THANH QUI CÁC THIỀN VIỆN

 

GIỚI THIỆU BẢN THANH QUI

Phật dạy ba môn học là văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ. Văn tuệ là nghe hay học được nơi Thầy, nơi thiện hữu tri thức. Nhờ học chúng ta mới hiểu biết được những điều cao quí do Phật dạy còn ghi chép trong Tam tạng giáo điển. Song chúng ta chỉ hiểu biết qua lời giảng dạy của Thầy thì chưa thấm nhuần giáo lý nơi tự tâm chúng ta. Cần phải có tư tuệ, là sự tư duy suy ngẫm những lời dạy của Phật cho tường tận thấu suốt thì chúng ta mới am tường mới thẩm thấu được. Tuy nhiên sau khi am tường lời dạy của Phật rồi, chúng ta còn phải ứng dụng lời dạy ấy vào đời sống hàng ngày của chúng ta là tu tuệ. Như người bệnh trước phải nhờ thầy thuốc xem mạch, giải thích chứng bệnh cho bệnh nhân hiểu, kế đó bệnh nhân phải suy gẫm lời giải thích của thầy thuốc có đúng bệnh của mình hay không ? Sau khi biết đúng phải mua thuốc về uống thì bệnh mới lành. Dù thầy thuốc xem mạch nói đúng, bệnh nhân suy gẫm hợp lý, mà không chịu mua thuốc về uống thì bệnh nhân không bao giờ được mạnh. Cũng thế, có văn, tư mà không tu thì chúng ta không khi nào hết khổ. Mục đích của bản Thanh Qui này là nhằm tạo điều kiện cho Tăng, Ni sau khi có văn, tư rồi thực hiện tu cho có kết quả tốt.

Sự tu của chúng ta thể hiện qua ý nghĩ, lời nói, hành động một cách cụ thể bằng pháp Lục hòa. Ðồng thời phải buông bỏ hết những nghiệp chướng quá khứ và hiện tại. Chúng ta phải giữ mười giới làm căn bản. Ðể được thích nghi với nếp sống Thiền Viện và vui vẻ với huynh đệ, chúng ta phải tuân giữ những điều phụ của Nội Qui. Muốn cho sự tu hành được thăng tiến, chúng ta mỗi đêm phải thành tâm sám hối cho tội lỗi nhiều kiếp và đời này đều trong sạch.

Trọng tâm của Thiền Viện là tu Thiền. Tất cả Thiền sinh ở đây lấy Thiền làm mạng sống. Vì thế, trong bốn oai nghi Thiền sinh lúc nào cũng tỉnh giác, song thực hiện trọn vẹn hơn là những giờ tọa thiền. Thiền mà Thiền Viện tu tập là Thiền Tông qua sự đúc kết của Tổ Huệ Khả, Tổ Huệ Năng và Tổ Trúc Lâm. Do đó bản Thanh Qui này ra đời để áp dụng chung cho các Thiền Viện.

Ngày mồng  08 / 02 / Kỷ Mão.
( 25 / 03 / 1999 )

H.T. THÍCH THANH TỪ
 

NỘI DUNG THANH QUI

PHẦN I

1.  Lời mở đầu
2.  Lục hòa
3.  Giới luật
4.  Tổ chức
5.  Thời khóa tại Thiền Viện
6.  Chương trình học
7.  Tuyển sinh
8.  Ðiều lệ dành cho khách
9.  Kết luận
10.  Tờ cam kết

PHẦN II

1.  Nghi thức sám hối
2.  Nghi thức cúng Phật
3.  Nghi thức thọ trai
4.  Nghi thức tọa thiền
5.  Nghi thức thỉnh nguyện

PHẦN III

1.  Tụng lễ Phật Ðản, Lễ Thành Ðạo
2.  Tụng lễ Vu Lan
3.  Các Văn Phát Nguyện -Văn Sám Hối
4.  Kệ Hô chuông ,Thâu chuông, Hô Trống
5.  Các bài phục nguyện

Nguồn: www.thuong-chieu.org

THIỀN TÔNG VIỆT NAM