[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]


THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

(tt)

GIẢNG:

1.  LỜI MÀO:

            Thời vừa đầu tiết xuân thiên,

            Khí dương đầm ấm dân yên thái ḥa.

            Bụt sinh Hoàng Giác Lê gia,

            Thánh chúa vỗ trị gần xa lai hàng.

            Bốn phương khói tắt lửa lang,

            Phong điều vũ thuận dân khang thái b́nh.

            Được mùa hải yến hà thanh,

                Gia gia nghinh chúc Thánh Minh cửu trường.

            Dân nông thịnh vượng tàm tang,

            Thóc Hán gạo Đường đại nậm phong niên.

                Tuệ Đăng Ḥa thượng Chân Nguyên,

            Trụ tŕ Long Động tự Thiền Dược Am.

            Vốn xưa cổ tích danh lam,

                Trần triều khai sáng đỉnh nham tu Thiền.

            Yên sơn cảnh tựa Tây Thiên,

                Phần hương chúc Thánh khỏe bền đế đô.

            Việt Nam bốn bể cửu chu,

                Hưng sùng đạo Bụt chợ quê khắp miền.

            Gió thông thổi lọt am hiên,

            Tinh thần sảng nhớ ḷng Thiền chép ra.

* * *

            Lời mào là lời mở đầu.

            Thời vừa đầu tiết xuân thiên,

            Khí dương đầm ấm dân yên thái ḥa.

            Bụt sinh Hoàng Giác Lê gia,

            Thánh chúa vỗ trị gần xa lai hàng.

Thời gian ngài Chân Nguyên viết quyển sách này là vào đầu tiết xuân, khí trời ấm áp, dân chúng yên ḥa.

“Bụt sinh Hoàng Giác Lê gia”. Đây là chỗ nhiều người thắc mắc. Bụt là Phật, sinh Hoàng Giác Lê gia là sinh trong gia đ́nh ḍng họ Lê, tức là triều đ́nh nhà Lê. Triều Lê có ai tu xứng đáng mà gọi là Bụt?

Nguyên là vào thời vua Lê Hy Tông có Thiền sư Tông Diễn(*) (1640 - 1711) thuộc tông Tào Động, sanh trước ngài Chân-Nguyên 7 năm. Ngoài Bắc gọi Ngài là Ḥa thượng Cáy, tức Ḥa thượng Cua, Ngài lập ra chùa Hồng Phúc c̣n gọi là chùa Hoè Nhai ở Hà Nội hiện nay.

Lúc bấy giờ vua Lê Hy Tông không biết ǵ về đạo Phật, nghe lời các nhà Nho chê bai nhà Phật, nên vua ra lịnh tất cả tăng ni đều phải lui vào rừng núi ở, không được ở nơi thành thị. Biết được tin này, ngài Tông Diễn rất đau ḷng, nghĩ rằng: '' Dù cho ai có tài ba lỗi lạc ǵ, hiểu đạo lư thâm sâu đến đâu, nếu ở trong rừng núi th́ biết dạy ai đây, xem như đạo Phật hết cơ giáo hóa, làm sao độ được chúng sanh trong bể khổ!” Ngài mới t́m cách để khuyên can nhà vua.

Ngài đến kinh đô Thăng Long, vào ở trọ nhà của một người lính gác ngục để xin phép được triều kiến vua. Ngài nghĩ ra một kế, báo cho các quan giữ thành nói rằng: '' Tôi ở núi được một viên ngọc quí vô giá, mang đến đây để hiến tặng vua, xin cho tôi đem ngọc dâng cho vua ''. Các quan vào triều tâu lên vua Lê Hy Tông. Vua không chịu tiếp và nói nếu có ngọc quí th́ cho quan ra nhận ngọc đem vào vua xem, chớ không cho Sư vào trong cung.

Trải qua ba tháng, Ngài không vào được triều đ́nh, biết bao giờ gặp được vua để can gián. Ngài suy nghĩ viết một tờ biểu rất là chí lư, thí dụ đạo Phật như ḥn ngọc quí soi sáng mười phương, phá dẹp mọi mây mờ u tối. Viết xong Ngài để tờ biểu vào hộp dán kín cẩn mật và yêu cầu vị quan tâu lên vua: Nếu vua không cho Sư gặp, th́ xin cho một vị quan văn trung trực thanh liêm, trai giới ba ngày đến nhận ngọc quí. Vua liền chọn một quan văn tín cẩn, thành tâm trai giới ba ngày, rồi đến chỗ Sư nhận ngọc. Ngài trao hộp đựng ngọc, dặn ḍ đừng mở ra và đến trước triều dâng tận tay vua. Vị quan cung kính nhận hộp ngọc đem về, đến giữa triều mở hộp cho vua xem, không thấy ngọc đâu, chỉ có tờ biểu. Vua bảo đọc tờ biểu, nghe thấy lư lẽ rơ ràng lời văn sáng suốt ư tứ thâm trầm, vua liền có tỉnh, biết đạo Phật là quí mà ḿnh lầm. Vua ra lịnh cho mời Sư vào triều. Nhân đó Ngài giảng dạy đạo lư, vua thức tỉnh, thu hồi lệnh trước không c̣n đày tăng ni vào núi rừng nữa, lại cho trở về chùa tùy duyên giáo hóa.

Sau khi đă thấm nhuần đạo lư, vua Lê Hy Tông thành tâm  sám hối lỗi trước của ḿnh, nên tạc h́nh vua qú mọp để tượng Phật Thích Ca trên lưng để tỏ ḷng sám hối. Tượng này hiện c̣n thờ tại chùa Ḥe Nhai (Hồng Phúc tự) bên cạnh chánh điện.

Như vậy người cảnh tỉnh được vua Lê Hy Tông là Thiền sư Tông Diễn. Sau này khi tỉnh rồi, nhà vua biết tu hành và kính trọng Phật pháp, cho nên Thiền sư Chân Nguyên khi viết quyển Thiền Tông Bản Hạnh là lúc nhà vua lớn tuổi, nên tôn xưng là ông vua giác, gọi là Hoàng Giác. “Bụt sinh Hoàng Giác Lê gia” là ông vua Phật, ông vua giác ngộ đời nhà Lê.

Bản in 1932: “Bụt sinh Hoàng đế Lê gia”, một bên là chữ giác, một bên là chữ đế.

“Thánh chúa vỗ trị gần xa lai hàng”. Thánh chúa là chỉ chúa Trịnh, cai trị xa gần đều quy phục. Thời ấy trong là triều đ́nh nhà Lê, ngoài là dinh chúa Trịnh, gọi là thời vua Lê chúa Trịnh. Cũng như ngày nay các nước tổ chức theo quân chủ lập hiến, trên là vua, dưới có thủ tướng điều hành việc nước.

            Bốn phương khói tắt lửa lang,

            Phong điều vũ thuận dân khang thái b́nh.

            Được mùa hải yến hà thanh,

            Gia gia nghinh chúc Thánh Minh cửu trường.

“Bốn phương khói tắt lửa lang”. Chữ lang là chỉ con chó sói. Khi xưa những người ở đồn binh biên giới thường lấy phân chó sói phơi khô để dành. Lúc có binh biến liền đốt phân đó, lửa bốc lên cao, khói bay thẳng báo hiệu cho các đồn binh nơi khác biết tin để đến cứu trợ. “Khói tắt lửa lang” là chỉ thời thái b́nh.

“Phong điều vũ thuận dân khang thái b́nh”. Gió ḥa mưa thuận nên dân chúng được an khang thái b́nh.

“Được mùa hải yến hà thanh”. Được mùa là trúng mùa, hải yến là biển yên, hà thanh là sông trong, tức là ngoài biển yên lặng không sóng gió, nước sông trong trẻo không ngàu đục. Đây diễn tả thời tương đối thái b́nh.

“Gia gia nghinh chúc Thánh Minh cửu trường”. Nhà nhà đều chúc mừng đức vua được sống lâu măi măi.

            Dân nông thịnh vượng tàm tang,

            Thóc Hán gạo Đường đại nậm phong niên.

Người nông phu làm ăn thịnh vượng về nghề nuôi tằm trồng dâu. Lúa Hán gạo Đường là nói thời Hán thời Đường là hai thời phồn thịnh, dân chúng làm lúa được mùa. Đại nậm hay đại nẫm là được mùa hay trúng mùa, tức được nhiều lúa. Phong niên là năm an ổn phong nhă. Đây là chỉ thời an khang thịnh vượng.

            Tuệ Đăng Ḥa thượng Chân Nguyên,

            Trụ tŕ Long Động tự Thiền Dược Am.

            Vốn xưa cổ tích danh lam,

            Trần triều khai sáng đỉnh nham tu Thiền.

Điểm đặc biệt ở đây là ngài Tuệ Đăng tự nói tên ḿnh. Mới đọc qua tưởng như người khác viết chớ không phải Ngài. Tuệ Đăng là pháp danh, Chân Nguyên là pháp hiệu của Ngài. Ngài làm trụ tŕ chùa Long Động và cũng ở Thiền Dược Am tức am thuốc Thiền. Nơi này là cổ tích danh lam thời Trần, nên triều Trần khai sáng đỉnh núi để tu thiền.

            Yên sơn cảnh tựa Tây Thiên,

            Phần hương chúc Thánh khỏe bền đế đô.

Cảnh núi Yên Tử rất đẹp giống như bên Tây Thiên Trúc. Phần hương là thắp hương chúc tụng nhà vua mạnh khỏe, kinh đô vững bền.

            Việt Nam bốn bể cửu chu,

            Hưng sùng đạo Bụt chợ quê khắp miền.

Nước Việt Nam bốn bể chín châu, từ thành thị đến thôn quê, nơi nào cũng tôn sùng đạo Phật.

            Gió thông thổi lọt am hiên,

            Tinh thần sảng nhớ ḷng Thiền chép ra.

Ngồi nghe gió thổi vào am mát rượi, tinh thần sảng khoái, Ngài liền nhớ chép lại sự tích này.

Đây là lời mở đầu ca tụng thời b́nh yên. Thật ra thời đó đất nước chia ra Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đàng Trong có chúa Nguyễn, Đàng Ngoài có chúa Trịnh và vua Lê. Hai bên đang ngưng chiến, cho nên chỉ tương đối chớ chưa thật sự b́nh yên.

?


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]

[Trang chu] [Kinh sach]