THIỀN TÔNG BẢN HẠNH
[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]
[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]
CÁC BÀI KỆ 1. Âm: NIÊM TÂM HOA KỆ Thích Ca xuất thế đại nhân duyên, Ca Diếp đầu cơ đắc ấn truyền. Niêm hoa vi tiếu nghiễm nhiên tại, Lạc diệp phân phương biến đại thiên. Dịch: KỆ ĐƯA HOA TÂM Thế Tôn xuất hiện đại nhân duyên, Ca Diếp hợp cơ được ấn truyền. Đưa hoa cười mỉm vẫn c̣n đấy, Lá rụng hương thơm khắp đại thiên. GIẢNG: Niêm Tâm Hoa Kệ là kệ đưa hoa tâm, chỉ h́nh ảnh đức Phật đưa cành hoa trên hội Linh Sơn, dưới đại chúng ngài Ca Diếp nh́n lên thấy liền mỉm cười. “Thế Tôn xuất hiện đại nhân duyên”, đức Phật ra đời v́ có đại sự nhân duyên. Đại sự nhân duyên là ǵ? Là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến hay tánh giác. “Ca Diếp hợp cơ được ấn truyền”, ngài Ca Diếp nh́n hoa sen, do Ngài ứng hợp với chỗ Phật muốn chỉ nên Ngài liền được truyền tâm ấn. “Đưa hoa cười mỉm vẫn c̣n đấy”, h́nh ảnh đức Phật đưa cành hoa, Tổ Ca Diếp mỉm cười đến nay vẫn c̣n đó, không mất. “Lá rụng hương thơm khắp đại thiên”, nơi nơi chốn chốn đều được hưởng hương vị của việc tâm truyền. H́nh ảnh truyền tâm từ buổi ban đầu đức Phật đưa cành hoa sen lên, Tổ Ca Diếp hợp cơ cảm ứng liền được truyền tâm ấn, h́nh ảnh đó măi đến ngày nay vẫn c̣n. Ngày xưa chỉ có đức Phật với ngài Ca Diếp, mà nay nơi nào chốn nào cũng có h́nh ảnh đó đem lại sự an lành tốt đẹp cho nhiều người. 2. Âm: Niêm hoa vi tiếu chỉ truyền lai, Chánh pháp tùng tư xứ xứ khai. Điện quyện phong tŕ hưu nghĩ nghị, Đức Sơn, Lâm Tế hát như lôi. Dịch: Đưa hoa cười mỉm chỉ truyền đây, Chánh pháp từ nay chốn chốn bày. Điện cuốn gió đùa thôi nghĩ tính, Đức Sơn, Lâm Tế hét vang tai. GIẢNG: “Đưa hoa cười mỉm chỉ truyền đây, Chánh pháp từ nay chốn chốn bày”. Đức Phật đưa hoa sen, Tổ Ca Diếp mỉm cười. Tông chỉ ấy truyền măi đến ngày nay, chánh pháp đó từ xưa đến nay, khắp nơi đều hiển bày. Ở Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v... đều c̣n h́nh ảnh đó và đều truyền bá tâm tông nầy. “Điện cuốn gió đùa thôi nghĩ tính”. Lối truyền đó nhanh như điện chớp, như gió đùa, đừng dùng tâm nghĩ nghị tính toán. Nghĩa là một câu nói, một hành động mà chúng ta không theo kịp, hay là không bắt được th́ nó đi mất, cho nên: “Đức Sơn, Lâm Tế hét vang tai”. Một tiếng hét của Đức Sơn, một tiếng hét của Lâm Tế đủ cho chúng ta ngộ đạo, c̣n nếu ḿnh chậm th́ không bao giờ thấy, không bao giờ nhận ra được. 3. Âm: Linh Sơn hội thượng niêm hoa nhật, Ca Diếp thân truyền hướng thượng cơ. Tùng thử tuệ đăng quang hiển hách, Phổ thiên đại địa măn trường huy. Dịch: Trên hội Linh Sơn dở cành hoa, Thân truyền Ca Diếp nhằm thượng cơ. Đèn tuệ từ đây càng rực rỡ, Đất trời đầy khắp măi sáng ḷa. GIẢNG: Qua bài kệ chúng ta thấy rơ ràng lặp đi lặp lại ư nghĩa đức Phật đưa cành hoa Tổ Ca Diếp mỉm cười, đó là tinh thần Thiền Tông từ thuở đức Phật Thích Ca truyền măi đến ngày nay. Đường lối Phật đưa cành hoa, ngài Ca Diếp mỉm cười là nhằm vào hàng thượng cơ. Khi người thượng cơ ngộ được rồi th́ từ đó sẽ là ngọn đèn, là cây đuốc trí tuệ soi sáng cho mọi người, nên nói “Đèn tuệ từ đây càng rực rỡ”. Rực rỡ đến đâu? “Đất trời đầy khắp măi sáng ḷa”, khắp nơi khắp chốn đâu đâu cũng sáng ngời. Tóm lại ba bài kệ trên là nhắm thẳng việc đức Phật đưa cành hoa sen, Tổ Ca Diếp mỉm cười, đó là ngộ được tâm nhân thấy cành hoa, nên gọi là kệ đưa hoa tâm. 4. Âm: MẬT THỌ TÂM ĐĂNG Nhất điểm tâm đăng Phật nhăn sanh, Tương truyền tứ mục cố phân minh. Liên phương tục diệm quang vô tận, Phổ phó thiền lâm thọ hữu t́nh. Dịch: THẦM TRAO ĐÈN TÂM Một ngọn đèn tâm mắt Phật sanh, Đồn rằng bốn mắt ngó phân minh. Tiếp hương nối lửa sáng không dứt, Trao khắp rừng thiền chúng hữu t́nh. GIẢNG: Bài trên chỉ nói Phật đưa cành hoa, Tổ Ca Diếp mỉm cười, bài nầy nói thêm mắt Phật nh́n xuống, ngài Ca Diếp nh́n lên, bốn mắt đối nhau, nhân đó Ngài ngộ nên gọi là Mật thọ tâm đăng, tức là thầm trao đèn tâm. Trao bằng cách nào? “Một ngọn đèn tâm mắt Phật sanh.” Mắt Phật nh́n Tổ Ca Diếp, đó là Phật đă đem ngọn đèn tâm trao cho Tổ. “Đồn rằng bốn mắt ngó phân minh”. Phật nh́n xuống, Tổ nh́n lên, bốn mắt ngó rơ ràng, đó là đă trao tâm ấn rồi. “Tiếp hương nối lửa sáng không dứt”. Người sau, môn đồ của chư Tổ luôn luôn tiếp nối đèn tâm này, nên nói tiếp hương nối lửa sáng măi không cùng không dứt. Nếu dứt th́ ngày nay chúng ta đâu c̣n hiểu để tu. “Trao khắp rừng thiền chúng hữu t́nh”. Nhiều người tu thiền, ngộ được thiền, chỗ đó rất nhiều nên gọi là rừng thiền. Trao khắp rừng thiền cho các chúng hữu t́nh. 5. Âm: TỰ TÁNH ỨNG DỤNG Hiển hách phân minh thập nhị thời, Thử chi tự tánh nhậm thi vi. Lục căn vận dụng chân thường kiến, Vạn pháp tung hoành chánh biến tri. Dịch: ỨNG DỤNG TÁNH M̀NH Rực rỡ rơ ràng suốt cả ngày, Đây là tự tánh mặc hiện bày. Sáu căn vận dụng chân thường thấy, Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay. GIẢNG: Mật thọ tâm đăng là dùng mắt nh́n, đó là thầm trao, c̣n Tự tánh ứng dụng là trong tự tánh ḿnh dấy lên những công dụng hay là những hành động của ḿnh. “Rực rỡ rơ ràng suốt cả ngày, Đây là tự tánh mặc hiện bày.” Tức là nơi ḿnh suốt cả ngày từ sáng đến chiều tối, lúc nào tự tánh cũng hiển bày rơ ràng, không bao giờ thiếu vắng. Nó hiện bày ở đâu? “Sáu căn vận dụng chân thường thấy.” Ngay nơi sáu căn ḿnh vận dụng, tức là có những hành động những hiểu biết đều từ cái thấy chân thường, chớ không phải điên đảo vọng tưởng. Điểm này quan trọng vô cùng. Như hiện nay, từ sáng đến chiều chúng ta sống mà cứ nghĩ ḿnh đi chợ, ḿnh làm công tác này công tác kia v.v... Những cái nghĩ sắp đặt làm công kia việc nọ trong một ngày là ai nghĩ? Tự nhiên chúng ta nói là tôi nghĩ. Như vậy cái nghĩ đó là tôi. Giả sử từ sáng đến chiều hoặc một giờ, nửa giờ ngồi chơi mà không nghĩ ǵ hết, lúc đó có tôi không? Nếu nghĩ là tôi nghĩ th́ khi không nghĩ tôi có không? Nếu không nghĩ cho là không có tôi, chúng ta đồng ư không? Những giờ phút ngồi lặng lẽ thản nhiên không nghĩ suy, nếu không có tôi th́ có ai bóp mũi chúng ta cũng không la, tại sao lúc đó chúng ta lại không chịu được? Như vậy tuy không nghĩ mà mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe,xúc chạm vẫn biết ... có biết là ai biết, lẽ ra cái đó mới là tôi. Như vậy cái nghĩ là tôi hay cái không nghĩ là tôi? Nếu cái nghĩ là tôi chắc là khi th́ có ḿnh, khi th́ ḿnh đi chơi mất, chỉ c̣n cái xác không. Trái lại nếu ḿnh biết có cái chân thật của ḿnh hiện tiền, chỉ v́ những vọng tưởng khởi lên lặng xuống lăng xăng, cũng giống như buổi trưa mặt trời sáng rỡ, thỉnh thoảng trời chuyển mưa mây đen kéo qua. Khi có mây th́ không thấy ánh sáng mặt trời nhưng đừng nói là không có mặt trời. Từ trước đến nay chúng ta thường có bệnh chỉ nhận những ǵ động, c̣n những ǵ không động th́ không nhận. Hiện nay khi không nghĩ chúng ta biết mà cái biết đó có động không? Không nghĩ mà người nói ḿnh nghe th́ cái nghe đó có động không? Không nghĩ mà gió thổi ḿnh biết mát, cái biết đó có động không? Như vậy để thấy đây là nói thẳng, nghĩa là cái thật đó rực rỡ rơ ràng suốt cả ngày, đó là tự tánh mặc t́nh hiện bày đầy đủ. Cái chân thường hiện ở sáu căn ḿnh vận dụng luôn luôn, biết đi, biết nh́n, biết nói..., nó là sẵn trong đó. “Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay”. Nếu nhận được như vậy, thấy được như vậy th́ ở giữa muôn pháp chúng ta đi dọc đi ngang vẫn là được giác ngộ chớ không có ǵ khác. 6. Âm: Cùng kim tuyên cổ bổn như như, Pháp tánh viên đồng thước thái hư. Ứng xuất lục căn năng vận dụng, Tinh thông vạn pháp triệt vô dư. Dịch: Tột cùng kim cổ vốn như như, Pháp tánh tṛn đồng khắp thái hư. Ứng hiện sáu căn hay vận dụng, Rơ rành muôn pháp tột không thừa. GIẢNG: Bài này và bài trên nói rơ cái chân thật hiện đầy đủ nơi sáu căn của chúng ta, chớ không thiếu vắng bao giờ. Chỉ v́ không khéo nhận, không khéo biết nên chúng ta khỏa lấp nó, quên mất nó. 7. Âm: TỰ TÁNH ỨNG HIỆN Pháp tánh chân không vô tứ đại, Sắc tướng h́nh dung hữu lục căn. Hải để kim ô thiên thượng nhật, Nhăn trung đồng tử diện tiền nhân. Dịch: TỰ TÁNH ỨNG HIỆN Pháp tánh chân không chẳng tứ đại, H́nh dung sắc tướng có sáu căn. Đáy biển quạ vàng trên mặt nhật, Con ngươi trong mắt nơi mặt người. GIẢNG: Bài trên là ứng dụng, bài này là ứng hiện. “Pháp tánh chân không chẳng tứ đại”, đứng về mặt pháp tánh chân không th́ không có tứ đại. Tứ đại không phải là pháp tánh, không phải là chân không, nhưng: “H́nh dung sắc tướng có sáu căn”. Khi duyên hợp, tứ đại chung hợp th́ có h́nh dung, có sắc tướng rồi có sáu căn. Hai câu tiếp theo thật là hay: “Đáy biển quạ vàng trên mặt nhật”. Câu này mới nghe thật là khó hiểu. Quạ vàng hay quạ lửa là chỉ mặt trời, “Đáy biển quạ vàng” là chỉ bóng mặt trời nằm dưới đáy biển; “trên mặt nhật” là mặt trời thật th́ ở trên hư không. Nh́n xuống đáy biển chúng ta thấy bóng mặt trời, như vậy mặt trời ở dưới đáy biển là bóng chớ không phải mặt trời thật. Mặt trời thật là ở trên hư không. Cũng như vậy chân tánh, chân không hay pháp tánh không có tứ đại nhưng khi tứ đại duyên hợp th́ có thân này có sáu căn. H́nh dung sắc tướng của thân này là bóng chớ không phải thật. Nhưng trong cái bóng đó nếu khéo nh́n sẽ thấy được cái thật. Thế nên câu kết thúc rất rơ: “Con ngươi trong mắt nơi mặt người”. Con ngươi ở đâu? Ở giữa tṛng con mắt. Con mắt ở đâu? Trên mặt người chớ đâu có xa. Con mắt thấy nhờ cái ǵ? Nhờ con ngươi. Như vậy cái trọng tâm có sẵn nơi con mắt của ḿnh cũng như cái chân tánh có sẵn trong thân tứ đại này, trong sáu căn của ḿnh chớ không ở đâu xa. Con mắt nằm trên mặt, con mắt với mặt có xa không? Nó nằm trên mặt nhưng chúng ta không thấy nó mà chỉ thấy thiên hạ. Như vậy để nói rằng chúng ta có tâm giác biết tất cả những ǵ ở ngoài mà không biết chính tâm giác của ḿnh. Hằng ngày chúng ta sống, phân biệt rành rẽ mọi sự vật chung quanh nhưng không biết cái hay phân biệt của ḿnh ra sao, v́ thế chúng ta phê b́nh người th́ dễ mà phê b́nh ḿnh th́ khó. Ḿnh có cả mươi điều xấu mà ít khi thấy, c̣n người chỉ một hai việc xấu lại thấy liền. Đó là bệnh thấy ra ngoài, biết ra ngoài mà không biết trở lại ḿnh. Như vậy con mắt nằm trên mặt nhưng trọng tâm của mắt là con ngươi nằm sẵn trong mắt. Cũng như trong thân tứ đại duyên hợp này có tánh giác chân thật mà chúng ta không biết. Nhưng tánh giác chân thật đó hiện nơi đâu? Hiện nơi sáu căn cũng như con ngươi nằm sẵn nơi tṛng mắt chớ không ở đâu xa. Tóm lại hai câu này nói rơ cái tướng do tứ đại ḥa hợp là tướng hư dối, nhưng trong đó có cái chân thật. Cũng như nh́n dưới đáy nước thấy bóng mặt trời, bóng mặt trời là bóng, là hư dối nhưng nếu chịu khó nh́n ngược trở lên th́ sẽ thấy mặt trời thật. V́ mắt chỉ nh́n xuống nên dễ thấy, ít nh́n lên nên khó thấy, thấy mặt trời dưới nước là chỉ thấy cái bóng, nếu chịu khó nh́n ngược trở lên th́ mới thấy mặt trời thật. Cũng thế, chúng ta phóng ra ngoài để t́m biết bên ngoài th́ tất cả tướng ở ngoài là tướng duyên hợp hư dối không thật, biết những tướng đó là biết cái bóng thôi. Chỉ cần quay lại nh́n cái thật của ḿnh, thấy được cái thật của ḿnh, đó mới là cái chân thật. Thế nên ở đây khéo tŕnh bày bằng hai h́nh ảnh. H́nh ảnh thứ nhất là bóng mặt trời dưới nước không phải là mặt trời thật. H́nh ảnh thứ hai là con ngươi nằm sẵn trong con mắt mà con mắt ở trên mặt, muốn t́m lại con ngươi th́ chỉ ngay nơi con mắt trên mặt mà thấy, chớ không cần t́m kiếm ở đâu xa. Như vậy ư nghĩa tự tánh ứng hiện rất là rơ. 8. Âm: THẦN CƠ HIỂN HÓA Phật pháp diệu lư vô đa tự, Tổ đạo huyền cơ hát nhất thinh. Bất thị xuân lôi âm nhất chấn, Tranh giao hàm giáp tận khai minh. Dịch: CƠ THẦN BÀY LỘ Lư mầu Phật pháp không nhiều chữ, Đạo Tổ cơ huyền tiếng hét to. Nếu chẳng sấm xuân vang một tiếng, Làm sao trong vỏ mầm nở tung. GIẢNG: Những bài này rất súc tích nên nghe khó hiểu. “Lư mầu Phật pháp không nhiều chữ”. Lư nhiệm mầu của Phật pháp không phải nhiều chữ nhiều lời, đó là một lẽ thật, chỉ có ai khéo nhận khéo thấy th́ được. “Đạo Tổ cơ huyền tiếng hét to”. Nói lư mầu Phật pháp và đạo Tổ cơ huyền, đó là lối nói đối đăi để nghe cho dễ hiểu, chớ thật ra chỉ là một thôi. Một tiếng hét mà khéo nhận th́ thấy rơ được cơ huyền của đạo Tổ. Tại sao phải một tiếng hét mới thấy? Ngài giải thích: “Nếu chẳng sấm xuân vang một tiếng, Làm sao trong vỏ mầm nở tung” . Nếu không phải mùa xuân trời bắt đầu có sấm th́ làm sao các hạt vỏ cứng có thể nẩy mầm? Không phải tiếng sấm làm cho hạt nẩy mầm, nhưng nhờ có sấm rồi có mưa nên các hạt nứt vỏ nẩy mầm tung ra. Như vậy tiếng sấm là báo hiệu cho cơn mưa sắp tới cũng như tiếng hét là thầm chỉ cho cái chân thật vô ngôn. Có lời là sai nên buộc ḷng phải hét. Cơ thần này là để giúp cho chúng ta sớm tỉnh giác chớ không phải là chuyện lạ lùng. Một tiếng hét là để đánh thức chúng ta nhớ lại ḿnh, ngộ được ḿnh, cũng như tiếng sấm mùa xuân khiến cho các hạt nẩy mầm vậy. 9. Âm: Nhất hát đương dương tuyệt điểm ai, Vạn trùng quan tỏa hoát nhiên khai. Minh minh đại đạo b́nh như chưởng, Cập đệ tâm không qui khứ lai. Dịch: Một hét đang thời bặt điểm nhơ, Muôn ṿng cổng khóa bỗng tung ra. Đại đạo sáng ngời như tay mở, Tâm không thi đậu thảnh thơi về. GIẢNG: Bài này nói thêm ư nghĩa thần cơ. “Một hét đang thời bặt điểm nhơ”. Một tiếng hét phát lên làm cho chúng ta dứt sạch tất cả điểm nhơ. Những điểm nhơ là những ư niệm lăng xăng. Một tiếng hét chúng ta nghĩ được ǵ? Thí dụ hỏi: Bạch Ḥa thượng, thế nào là Phật? Các Ngài hét lên một tiếng, lúc đó chúng ta nghĩ ǵ? Chỉ c̣n lễ rồi lui, đó là làm sạch hết những điểm nhơ. Một niệm nghĩ là một điểm nhơ trong tự tánh, như vậy ai nghĩ nhiều th́ sao? Người đời cho rằng nghĩ nhiều là khôn nhiều, nhưng không ngờ trong đạo nghĩ nhiều là nhơ nhiều, cho nên muốn hết nhơ th́ phải bặt suy nghĩ. Đó là điều rất rơ. “Muôn ṿng cổng khóa bỗng tung ra”. Cổng có nhiều ṿng khóa, một tiếng hét làm nó tan hết. Tâm chúng ta có bị khóa nhiều lớp không? Chúng ta thấy như tâm ḿnh thảnh thơi tự do, không ngờ nó bị khóa rất nhiều lớp. Ghét thương, giận hờn, cố chấp việc này điều kia... đó là những lớp khóa. Chúng ta tưởng đâu thảnh thơi lắm nào ngờ chúng ta là người bối rối nhất. Tại sao? Hết giận tới thương, hết thương tới ghét đủ các thứ, không bối rối sao được! Nhưng nhờ một tiếng hét mấy lớp giận hờn tan hết. Khi những niệm đó tan rồi chúng ta mới thật thảnh thơi. Quí vị có ai được thảnh thơi chưa? Đừng thấy ở chùa không có gia đ́nh, không có ǵ cả, tưởng là thảnh thơi, nhưng chưa hẳn, v́ vẫn c̣n thương ghét huynh đệ, giận hờn đệ tử, toan tính thế này thế kia ... cho nên tất cả những điều đó là những ṿng khóa làm cho ḿnh phải bị cột trong đó. Khi nào chúng ta không c̣n những niệm thương ghét buồn giận, khi ấy mới thật là thảnh thơi. Mà muốn tan hết những niệm đó chỉ cần một tiếng hét, tiếng hét của các Tổ làm tan hết các niệm. Tan hết th́ thế nào? “Đại đạo sáng ngời như tay mở”. B́nh như chưởng là như ḷng bàn tay x̣e ra bằng phẳng ở trước mắt rơ ràng không xa. Đại đạo sáng ngời như bàn tay x̣e ra bằng phẳng ở trước mắt. Nếu tan hết những ṿng khóa buồn thương giận ghét th́ đại đạo hiện trước mắt như bàn tay x̣e ra không cần t́m kiếm nơi đâu cả. Như vậy tu không phải là cái ǵ xa lạ, nó thật tế trăm phần trăm, ở ngay trước mắt ḿnh nên câu kết: “Tâm không thi đậu thảnh thơi về”. Đó mới thật là thảnh thơi. Tâm “không” tức là không tất cả những niệm thương ghét, vui buồn, phải quấy, hơn thua, những niệm đó đều sạch hết, đó là người thi đậu, người đạt đạo. Lúc đó mới thật là thảnh thơi đi đông đi tây, không có ǵ trở ngại nữa. Trái lại nếu tâm c̣n “có” th́ bị cột trói chớ chưa thảnh thơi. Vậy người tu muốn đến chỗ hoàn toàn tự do tự tại, tức là giải thoát th́ phải dứt bặt những niệm ghét thương, hờn giận, phải quấy... Những niệm đó tan biến hết mới thật là con người giải thoát, mới thật là con người tự tại, đó gọi là thi đậu đi về thảnh thơi. Nếu không th́ hẳn là thi rớt, trở về vừa đi vừa buồn khóc khổ sở. Quí vị muốn thi đậu th́ cố gắng, bài thi là chỗ đó. 10. Âm: LIỄU VÔ SỞ LIỄU Liễu liễu liễu kiến vô nhất vật, Diệc vô nhân hề diệc vô Phật. Đại thiên sa giới hải trung âu, Nhất thiết Thánh Hiền như điện phất. Dịch: RƠ KHÔNG BỊ RƠ Rơ rơ rơ thấy không một vật, Cũng không người chừ cũng không Phật. Thế giới đại thiên bọt trong biển, Tất cả Thánh Hiền như điện chớp. GIẢNG: Bài kệ này là trích một đoạn trong bài Chứng Đạo Ca của Thiền sư Huyền Giác, chớ không phải là tác phẩm của ngài Chân Nguyên. Nhưng Ngài trích vào đây tức là có mang ư nghĩa nói lên cơ duyên ngộ đạo để chúng ta thấy là chỉ cần bốn câu trong Chứng Đạo Ca cũng là cơ hội chúng ta ngộ đạo, chớ không phải cả một quyển kinh hay cả một quyển sách. “Rơ rơ rơ thấy không một vật”. Nếu chúng ta thấy rơ ràng thấu suốt rồi th́ không một vật. Chính câu này là câu Lục Tổ Huệ Năng đă nói “Bản lai vô nhất vật”. Khi ngộ đạo rồi chúng ta nh́n tường tận muôn sự muôn vật trên thế gian thấy không một vật nào là thật, nhưng trong đó rơ ràng cái thể bất sanh bất diệt không h́nh tướng nên không phải là một vật. “Cũng không người chừ cũng không Phật”. Tại sao? Người là chỉ cho mê, Phật là chỉ cho giác. Nếu đă thấy tường tận th́ không c̣n trong đối đăi giữa mê và giác. Đến chỗ cứu kính không có giác cũng không có mê, cũng như khi trời giữa trưa chúng ta không c̣n nói là sáng. Nếu lúc chập chờn từ tối bước qua sáng tức là lúc rạng đông th́ chúng ta nói sáng v́ mới qua đêm tối. Buổi chiều mặt trời sắp lặn, lúc đó chúng ta thấy hết sáng qua tối. C̣n giữa trưa không nói sáng nhưng không phải là không sáng v́ cái sáng đă rơ ràng không c̣n là cái sáng đối đăi với cái tối. Thế nên ở đây Ngài dùng ba chữ liễu, chữ liễu dịch là rơ cũng hơi yếu v́ liễu có khi gọi là liễu ngộ nhưng gượng dịch như vậy. Khi nh́n tường tận chỗ cứu kính th́ không có một vật nào để c̣n có đối đăi, nên không có người cũng không có Phật. “Thế giới đại thiên bọt trong biển”. Kể cả tam thiên đại thiên thế giới lớn vô cùng vô tận nhưng đối với cái thể không một vật này, nó giống như hạt bọt trong biển cả, không có nghĩa lư ǵ. “Tất cả Thánh Hiền như điện chớp”. Nói là Thánh là Hiền chẳng qua là giả danh tạm đặt chớ không phải thật nên giống như làn điện chớp xẹt qua rồi mất. Tóm lại nếu người nào liễu ngộ tường tận th́ không c̣n sở liễu. Không c̣n năng sở tức là dứt đối đăi. Chỗ không c̣n đối đăi đó thênh thang không bờ mé, không giới hạn, cả thế giới tam thiên đại thiên so với chỗ đó cũng như một ḥn bọt trong biển cả. Người tu đến chỗ cứu kính rồi th́ không c̣n bị giới hạn đâu là ranh giới của tâm của vật, đâu là ranh giới của năng của sở, tức là không c̣n đối đăi hai bên nữa. 11. Âm: XẢ HUYỄN CHỨNG CHÂN Pháp tánh viên minh thước thái hư, Chỉ nhân vọng động kết thành khu. Nhược năng tịnh tọa trừng thanh chiếu, Thường tịch quang trung nhất vật vô. Dịch: XẢ HUYỄN CHỨNG CHÂN Pháp tánh sáng tṛn khắp thái hư, Bởi v́ vọng động kết thành thân. Nếu hay tịnh tọa lóng trong sáng, Trong thường tịch quang một vật không. GIẢNG: Đây nói khi chúng ta bỏ được cái hư ảo huyễn hóa th́ nhận ra được cái chân thật. “Pháp tánh sáng tṛn khắp thái hư”. Pháp tánh sáng tṛn ấy trùm khắp cả hư không, không bị hạn chế. “Bởi v́ vọng động kết thành thân”. Tại sao chúng ta có thân này? Tại sao chúng ta c̣n đi trong sanh tử? Đó là v́ vọng động. Một niệm dấy lên chúng ta theo nó, đó là nhân để thành thân này, cho nên nói vọng động hay niệm khởi là nhân tạo nghiệp, do nghiệp mà có thân này. Nếu c̣n vọng động tức là tiếp tục luân hồi sanh tử. “Nếu hay tịnh tọa lóng trong sáng”. Nếu người nào khéo tọa thiền, ḷng lóng lặng trong sáng th́ không c̣n vọng niệm, vọng niệm không c̣n th́ nhân sanh tử cũng giảm. Vậy muốn thoát ly sanh tử không ǵ hơn là phải lóng lặng vọng tưởng vọng động. Khi vọng tưởng lặng rồi đó là nhân để được Niết Bàn hay đạt được pháp tánh tṛn sáng khắp hư không. Thế nên nói: “Nếu hay tịnh tọa lóng trong sáng, Trong thường tịnh quang một vật không”. Thường tịch quang là thường tịch quang độ, là cơi thường tịch quang, tức chỉ cơi của pháp thân. Trong pháp thân không có một vật. V́ khi tâm lóng trong lặng lẽ không dấy động th́ không c̣n kết tụ thành thân, mà không kết tụ thành thân th́ ở trong pháp thân hoàn toàn không có một vật nào có tướng có h́nh, v́ vậy mà dứt mầm sanh tử, dứt hết tất cả vô thường nên gọi là “xả huyễn chứng chân”. 12. Âm: CHÂN NGUYÊN TRẠM TỊCH Thiên địa phụ mẫu vị sanh tiền, Tịch quang viên trạm thị chân nguyên. Tự giác giác tha danh viết Phật, Từ bi thuyết pháp lợi nhân thiên. Dịch: CHÂN NGUYÊN LẶNG LẼ Trời đất mẹ cha khi chưa sanh, Tịch quang tṛn lặng là chân nguyên. Tự giác giác tha gọi rằng Phật, Từ bi thuyết pháp lợi người trời. GIẢNG: Trong bài kệ trên ngài Chân Nguyên định nghĩa thế nào là Chân nguyên. Chân là chân thật, nguyên là nguồn. Chân nguyên là nguồn chân thật. “Trời đất cha mẹ khi chưa sanh” là chưa có trời đất, chưa có cha mẹ cũng như chưa có chúng ta. “Tịch quang tṛn lặng là chân nguyên”. Tịch là lặng, quang là sáng. Cái tṛn lặng sáng suốt đó là chân nguyên. Vậy chân nguyên là chỗ tṛn lặng sáng suốt khi chưa có trời đất, chưa có cha mẹ hay là chưa có chúng sanh. “Tự giác giác tha gọi rằng Phật”. Phật là ǵ? Sau khi một chúng sanh thức tỉnh, giác ngộ biết được nguồn gốc chân nguyên, đó là tự giác. Từ tự giác đem ra giảng dạy cho người khác cùng được giác gọi là giác tha. Ai tṛn đủ tự giác giác tha gọi là Phật. Khi đă là Phật th́: “Từ bi thuyết pháp lợi trời người”. Phật là do tự giác giác tha viên măn, nên ḷng từ bi tṛn đầy trùm khắp, thương cả trời người, v́ thế luôn luôn thuyết pháp để độ trời người. Chúng ta thường cho rằng phàm phu là si mê, cơi thế gian trần tục nhiều khổ đau, nếu được sanh cơi trời th́ rất hạnh phúc v́ cơi trời an vui sung sướng, đầy đủ dục lạc. Nhưng đối với nhà Phật, cơi trời vẫn c̣n sanh tử tức là c̣n luân hồi nên chưa phải là chỗ an vui tuyệt vời, v́ thế Phật vẫn phải thuyết pháp để độ chư thiên. Trong kinh kể có lần đức Phật lên cung trời Đao Lợi để thuyết pháp độ mẫu hoàng và chư thiên trên đó. Như vậy cơi trời chưa phải là nơi hết sanh tử, nhưng người phàm phu rất thích được lên trên đó hưởng sung sướng. 13. Âm: Vạn pháp không hoa giai bất thật, Vị độ quần sanh giả lập quyền. Liễu liễu bổn lai vô nhất vật, Chân nguyên trạm tịch phục hoàn nguyên. Dịch: Muôn pháp không hoa đều chẳng thật, V́ độ quần sanh tạm lập quyền. Rơ rơ xưa nay không một vật, Chân nguyên lặng lẽ lại hoàn nguyên. GIẢNG: “Muôn pháp không hoa đều chẳng thật”. Giữa thế gian này muôn pháp đều giả ảo giống như hoa đốm trong hư không không có ǵ thật. Không hoa là hoa đốm trong hư không. Mùa hè nắng chang chang, đi ngoài trời một lúc chúng ta dụi mắt nh́n thấy trong hư không có những điểm chớp chớp, gọi đó là hoa đốm. Những hoa đốm đó chỉ là do mắt bị chóa nh́n thấy, chớ chúng hoàn toàn không thật, nên nói “muôn pháp không hoa đều chẳng thật”. “V́ độ quần sanh tạm lập quyền”. V́ độ tất cả chúng sanh mê muội nên quyền lập ra các pháp tam thừa, ngũ thừa v.v... , tùy cơ lập ra để giáo hóa chớ các pháp không thật. “Rơ rơ xưa nay không một vật”. Nếu thấy tường tận th́ xưa nay không một vật nào là thật và khi thấy được không một vật thật th́ sẽ thấy: “Chân nguyên lặng lẽ lại hoàn nguyên”. Nguồn chân lặng lẽ trở về nguồn ban đầu tức là nguồn chân ban đầu. Như vậy khi tỉnh giác chúng ta thấy tất cả pháp thế gian là hư ảo không thật, nên tất cả pháp của Phật lập ra để giáo hóa cứu độ chúng sanh cũng là pháp giả lập chớ không thật. Xét thấu đáo tường tận th́ không có một vật ǵ là thật, nhận được như vậy là chúng ta đă thể nhập chân nguyên, nghĩa là trở về cái gốc ban đầu, chưa có trời đất cha mẹ v.v... Nay chúng ta ngộ được đến chỗ cứu kính, đó là trở về chân nguyên tức là trở về cái ban đầu nên nói “chân nguyên lặng lẽ lại hoàn nguyên”. Tóm lại trong những bài kệ sau, chúng ta thấy ngài Chân Nguyên chỉ rơ rằng người ngộ đạo là trở về pháp thân hay là trở về nguồn chân. Cái đó ai cũng có, ai cũng sẵn mà lâu nay chúng ta mê, chúng ta quên. V́ mê nên sự vật trong ṿng đối đăi chúng ta đều thấy là thật, có ḿnh có người có vật... Từ cái đối đăi không thật mà chúng ta mê lầm thấy là thật, nên tranh đua giành giật, gây khổ đau cho nhau. Nếu giác ngộ thấy tất cả đều hư ảo không thật th́ từ từ chúng ta trở về được nguồn chân. Trở về nguồn chân là phản bản hoàn nguyên. Phản bản là trở về gốc, hoàn nguyên là trở lại nguồn. Trở về gốc, trở lại nguồn, đó là nguồn chân nên gọi là chân nguyên. Cuối cùng có câu: Nam mô Pháp thân trạm tịch viên đồng thái hư chân không vô tướng Phật. Dịch: Nam mô Phật pháp thân lặng lẽ tṛn đồng thái hư chân không không tướng. Câu này là qui kính trở về Pháp thân Phật, pháp thân mà tất cả chúng sanh đồng có. ] |
[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]
[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]