[Trang chu] [Kinh sach]

HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC

GIẢNG GIẢI

[mucluc]

[A.Chương1][A.Chương2][A.Chương3][A.Chương4][A.Chương5][A.Chương6][A.Chương7]

[B.Chương 1][B.Chương 2][B.Chương 3][B.Chương 4][B.Chương 5]

[B.Chương 6-phần 1][B.Chương 6-phần 2][B.Chương 6-phần 3][B.Chương 6-phần 4][B.Chương 7]


B. GIẢNG GIẢI (tt)

VI. KHAI THỊ NGỘ NHẬP ĐƯỢC DUYÊN TỐT TRUYỀN TRAO ẤN CHỨNG. (tt)

BÀI 14:

            Vũ tẩy đạm hồng đào ngạc nộn,

            Phong xuy thiển bích liễu ti khinh.

            Bạch vân ảnh lư quái thạch lộ,

            Lục thủy quang trung khô mộc thanh.

Dịch:

            Mưa rửa nhạt hồng đào nhụ mởn,

            Gió đùa bớt biếc liễu tơ bay.

            Dưới bóng mây trắng đá lạ hiện,

            Trong ánh nước trong cây khô xanh.

Bài này của Thiền sư Duy Chiếu (tán tượng Thiền sư Phù Dung).

Các Thiền sư, nhất là thuộc tông Tào Động, hay làm thơ tả cảnh. Bài thơ trên quí vị không thấy dạy ḿnh tu ǵ cả, nhưng thật ra ư đạo tràn đầy ở trong. Thi sĩ tả cảnh theo rung động của t́nh thức, Thiền sư mượn cảnh để truyền đạt bản tâm.

Mưa rửa nhạt hồng đào nhụ mởn, Gió đùa bớt biếc liễu tơ bay. Đào hồng, liễu biếc dưới cơn mưa, sau trận gió dường như nhạt bớt màu để những đài hoa mơn mởn tươi hơn, những tơ liễu nhẹ nhàng hơn. Cũng như chúng gột trừ bớt bụi bặm phiền năo th́ tươi mới hơn khinh an hơn.

Dưới bóng mây trắng đá lạ hiện, Trong ánh nước trong cây khô xanh. Bóng mây, ánh nước chỉ cho cảnh vô thường tạm bợ. Qua đó có một cái ǵ bền vững tự ngàn xưa không biến đổi, được h́nh dung bằng đá lạ hiện, cây khô xanh. Thiền sư như nhắc nhở chúng ta khi ngắm trời mây non nước, không bao giờ quên bản tâm sẵn có của ḿnh.

BÀI 15:

            Nhất dước dước phiên tứ đại hải,

            Nhất quyền quyền đảo Tu Di sơn.

            Phật Tổ vị trung lưu bất trụ,

            Hựu xuy ngư địch bạc La Loan.

Dịch:

            Một nhảy nhảy khỏi bốn bể cả,

            Một đấm đấm nhào núi Tu Di.

            Trong ngôi Phật Tổ mời chẳng ở,

            Lại thổi sáo chài thẳng La Loan.

Bài này nói lên rằng người tu khi đến nơi đến chốn rồi, th́ diệu dụng của các ngài là:

Một nhảy nhảy khỏi bốn bể cả, Một đấm đấm nhào núi Tu Di. Mấy chú bữa nào đấm thử núi Voi Phục xem nó có nhào không. Ai đấm nhào th́ giỏi lắm! Nhưng ở đây không phải là chuyện quá đáng. Người ngoài nghe th́ nghĩ đây là chuyện tưởng tượng. Thật sự người tu không tưởng tượng, khi nhận ra thể chân thật rồi, th́ thấy tất cả thế gian này không một pháp thật. Cho nên nói: “Bổn lai vô nhất vật”. Dù lớn như quả đất cũng là tṛ chơi, biển cả mênh mông cũng là tṛ chơi, tṛ ảo hóa không thật. Khi ḿnh đứng trong cái thật rồi, nh́n các pháp như tṛ chơi tṛ đùa không giá trị ǵ hết. C̣n ḿnh đang mê th́ thấy có lớn có nhỏ, nên không bao giờ nghĩ là sẽ làm được. Nhưng khi ngộ rồi thấy được các pháp tướng giả dối nên chỉ là một phần nhỏ, v́ vậy trong kinh Lăng Nghiêm nói: Phật nh́n thấy các thế gian như là bao nhiêu quả núi, hay là bao nhiêu biển cả… kể cả quả đất của ḿnh chỉ như là những ḥn bọt nổi ngoài biển khơi. Trong khi thể chân thật th́ thênh thang như biển cả. Nhập được thể thênh thang rồi th́ thấy cả vũ trụ, cả thế gian chỉ là tṛ chơi, một tay búng cũng bay, hay là một cái đấm cũng tan nát. Đó là ư nghĩa “đấm một đấm, hay nhảy một nhảy vượt qua”.Cũng vậy ai đọc kinh Duy Ma Cật mới thấy chuyện nắm quả đất ném ra ngoài thế giới khác v.v… Đó là lối diễn tả sự diệu dụng khi thể nhập được cái chân thật thênh thang, chỉ cần một lượn sóng nhỏ trong biển cũng làm cho ḥn bọt tan, huống nữa là cả mặt biển.

Trong ngôi Phật Tổ mời chẳng ở, Lại thổi sáo chài thẳng La Loan. La Loan là quê hương của quỷ La Sát. Tại sao ḿnh tu đến chỗ Phật mà không chịu ở lại đi chơi với quỷ, tới xứ quỷ? Tông Tào Động thường nói “đi trong dị loại” nghĩa là khi người tu đạt đến chỗ đó rồi, nếu ḿnh hài ḷng và an trụ th́ đâu có vuông tṛn hạnh Bồ-tát. Cho nên mục chăn trâu thứ mười của nhà Thiền, là h́nh ảnh ông già cầm cây gậy, quảy con cá chép, xách bầu rượu, tức đi vào đường quỷ La Sát. Xứ Phật mời cũng không ở mà cầm gậy đi vào trong xóm nhậu với mấy chú nhà quê. Khi ḿnh đạt đến chỗ cứu kính rồi, không bao giờ bằng ḷng an hưởng. Phải làm sao cảnh giác, đánh thức những người c̣n mê muội, dù đến chỗ xấu xa hay xóm nhà quê uống rượu ăn thịt cũng phải lao ḿnh tới, như vậy mới đủ công hạnh của Bồ-tát.

BÀI 16:

            Hảo sự đôi đôi điệp điệp lai,

            Bất tu tạo tác dữ an bài.

            Lạc lâm hoàng diệp thủy suy khứ,

            Hoành cốc bạch vân phong quyển hồi.

            Hàn nhạn nhất thanh t́nh niệm đoạn,

            Sương chung tài động ngă sơn thôi.

            Bạch dương cánh hữu quá nhân xứ,

            Tận dạ hàn lô bát nguyên khôi.

Dịch:

            Việc tới dập dồn cũng tốt luôn,

            Chẳng cần sắp đặt với lo toan.

            Gió cuốn mây tan bày cửa động.

            Nước trôi lá rụng sạch vườn rừng,

            Chuông sương vừa dộng núi “ngă” sập.

            Nhạn lạnh kêu lên t́nh niệm ngưng,

            Bạch Dương lại có người qua đấy,

            Đêm trọn ḷ tàn bới tro hừng.

Việc tới dập dồn cũng tốt luôn. Người tu đă đến chỗ chân thật th́ việc nào bên ngoài xảy đến cũng tốt hết. Ví dụ như ḿnh tu, đạo lư được thâm sâu, có người đến tán dương: “Đạo lư thầy rất tốt, lợi ích cho chúng sanh” đó là việc tốt. Có người lại phỉ báng: “Thầy tu ăn không ngồi rồi vô tích sự, không có ích lợi ǵ cho quê hương xứ sở”. Th́ sao? Cũng là việc tốt thôi. Việc ǵ tới cũng tốt bởi v́ không làm cho tâm ḿnh phải động, không làm cho tâm ḿnh dấy khởi vui buồn. Nếu có niệm vui buồn th́ có việc tốt việc xấu, nếu tâm không dấy động không vui buồn th́ việc nào cũng tốt hết, không có việc nào xấu. Bởi vậy tu tới đây th́ việc tới chồng chập, hết cái này tới cái kia đều tốt hết. Cả ngày tốt hết, th́ có ǵ buồn không?

Chẳng cần sắp đặt với lo toan. Không cần tạo tác hay sắp đặt, chúng ta không phải ḿnh chọn lựa cái xấu bỏ ra, cái tốt tới với ḿnh. Mọi việc xảy ra đều tốt hết. Đó là cái thảnh thơi nhất trên đời tu.

Gió cuốn mây tan bày cửa động, nước trôi lá rụng sạch vườn rừng. Mây trắng đang đóng ngang hang gặp luồng gió mạnh thổi qua cuốn đi mất. Lá úa trên cây rừng rơi xuống th́ nước mưa cuốn đi, khỏi cần phải quét dọn. Cũng như mọi sự mọi vật tự tiêu hoại chớ ḿnh khỏi dụng công. Tới chỗ an nhiên tự tại, không c̣n có niệm khen chê, tốt xấu, cái ǵ đến cũng tốt, tự nó giải quyết, tự nó làm đẹp chớ không phải dụng công ǵ.

Chuông sương vừa dộng núi “ngă” sập. Nhạn lạnh kêu lên t́nh niệm ngưng. Nghe tiếng chim nhạn kêu buổi khuya, bao nhiêu t́nh niệm không c̣n nữa. Khuya vừa nghe dộng chuông th́ núi “ngă” tan nát. Nghe tiếng nhạn kêu th́ t́nh niệm không c̣n. Tu như vậy mới thật là an ổn.

Bạch Dương lại có người qua đấy, Đêm trọn ḷ tàn bới tro hừng. Ở quán Bạch Dương lại có người qua, ḷ hương suốt đêm đă tàn lạnh vẫn bới ra được than hồng. T́nh niệm đă dứt ngă chấp đă tan. Tưởng như ḷ hương miếu cổ. Ai biết đâu trong tro tàn đó lại có than hồng. Bản tâm sẵn có của chúng ta lúc nào cũng hiện diện, đầy đủ diệu dụng tṛn sáng.

BÀI 17:

            Liễu vọng quy chân vạn lụy không,

            Hà sa phàm thánh bổn lai đồng.

            Mê lai tận thị nga đầu diệm,

            Ngộ khứ phương tri hạc khứ lung.

            Phiến nguyệt ảnh phân thiên giản thủy,

            Cô tùng thanh nhậm tứ thời phong.

            Trực tu mật khế tâm tâm địa,

            Thủy ngộ sanh b́nh thùy mộng trung.

Dịch:

            Bỏ vọng về chân muôn lụy không,

            Thánh phàm ức triệu xưa nay đồng.

            Mê đi cả thảy ngài vào lửa,

            Ngộ lại mới hay hạc xổ lồng.

            Một mảnh bóng trăng phân ngàn suối,

            Thông côi reo măi bốn mùa rung.

            Cần phải thầm thông tâm địa ấn,

            Mới ngộ b́nh sanh một giấc nồng.

Bỏ vọng về chân muôn lụy không, tức là ai tu mà bỏ tâm hư dối điên đảo, sống được với tâm chân thật, th́ mọi khổ lụy của trần gian đều tan biến không c̣n. Bởi vậy ai tu mà mặt nhăn nhăn nhó nhó th́ biết khổ lụy c̣n. Tức là chưa bỏ vọng về chơn.

Thánh phàm ức triệu xưa nay đồng. Dù phàm dù thánh nhiều cả ức triệu cũng đồng có một tâm chân thật không khác, mà tại sao bây giờ thành khác?

Mê đi cả thảy ngài vào lửa. Ngài là con thiêu thân. Nếu tánh chân thật bị mê mờ th́ tất cả đều như là con thiêu thân lao ḿnh vào lửa. Đáng thương thay chúng ta! Công chuyện ǵ cũng ôm vô để mà khổ. Thí dụ hai người đang nói chuyện vui vẻ, không biết có phải họ nói mỉa ḿnh hay không, sao nghe cái ǵ na ná như liên hệ tới ḿnh, liền chen vô nói: “Mấy người muốn nói xấu tui hả?” Rồi khổ, rồi cự nhau làm phiền lụy. Tất cả đều từ mê mà ra.

Ngộ lại mới hay hạc xổ lồng. Người ngộ rồi như con hạc đang nhốt trong lồng được thả ra, bay thẳng lên trời thong dong biết mấy. Quư vị muốn làm con hạc xổ lồng hay muốn làm con ngài, con thiêu thân bay vào lửa? Giữa hai h́nh ảnh liều ḿnh vô lư, và thảnh thơi vô cùng, chọn cái nào? Phải chọn một trong hai chớ không chần chừ nữa, sẽ không kịp v́ thời gian không cho phép ḿnh kéo dài.

Một mảnh bóng trăng phân ngàn suối, Thông côi reo măi bốn mùa rung. Nh́n trên trời chỉ thấy một mặt trăng, nhưng ngó xuống suối, xuống hồ, xuống ao, th́ có bao nhiêu bóng trăng? Bóng trăng thiên vạn ức mà mặt trăng th́ không hai. Thể chân thật không rối rắm, không có nhiều, cái nhiều là hư ảo chớ không phải thật. Bóng trăng là hư ảo, mặt trăng là thật. Cho nên khi mê chúng ta đuổi theo bóng trăng, nếu tỉnh nh́n lên th́ thấy chỉ có một mặt trăng. Cũng vậy, một cây thông reo tùy theo bốn mùa, mùa gió đông thổi th́ rung theo gió đông, mùa gió tây thổi th́ rung theo gió tây. Tùy theo gió, tùy theo mùa cây thông rung khác nhau, nhưng chỉ có một cây thông thôi. Cái chân thật không có hai, sở dĩ có nhiều là bởi hư giả, chớ không phải chân thật.

Cần phải thầm thông tâm địa ấn, Mới ngộ b́nh sanh một giấc nồng. Chúng ta phải thầm nhận và thông suốt được ấn tâm địa, tức là nhận ra đất tâm của ḿnh. Ngài Vô Ngôn Thông ngộ qua câu “Tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu”. Nhận được tâm địa th́ không bị vật ǵ che đậy nữa, gọi là “tâm địa ấn”. Khi đó ḿnh mới biết cuộc sống này chỉ là một giấc mơ thôi, có thật ǵ đâu. Nhận ra được cái kia rồi th́ mới thấy cái này là giả, c̣n chưa nhận được th́ ai cũng tưởng là thật hết.

BÀI 18:

            Tâm pháp song vong du cách vọng,

            Sắc trần bất nhị thượng dư trần.

            Bách điểu bất lai xuân hựu quá,

            Bất tri thùy thị trụ am nhân.

Dịch:

            Tâm, pháp đều quên c̣n cách vọng,

            Sắc, trần như một vẫn thừa trần.

            Trăm chim chẳng đến Xuân cứ đến,

            Nào biết ai là người trụ am?

Bài này của Am chủ Diệu Phổ Tánh Không (Đệ tử của Thiền sư Tử Tâm).

Tâm, pháp đều quên c̣n cách vọng. Luôn luôn con người hoặc là chấp pháp bên ngoài, hoặc là chấp tâm bên trong. Bây giờ cả trong lẫn ngoài đều quên mà c̣n cách vọng.

Sắc, trần như một vẫn thừa trần. Tất cả h́nh tướng cụ thể là sắc, và những nguyên nhân tụ họp thành sắc là trần, cả hai là một mà vẫn thừa trần. Tại sao vậy? Tâm quên, pháp quên nhưng c̣n chưa thấy được ông chủ, v́ vậy mà c̣n cách vọng. Sắc và trần là một nhưng vẫn thừa trần, v́ sắc và trần hai thứ đều thuộc về trần hết, tuy là một nhưng vẫn c̣n trần. Hai câu trên xác nhận rằng người tu chúng ta tọa thiền cho dù quên cả tâm, quên cả pháp, nhưng nếu chưa nhận ra được chính ông chủ của ḿnh th́ cũng c̣n là vọng, chưa phải chân. Tuy thấy trần và sắc là một, nhưng vẫn c̣n thuộc về trần chớ chưa phải đến chân.

Trăm chim chẳng đến Xuân cứ đến, Nào biết ai là người trụ am? Thường thường mùa Xuân th́ chim nhạn, chim én bay về. Nếu trăm chim không bay về, mùa Xuân có đến không? Chẳng phải đợi chim về Xuân mới đến, dù chim không về, tới thời tiết nhân duyên Xuân vẫn đến như thường. Người tu chúng ta cứ ngỡ rằng tâm ḿnh muốn đạt đến chỗ giác ngộ sẽ có những triệu chứng, những hiện tượng ǵ trước, rồi mới tới giác ngộ, nhưng sự thật không phải như vậy. Thường thường người ta nói giác ngộ là một đột biến bất thường không ngờ, như đang ngồi, bất chợt ḿnh thấy cái ǵ, nghe cái ǵ bỗng sáng ra, không báo hiệu trước mà nó đến, chớ không phải đợi có hiện tượng đến trước báo tin. Ngoài kia chim nhạn và mùa xuân đến, nhưng điều quan trọng không phải ở nhạn ở xuân, mà phải biết ông chủ trong am là ai, là người nào. Nếu có thấy chim bay về báo trước mùa xuân đến cũng là thấy tướng ở bên ngoài. Trọng tâm của người tu là phải biết người đang trụ trong am. Bây giờ quư vị biết người đang trụ am chưa? Người đó tên ǵ? Người đó không tên. Tóm lại bốn câu này diễn tả người tu tâm thanh tịnh, quên hết tất cả ngoại cảnh bên ngoài, hay đối với sắc trần không c̣n thấy hai nữa. Được như vậy tuy là tốt nhưng chưa phải chỗ quan trọng mà chủ yếu là phải nhận được người trụ trong am tức ông chủ của chính ḿnh.

BÀI 19:

            Tàng thân vô tích cánh vô tàng,

            Thoát thể vô y tiện xí đương.

            Cổ cảnh bất ma hoàn tự chiếu,

            Đạm yên ḥa vụ thấp thu quang.

Dịch:

            Tàng thân không dấu lại không tàng,

            Thoát thể không nương liền đảm đang.

            Gương xưa tự chiếu lau chùi khỏi,

            Khói nhạt sương mờ nhuận thu quang.

Tàng thân không dấu lại không tàng. “Tàng thân” tức là ẩn thân không dấu vết, nhưng sự thật không có ẩn ǵ hết, nên “không tàng”. Đối với người tu dù phân tích, chia chẻ cái thân này cho tới chỗ cuối cùng, không c̣n một h́nh dáng, một dấu vết ǵ, cũng chưa phải là chỗ quan trọng. Chỗ quan trọng là:

Thoát thể không nương liền đảm đang. “Thoát thể” là vượt khỏi thân này, siêu vượt h́nh tướng, sắc thể này, không c̣n nương tựa một nơi nào, một chỗ nào. Người tu đến đây mới xứng đáng đảm đang việc lớn. Chỗ “thoát thể vô y” ngài Lâm Tế thường hay nói là “vô vị chân nhân”, là người chân thật không có chỗ nơi. Nếu có chỗ nơi th́ không phải là người chân thật. Như ông vua ngự trên ngai hay đền rồng, mỗi người hễ có chức vụ đều có ngôi có vị để tựa. Nhưng với người chân thật này không có ngôi vị. Quư vị thấy người chân thật của ḿnh đang ở đâu? Tựa chỗ nào? Không chỗ tựa nên “thoát thể”, vượt khỏi hay siêu vượt thân này để đạt đến chỗ cứu kính là con người chân thật, là con người không nương tựa. Bởi v́ con người không nương tựa mới là người đảm đang được việc lớn của ḿnh. C̣n mọi sự như tàng thân không dấu hay là không tàng… chưa phải là chỗ đáng trông cậy.

Gương xưa tự chiếu lau chùi khỏi, Khói nhạt sương mờ nhuận thu quang. Gương xưa tự nó sáng khỏi cần phải lau chùi. Khi gương bị bụi phủ ḿnh lau gương hay lau bụi? Thường thường người ta nói gương dơ phải lấy khăn lau cho sạch, nhưng sự thật không phải lau gương mà lau bụi. V́ sao? Gương tự nó trong, tự nó sáng, v́ bụi đóng thành ra tối. Bây giờ muốn gương sáng th́ chịu khó lau sạch bụi, không có làm thêm ǵ cho gương. V́ gương sẵn sáng, nên chúng ta lau bụi chớ chẳng phải lau gương, mà đa số quen cứ nói là lau gương. Như vậy ḿnh tu là để cho chân tâm được sáng suốt, được thanh tịnh, nhưng chân tâm nguyên sáng suốt thanh tịnh như mặt gương trong vậy, mà bị phiền năo vô minh che phủ, nên tính sáng suốt thanh tịnh không hiện. Bây giờ tu là dẹp vô minh, dẹp phiền năo. Vô minh phiền năo sạch th́ chân tâm tự sáng suốt, tự thanh tịnh. Nếu nói tu để cho trí vô sư hiện, để cho chân tâm thanh tịnh là sai, nói cho đúng là tu cho tất cả phiền năo tiêu diệt, tu cho tất cả vô minh trong sạch, th́ gương thanh tịnh sáng suốt của ḿnh là bản tâm sáng trong sẽ hiện, nó tự sáng trong rồi không do tu. Bởi vậy nói tu để cho tâm thanh tịnh giống như lau gương để cho sạch vậy. Mới nghe th́ thấy na ná như nhau, nhưng sự thật th́ ư nghĩa khác một trời một vực. Nếu chúng ta không dẹp sạch tất cả phiền năo, tất cả vô minh th́ dù cho nói chân tâm, nói Phật tánh sẵn có cũng không bao giờ chúng ta thấy. Như vậy tu với vô minh phiền năo, chớ không phải tu với chân tâm Phật tánh. Bởi vậy các Thiền sư nói “Tôi không có tu”, v́ cái chân thật không cần tu. Tuy nhiên nếu nói theo kinh th́ “tu vô tu”. Tại sao tu mà vô tu? V́ tu với phiền năo, chớ cái chân thật th́ không tu. Ư nghĩa này rất thâm sâu, hết sức chính xác, không phải chuyện mơ hồ.

BÀI 20:

            Quang minh tịch chiếu biến hà sa,

            Phàm thánh hàm linh cọng ngă gia.

            Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện,

            Lục căn tài động bị vân già.

            Đoạn trừ phiền năo trùng tăng bệnh,

            Thú hướng chân như tổng thị tà.

            Tùy thuận chúng duyên vô quái ngại,

            Niết-bàn sanh tử đẳng không hoa.

Dịch:

            Quang minh tịch chiếu khắp hà sa,

            Phàm thánh, hàm linh chung nhà ta.

            Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện,

            Sáu căn vừa động bị mây ḷa.

            Dứt trừ phiền năo càng thêm bệnh,

            Hướng đến chân như cũng là tà.

            Tùy thuận các duyên không chướng ngại,

            Niết-bàn, sanh tử thảy không hoa.

Bài kệ này của tú tài Trương Chuyết. Khi ông đến hỏi đạo với Thiền sư Thạch Sương Khánh Chư, bị Ngài hỏi lại: Ông tên ǵ? Thưa: Con tên là Trương Chuyết. Ngài liền nói: Trong đây cái xảo c̣n không có huống là chuyết. Bởi v́ chữ “chuyết” là vụng, “xảo” là khéo. Ở đây xảo cũng không, làm ǵ có vụng. Nghe câu đó ông liền ngộ làm bài kệ này, nổi tiếng từ xưa tới giờ các nơi đều dẫn.

Quang minh tịch chiếu khắp hà sa. “Quang minh” là ánh sáng, sáng mà lặng, lặng mà soi, cái đó khắp hà sa, chỗ nào cũng soi khắp.

Phàm thánh, hàm linh chung nhà ta. Người thánh kẻ phàm tất cả chúng sanh đều cùng một nhà. Nơi chúng ta dù thánh hay phàm ai cũng sẵn có tánh giác, sáng suốt mà yên lặng.

Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện, Sáu căn vừa động bị mây ḷa. Nếu nơi tâm không dấy một niệm, th́ tánh giác hiện đầy đủ. Sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư vừa dấy động chạy theo cảnh th́ mây bủa giăng bao phủ che mờ tánh giác rồi. Hai câu này nói lên công dụng tu hành và không biết tu hành. Đó là yếu chỉ của sự tu.

Dứt trừ phiền năo càng thêm bệnh, Hướng đến chân như cũng là tà. Hai câu này nhiều người nghi lắm. Tại sao dứt trừ phiền năo càng thêm bệnh? Nếu không dứt phiền năo th́ chừng nào ḿnh được an ổn, được thanh tịnh? Nhưng dứt là thêm bệnh, mà để nguyên th́ tu cái ǵ? Sự thật buồn, thương, giận, ghét, oán hờn… là hư ảo. Quư vị nghe ai nói trái ư, nổi nóng đùng đùng lên, đang lúc đó nếu có người khéo nói một câu bèn thức tỉnh th́ nóng giận lặn đâu mất. Quư vị chỉ coi nóng giận lặn đi đâu? Chạy vô tim vô phổi phải không? Khi nóng giận dấy lên th́ thấy mạnh, nhưng tới khi dừng t́m không ra, mất tăm mất dạng, vậy cơn nóng thậät hay giả? Nóng giận, buồn thương… đều là bóng dáng không thật, làm sao dẹp bỏ? Nghĩ trừ nghĩ dẹp là sai lầm, v́ dùng cách này cách nọ để trừ dẹp cái giả dối tức ḿnh tưởng chúng là thật, nên nghĩ trừ dẹp là thêm bệnh. Nhưng không trừ dẹp th́ để cho chúng tự do phát lên hay sao? Đó là chỗ trọng yếu. Phật dạy chúng ta tu bằng trí tuệ. Nóng giận, buồn phiền dấy khởi, chỉ cần xét nh́n lại coi thật hay không. Nếu ḿnh theo nó th́ bị phá phách, nh́n lại t́m kiếm th́ nó tự tan mất. Khi chúng ta nổi giận, lúc đó đừng nói ǵ hết, thử ngồi lại xem cơn giận đó từ đâu ra. T́m chừng mười lăm phút, khỏi cần phải uống nước lạnh mất công, t́m một hồi tự nhiên hết giận. Có nhiều người giận quá chạy đi uống nước, vuốt ngực hoặc là t́m cách này cách kia để dằn xuống… làm như vậy tưởng sẽ hết, mà có hết đâu. Uống nước vô rồi nhớ lại th́ nổi giận đùng đùng nữa, chẳng lẽ uống chục lần nước cho bể bụng. Chỉ cần dùng trí nh́n đúng bản chất thật của cơn giận, hiểu được rồi tự nhiên hết, khỏi phải đè nén. Như vậy không cần trừ phiền năo mà phiền năo tự trừ, nếu cố dẹp cố đè, tức thấy vọng là thật th́ thêm bệnh.

Hướng đến chân như cũng là tà. Tại sao vậy? Chân như là tâm thanh tịnh, bất sanh bất diệt, đă sẵn nơi ḿnh, chỉ cần sạch hết phiền năo, không c̣n dấy động th́ sờ sờ ở đó, nếu t́m đến tức chân như không phải của ḿnh. Tỷ dụ cái nhà của tôi, tới là bước vô, khỏi cần t́m. Ngồi trong nhà th́ không t́m nhà. C̣n ngồi trong nhà mà t́m nhà tức người đó chưa biết nhà ḿnh. Tâm thể chân như đă sẵn nơi ḿnh, tràn trề bủa khắp mà ḿnh quên, không nhận ra, nếu phiền năo vô minh sạch th́ tự hiển hiện, khỏi t́m kiếm ở đâu. Cho nên người tu nếu đi t́m đi kiếm chân như là tà, không phải là chánh. Rơ ràng có hai thứ bệnh: bệnh thấy phiền năo thật và bệnh thấy chân như ở ngoài ḿnh.

Tùy thuận các duyên không chướng ngại, Niết-bàn, sanh tử thảy không hoa. Tùy thuận các duyên là sao? Người ta chọc ḿnh cười cứ cười, người ta chọc ḿnh giận cứ giận, đó là tùy thuận các duyên phải không? Thuận các duyên chính là chỗ ngài Điều Ngự Giác Hoàng đă nói “Cơ tắc xan hề khốn tắc miên”, tức đói th́ ăn, mệt th́ ngủ. Nghĩa là gặp duyên đến th́ sử dụng, không có tâm đ̣i hỏi, phân biệt. Ḿnh cũng đói ăn mệt ngủ như các ngài, sao các ngài tùy thuận, c̣n ḿnh bị các duyên chi phối? Khi bụng đói thèm ăn lắm mà thấy người dọn những món không vừa ư hết muốn ăn, như vậy có phải tùy thuận không? Chỉ mộtù câu đơn giản này Tăng Ni Phật tử chúng ta tu thấy dễ hay khó? Cứ tùy thuận chúng duyên. Duyên tới ăn th́ ăn, tới ngủ th́ ngủ. Ăn không đ̣i ngon dở, ngủ không suy nghĩ việc quá khứ vị lai là tùy thuận. C̣n ăn mà khen chê ngon dở, ngủ th́ gác tay lên trán, nhớ chuyện năm trên năm dưới th́ chưa phải là tùy thuận. Thấy như là dễ, ai làm cũng được, nhưng thật sự làm không được. Phải chi không muốn ăn mà làm thinh, đây c̣n cự nự nữa. Như vậy mới thấy ḿnh không có tùy thuận. Đó là chỉ nói duyên đói ăn, mệt ngủ, c̣n duyên khen chê… quư vị có tùy thuận nổi không? Nếu khen mà tâm ḿnh không vui thích, chê tâm ḿnh không buồn phiền th́ đó là tùy thuận. Như vậy nếu biết tùy thuận các duyên không chướng ngại th́ chừng đó mới thấy Niết-bàn, sanh tử thảy là hoa đốm trong hư không. Chúng ta thấy sanh tử là thật, là đau khổ nên mới cầu Niết-bàn là an vui tịnh lạc. Tránh đau khổ t́m an vui gọi là tu. Bây giờ nói Niết-bàn và sanh tử tức là đau khổ và an vui đều là hoa đốm trong hư không th́ làm sao? Mục đích chúng nhắm c̣n hay không? Thật sự người trụ am không có tên. Người trụ am không tên th́ Niết-bàn tên ǵ? Sanh tử tên ǵ? Đó là hai danh từ đối đăi để dựng lập, v́ thấy sanh tử thật khiến sợ hăi nên thấy Niết-bàn thật sanh vui thích để mong t́m. Nhưng rơ ràng đến chỗ cứu kính sanh tử không thật, Niết-bàn cũng không thật, như hoa đốm ở hư không th́ có ǵ mà dựng lập? Chỗ cứu kính chỉ có một người là am chủ chứ không có sanh tử, không có Niết-bàn. Như vậy chúng ta thấy qua bài kệ này, tú tài Trương Chuyết đă nh́n rất thấu đáo và tận tường đối với con đường tu hành.

BÀI 21:

            Cảnh duyên vô hảo xú,

            Hảo xú khởi ư tâm.

            Tâm nhược bất cưỡng danh,

            Vọng t́nh hà xứ khởi.

Dịch:

            Cảnh duyên không tốt xấu,

            Tốt xấu dấy nơi tâm.

            Nếu tâm chẳng gượng đặt, (tên)

            Vọng t́nh từ đâu sanh!

Cảnh duyên không tốt xấu, Tốt xấu dấy nơi tâm. Chúng ta luôn mắc phải bệnh gán cho cảnh bên ngoài và người bên ngoài xấu và tốt. Cảnh và người có thật xấu thật tốt không? Ví dụ hôm nào chúng ta hơi túng thiếu, gặp một người ủng hộ tiền th́ chúng ta cho người đó là người rất tốt. Rồi thời gian sau gặp lại nhau chào hỏi, họ có những ngôn ngữ, cử chỉ khinh ḿnh th́ ḿnh sẽ nói người đó xấu. Như vậy người đó tốt hay xấu? Không phải tốt, không phải xấu, mà tùy theo niệm khởi của chính ḿnh. Tâm ḿnh nghĩ tốt th́ thấy họ tốt, nghĩ xấu th́ thấy họ xấu. Thật ra họ chưa hẳn tốt, chưa hẳn xấu. Cũng vậy, cảnh nào cũng như nhau, nhưng người thích cảnh tịch mịch tới chỗ tịch mịch cho là tốt, người thích chỗ ồn náo th́ tới chỗ ồn náo cho là tốt, do niệm ưa thích của ḿnh mà thành tốt xấu. Cho nên hai câu đầu nói người và cảnh bên ngoài không cố định tốt xấu, mà tùy theo tâm niệm ḿnh đánh giá thành tốt thành xấu.

Nếu tâm chẳng gượng đặt, Vọng t́nh từ đâu sanh! Sở dĩ vọng t́nh sanh v́ ḿnh dấy niệm đặt tốt đặt xấu. Nếu chúng ta dứt được tâm đối với cảnh không khởi niệm tốt xấu th́ cảnh nào cũng tốt, tự nhiên không c̣n vọng t́nh rối loạn nữa, không c̣n vọng t́nh sanh phiền năo nữa. Đó là chỗ tu. Có nhiều người tu thấy chín chắn lắm, đi ngó chăm chăm xuống, sợ ngó lên loạn tâm. Ngó xuống hoài chịu nổi không? Lâu lâu cũng phải ngó lên, như vậy cũng chưa phải là thật. Thấy người thấy cảnh liền duyên theo, nên trở thành dính mắc tu không được. Nếu thấy người thấy cảnh tâm vẫn tự nhiên không động th́ có lỗi lầm ǵ. Như vậy mới là tu thật, khỏi trốn đi đâu. Nếu thấy người thấy cảnh cho là loạn tâm tu không được, th́ chỉ c̣n cách ở trong rừng tu với khỉ vượn, hết tu với người. Ư nghĩa tu ở đây trọng tâm là làm sao đối cảnh đối người không có niệm dính mắc, đó là thật tu.

BÀI 22:

            Vọng t́nh kư bất khởi,

            Chân tâm nhậm biến tri.

            Niệm tưởng do lai huyễn,

            Chân tánh vô chung thủy.

            Nhược đắc thử trung ư,

            Trường ba đương tự chỉ.

Dịch:

            Vọng t́nh đă chẳng sanh,

            Chân tâm mặc biết khắp.

            Niệm tưởng xưa nay huyễn,

            Chân tánh không thủy chung.

            Nếu đạt ư trong ấy,

            Sóng dài sẽ tự dừng.

Vọng t́nh đă chẳng sanh, Chân tâm mặc biết khắp. Biến tri là biết khắp. Như vậy khi vọng t́nh chưa khởi, th́ chân tâm biết trùm khắp, không phải biết một nơi một chỗ.

Niệm tưởng xưa nay huyễn, Chân tánh không thủy chung. Niệm tưởng là tâm suy nghĩ của ḿnh xưa nay là huyễn hóa, không thật. Chân tánh không có trước sau, không có chỗ cùng, không có chỗ khởi. Khởi là thủy, cùng là chung, niệm tưởng lăng xăng nơi ḿnh là huyễn hóa, khi huyễn hóa lặng th́ chân tánh hiện tiền.

Nếu đạt ư trong ấy, Sóng dài sẽ tự dừng. Nếu đạt được ư này rồi th́ sóng dài tức là lượn sóng sanh tử sẽ tự dừng lặng, không c̣n tiếp tục nữa.

BÀI 23:

            Kiến đạo phương tu đạo,

            Bất kiến phục hà tu?

            Đạo tánh như hư không,

            Hư không hà sở hữu?

            Biến quán tu đạo giả,

            Bát hỏa mích phù âu.

            Đản khán lộng ổi lỗi,

            Tuyến đoạn nhất tề hưu.

Dịch:

            Thấy đạo mới tu đạo,

            Không thấy lấy ǵ tu?

            Tánh đạo như hư không,

            Hư không tu chỗ nào?

            Khắp xem người tu đạo,

            Vạch lửa t́m bọt trôi.

            Chỉ xem người gỗ máy,

            Đứt dây một loạt dừng.

 Bài này của Thiền sư Bổn Tịnh (?-761), đệ tử Lục Tổ.

Thấy đạo mới tu đạo, Không thấy lấy ǵ tu? Người thấy đạo mới gọi là tu, chưa thấy th́ không biết tu như thế nào. Biết đạo sau đó tu th́ mới biết đường đi, mới là người thật tu.

Tánh đạo như hư không, Hư không tu chỗ nào? Đạo là chỉ cho tâm thể thanh tịnh, giống như hư không, rỗng lặng. Đă rỗng lặng th́ tu ǵ?

Khắp xem người tu đạo tức là thấy người tu hiện giờ.

Vạch lửa t́m bọt trôi. Bọt trôi dưới nước, mà vạch lửa t́m bọt th́ chừng nào được? Bởi vậy tu phải biết gốc ở đâu, nếu không giống như người t́m bọt nước lại vạch lửa th́ rất khờ dại.

Chỉ xem người gỗ máy, Đứt dây một loạt dừng. Ngày xưa chưa có rô-bô nên người ta làm người giả bằng gỗ, ở trong có sợi dây, muốn cho hoạt động múa may th́ giật dây. Vậy sợi dây là gốc, nếu dây đứt th́ hoạt động múa may đều dừng. Cũng vậy tu hành nắm được chỗ chính, chỗ gốc, th́ mọi thứ bên ngoài và mọi thứ phụ thuộc mới dừng được. Như vậy thấy đạo rồi mới biết hướng tu chỗ nào cho đúng. Người sau này, nhất là giới Phật tử rất đáng thương, v́ ham tu nên nghe nói ở đâu dạy tu th́ tới học. Nhưng có chỗ dạy chân thật, có chỗ dạy phương tiện. Cứ bám vào phương tiện cho đó là chân thật, công phu rất nhọc mà không có kết quả.

BÀI 24:

            Suy chân chân vô tướng,

            Cùng vọng vọng vô h́nh.

            Phản quán suy cùng tâm,

            Tri tâm diệc giả danh.

Dịch:

            Xét chân, chân không tướng,

            T́m vọng, vọng không h́nh.

            Quán lại tâm t́m xét,

            Biết tâm cũng giả danh.

Xét chân, chân không tướng, T́m vọng, vọng không h́nh. Cái ǵ có tướng trạng đều do duyên hợp, là tạm bợ hư giả, thể thật th́ không tướng, cho nên chân không tướng. Vọng không h́nh v́ cũng là hư dối.

Quán lại tâm t́m xét, Biết tâm cũng giả danh. Xét lại tâm suy t́m, tư duy của ḿnh, th́ tâm đó cũng là giả danh. Như vậy tất cả  đều không thật.

BÀI 25:

            Thiện kư tùng tâm sanh,

            Ác khởi ly tâm hữu?

            Thiện ác thị ngoại duyên,

            Ư tâm thật bất hữu.

            Xả ác tống hà xứ,

            Thủ thiện linh thùy thủ?

            Thương ta nhị kiến nhân,

            Phan duyên lưỡng đầu tẩu.

            Nhược ngộ bản vô tâm,

            Thủy hối tùng tiền cửu.

Dịch:

            Thiện đă từ tâm sanh,

            Ác đâu rời tâm có?

            Thiện ác là duyên ngoài,

            Nơi tâm thật chẳng có.

            Bỏ ác đẩy chỗ nào?

            Lấy thiện bảo ai giữ?

            Than ôi! Người thấy hai,

            Bám víu hai đầu chạy.

            Nếu ngộ vốn không tâm,

            Mới hối lỗi từ trước.

Bài này cũng của Thiền sư Bổn Tịnh để trả lời câu hỏi của Thiền sư Đạt Tánh.

Thiện đă từ tâm sanh, Ác đâu rời tâm có? Tâm là giả danh th́ thiện ác không có thật.

Thiện ác là duyên ngoài, Nơi tâm thật chẳng có. Thiện ác là duyên ngoài. Thí dụ ḿnh b́nh thản an nhiên như vầy, bất thần có người đến chọc tức vài câu, ḿnh nổi sân trả lời thô lỗ. Những lời thô lỗ thốt ra đó thiện hay ác? Ác! Như vậy cái ác từ đâu mà có? Từ duyên bên ngoài. Nếu không có người chọc tức th́ làm ǵ có nói bậy? Như vậy nói bậy chính gốc là từ duyên bên ngoài.

Lại ví dụ như ḿnh cũng đang b́nh thường thản nhiên như vậy, bất thần có một người nào đó đi tới than: Tôi khổ quá! Hỏi: V́ sao khổ? - Tôi đi đường có đem theo một số tiền, bây giờ bị người ta móc túi lấy hết, không mua được gạo, được cơm ăn! Chúng ta thấy xót xa, có năm mười ngàn móc ra cho, th́ thiện hay ác? Thiện. Thiện từ đâu ra? Cũng từ ngoài mà tới. Vậy th́ từ ngoài đến có thiện, có ác, nơi tâm thật chẳng có. Tâm b́nh thản th́ có chuyện thiện, ác không? Tâm đâu khởi thiện ác, thiện ác do cảnh bên ngoài mà có.

Bỏ ác đẩy chỗ nào? Lấy thiện bảo ai giữ? Nếu nói bỏ ác th́ đưa ai đây? Đẩy ra đâu? Có cái thùng nào để bỏ những đồ ác của ḿnh không? Đâu có. Như vậy cái ác ở bên ngoài tới. Nếu biết ngừa th́ không có ác, chớ thật chẳng phải có cái ác sẵn. Bây giờ nói giữ cái thiện, vốn thật đâu có cái thiện th́ làm sao mà giữ? Ai giữ cho ḿnh?

Than ôi! Người thấy hai, Bám víu hai đầu chạy. Nếu c̣n thấy thiện là thiện, ác là ác, đó là người thấy hai, là nắm đầu bên này, đầu bên kia mà chạy.

Nếu ngộ vốn không tâm, Mới hối lỗi từ trước. Nếu ngộ rồi th́ đối với tất cả thiện ác, tâm ḿnh không dấy động. Chừng đó mới biết niệm thiện niệm ác lâu nay ḿnh cố giữ, cố đuổi là sai lầm, mới hối lỗi từ trước.

Ba bài sau đây của Phó Đại sĩơ ở đời nhà Lương Trung Hoa. Người ta nói Ngài là Phật Di Lặc tái thế.

BÀI 26:

            Hữu vật tiên thiên địa,

            Vô h́nh bổn tịch liêu.

            Năng vi vạn tượng chủ,

            Bất trục tứ thời điêu.

Dịch:

            Có vật trước trời đất,

            Không h́nh vốn lặng yên.

            Hay làm chủ muôn vật,

            Chẳng theo bốn mùa tàn.

Có vật trước trời đất. Trời đất chưa có, vật đó đă có sẵn rồi.

Không h́nh vốn lặng yên. Vật đó không h́nh tướng, vốn yên tĩnh, lặng lẽ.

Hay làm chủ muôn vật, Chẳng theo bốn mùa tàn. Vật đó làm chủ muôn vật, không bị thời tiết tàn phá đi. Vật đó là vật ǵ? Đó là chỉ cái tâm thể không sanh không diệt của mỗi người. Tâm thể đó có trước trời đất chớ không phải mới có đây, măi măi không hoại không tàn, mà chúng ta không biết sống, không biết giữ. Cái không hoại, không mất là cái thật của chúng ta, mà lại quên. Bây giờ ôm lấy cái giả, cái tạm bợ, thân bảy tám mươi tuổi bại hoại này, cho là thật ḿnh rồi cố bám giữ, đó là rất dại khờ. Cho nên Ngài nói bốn câu trên để chỉ cho thấy tất cả chúng ta có một cái thật, mà lại quên đi. Cái thật đó trước không sanh là có trước trời đất, sau không diệt là bốn mùa đều không làm hư hoại.

BÀI 27:

            Không thủ bả sừ đầu,

            Bộ hành kỵ thủy ngưu.

            Nhân tùng kiều thượng quá,

            Kiều lưu thủy bất lưu.

Dịch:

            Tay không cầm cán cuốc,

            Đi bộ ngồi lưng trâu.

            Người đi qua trên cầu,

            Cầu trôi nước chẳng trôi

Tay không cầm cán cuốc, Đi bộ ngồi lưng trâu. Tay không mà cầm cán cuốc được không? Tay không, là không cầm ǵ hết. Nói đi bộ, tức là tự ḿnh đi dưới đất; ở đây nói ngồi lưng trâu đi bộ, đâu gọi là đi bộ được.

Người đi qua trên cầu, Cầu trôi nước không trôi. Vậy là cầu chảy, nước không chảy, giống như nói vần ngược phải không? Như vậy bốn câu kệ này có ư nghĩa ǵ? Bốn câu kệ này nói lên cái phi lư mà lại là chân lư. Tại sao vậy? Bởi v́ chân lư là cái chúng ta không thể suy nghĩ, nắm bắt được. Các Thiền sư trả lời các câu hỏi khiến hành giả không suy nghĩ ǵ được hết. Đó là hoạt ngữ. Ví dụ như: Thế nào là Phật? - Ba cân gai. Chúng ta nghĩ ra sao? Không có một lư ǵ để ḿnh suy gẫm được hết, gọi là phi lư. Ngay cái phi lư, dừng bặt suy nghĩ, là chân lư. Đặc biệt như vậy nên gọi là câu sống. V́ càng suy nghĩ th́ càng phi lư hơn. Ḿnh tưởng suy nghĩ là có lư, t́m ra lẽ phải, t́m ra lư đúng, nhưng càng t́m lại càng sai chân lư. V́ vậy chân lư là ở chỗ dừng suy nghĩ. Nói câu nào mà không c̣n nghĩ được, đó là chân lư, là hoạt ngữ (câu sống). “Tay không cầm cán cuốc”, có phi lư không? Rồi đi bộ, mà ngồi lưng trâu? Toàn là phi lư, một bề phi lư như vậy để chúng ta hết suy gẫm, nên là chân lư. Hiểu vậy th́ biết cái ư này, nếu không chẳng biết nói cái ǵ, không thể nào nghĩ ra hết.

BÀI 28:

            Dạ dạ băo Phật miên,

            Triêu triêu hoàn cộng khởi.

            Khởi tọa trấn tương tùy.

            Ngữ mặc đồng cư chỉ.

            Tiêm hào bất tương ly,

            Như h́nh ảnh tương tự.

            Dục thức Phật khứ xứ,

            Chỉ giá ngữ thanh thị.

Dịch:

            Đêm đêm ôm Phật ngủ,

            Ngày ngày cùng Phật dậy.

            Ngồi đứng măi theo nhau,

            Nói nín đồng chung ở.

            Mảy may không tách rời,

            Như h́nh cùng với bóng.

            Muốn biết chỗ Phật đi,

            Chỉ cái nói năng ấy!

Ngài chỉ cho thấy ḿnh sẵn có ông Phật rất là chân t́nh, gần gũi.

Đêm đêm ôm Phật ngủ, Ngày ngày cùng Phật dậy. Ḿnh với Phật ở chung một nhà. Ḿnh ngủ Phật cũng ngủ, ḿnh dậy Phật cũng dậy, Phật không có rời ḿnh.

Ngồi đứng măi theo nhau, Nói nín đồng chung ở. Mọi cử chỉ của ḿnh đều có ông Phật ở trong đó hết.

Mảy may không tách rời, Như h́nh cùng với bóng. Tóm lại mọi cử chỉ, hành động của ḿnh đều không rời Phật, Ngài ở đâu? Phật của ai? Có ai than “Số phận tôi tu không được!” không? Nếu không có Phật th́ tu không được, c̣n ai cũng có Phật hết, đi đâu cũng có Phật theo bên mà tu không được nghĩa là sao? Chỉ v́ ḿnh bội bạc. Tất cả chúng ta ai cũng có Phật, Phật theo sát bên ḿnh mà không đoái hoài tới. Bây giờ muốn đoái hoài tới ông Phật của ḿnh th́ phải làm sao? Không cần t́m đâu xa, ở ngay nơi ḿnh. Chỉ cần chúng ta khéo nh́n, khéo nhận th́ thấy ông Phật.

Muốn biết chỗ Phật đi, Chỉ cái nói năng ấy! Khi ông mở miệng th́ có Phật ở đó rồi; khi ông đưa cánh tay lên, th́ có Phật ở đó rồi; nhướng cặp chân mày lên, th́ có Phật đó rồi. Như vậy th́ Ngài thấy Phật là chính Phật của ḿnh, ai cũng có sẵn mà quên. Nên Ngài nhắc ḿnh muốn biết Phật th́ cứ nh́n cử chỉ, hành động, nói năng ắt thấy Phật hiển lộ, chớ không có đâu xa hết. Như vậy th́ ai mà không tu được? Ai mà không có Phật? Vậy mà có nhiều người lại thưa: “Thầy xem thử coi con có căn tu không?” Có Phật không đoái hoài tới, lại hỏi người khác. Quư vị có chịu nh́n, chịu nhớ ông Phật của ḿnh không? Hay nhiều khi chỉ nhớ thiên hạ chẳng nhớ tới ông Phật của ḿnh! Vậy cho nên người nào nếu khéo th́ khi đi, đứng, nằm, ngồi đều thấy ông Phật hiển bày. Thấy được vậy chắc cười hoài, không có phiền năo. C̣n nếu người nào đi, đứng, nằm, ngồi nhớ chuyện thế gian, th́ Phật ẩn mất. Như vậy tu là nhớ lại. Chữ nhớ là tỉnh, chữ quên là mê. Quên ḿnh có ông Phật là mê, nhớ ḿnh có ông Phật là tỉnh.

BÀI 29:

            Nhăn quang tùy sắc tận,

            Nhĩ thức trục thanh tiêu.

            Hoàn nguyên vô biệt chỉ,

            Tạc nhật dữ kim triêu.

Dịch:

            Nhăn quang theo sắc hết,

            Nhĩ thức tùy tiếng tiêu.

            Về nguồn không ư khác,

            Hôm qua với sáng nay.

Nhăn quang theo sắc hết, Nhĩ thức tùy tiếng tiêu. Bởi v́ tất cả cái thấy của chúng ta đều đuổi theo h́nh sắc, cái nghe của chúng ta đều đuổi theo âm thanh; bây giờ ngay nơi sắc, ngay nơi âm thanh chúng ta không dính, không đuổi theo.

Về nguồn không ư khác. Nếu là người trở về nguồn, về gốc của ḿnh th́ không ư khác.

Hôm qua với sáng nay. Những chuyện hiện tiền ngay bây giờ và ngày mai, nó hiện như vậy chớ không có ǵ lạ. Đối với sắc đối với thanh không dính không kẹt, đó là người biết trở về nguồn.

BÀI 30:

            Phiến nguyệt xâm hàn đàm,

            Vi vân ánh bích không.

            Nhược ư đạt đạo nhân,

            Hảo cá chân tiêu tức.

Dịch:

            Mảnh trăng ngâm đầm lạnh,

            Mây mỏng ánh trời xanh.

            Nếu với người đạt đạo,

            Đấy là  tin tức thật.

Mảnh trăng ngâm đầm lạnh, Mây mỏng ánh trời xanh. Một mảnh trăng hiện bóng ở dưới đầm nước lạnh, một đám mây mỏng che lấp bầu trời xanh. Hai h́nh ảnh đó để chỉ rằng, khi chúng ta nh́n trăng ít khi nh́n trăng trên trời, chỉ thấy trăng dưới nước; ngó bầu trời xanh không nhớ bầu trời xanh, chỉ thấy làn mây mỏng. Vị nào chịu khó ngồi ở ngoài trời trong, nh́n lên một hồi mà không thấy đám mây nào hết. Lúc đó quư vị thích hay không thích? Có mây bay, thấy vui vui phải không? Không có mây, trời trong th́ buồn. Nh́n lên trời thấy mặt trăng trên hư không không thích bằng ngó mặt trăng dưới đáy nước, có gợn sóng lăn tăn thấy vui. Như vậy là người ta vui với cái bóng, thích nh́n những thứ tạm bợ như đám mây, c̣n cái chân thật không chú tâm đến.

Nếu với người đạt đạo, Đấy là tin tức thật. Cho nên người đạt đạo không kẹt trăng dưới đầm và đám mây mỏng, mà ngay đó nhận ra tin tức thật là bầu trời và mặt trăng.

BÀI 31:

            Kiến vật tiện kiến tâm,

            Vô vật tâm bất hiện.

            Thập phần thông tắc trung,

            Chân tâm vô bất biến.

            Nhược sanh tri thức giải,

            Khước thành điên đảo kiến.

            Đổ cảnh năng vô tâm,

            Thủy kiến Bồ-đề diện.

Dịch:

            Thấy vật liền thấy tâm,

            Không vật tâm chẳng hiện.

            Mười phần trong bít thông,

            Chân tâm thảy biến khắp.

            Nếu sanh t́nh thức hiểu,

            Lại thành thấy điên đảo.

            Đối cảnh hay không tâm,

            Mới giáp mặt Bồ-đề.

Thấy vật liền thấy tâm. Ví dụ quư vị nh́n cái này, quư vị thấy tâm không? Thấy lá môn là thấy tâm chưa? Thật ra nói thấy vật liền thấy tâm mà ngỡ tâm ḿnh ở ngoài th́ không phải. Nhưng nếu tâm không có th́ làm sao thấy vật. Cho nên thấy vật là biết ḿnh đang có tâm, gọi là thấy tâm. Hiểu vậy th́ nh́n ngược lại chớ không phải nh́n ra.

Không vật tâm chẳng hiện. Nếu không có vật th́ tâm ḿnh đâu khởi cái biết thấy, biết nghe. Biết thấy, biết nghe tức nhờ vật bên ngoài.

Mười phần trong bít thông, Chân tâm thảy biến khắp. Nơi này bít, nơi kia thông… khắp cả mười phần chân tâm đều trùm hết.

Nếu sanh t́nh thức hiểu, Lại thành thấy điên đảo. Nếu khởi t́nh thức phân biệt hiểu biết là trở thành điên đảo rồi. Thấy th́ cứ thấy, nghe th́ cứ nghe, chân tâm bủa khắp cơi. Nếu thấy mà phân biệt đẹp xấu, hay dở th́ đó là điên đảo.

Đối cảnh hay không tâm, Mới giáp mặt Bồ-đề. Đối cảnh mà tâm không dấy niệm phân biệt, đó là giáp mặt với Bồ-đề. Bồ-đề ngay đó.

BÀI 32:

            Phật vị vô tâm ngộ,

            Tâm nhân hữu Phật mê.

            Phật tâm thanh tịnh xứ,

            Vân ngoại dă viên đề.

            Phong động tâm diêu thọ,

            Vân sanh tánh khởi trần.

            Nhược minh kim nhật sự,

            Muội khước bổn lai nhân.

Dịch:

            Phật do không tâm ngộ,

            Tâm nhân có Phật mê.

            Chỗ Phật tâm thanh tịnh,

            Vượn hoang hú ngàn mây.

            Gió động tâm lay cây,

            Mây sanh tánh dấy bụi. (trần)

            Nếu sáng việc hiện tại,

            Quên mất người xưa nay.

Phật do không tâm ngộ. Không tâm th́ nhớ Phật, là thấy được Phật.

Tâm nhân có Phật mê. Nếu có tâm th́ mê Phật, tức là quên Phật. Ngộ là nhớ, mê là quên, chớ không phải Phật mê Phật ngộ. Như vậy khởi niệm là mất Phật, không khởi niệm th́ Phật hiện tiền.

Chỗ Phật tâm thanh tịnh, Vượn hoang hú ngàn mây. Chỗ Phật và tâm được thanh tịnh giống như con vượn hú ngoài ngàn mây. Đây muốn nói rằng khi tâm ḿnh đă là tâm Phật thanh tịnh rồi, th́ những hiện tượng có không ở thế gian đều không dính dáng ǵ hết, đều là cái hư ảo không thật.

Gió động tâm lay cây, Mây sanh tánh dấy bụi. Khi gió động, th́ cây tâm ḿnh bị lung lay, khi mây sanh th́ tánh dấy bụi. Gió động là gió ǵ? Thường ở trong nhà Thiền gọi bát phong là tám gió. B́nh thường tâm an, nhưng gặp gió khổ lạc v.v… là cảnh vui cảnh khổ th́ cây tâm bị lung lay. Mây sanh tức là dấy niệm lên th́ tánh ḿnh bị phủ, bị dơ, nên gọi là tánh dấy bụi.

Nếu sáng việc hiện tại, Quên mất người xưa nay. Dính mắc với những h́nh ảnh, những sự việc hiện tại th́ quên mất người lâu nay sẵn có của ḿnh rồi. Khi chúng ta có động tâm, có dấy niệm theo hiện tại th́ đă mất người chân thật muôn đời.

BÀI 33:

            Ngại xứ phi tường bích,

            Thông xứ một hư không.

            Nhược nhân như thị giải,

            Tâm sắc bổn lai đồng.

Dịch:

            Chỗ ngại chẳng tường vách,

            Chỗ thông đâu hư không.

            Nếu người rơ như thế,

            Tâm sắc xưa nay đồng.

Bài này của Trường Sa Cảnh Sầm (Nối pháp Nam Tuyền Phổ Nguyện).

Chỗ ngại chẳng tường vách, Chỗ thông đâu hư không. Chỗ ngại tức là chỗ chướng ngại mà không phải do tường vách. Chỗ trống cũng chẳng phải là hư không. Thường người ta nói tường vách là chỗ chướng ngại, c̣n hư không trống rỗng th́ nói là thông. Nhưng mà thật ra không phải như vậy. Tại sao? Ḿnh ngồi trong nhà giữa bốn vách tường kín bít mà tâm có thể nghĩ tới bên Tây bên Tàu. Vậy th́ tường vách có ngăn ngại được tâm không? Cái thông suốt không chướng ngại đó không phải là hư không, mà chính là cái tâm thể thanh tịnh rỗng suốt mênh mông c̣n hơn là hư không nữa. Ở đây nói lên cái tâm thể của ḿnh không bị tường vách ngăn ngại, không bị hư không làm giới hạn. Hiểu được vậy th́ sao?

Nếu người rơ như thế, Tâm sắc xưa nay đồng. Người nhận được điều đó th́ tâm, sắc đều không hai.

BÀI 34:

            Mỹ ngọc tàng ngoan thạch,

            Liên hoa xuất ứ nê.

            Tu tri phiền năo xứ, (Bài của ngài Minh Lương là “Tu tri sanh tử xứ”)

            Ngộ tức thị Bồ-đề.

Dịch:

            Ngọc đẹp ẩn đá cứng,

            Hoa sen mọc bùn lầy.

            Nên biết ngay phiền năo,

            Ngộ tức đó Bồ-đề.

Bài này của Thiền Sư Minh Lương.

Ngọc đẹp ẩn đá cứng. Hoa sen mọc bùn lầy. Ngọc quư tốt thường nằm trong đá rắn chắc, c̣n hoa sen mọc ở dưới bùn lầy. Quư vị thấy hai câu này là hai câu chỉ dẫn cho chúng ta tu. Muốn t́m ngọc quư phải nhọc nhằn đục đẽo trong đá cứng, muốn được hoa sen thơm phải chịu khó lội dưới bùn lầy. Như vậy là để nói lên ư ǵ? Người tu muốn đạt tới được chỗ cao siêu, chỗ cứu cánh th́ phải chấp nhận mọi khó khăn, mọi cực nhọc, chớ không thể nào muốn đạt được cái cao đẹp mà lại thong thả nhàn rỗi. Vậy mà có nhiều vị tu hay than: “Tu ǵ mà nhọc quá! Thảnh thơi đi du lịch chỗ này chỗ kia, về ngủ cho khá khá một chút…”. Phải đục những tảng đá cứng mới có những viên ngọc quư, câu đó quư vị nhớ cho kỹ một chút. Ngọc quư nằm trong đá cứng chớ không nằm trong chỗ đất bùn đất bụi đâu. Phải chịu khó xăn quần lội xuống bùn mới cắt được sen thơm.

Như vậy tu hành phải chấp nhận những cái khó, cái nhọc nhằn mới có thể có kết quả tốt đẹp được.

Nên biết ngay phiền năo, Ngộ tức đó Bồ-đề. Nên biết ngay phiền năo này mà ngộ tức là Bồ-đề, khỏi cần t́m kiếm đâu hết, chẳng phải ở trên mây trên trời.

BÀI 35:

            Nhật dụng vô phi đạo,

            Tâm an tức thị thiền.

            U thê vân hác để,

            Mộng mị tuyết bồng biên.

Dịch:

            Đạo tức hằng ngày dụng,

            Tâm an đó là thiền.

            Dừng nghỉ đáy hang mây,

            Nằm mơ bên lều tuyết.

Đạo tức hằng ngày dụng, Tâm an đó là thiền. Đạo ở đâu? Ngay trong cuộc sống hằng ngày của ḿnh. Vậy th́ trị nhật, nấu cơm có đạo không? Hay là chỉ có rau, có củi, có lửa, có nồi niêu? Ngay lúc ḿnh nấu cơm, đạo ở chỗ đó chớ không phải ở đâu xa. Vậy ở trong bếp, ra rẫy mà tâm ḿnh an th́ đâu cũng là thiền. Nhưng bệnh của chúng sanh là vào bếp th́ nói chuyện trong bếp, ra đồng th́ nói chuyện ngoài đồng, chớ không chịu an. Bởi vậy nên mất thiền. Thiền không ở xa, ở tất cả chỗ, nếu tại một vị trí nào, làm một công tác ǵ mà tâm luôn luôn an nhiên, th́ chúng ta đang thiền rồi.

Dừng nghỉ đáy hang mây, Nằm mơ bên lều tuyết. Chúng ta có cái bệnh lúc nào cũng mơ ước chuyện đâu đâu, chẳng khác nào người dừng nghỉ ở dưới đáy hang mây và nằm mơ bên lều tuyết, nghĩa là chỉ tưởng tượng thôi, không nh́n không thấy được lẽ thật. Chúng ta mơ ước tu để ngày mai được về đâu đó hưởng an lạc vui tươi, đi chơi chỗ này du lịch chỗ kia, thích tưởng tượng những chuyện không thật như lều tuyết hang mây, c̣n cái chân thật cái cứu kính hằng ngày ḿnh không quan trọng. Đó là quở trách người tu.

BÀI 36:

            Cảnh lập tâm hiện hữu,

            Tâm vô cảnh bất sanh.

            Cảnh hư tâm tịch tịch,

            Tâm chiếu cảnh linh linh.

Dịch:

            Cảnh lập tâm liền có,

            Tâm không cảnh chẳng sanh.

            Cảnh hư tâm lặng lẽ,

            Tâm chiếu cảnh vắng im.

Cảnh lập tâm liền có, Tâm không cảnh chẳng sanh. Tức là ḿnh nh́n cảnh, thấy đẹp xấu th́ tâm đă dấy niệm rồi. Nếu cảnh đó đẹp xấu mà tâm không dấy niệm, không khởi tâm th́ cảnh có cũng như không, cho nên nói cảnh chẳng sanh.

Cảnh hư tâm lặng lẽ, Tâm chiếu cảnh vắng im. Cảnh hư là cảnh rỗng, tâm lặng. Tâm ḿnh nó bủa khắp, nó sáng soi mà cảnh vẫn im lặng không dấy động.

BÀI 37:

            Y pháp bất y nhân,

            Y nghĩa bất y ngữ.

            Y trí bất y thức,

            Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa kinh.

Dịch:

            Y pháp chẳng y nhân,

            Y nghĩa chẳng y ngữ.

            Y trí chẳng y thức,

            Y kinh liễu nghĩa chẳng y kinh bất liễu nghĩa.

Y pháp chẳng y nhân. Nghĩa là chúng ta học đạo lư là y theo pháp Phật dạy chớ không nên y cứ nơi người. Tại sao nói câu này? V́ lời Phật dạy là chân lư. Người thầy hoặc người thiện tri thức nhắc lại câu đó là câu của Phật, chúng ta nhớ lời Phật để ứng dụng, đừng nh́n ông thầy. Ví dụ như Phật dạy “Người tu không nhiễm trước tất cả sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp”. Chúng ta  nghe cứ y đó mà tu, chớ đừng nh́n ông thầy, lỡ ông thầy dạy câu đó mà ổng hút thuốc, rồi ḿnh nói thôi không được đâu, ông thầy c̣n dính hương, rồi ḿnh chán hết muốn tu. Đó là sai lầm. Người lặp lại cho ḿnh nghe, người đó chưa phải là Phật, chưa phải là Phật th́ họ cũng phải c̣n những tập khí tốt xấu chút ít.

Y nghĩa chẳng y ngữ. Tức là lời nói của người xưa, của Phật Tổ, chúng ta phải thấu suốt được nghĩa  chớ đừng chấp ngôn từ.

Y trí chẳng y thức. Chữ “trí” ở đây là trí theo kinh Lăng Già. Bởi v́ trí là cái bất sanh bất diệt, thức là cái phân biệt sanh diệt. Cho nên bảo đừng theo thức phân biệt, phải sống với trí bất sanh bất diệt đó.

Y kinh liễu nghĩa chẳng y kinh bất liễu nghĩa. Tức là phải y theo các kinh liễu nghĩa – liễu nghĩa tức là những kinh Phật nói cùng tột lẽ thật chân lư; c̣n không theo các kinh Phật nói phương tiện để dẫn dắt người tu tạm trong thời gian nào đó, đó gọi là kinh bất liễu nghĩa. Như vậy là chúng ta phải theo những quyển kinh Phật nói đến chỗ cứu kính chân thật, mà không nên theo những kinh Phật nói phương tiện để d́u dắt những người sơ cơ. Đó là ư nghĩa của bài này. Đây không phải là bài kệ mà là một đoạn trong kinh Niết Bàn.

BÀI 38:

            Nhất đóa hàm đán liên,

            Lưỡng chu thanh sấu bách.

            Trường hướng tăng gia đ́nh,

            Hà lao vấn cao cách.

Dịch:

            Một đóa hoa sen búp,

            Hai gốc bách xanh gầy.

            Luôn hướng trước nhà tăng,

            Nhọc chi hỏi cao cách.

Một đóa hoa sen búp, Hai gốc bách xanh gầy. Nh́n ngoài vườn có một đóa sen búp và hai cây bách xanh cứng cỏi gầy ốm.

Luôn hướng trước nhà tăng, Nhọc chi hỏi cao cách. Luôn luôn hướng về nhà tăng, bao nhiêu đó đủ rồi, c̣n hỏi ǵ cốt cách thanh cao. Nh́n tất cả những hiện tượng ở trước mắt, thấu suốt được rồi th́ đủ, đừng t́m kiếm ǵ xa xôi.

*

*   *

Một hôm quan Trấn thủ đến chùa Nguyệt Đường vịnh bài thơ:

            Lục trầm thùy thức ngụ thao tàng,

            Kim Nguyệt Đường phi tích Nguyệt Đường.

            Tùng lăo cao đê trương thúy cái,

            Hà tiên thứ đệ tiến kỳ hương.

            Thiền trai túc ấn tŕ băng ngọc,

            Khách xá tân tiêu dẫn phụng hoàng.

            Yêu phước bất tu sùng huyễn huyễn,

            Giác lai nhất niệm thị y vương.

Dịch:

            Đất sâu ai biết chứa kho tàng,

            Nguyệt Đường nay khác Nguyệt Đường xưa.

            Tùng lăo thấp cao giương lọng biếc,

            Sen tiên thứ lớp hương lạ dâng.

            Luật thiền ấn nghiêm ǵn băng ngọc,

            Nhà khách sáo hay dẫn phụng hoàng.

            Cầu phước cần ǵ sùng mọi huyễn,

            Giác th́ một niệm đó Y vương.

Ông quan Trấn thủ này cũng hiểu đạo Phật kha khá. Cho nên khi đến thăm làm bài kệ tặng.

Đất sâu ai biết chứa kho tàng, Nguyệt Đường nay khác Nguyệt Đường xưa. Chữ “lục trầm” lục là đất bằng, trầm là sâu kín, mà đâu ngờ có chứa kho tàng. Ông quan ca tụng chỗ này không ai ngờ ngày nay dựng lên được chùa Nguyệt Đường đẹp đẽ quư báu, khác hơn chùa Nguyệt Đường ngày trước.

Tùng lăo thấp cao giương lọng biếc, Sen tiên thứ lớp hương lạ dâng. Bên ngoài có mấy cây tùng giương lọng che, rồi có hoa sen thơm dâng hương.

Luật thiền ấn nghiêm ǵn băng ngọc, Nhà khách sáo hay dẫn phụng hoàng. Luật thiền nghiêm chỉnh giữ ǵn nét đẹp như băng ngọc, c̣n nhà khách th́ như có tiếng sáo véo von rủ chim phụng hoàng đến. Chùa th́ qui củ nghiêm nhặt khiến tăng chúng thanh tịnh, nhà khách th́ có sức hấp dẫn những khách cao quư viếng thăm như tiếng sáo Tiêu Sử mỗi khi thổi lên có phượng hoàng bay đến.

Cầu phước cần ǵ sùng mọi huyễn, Giác th́ một niệm đó Y vương. Người cầu phước tu hành đừng ham thích những cái hư dối. Ngay nơi một niệm mà ḿnh giác ngộ th́ đó là Phật, bậc Y vương.

Một hôm, Sư hỏi môn nhân: Thế nào là mặt thật xưa nay?

Đại chúng đáp:

            Đầy mắt núi xanh không tấc cỏ,

            Tột nh́n nước biếc bặt sóng ṃi.

            (Măn mục thanh sơn vô thốn thảo,

            Cực mục lục thủy tuyệt ba lang)

Ngài lại hỏi đồ đệ trong nhà: Thế nào là mặt thật xưa nay? Các đồ đệ đáp rằng: Đầy mắt núi xanh không tấc cỏ. Tột nh́n nước biếc bặt sóng ṃi. Tại sao? Nghĩa là mặt thật xưa nay giống như ngọn núi xanh rờn không có cỏ mọc lăng xăng, hay ḍng nước biếc không có sóng. Đó là mặt thật xưa nay.

Sư lại hỏi:

Thế nào là Pháp thân chính ḿnh?

Đại chúng đáp:

- Năm uẩn không pháp, thể trùm sa giới.

Tức là ngay nơi năm uẩn không phải Pháp thân mà Pháp thân là thể bao trùm cả sa giới tức là trần sa giới.

?


[mucluc]

[A.Chương1][A.Chương2][A.Chương3][A.Chương4][A.Chương5][A.Chương6][A.Chương7]

[B.Chương 1][B.Chương 2][B.Chương 3][B.Chương 4][B.Chương 5]

[B.Chương 6-phần 1][B.Chương 6-phần 2][B.Chương 6-phần 3][B.Chương 6-phần 4][B.Chương 7]

[Trang chu] [Kinh sach]