[Trang chu] [Kinh sach]

HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC

GIẢNG GIẢI

[mucluc]

[A.Chương1][A.Chương2][A.Chương3][A.Chương4][A.Chương5][A.Chương6][A.Chương7]

[B.Chương 1][B.Chương 2][B.Chương 3][B.Chương 4][B.Chương 5]

[B.Chương 6-phần 1][B.Chương 6-phần 2][B.Chương 6-phần 3][B.Chương 6-phần 4][B.Chương 7]


A. CHÁNH VĂN: NGỮ LỤC CỦA THIỀN SƯ HƯƠNG HẢI

(tt)

VI. KHAI THỊ NGỘ NHẬP ĐƯỢC DUYÊN TỐT TRUYỀN TRAO ẤN CHỨNG

Một hôm Sư dạy chúng:

- Từ khi ta lên trụ chùa Nguyệt Đường, lập Thiền Tịnh Viện th́ đệ tử ở khắp nơi theo về đông đảo để học đạo quy y, thảy đều ghi tên tất cả để rơ dấu tích.

Trong đó đệ tử Thượng Túc là Ḥa thượng Viên Thông tự Chân Lư Hiển Mật.

Kế là các vị: Chân Tạng Mật Hạnh, Chân Chiếu Hoa Mỹ, Chân Tông Quản Trí, Chân Quư Phổ Ứùng, Chân Truyền Quang Tán, Chân Tịch Khổ Hạnh, Chân Thành Bồ Đề, Chân Thường, Chân Cảnh, Chân Thước, Chân Ưù, Chân Thị, Chân Thuần, Chân Đẳng, Chân B́nh, Chân Pháp, Chân Quản, Chân Trí, Chân Bảo, Chân Thường, Chân Đông, Chân Dung, Chân Quả, Chân Viên, Chân Kinh, Chân Tĩnh, Chân Quang. Hàng chữ “Chân” này được bảy mươi vị, trên đây là tạm ghi những vị lớn tiếp nối truyền đăng.

Sau đây là hàng cháu thuộc chữ “Như”:

Thứ nhất là người tiếp nối hương hỏa, Tăng Lục Ty Ḥa thượng Tăng thống Chánh Tông tự Như Nguyệt hiệu Hoa Quang (trụ tŕ chùa).

Kế là Sơn tăng Như Tông, Tăng phó Như Túc, Như Khoản, Tăng phó Như Nhật, Nội đàn Như Đài, Như Bảo, Tăng chánh Như Sơn, Tăng phó Như Thừa, Như Công, Tăng phó Như Thuyên, Hữu công Như Hiền, Như Nhẫn, Tăng thống Như Toàn, Hữu công Như Biện, Như Đề, Tăng chánh Như Viên, Như Kiên, Như Lưu, Như Mật, Tăng phó Như Cảnh, Như Hải, Như Khanh, Như Nghiệm… Khoảng hai trăm vị, trên đây chỉ tạm ghi hai mươi bốn vị hoặc có công với chùa, hoặc có sắc mệnh.

Kế là hàng cháu chắt thuộc chữ “Tánh”.

Thứ nhất là Chánh Phái Phụng Thị Nội đàn Tăng thống tự Tánh Thanh, Nội đàn Tánh Liễn, Tánh Kế, Đạm hạnh Tánh Khả, Nội đàn Tánh Châu, Tánh Duệ, Tánh Thước, Tánh Tường, Tánh Mẫn, Tánh Nhu, Tánh Định, Tánh Bạch, Tánh Anh, Tánh Trác, Tánh Đức, Tánh Trí, Tánh Lăng, Tánh Tiếp, Tánh Phụng, Tăng phó Tánh Xán, Tánh Tuyên, Tăng chánh Tánh Hoàn, Tánh Không…

Hàng chữ “Hải” gồm có:

Tăng phó Hải Bồi, Hải Triều, Hải Thường, Hải Nhă, Hải Đồng, Hải Diên, Hải Lịch, Hải Khoát, Hải Liêm, Hải Trung…

Ni cô xuất gia từ nhỏ, giới hạnh tinh nghiêm khoảng ba mươi vị. Cư sĩ nam nữ cả ngàn muôn vị đều quy hướng theo Sư.

Sư thường đọc lại những bài kệ để dạy chúng:

Kệ ngộ liễu.

BÀI 1:

            Giác không không giác, không không giác,

            Giác dĩ không không không bất không.

            Dục thức vô cùng hảo tiêu tức,

            Đô lô chỉ tại thử hiên trung.

Dịch:

            Giác không, không giác, không không giác,

            Giác đă không không, không chẳng không.

            Muốn biết vô cùng tin tức tốt,

            Thảy đều chỉ ở trong hiên này.

BÀI 2:

            Sư tử quật trung sư tử,

            Chiên đàn lâm lư chiên đàn.

            Nhất thân hữu lại càn khôn khoát,

            Vạn sự vô ưu nhật nguyệt trường.

Dịch:

            Sư tử trong hang sư tử,

            Chiên đàn trong rừng chiên đàn.

            Một thân nhờ có trời đất rộng,

            Muôn việc không lo ngày tháng dài.

BÀI 3:

            Long đắc thủy thời thiêm ư khí,

            Hổ phùng sơn sắc trưởng uy nanh.

            Nhân quy Đại quốc phương tri quư,

            Thủy đáo Tiêu Tương nhất dạng thanh.

Dịch:

            Được nước rồng càng thêm ư khí,

            Gặp non cọp mới trổ oai hùng.

            Người về đại quốc thành cao quư,

            Nước đến Tiêu Tương một sắc trong.

BÀI 4:

            Thiên thượng hữu t́nh giai cung Bắc,

            Nhân gian vô thủy bất triều Đông.

            Quát quy mao ư thiết ngưu bối thượng,

            Tiệt thố giác ư thạch nữ yêu trung.

            Dạ xoa la sát tài khể thủ,

            Ngục tốt ngưu đầu tiện ḱnh quyền.

Dịch:

            Sao ở trên trời đều chầu Bắc,

            Nước dưới nhân gian thảy về Đông.

            Giữa eo gái đá cắt sừng thỏ,

            Trên lưng trâu sắt nhổ lông rùa.

            Dạ xoa la sát đầu vừa  cúi,

            Ngục tốt ngưu đầu giơ sẵn thoi.

BÀI 5:

            Hoặc thị hoặc phi nhân mạc thức,

            Nghịch hạnh thuận hạnh thiên mạc trắc.

            Cách sơn nhân xướng Chá-cô từ,

            Thác nhận Hồ gia thập bát phách.

Dịch:

            Hoặc phải hoặc quấy nào ai biết,

            Nghịch hạnh thuận hạnh trời khó xét.

            Cách núi người ca khúc Chá-cô,

            Lầm nhận kèn Hồ mười tám nhịp.

Sư thăng ṭa dạy chúng:

- Có một người một đời làm lành. Có một người một đời làm dữ. Người làm lành một sớm phạm giới không cho mà lấy. Người làm dữ một niệm liễu ngộ tự tâm. Người lành phạm giới không cho mà lấy, tức gọi là giặc. Người dữ liễu ngộ tự tâm, tức gọi là Phật. Hai người đồng đến Vân Môn hỏi chấp nhận người nào đúng. Nếu chấp nhận người lành bỏ người dữ th́ là nhận giặc mà bỏ Phật. Nhận người dữ bỏ người lành, th́ là sợ ác mà khinh thiện. Nếu chấp nhận cả hai người th́ Phật và giặc chẳng phân. Nếu cả hai người đều không nhận th́ lành dữ chẳng rơ. Nếu quyết định chỉ Phật là người ác th́ chuốc tội chê bai Phật, vào địa ngục như tên bắn. Nếu chỉ giặc là người lành th́ chưa có người lành nào mà làm giặc.

Tụng:

BÀI 1:

            Tân phụ kỵ lư a gia khiên,

            Bộ bộ tương tùy bất trước tiên.

            Quy đáo tận đường nhân bất thức,

            Tùng kim lăn cánh xuất môn tiền.

Dịch:

            Cô dâu cỡi lừa mẹ chồng dẫn,

            Từng bước theo nhau chẳng cần roi.

            Về đến tận nhà người chẳng biết,

            Từ nay ra cửa cũng biếng lười.

BÀI 2:

            Phu tử bất thức tự,

            Đạt-ma bất hội thiền.

            Huyền diệu vô ngôn ngữ  (Bản Hán là Huyền Sa vô thử ngữ )

            Thiết mạc vọng lưu truyền.

Dịch:

            Khổng Tử không biết chữ,

            Đạt-ma chẳng hội thiền.

            Huyền diệu không lời nói,

            Cốt đừng dối lưu truyền.

BÀI 3:

            Tầm ngưu tu phỏng tích,

            Học đạo quư vô tâm.

            Tích tại ngưu hoàn tại,

            Vô tâm đạo dị tầm.

Dịch:

            T́m trâu phải noi dấu,

            Học đạo quư vô tâm.

            Dấu c̣n trâu đâu mất,

            Vô tâm đạo dễ tầm.

BÀI 4:

            Sanh tùng hà xứ lai?

            Tử tùng hà xứ khứ?

            Tri đắc lai khứ xứ,

            Phương danh học đạo nhân.

Dịch:

            Sanh từ chỗ nào đến?

            Chết sẽ đi về đâu?

            Biết được chỗ đi đến,

            Mới gọi người học đạo.

*

*   *

Một hôm Sư thảnh thơi ngâm hai bài kệ dặn ḍ người tại gia:

BÀI 1:

            Thành thị du lai ngụ tự chiền,

            Tùy cơ ứng hóa mỗi thời nhiên.

            Song chiêu nguyệt đáo sàng thiền mật,

            Tùng tiếu phong xuy tĩnh khách miên.

            Sắc ánh lâu đài minh sắc diệu,

            Thanh truyền chung cổ diễn thanh huyền.

            Nguyên lai tam giáo đồng nhất thể,

            Nhậm vận hà tằng lư hữu thiên.

Dịch:

            Từ thành thị đến nghỉ chùa chiền,

            Tùy cơ ứng hóa lẽ đương nhiên.

            Song vời trăng đến giường thiền mát,

            Gió thổi thông cười khách ngủ yên.

            Lầu đài rực rỡ, màu huyền diệu,

            Chuông trống vang rền, tiếng thâm uyên.

            Ba giáo nguyên lai đồng một thể,

            Hồn nhiên đâu có lẽ nào thiên.

BÀI 2:

            Thượng sĩ thường du Bát Nhă lâm,

            Trần cư bất nhiễm liễu thiền tâm.

            Liêm Khê Tŕnh thị minh cao thức,

            Tô Tử Hàn Văn khế diệu âm.

            Vạn tượng sâm la cao dị hiển,

            Nhất biều tạo hóa mật nan tầm.

            Nho nguyên đăng đăng đăng di khoát,

            Pháp hải trùng trùng nhập chuyển thâm.

Dịch:

            Thượng sĩ từng chơi cảnh tùng lâm,

            Phong trần không vướng hội thiền tâm.

            Liêm Khê, Tŕnh Hiệu người thông suốt,

            Tô Tử, Hàn Văn hiểu diệu âm.

            Muôn ngàn cảnh vật cao dễ thấy,

            Tạo hóa một bầu kín khó tầm.

            Nguồn Nho thăm thẳm lên càng rộng,

            Bể Thích trùng trùng xuống lại thâm.

*

*    *

Lại một hôm Sư rảnh rang dạy chúng:

- Muốn cầu thấy Phật cứ nhận nơi chúng sanh, chỉ v́ chúng sanh mê không tự biết có Phật, chớ Phật đâu có làm mê chúng sanh. Ngộ được tự tánh của ḿnh th́ chúng sanh là Phật, mê tự tánh của ḿnh th́ Phật là chúng sanh. Giữ được tự tánh của ḿnh b́nh đẳng th́ chúng sanh là Phật, để tự tánh ḿnh gian hiểm th́ Phật là chúng sanh. Tâm ta sẵn có Phật, Phật sẵn nơi ḿnh đó là chân Phật. Nếu tự tâm không Phật th́ t́m chân Phật nơi nào? Nên kinh nói: “Tâm sanh th́ các pháp sanh, tâm diệt th́ các pháp diệt”. Phàm phu tức là Phật, phiền năo tức là Bồ-đề. Niệm trước mê là phàm phu, niệm sau giác là Phật. Niệm trước chấp cảnh là phiền năo, niệm sau ĺa cảnh là Bồ-đề.

Tự thể của chân tâm chẳng phải chỗ ta nói bày đến được, trong suốt như hư không không bờ mé, như tấm gương trong sạch tṛn sáng, khen chê khó đến kịp, nghĩa lư khó suốt thông. Không thể lấy cái có không, nơi này chốn nọ mà xét tột được chỗ u huyền của nó. Cũng không thể lấy trí khôn và ngôn ngữ mà bàn đến chỗ huyền diệu của nó. Chỉ có ai ngộ được chân tâm th́ hiểu ngay nơi ḿnh. Ví như muôn thứ hương thơm, chỉ đốt một ḷ là hiểu hết mùi thơm. Như vào bể cả tắm, chỉ cần hớp một ngụm nước là biết hết toàn vị của bể cả.

Chốn chân thật thâm sâu lặng lẽ, giác ngộ th́ bụi trần lắng sạch tâm thể trong ngần; dứt hết mối manh danh tướng của ngoại cảnh, sạch hết những năng sởû ở trong tâm. Bởi ban đầu bất giác, bỗng khởi ra vọng động, chiếu soi lại tự tâm, theo cái chiếu soi ấy mà sanh ra tâm trần, nên gọi là chúng sanh. Như gương hiện h́nh tượng, chợt có thân căn. Từ đó chân tâm bị dời đổi, căn tánh bị sai lạc, chấp vào tướng đuổi theo danh, chứa măi những vọng trần ứ đọng, kết măi những vọng thức liên miên. Đem túm bọc chân giác vào giấc mê đêm, đắm ch́m mê muội trong tam giới. Làm mù ḷa con mắt trí ở trong ngơ tối, khúm núm cúi ḷn trong chín loài. Ở trong cơi chẳng đổi dời, bỗng dưng luống chịu kiếp luân hồi. Trong pháp vô thoát, mà tự chuốc sự trói buộc nơi thân. Như con tằm mùa xuân, làm kén tự giam ḿnh, con thiêu thân mùa thu tự nhào vô đèn thiêu xác. Đem những sợi tơ nhị kiến buộc lấy nghiệp căn khổ sở, dùng đôi cánh của ḷng tham mù quáng toan dập tắt ṿng lửa tử sinh.

Lại có những kẻ tà căn ngoại chủng, tiểu trí quyền cơ; chúng không hiểu rơ nguồn bệnh của sanh tử, không biết gốc kiến chấp của ngă nhơn (ta người). Chỉ muốn tránh chỗ huyên náo, bỏ nơi hoạt động, cố phá từng tướng tách từng mảnh bụi của từng vật thể để t́m hiểu biết. Làm như thế, tuy nói rằng nếm được mùi tĩnh lặng, thầm hợp với lư không, nhưng không biết đó là cái lối làm chôn vùi chân tánh, trái ngược chân giác, chẳng khác nào kẻ chẳng biện rơ sắc xanh đỏ trong mắt, chỉ lo tắt quầng sáng của ngọn đèn, không lo xét tột cùng cái huyễn thân ở trong thức, lại luống chạy trốn cái bóng rỗng dưới mặt trời. Như thế chỉ lao nhọc tinh thần, tốn hao sức lực. Chẳng khác nào đổ nước vào băng, ném củi vào lửa. Có biết đâu, bóng ḷa hiện ra màu xanh, bóng rỗng theo nơi thân. Nếu chữa khỏi bệnh ḷa ở mắt th́ bóng xanh kia tự mất, diệt thân huyễn chất này th́ bóng nọ không c̣n.

Nếu biết quay ánh sáng soi lại nơi ḿnh, bỏ ngoại cảnh mà xem ở tự tâm, th́ Phật nhăn sáng suốt, bóng nghiệp tự tan, pháp thân hiện ra, những vết trần tự diệt. Ta phải lấy lưỡi dao trí của tâm tự giác mà rạch lấy ra tâm châu trong những mối dây quấn chặt. Phải dùng mũi giáo tuệ chặt đứt lưới kiến chấp trong trần cảnh. Ấy chính là tông chỉ cùng tâm chân thuyên đạt thức đó vậy.

Sư lại nói:

- Trí hay chiếu vốn không, cảnh bị duyên cũng lặng. Lặng mà không phải lặng, bởi không có người hay lặng. Soi mà không soi, bởi không có cảnh bị soi. Cảnh và trí đều lặng, tâm lo nghĩ an nhiên, đây chính là con đường cốt yếu trở về nguồn.

Lại nói:

- Lặng lặng sanh vô kư, tỉnh tỉnh sanh loạn tưởng. Lặng lặng dù hay trị loạn tưởng mà trở lại sanh vô kư. Tỉnh tỉnh dù hay trị vô kư mà trở lại sanh loạn tưởng. V́ vậy nói: “Tỉnh tỉnh lặng lặng phải, vô kư lặng lặng sai. Lặng lặng tỉnh tỉnh phải, loạn tưởng tỉnh tỉnh sai.”

Sư lại nói:

- Người phàm phần nhiều ở nơi sự làm ngại lư, nơi cảnh làm ngại tâm, nên thường muốn trốn cảnh để an tâm, bỏ sự để giữ lư. Song chẳng biết, chính tâm ấy làm ngại cảnh, lư làm ngại sự. Chỉ cần tâm không th́ cảnh tự không, lư lặng th́ sự tự lặng, chợt liền trở ngược lại tự tâm.

Vọng thân đem đến gương soi bóng, bóng chẳng khác với vọng thân. Chỉ muốn bỏ bóng ghét vọng, có biết đâu thân cũng vốn hư dối, thân nào khác với bóng mà muốn một có, một không?

Nếu muốn lấy một, bỏ một hằng cùng chân lư cách xa. Lại mến Thánh ghét phàm th́ nổi ch́m trong biển sanh tử.

            Phiền năo nhân tâm cố hữu,

            Vô tâm phiền năo hà cư,

            Bất lao phân biệt thủ tướng,

            Tự nhiên đắc đạo tu du.

Dịch:

            Phiền năo do tâm nên có,

            Tâm không phiền năo ở đâu?

            Chẳng nhọc phân biệt lấy tướng,

            Tự nhiên được đạo chóng mau.

Sư lại nói:

            Thức đắc y trung bảo,

            Vô minh túy tự tỉnh.

            Bách hài tuy hội tán,

            Nhất vật trấn trường linh.

            Tri cảnh hồn phi thể,

            Thần châu bất định h́nh.

            Ngộ tắc tam thân Phật,

            Mê si vạn quyển kinh.

            Tại tâm tâm khả trắc,

            Lịch nhĩ nhĩ nan thinh.

            Vơng tượng tiên thiên địa,

            Huyền tuyền xuất yểu minh.

            Bổn cương phi đoàn luyện,

            Nguyên tịnh mạc trừng đ́nh.

            Bàn bạc luân triêu nhật,

            Linh lung ánh hiểu tinh.

            Thụy quang lưu bất diệt,

            Chân khí xúc hoàn sanh.

            Giám chiếu không động tịch,

            La lung pháp giới minh.

            Giải ngữ phi quan thiệt,

            Năng ngôn bất thị thanh.

            Tuyệt biên nhị ô mạn,

            Vô tế đẳng không b́nh.

            Kiến nguyệt phi quan chỉ,

            Hoàn gia mạc vấn tŕnh.

            Thức tâm tâm tắc Phật,

            Hà Phật cánh kham thành.

Dịch:

            Biết được báu trong áo,

            Vô minh say tự tỉnh.

            Trăm hài dù tan ră,

            Một vật vững sáng luôn.

            Biết cảnh chẳng phải thể,

            Châu thần chẳng định h́nh.

            Ngộ ắt ba thân Phật,

            Si mê muôn quyển kinh.

            Ở tâm tâm lường được,

            Qua tai tai khó nghe.

            Không h́nh trước trời đất,

            Suối huyền vượt tối tăm.

            Cứng sẵn không nung luyện,

            Vốn sạch chớ lóng yên.

            Mênh mông vầng nhật sớm.

            Lấp lánh ánh sao mai.

            Sáng lành sáng sáng măi,

            Chân khí chạm lại sanh.

            Chiếu soi không động lặng,

            Che trùm pháp giới minh.

            Hiểu lời nào dính lưỡi?

            Hay nói chẳng phải thanh.

            Tuyệt bờ dừng nhơ nhiễm,

            Không mé đồng hư không.

            Thấy trăng thôi xem ngón,

            Đến nhà chớ hỏi đường.

            Biết tâm tâm ắt Phật,

            C̣n Phật nào để thành?

Pháp thân không h́nh tướng, chẳng thể đem âm thanh cầu. Diệu đạo không lời nói, chẳng thể dùng văn tự hội. Dẫu cho vượt lên Phật Tổ, vẫn rơi vào thềm bậc. Mặc dù nói diệu bàn huyền, cuối cùng cũng dính trên môi lưỡi. Phải là, chẳng phạm công huân, chẳng để dấu vết, như cây khô, gộp đá lạnh, trọn không chút tươi nhuận. Như người huyễn, ngựa gỗ đều không t́nh thức. Được như thế, mới hay buông tay vào chợ, chuyển thân đi trong dị loại. Cũng chẳng nói:

            Trong cơi vô lậu giữ chẳng dừng,

            Lại đến trũng sương nằm cát lạnh.

            (Vô lậu quốc trung lưu bất trụ,

            Khước lai yên ổ ngọa hàn sa.)

Nếu dùng cái biết mà biết lặng, đây chẳng phải là cái biết không duyên. Như tay cầm hạt châu Như Ư, chẳng phải không có cái tay và châu Như Ư. Nếu dùng tự biết mà biết, cũng chẳng phải cái biết không duyên. Như tay tự nắm lại, chẳng phải không có cái tay nắm. Cũng chẳng biết cái lặng lặng, cũng chẳng biết cái biết biết, song không thể cho là không biết. V́ tự tánh tỏ rơ nên chẳng đồng với cây đá. Tay chẳng cầm hạt Như Ư, cũng chẳng tự nắm lại, chẳng thể cho là không có tay. Do cái tay vốn sẵn như vậy nên chẳng đồng với sừng thỏ. Mé trước không phiền năo đáng trừ, mé giữa không tự tánh đáng giữ, mé sau không Phật đáng thành. Đó là dứt bặt cả ba mé, ba nghiệp được mát mẻ.

Ta vừa mống tâm đă thuộc về quá khứ rồi. Tâm ta chưa mống bèn gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai, tức là tâm quá khứ, vậy tâm hiện tại ở chỗ nào? Người học rơ biết một niệm vừa dấy lên trọn không thật có, đó là Phật Quá Khứ. Quá khứ chẳng có, vị lai chẳng không, đó là Phật Vị Lai. Ngay đây niệm niệm chẳng dừng, đó là Phật Hiện Tại. Niệm niệm tương ưng tức niệm niệm thành Phật. Đây chính là cửa phương tiện tột ban đầu.

Khi mặt trời lên th́ sáng khắp thiên hạ mà hư không chưa từng sáng. Khi mặt trời lặn th́ tối khắp thiên hạ mà hư không chưa từng tối. Hai cảnh tối và sáng tự lấn đoạt lẫn nhau, tánh hư không th́ rỗng rang tự sẵn như vậy. Tâm Phật và chúng sanh cũng như thế. Nếu xem Phật là tướng thanh tịnh sáng rỡ, xem chúng sanh là tướng nhơ đục tối tăm, dù trải qua số kiếp như cát sông Hằng trọn chẳng được Bồ-đề.

Lại ba đời chư Phật trọn ở trong thân chính ḿnh. Nhân bị tập khí che mờ, cảnh vật chuyển lôi liền tự mê mất. Nếu ở nơi tâm mà vô tâm, chính là Phật Quá Khứ. Lặng lẽ chẳng động, chính là Phật Vị Lai. Tùy cơ ứng vật, chính là Phật Hiện Tại. Thanh tịnh không nhiễm, chính là Phật Ly Cấu. Ra vào không ngại, chính là Phật Thần Thông. Đến đâu đều thảnh thơi là Phật Tự Tại. Một tâm chẳng mê mờ, là Phật Quang Minh. Đạo niệm bền vững là Phật Bất Hoại. Biến hóa ra nhiều nơi song chỉ một chân thật vậy thôi.

Diễn Nhă Đạt Đa chấp bóng quên đầu, đâu khỏi ôm đầu chạy đi t́m đầu. Chính ngay khi mê đó, cái đầu vẫn chẳng mất, đến khi tỉnh rồi cũng chẳng có được. Tại sao? Kẻ mê cho là mất, người ngộ cho là được. Được mất ở nơi người, đâu dính dáng ǵ với động tịnh.

Sư lại nói:

Chí đạo gốc ở tâm, tâm pháp gốc ở vô trụ. Tâm thể vô trụ đó, tánh tướng đều lặng lẽ, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt, t́m nó th́ chẳng được, bỏ đi cũng chẳng rời. Mê hiện lượng th́ hoặc và khổ lăng xăng. Ngộ chân tánh th́ rỗng rang tỏ suốt. Tuy tâm tức là Phật, Phật tức là tâm, song chỉ có người chứng mới biết.

Song c̣n chấp có chứng, có biết th́ mặt trời trí tuệ rơi vào đất có. Nếu tâm mờ mịt không chiếu, không sáng th́ đám mây hôn trầm che lấp ở cửa không. Chỉ có tâm không sanh một niệm th́ không c̣n ngăn cách trước sau, chân tánh chiếu thể đứng riêng th́ ta người nào khác. Nhưng mê đối với ngộ, ngộ trông vào mê, vọng đối với chân, chân nương nơi vọng. Nếu ta cầu chân mà bỏ vọng như người chạy trốn bóng luống nhọc ḿnh. Nếu ta nhận chân chính nơi vọng, như người vào chỗ mát th́ bóng mất. Nếu tâm không vọng chiếu th́ vọng lự tự hết. Nếu mặc t́nh lặng biết th́ các thiệân hạnh được phát khởi. Thế nên cái ngộ tịch mà không tịch, cái chân tri dường như vô tri. Do một tâm không phân chia tịch và tri, khế hợp với lẽ huyền diệu dung thông cả có và không, không chấp, không mắc, không nhiếp, không thu, phải quấy đều quên, năng sở cũng dứt. Cái dứt ấy cũng bặt luôn th́ Bát-nhă hiện tiền, mỗi tâm đều thành Phật, không tâm nào chẳng phải tâm Phật; chốn chốn đều thành đạo, không một hạt bụi nào chẳng phải cơi Phật.

Thế nên chân với vọng, vật với ngă, đều do ở một tâm ta. Phật với chúng sanh cũng đều chung nhau một tâm ấy. Nếu mê th́ người theo sự vật, sự vật th́ vô vàn nên người chẳng giống nhau. Nếu ngộ th́ sự vật theo người, người đem một trí mà dung ḥa muôn cảnh. Đến đây th́ hết chỗ nói năng, bặt đường tư tưởng c̣n ǵ mà nói nhân trước quả sau? Tâm thể rỗng lặng, c̣n ǵ là người này giống, kẻ kia khác. Chỉ c̣n một tâm trong sáng, tăng giảm chan ḥa. Như tấm gương sáng tuy không có hoa mà bóng hoa hiện, gương vẫn vô tâm; tuy thấy ảnh tượng chiếu trong gương, mà ảnh tượng vẫn hằng không.

Hơn nữa, đạo th́ luận nói cũng chẳng được, im lặng cũng chẳng được; dù cho quên cả hai nói và im cũng không dính dáng. Tại sao? Quang minh của bậc Cổ Phật, phong thái của hàng Tiên đức, mỗi mỗi đều từ trong chỗ không muốn, không nương mà được phát hiện. Hoặc có khi cao vút ṿi vọi trọn không thể nhổ lên, hoặc có khi bao trùm ḥa lẫn trọn không chỗ thấy. Cuối cùng chẳng cố định một chỗ, cũng chẳng dính mắc ở hai đầu, không phải mà không ǵ chẳng phải, không quấy mà không ǵ chẳng quấy, được cũng không chỗ được, mất cũng không chỗ mất, chẳng từng cách xa một mảy tơ, chẳng từng dời đổi một sợi tóc, sáng ngời lối xưa, chẳng thuộc nhiệm mầu sâu kín (huyền vi), ngay trước mặt đem lại, chợt đó liền qua, chẳng ở nơi chánh vị, đâu rơi vào lối tà, chẳng đi nơi thênh thang, đâu đạp vào lối nhỏ, xoay đầu chẳng gặp, chạm mắt lại không đối trước, một niệm xem khắp, thênh thang rỗng lặng. Một chút tông yếu này, ngàn Thánh chẳng truyền, thẳng đó rơ biết, ngay đây vượt lên. Mới biết, chỗ sạch trọi trơn thế ấy tức dễ, chỗ sáng rỡ rơ ràng thế ấy tức khó. Nếu là việc bổn phận th́ tay chân buông đi mà không cái ǵ thu chẳng đến, mỗi mỗi phóng ánh sáng hiện tướng lành, mỗi mỗi dứt bặt dấu vết, trên cơ trọn chẳng dừng, trong lời không thể bày, tột đáy khuấy chẳng đục, toàn thân đập chẳng nát, rốt ráo là cái ǵ được tinh thông thế ấy, được kỳ đặc thế ấy?

Này các Ngài! Chẳng cần biết mặt mũi y, chẳng cần đặt tên cho y, cũng chớ t́m chỗ nơi củûa y. Tại sao? V́ y không chỗ nơi, y không tên tuổi, không mặt mũi, ta vừa dấy niệm đuổi t́m liền cách mười đời, năm đời.

Chi bằng buông đi tự do, cần bước liền bước, cần dừng liền dừng, tức thiên nhiên mà chẳng phải thiên nhiên, tức như như mà chẳng phải như như, tức trong lặng mà chẳng phải trong lặng, tức bại hoại mà chẳng phải bại hoại, không thích sống không sợ chết, không cầu Phật, không sợ ma, chẳng cùng hợp với Bồ-đề, chẳng đồng chung với phiền năo, chẳng nhận một pháp, chẳng ghét một pháp, không ở đâu mà ở tất cả, chẳng phải ĺa mà chẳng phải chẳng ĺa. Nếu ai hay thấy được như thế th́ Thích-ca tự Thích-ca, Đạt-ma tự Đạt-ma.

Sư lại nói:

- Tám mươi bốn ngàn pháp môn Ba-la-mật, mỗi môn luôn mở ra các đức Phật nhiều như bụi nhỏ trong cơi Tam thiên Đại thiên. Mỗi đức Phật nói pháp đều chẳng nói có, chẳng nói không, chẳng nói không phải có không phải không, chẳng nói cũng có cũng không. Sao vậy?

            Ly tứ cú tuyệt bách phi,

            Tương phùng cử mục thiểu nhân tri.

            Tạc nhật sương phong lậu tiêu tức,

            Mai hoa y cựu xuyết hàn chi.

Dịch:

            Ĺa bốn câu bặt trăm quấy,

            Gặp nhau nhướng mắt mấy ai hay.

            Hôm qua sương gió thông tin tức,

            Cành đông như cũ điểm hoa cười.

*

*    *

Rảnh rang Sư thường ngâm lại những bài kệ dạy chúng:

BÀI 1:

            Nhất thiết vô tâm tự tánh Giới,

            Nhất thiết vô ngại tự tánh Tuệ.

            Bất tăng bất giảm tự Kim Cang,

            Thân khứ thân lai bổn Tam-muội.

Dịch:

            Tất cả không tâm tự tánh Giới,

            Tất cả không ngại tự tánh Tuệ.

            Chẳng thêm chẳng bớt tự Kim Cang,

            Thân đi thân lại gốc Tam-muội.

BÀI 2:

            Bất kiến nhất pháp tồn vô kiến,

            Đại tự phù vân giá nhật diện.

            Bất tri nhất pháp thủ không tri,

            Hoàn như thái hư sanh thiểm điện.

            Thử chi tri kiến miết nhiên hưng,

            Thác nhận hà tằng giải phương tiện.

            Nhữ đương nhất niệm tự tri phi,

            Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.

Dịch:

            Chẳng thấy một pháp c̣n thấy không,

            Giống in mây nổi che mặt nhật.

            Chẳng biết một pháp giữ biết không,

            Lại như hư không sanh điện chớp.

            Cái thấy biết này chợt dấy lên,

            Lầm nhận đâu từng rơ phương tiện.

            Ông nên một niệm tự biết lỗi,

            Tự kỷ linh quang luôn hiển hiện.

BÀI 3:

            Kiến văn tri giác vô chướng ngại,

            Thanh hương vị xúc thường Tam-muội.

            Như điểu không trung chỉ ma phi,

            Vô thủ vô xả vô tắng ái.

            Nhược hội ứng xứ bổn vô tâm,

            Thủy đắc danh vi Quán Tự Tại.

Dịch:

            Thấy nghe hiểu biết không ngăn ngại,

            Thanh hương vị xúc thường Tam-muội.

            Như chim trong không chỉ thế bay,

            Không lấy, không bỏ, không yêu ghét.

            Nếu rơ chỗ hiện vốn không tâm,

            Mới được gọi là Quán Tự Tại.

BÀI 4:

            Cô viên khiếu lạc trung nham nguyệt,

            Dă khách ngâm tàn bán dạ đăng.

            Thử cảnh thử thời thùy hội đắc,

            Bạch vân thâm xứ tọa thiền tăng.

Dịch:

            Vượn lẻ hú rơi trăng lưng núi,

            Khách quê ngâm lụn ngọn đèn khuya.

            Cảnh đấy người đây ai biết được.

            Thiền tăng ngồi lặng núi sâu ḱa.

BÀI 5:

            Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,

            Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân.

            Vô minh thật tánh tức Phật tánh,

            Huyễn hóa không thân tức Pháp thân.

            Pháp thân giác liễu vô nhất vật,

            Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật.

            Ngũ ấm phù vân không khứ lai,

            Tam độc thủy bào hư xuất một.

Dịch:

            Dứt học không làm, đạo nhân nhàn,

            Chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chân.

            Thật tánh vô minh tức Phật tánh,

            Thân không, huyễn hóa tức Pháp thân.

            Pháp thân giác rồi không một vật,

            Cội nguồn tự tánh thiên chân Phật.

            Năm ấm mây trôi luống lại qua,

            Ba độc bọt nổi dối ch́m mất.

BÀI 6:

            Ngộ tâm dung dị tức tâm nan,

            Tức đắc tâm nguyên đáo xứ nhàn.

            Đẩu chuyển tinh di thiên dục hiểu,

            Bạch vân y cựu phú thanh san.

Dịch:

            Ngộ tâm là dễ, khó dừng tâm,

            Dừng được nguồn tâm mọi chốn nhàn.

            Sao Đẩu chuyển dời trời sắp sáng,

            Như xưa mây trắng che núi xanh.

BÀI 7:

            Ngu nhân trừ cảnh bất trừ tâm,

            Trí giả trừ tâm bất trừ cảnh.

            Bất tri tâm cảnh bản như như,

            Xúc mục ngộ duyên thường trấn định.

Dịch:

            Kẻ ngu trừ cảnh chẳng trừ tâm,

            Người trí trừ tâm chẳng trừ cảnh.

            Đâu biết tâm cảnh vốn như như,

            Chạm mắt gặp duyên luôn vững định.

BÀI 8:

            Nhất diệp biển chu phiếm diểu mang,

            Tŕnh nhiêu vũ trạo biệt cung thương.

            Vân sơn thủy nguyệt đô phao khước,

            Doanh đắc Trang Chu nhất mộng trường.

Dịch:

            Một chiếc thuyền con vượt bể khơi,

            Quẫy chèo múa nhịp hát ca chơi.

            Núi mây trăng nước đều ném quách,

            Giành được Trang Chu giấc mộng dài.

BÀI 9:

            Nam Đài tĩnh tọa nhất lô hương,

            Chung nhật ngưng nhiên vạn lự vong.

            Bất thị tức tâm trừ vọng tưởng,

            Đô duyên vô sự khả tư lương.

Dịch:

            Đài Nam tĩnh tọa một ḷ hương,

            Lặng lẽ suốt ngày niệm lự không.

            Chẳng phải dứt tâm trừ vọng tưởng,

            Chỉ v́ không việc đáng lo lường.

BÀI 10:

            Sấu trúc trường tùng trích thúy hương,

            Lưu phong sơ nguyệt độ vi lương.

            Bất tri thùy trụ Nguyên Tây tự,

            Mỗi nhật chung thanh tống tịch dương.

Dịch:

            Tre gầy thông cỗi nhỏ giọt hương,

            Gió lướt trăng lên chút lạnh lùng.

            Nguyên Tây chùa ấy ai ở đó?

            Chiều chiều chuông đánh tiễn tịch dương.

BÀI 11:

            Trụ mộng na tri mộng thị hư,

            Giác lai phương giác mộng trung vô.

            Mê thời kháp đắc mộng trung sự,

            Ngộ hậu hoàn đồng thùy khởi phu.

Dịch:

            Trong mộng đâu hay mộng dối hư,

            Tỉnh rồi mới biết có ǵ ư?

            Khi mê hợp với việc trong mộng,

            Đă ngộ lại đồng ngủ dậy chừ!

BÀI 12:

            Khô mộc nham tiền sai lộ đa,

            Hành nhân đáo thử tận tha đà.

            Lộ tư lập tuyết phi đồng sắc,

            Minh nguyệt lô hoa bất tự tha.

            Liễu liễu liễu thời vô sở liễu,

            Huyền huyền huyền xứ diệc tu ha.

            Ân cần vị xướng huyền trung khúc,

            Không lư thiềm quang yết đắc ma?

Dịch:

            Cây khô trước núi dễ lạc đàng,

            Người đi đến đó thảy mơ màng.

            Tuyết trong c̣ trắng đâu cùng sắc,

            Trăng sáng hoa lau màu chẳng đồng.

            Liễu liễu, khi liễu không chỗ liễu,

            Huyền huyền, chỗ huyền cũng phải buông.

            Ân cần hát khúc trong huyền ấy,

            Ánh trăng giữa trời nắm được không?

BÀI 13:

            Nhàn tọa yến nhiên thánh mạc tri,

            Túng ngôn vô vật tỉ phương y.

            Thạch nhân bă bảng vân trung phách,

            Mộc nữ hàm sanh thủy để xuy.

            Nhược đạo bất văn cừ vị hiểu,

            Dục tầm kỳ hưởng nhĩ hoàn nghi.

            Giáo quân xướng họa nhưng tu họa,

            Hưu vấn cung thương trúc dữ ti.

Dịch:

            Thảnh thơi ngồi lặng Thánh biết chi,

            Dẫu rằng không vật so sánh y.

            Trong mây người đá cầm phách gơ,

            Đáy nước nàng gỗ miệng thổi sênh.

            Nếu bảo chẳng nghe, y chưa hiểu,

            Muốn t́m vang đó, anh lại nghi.

            Cho anh xướng họa th́ cứ họa,

            Chớ hỏi cung, thương, trúc với ti.

BÀI 14:

            Vũ tẩy đạm hồng đào ngạc nộn,

            Phong xuy thiển bích liễu ti khinh.

            Bạch vân ảnh lư quái thạch lộ,

            Lục thủy quang trung cổ mộc thanh.

Dịch:

            Mưa rửa nhạt đào hồng nhụ mởn,

            Gió đùa bớt biếc liễu tơ bay.

            Dưới bóng mây trắng đá lạ hiện,

            Trong ánh nước trong cây xưa xanh.

BÀI 15:

            Nhất dước dước phiên tứ đại hải,

            Nhất quyền quyền đảo Tu Di sơn.

            Phật Tổ vị trung lưu bất trụ,

            Hựu xuy ngư địch bạc La Loan.

Dịch:

            Một nhảy nhảy khỏi bốn bể cả,

            Một đấm đấm nhào núi Tu Di.

            Trong ngôi Phật Tổ mời chẳng ở,

Lại thổi sáo chài thẳng La Loan. (La Loan: Chỗ biển của Quỷ La sát ở.)

BÀI 16:

            Hảo sự đôi đôi điệp điệp lai,

            Bất tu tạo tác dữ an bài.

            Lạc lâm hoàng diệp thủy suy khứ,

            Hoành cốc bạch vân phong quyển hồi.

            Hàn nhạn nhất thanh t́nh niệm đoạn,

            Sương chung tài động ngă sơn thôi.

            Bạch Dương cánh hữu quá nhân xứ,

            Tận dạ hàn lô bát nguyên khôi

Dịch:

            Việc đến dập dồn cũng tốt luôn,

            Chẳng cần sắp đặt với lo toan.

            Gió cuốn mây tan bày cửa động,

            Nước trôi lá rụng sạch vườn rừng.

            Chuông sương vừa dộng núi “ngă” sập,

            Nhạn lạnh kêu lên t́nh niệm ngưng.

            Bạch Dương lại có người qua đấy,

            Đêm trọn ḷ tàn bới than hừng.

BÀI 17:

            Liễu vọng quy chơn vạn lụy không,

            Hà sa phàm thánh bổn lai đồng.

            Mê lai tận thị nga đầu diệm,

            Ngộ khứ phương tri hạc khứ lung.

            Phiến nguyệt ảnh phân thiên giản thủy,

            Cô tùng thanh nhậm tứ thời phong.

            Trực tu mật khế tâm tâm địa,

            Thủy ngộ sanh b́nh thùy mộng trung.

Dịch:

            Bỏ vọng về chơn muôn lụy không,

            Thánh phàm ức triệu xưa nay đồng.

            Mê đi cả thảy ngài (Ngài: Con thiêu thân.) vào lửa,

            Ngộ lại mới hay hạc xổ lồng.

            Một mảnh bóng trăng phân ngàn suối,

            Thông côi reo măi bốn mùa rung.

            Cần phải thầm thông tâm địa ấn,

            Mới ngộ b́nh sanh một giấc nồng.

BÀI 18:

            Tâm pháp song vong du cách vọng,

            Sắc trần bất nhị thượng dư trần.

            Bách điểu bất lai xuân hựu quá,

            Bất tri thùy thị trụ am nhân.

Dịch:

            Tâm, pháp đều quên c̣n cách vọng,

            Sắc, trần như một vẫn thừa trần.

            Trăm chim chẳng đến Xuân cứ đến,

            Nào biết ai là người trụ am?

BÀI 19:

            Tàng thân vô tích cánh vô tàng,

            Thoát thể vô y tiện xí đương.

            Cổ cảnh bất ma hoàn tự chiếu,

            Đạm yên ḥa vụ thấp thu quang.

Dịch:

            Tàng thân không dấu lại không tàng,

            Thoát thể không nương liền đảm đang.

            Gương xưa tự chiếu lau chùi khỏi,

            Khói nhạt sương mờ nhuận thu quang.

BÀI 20:

            Quang minh tịch chiếu biến hà sa,

Phàm thánh hàm linh cọng ngă gia. (Bản Hán là chữ “Nhất”  xin sửa lại chữ “Ngă” cho đúng với nguyên văn bài của Tú Tài Chương Chuyết)            

Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện,

            Lục căn tài động bị vân già.

            Đoạn trừ phiền năo trùng tăng bệnh,

            Thú hướng chân như tổng thị tà.

            Tùy thuận chúng duyên vô quái ngại,

Niết-bàn sanh tử đẳng không hoa. (Bản Hán là chữ “Thị” đây xin sửa lại chữ “Đẳng” cho đúng với nguyên văn bài của Tú Tài Chương Chuyết.)

Dịch:

            Quang minh tịch chiếu khắp hà sa,

            Phàm thánh, hàm linh chung nhà ta.

            Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện,

            Sáu căn vừa động bị mây ḷa.

            Dứt trừ phiền năo càng thêm bệnh,

            Hướng đến chân như cũng là tà.

            Tùy thuận các duyên không chướng ngại,

            Niết-bàn, sanh tử thảy không hoa.

BÀI 21:

            Cảnh duyên vô hảo xú,

            Hảo xú khởi ư tâm.

            Tâm nhược bất cưỡng danh,

            Vọng t́nh hà xứ khởi.

Dịch:

            Cảnh duyên không tốt xấu,

            Tốt xấu dấy nơi tâm.

            Nếu tâm chẳng gượng đặt, (tên)

            Vọng t́nh từ đâu sanh!

BÀI 22:

            Vọng t́nh kư bất khởi,

            Chân tâm nhậm biến tri.

            Niệm tưởng do lai huyễn,

            Chân tánh vô chung thủy.

            Nhược đắc thử trung ư,

            Trường ba đương tự chỉ.

Dịch:

            Vọng t́nh đă chẳng sanh,

            Chân tâm mặc biến khắp.

            Niệm tưởng xưa nay huyễn,

            Chân tánh không thủy chung.

            Nếu đạt ư trong ấy,

            Sóng dài sẽ tự dừng.

BÀI 23:

            Kiến đạo phương tu đạo,

            Bất kiến phục hà tu?

            Đạo tánh như hư không,

            Hư không hà sở hữu?

            Biến quán tu đạo giả,

            Bát hỏa mích phù âu.

            Đản khán lộng ổi lỗi,

            Tuyến đoạn nhất tề hưu.

Dịch:

            Thấy đạo mới tu đạo,

            Không thấy lấy ǵ tu?

            Tánh đạo như hư không,

            Hư không tu chỗ nào?

            Khắp xem người tu đạo,

            Vạch lửa t́m bọt trôi.

            Chỉ xem người gỗ máy.

            Đứt dây một loạt dừng.

BÀI 24:

            Suy chân chân vô tướng,

            Cùng vọng vọng vô h́nh.

            Phản quán suy cùng tâm,

            Tri tâm diệc giả danh.

Dịch:

            Xét chân, chân không tướng,

            T́m vọng, vọng không h́nh.

            Quán lại tâm t́m xét,

            Biết tâm cũng giả danh.

BÀI 25:

            Thiện kư tùng tâm sanh,

            Ác khởi ly tâm hữu?

            Thiện ác thị ngoại duyên,

            Ư tâm thật bất hữu.

            Xả ác tống hà xứ?

            Thủ thiện linh thùy thủ?

            Thương ta nhị kiến nhân,

            Phan duyên lưỡng đầu tẩu.

            Nhược ngộ bản vô tâm,

            Thủy hối tùng tiền cửu.

Dịch:

            Thiện đă từ tâm sanh,

            Ác đâu rời tâm có?

            Thiện ác là duyên ngoài,

            Nơi tâm thật chẳng có.

            Bỏ ác đẩy chỗ nào?

            Lấy thiện bảo ai giữ?

            Than ôi! Người thấy hai,

            Bám víu hai đầu chạy.

            Nếu ngộ vốn không tâm,

            Mới hối lỗi từ trước.

BÀI 26:

            Hữu vật tiên thiên địa,

            Vô h́nh bổn tịch liêu.

            Năng vi vạn tượng chủ,

            Bất trục tứ thời điêu.

Dịch:

            Có vật trước trời đất,

            Không h́nh vốn lặng yên.

            Hay làm chủ muôn vật,

            Chẳng theo bốn mùa tàn

BÀI 27:

            Không thủ bả sừ đầu,

            Bộ hành kỵ thủy ngưu.

            Nhân tùng kiều thượng quá,

            Kiều lưu thủy bất lưu.

Dịch:

            Tay không cầm cán cuốc,

            Đi bộ ngồi lưng trâu.

            Người đi qua trên cầu,

            Cầu trôi nước chẳng trôi.

BÀI 28:

            Dạ dạ băo Phật miên,

            Triêu triêu hoàn cọng khởi.

            Khởi tọa trấn tương tùy,

            Ngữ mặc đồng cư chỉ.

            Tiêm hào bất tương ly,

            Như h́nh ảnh tương tự.

            Dục thức Phật khứ xứ,

            Chỉ giá ngữ thanh thị.

Dịch:

            Đêm đêm ôm Phật ngủ,

            Ngày ngày cùng Phật dậy.

            Ngồi đứng măi theo nhau,

            Nói nín đồng chung ở.

            Mảy may không tách rời,

            Như h́nh cùng với bóng.

            Muốn biết chỗ Phật đi,

            Chỉ cái nói năng ấy!

BÀI 29:

            Nhăn quang tùy sắc tận,

            Nhĩ thức trục thanh tiêu.

            Hoàn nguyên vô biệt chỉ,

            Tạc nhật dữ kim triêu.

Dịch:

            Nhăn quang theo sắc hết,

            Nhĩ thức tùy tiếng tiêu.

            Về nguồn không ư khác,

            Hôm qua với sáng nay.

BÀI 30:

            Phiến nguyệt xâm hàn đàm,

            Vi vân ánh bích không.

            Nhược ư đạt đạo nhân,

            Hảo cá chân tiêu tức.

Dịch:

            Mảnh trăng ngâm đầm lạnh,

            Mây mỏng ánh trời xanh.

            Nếu với người đạt đạo,

            Đấy là  tin tức thật.

BÀI 31

            Kiến vật tiện kiến tâm,

            Vô vật tâm bất hiện.

            Thập phần thông tắc trung,

            Chân tâm vô bất biến.

            Nhược sanh tri thức giải,

            Khước thành điên đảo kiến.

            Đổ cảnh năng vô tâm,

            Thủy kiến Bồ-đề diện.

Dịch:

            Thấy vật liền thấy tâm,

            Không vật tâm chẳng hiện.

            Mười phần trong bít thông,

            Chân tâm thảy biến khắp.

            Nếu sanh t́nh thức hiểu,

            Lại thành thấy điên đảo.

            Đối cảnh hay không tâm,

            Mới giáp mặt Bồ-đề.

BÀI 32:

            Phật vị vô tâm ngộ,

            Tâm nhân hữu Phật mê.

            Phật tâm thanh tịnh xứ,

            Vân ngoại dă viên đề.

            Phong động tâm diêu thọ,

            Vân sanh tánh khởi trần.

            Nhược minh kim nhật sự,

            Muội khước bổn lai nhân.

Dịch:

            Phật do không tâm ngộ,

            Tâm nhân có Phật mê.

            Chỗ Phật tâm thanh tịnh,

            Vượn hoang hú ngàn mây.

            Gió động tâm lay cây,

            Mây sanh tánh dấy bụi.

            Nếu sáng việc hiện tại,

            Quên mất người xưa nay.

BÀI 33:

            Ngại xứ phi tường bích,

            Thông xứ một hư không.

            Nhược nhân như thị giải,

            Tâm sắc bổn lai đồng.

Dịch:

            Chỗ ngại chẳng tường vách,

            Chỗ thông đâu hư không.

            Nếu người rơ như thế,

            Tâm sắc xưa nay đồng.

BÀI 34:

            Mỹ ngọc tàng ngoan thạch,

            Liên hoa xuất ứ nê.

            Tu tri phiền năo xứ,

            Ngộ tức thị Bồ-đề.

Dịch:

            Ngọc đẹp ẩn đá cứng,

            Hoa sen mọc bùn lầy.

            Nên biết ngay phiền năo,

            Ngộ tức đó Bồ-đề.

BÀI 35:

            Nhật dụng vô phi đạo,

            Tâm an tức thị thiền.

            U thê vân hác để,

            Mộng mị tuyết bồng biên.

Dịch:

            Đạo tức hằng ngày dụng,

            Tâm an đó là thiền.

            Dừng nghỉ đáy hang mây,

            Nằm mơ bên lều tuyết.

BÀI 36:

            Cảnh lập tâm tiện hữu,

            Tâm vô cảnh bất sanh.

            Cảnh hư tâm tịch tịch,

            Tâm chiếu cảnh linh linh.

Dịch:

            Cảnh lập tâm liền có,

            Tâm không cảnh chẳng sanh.

            Cảnh hư tâm lặng lẽ,

            Tâm chiếu cảnh vắng im.

BÀI 37:

            Y pháp bất y nhân,

            Y nghĩa bất y ngữ.

            Y trí bất y thức,

Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa kinh (Câu này xin sửa lại theo Kinh Niết Bàn.)

Dịch:

            Y pháp chẳng y nhân,

            Y nghĩa chẳng y ngữ.

            Y trí chẳng y thức,

            Y kinh liễu nghĩa chẳng y kinh bất liễu nghĩa.

BÀI 38:

            Nhất đóa hàm đán liên,

            Lưỡng chu thanh sấu bách.

            Trường hướng tăng gia đ́nh,

            Hà lao vấn cao cách.

Dịch:

            Một đóa hoa sen búp,

            Hai gốc bách xanh gầy.

            Luôn hướng trước nhà tăng,

            Nhọc chi hỏi cao cách.

*

Một hôm quan Trấn thủ đến chùa Nguyệt Đường vịnh bài thơ:

            Lục trầm thùy thức ngụ thao tàng,

            Kim Nguyệt Đường phi tích Nguyệt Đường.

            Tùng lăo cao đê trương thúy cái,

            Hà tiên thứ đệ tiến kỳ hương.

            Thiền trai túc ấn tŕ băng ngọc,

            Khách xá tân tiêu dẫn phụng hoàng.

            Yêu phước bất tu sùng huyễn huyễn,

            Giác lai nhất niệm thị y vương.

Dịch:

            Đất sâu ai biết chứa kho tàng,

            Nguyệt Đường nay khác Nguyệt Đường xưa.

            Tùng lăo thấp cao giương lọng biếc,

            Sen tiên thứ lớp hương lạ dâng.

            Luật thiền ấn nghiêm ǵn băng ngọc,

            Nhà khách sáo hay dẫn phụng hoàng.

            Cầu phước cần ǵ sùng mọi huyễn,

            Giác th́ một niệm đó y vương.

Một hôm, Sư hỏi môn nhân: Thế nào là mặt thật xưa nay?

Đại chúng đáp:

            Đầy mắt núi xanh không tấc cỏ,

            Tột nh́n nước biếc bặt sóng ṃi.

            (Măn mục thanh sơn vô thốn thảo,

            Cực mục lục thủy tuyệt ba lang)

Sư lại hỏi: Thế nào là Pháp thân chính ḿnh?

Đại chúng đáp: Năm uẩn không pháp, thể trùm sa giới.

?


[mucluc]

[A.Chương1][A.Chương2][A.Chương3][A.Chương4][A.Chương5][A.Chương6][A.Chương7]

[B.Chương 1][B.Chương 2][B.Chương 3][B.Chương 4][B.Chương 5]

[B.Chương 6-phần 1][B.Chương 6-phần 2][B.Chương 6-phần 3][B.Chương 6-phần 4][B.Chương 7]

[Trang chu] [Kinh sach]