cùng làng cùng xóm la : Tôi mất đầu rồi ! Tôi mất đầu rồi ! Đó là cái điên của người nhận bóng quên đầu. Cái bóng trong gương mất chớ cái đầu của anh đâu có mất, vẫn c̣n sờ sờ đó ! V́ mê, chấp bóng là đầu nên anh khổ sở điên cuồng la lối ... Nguời tỉnh tu biết quên bóng, nhớ đầu; khi thấy đầu mặt trong gương không c̣n, chợt tỉnh, liền sờ lại đầu, th́ đầu ḿnh hăy c̣n đấy ! Nên nói bỏ bóng mà nhớ đầu là cái vui chân thật. Trong kihn Pháp Hoa có nêu lên ví dụ : Gă cùng tử con ông trưởng giả giàu có, v́ khờ dại bỏ nhà bỏ cha đi lang thang phiêu bạt khắp nơi, thân đói rách nghèo nàn, xin ăn hoặc làm thuê làm mướn sống qua ngày. Một hôm anh nhớ cha mẹ quê hương, anh trở về quê củ gặp lại cha, ông trưởng giả nhận anh là con đẻ, ông trao cả gia sản sự nghiệp cho anh. Anh được niềm vui lớn không thể diễn tả, nên nói là cái của cùng tử gặp cha. Dụ như thế quí vị có hiểu ǵ không ? Từ xưa đến nay, mỗi người chúng ta ai cũng có sẳn ông Phật nơi ḿnh mà quên đi, cứ chạy theo vọng tưởng rồi tạo nghiệp dẫn đi trong luân hồi sanh tử, từ đời này đến kiếp nọ khổ đau không cùng tận. Giờ đây biết vọng tưởng là vô thường không thật dẫn ḿnh đi trong luân hồi sanh tử khổ đau, quyết định phải trở lại sống với ông Phật của ḿnh, th́ được cái vui bất diệt. Nên nói gă cùng tử dừng bước lăng du trở về gặp cha, giàu có sung sướng. Đó là cái vui của gă cùng tử gặp cha. Quí vị nghe tôi giảng năy giờ, quí vị nhận thấy tu là vui hay khổ ? Nếu quí vị thấy tu là vui, th́ quí vị hăy nỗ lực cố gắng tu, để trở về cái chân thật hằng hữu được cái vui bất tuyệt. Ở thế gian này có ai giàu có thọ hưởng ngũ dục một cách đầy đủ mà khỏi đau bệnh, già yếu, chết chóc không ? - Từ ngàn xưa đến nay không ai tránh khỏi ! Thế mà hưởng được cái vui giàu sang sung sướng chỉ được mấy mươi năm, chúng ta tưởng là lâu dài,rồi cứ măi mê đuổi bắt nó. Khi nào chúng ta thoát ra khỏi cái khổ sanh tử th́ mới được cái vui chân thật lâu dài. Nếu c̣n ở trong sanh tử dầu có nhiều tiền lắm của rồi cũng tiêu hoại. chỉ có người biết trở về cái chân thật, tâm hết vô minh phiền năo mới thoát khỏi mọi khổ đau, được cái vui chân thật bất diệt. Qua những dữ kiện vừa nêu, cho chúng ta thấy người đời không sáng suốt lấy cái khổ của người làm cái vui của ḿnh; vui trên sự đau khổ của người vật. C̣n người chân chánh tu hành hằng sáng suốt không bao giờ thừa nhận ḿnh vui trên sự đau khổ của người vật, mà ngược lại lấy cái vui của ḿnh; đem sự an vui đến cho người vật. Tất cả chúng ta phát tâmtu là phát nguyện sống đời an vui bất tận, chẳng những trong đời này mà vĩnh viễn về sau. Muốn được như thế chúng ta phải làm sao ? Nên nổ lực tu hành hay lười biếng giải đăi ? Người tu hành thoạt nh́n thấynhư thiệt tḥi khổ sở v́ không thọ hưởng những cái vui sướng của thế gian, lại khép ḿnh trong giới điều nghêm nhặt để tinh tiến tu hành. Vậy, người đă phát tâm tu theo đạo Phật th́ suốt đời phải tinh tấn tu hành, chớ không phải tu một thời gian rồi ngừng nghỉ không tu nữa. Nhứt là người già phải nỗ lực tu nhiều hơn, v́ già cái khổ tử vong gần kề. Nếu không lo tu hành khi cái chết đến làm sao trở tay kịp ? Thế nên người phát tâm tu chẳng những khi c̣n trẻ lo tu hành mà lúc già lại phải tu nhiều hơn, như thế mới có được nguồn an vui chân thật, dứt mọi khổ đau. Tóm lại, đạo phật là đạo diệt khổ, đem vui đến cho chúng sanh, và chính đạo Phật là chổ an b́nh là chỗ nương tựa an vui chân thật, muôn đời của tất cả loài người. ] |