THIỀN TÔNG BẢN HẠNH
[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]
[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]
THIỀN TÔNG BẢN HẠNH (tt) GIẢNG: (tt) 3. CHUYỆN TRẦN THÁI TÔNG 3.1 VỐN MUỐN TU THIỀN. Ấy sự chư Tổ truyền Ḷng, Này đoạn lại nói Nam cung những là. Chư Tổ truyền đèn nước ta, Thiền tông ư chỉ chép ra lời này: Trước kể Trần triều cho hay, Đế Vương học đạo là Trần Thái Tông. Trị v́ thiên hạ tây đông, Vạn dân phú quí no ḷng âu ca. Thái Tông trị v́ quốc gia, Ḷng muốn tu đạo để ḥa độ thân. Bề trên báo được tứ ân, Bề dưới chữa khỏi trầm luân Tam đồ. Thân tuy c̣n ở thành đô, Ḷng đă tưởng chùa non vắng am mây. Ḷng vua những lo đêm ngày, Hai mươi sáu tuổi hầu hay chước nào. Sinh lăo bệnh tử thương sao, Tuổi già rặp rặp nan đào tử sinh. Ngày tháng bằng chớp lăng minh, Thân người ảo hóa nhiều hành khá thương. Thế t́nh tham những giàu sang, Đam say nào cốc Suối Vàng Phong đô. Tam Hoàng Ngũ Đế đời xưa, Lữa lần thay đổi biết qua mấy đời. Cùng nhờ uy phúc ơn trời, Thịnh suy bĩ thái văng lai Ta Bà. Chí thân mạc đại chi gia, T́nh thâm phụ mẫu cùng là đệ huynh, Phu thê nghĩa cả chí t́nh, Đến khi số hết một ḿnh Diêm La. Chẳng ai thay được đâu là, Ruộng nương lại để người ta ăn rồi. Cũng như bọt nổi ḍng xuôi, Đèn soi mặt nước ai ai cũng vầy. Thân người ảo hóa bao chầy, Như bằng ngủ mắt nằm ngày chiêm bao. Tử sinh chẳng biết khi nào, Phất phơ đèn gió người nào biết hay, Ai khôn cốc tính chớ chầy, Lo liệu thân này độ lấy thân sau. Chớ c̣n bịn rịn ḥa lâu, Quyết học đạo mầu phát túc siêu phương. * * * Đây nhắc lại sự đi tu của vua Trần Thái Tông. Ấy sự chư Tổ truyền Ḷng, Này đoạn lại nói Nam cung những là. Chư Tổ truyền đèn nước ta, Thiền tông ư chỉ chép ra lời này: “Chư Tổ truyền Ḷng” là nhắc lại việc chư Tổ truyền tâm. Nam cung là chỉ cho Nam triều tức là vua nước Việt Nam. Chư Tổ truyền bá Thiền tông liên tục đến nước Việt Nam chúng ta. Ư chỉ trong Thiền tông chép ra như thế này: Trước kể Trần triều cho hay, Đế Vương học đạo là Trần Thái Tông. Trị v́ thiên hạ tây đông, Vạn dân phú quí no ḷng âu ca. Đời Trần, vua đầu tiên là Trần Thái Tông đi học đạo Thiền. Thời vua Trần Thái Tông trị v́, thiên hạ ở phương tây phương đông, là chỉ dân chúng trong nước, đều được giàu sang no ấm, vui vẻ âu ca. Thái Tông trị v́ quốc gia, Ḷng muốn tu đạo để ḥa độ thân. Bề trên báo được tứ ân, Bề dưới chữa khỏi trầm luân Tam đồ. Thái Tông trị v́ đất nước, nhưng ḷng Ngài lại muốn đi tu. Tu để làm ǵ? Trước là để độ thân ḿnh, kế đến là trên đền đáp tứ ân, dưới cứu vớt tam đồ khổ. Tứ ân là bốn trọng ân: 1- Ân cha mẹ, 2- Ân Thầy Tổ, 3- Ân quốc gia thủy thổ, 4- Ân đàn na thí chủ. Tam đồ khổ là ba cơi khổ: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Như vậy trọng trách người tu không có đơn giản. Mới nh́n thấy như tu là tiêu cực, thật ra đi tu trước là độ cho ḿnh được giác ngộ sáng suốt, sau là trên đền đáp bốn ân, dưới cứu giúp ba cơi khổ. Thân tuy c̣n ở thành đô, Ḷng đă tưởng chùa non vắng am mây. Ḷng vua những lo đêm ngày, Hai mươi sáu tuổi hầu hay chước nào. Đây kể lại tâm tư của nhà vua. Tuy thân ở tại triều đ́nh, nhưng tâm Ngài luôn luôn nhớ tưởng núi non, chùa vắng. Như thế là thân đang sống trong cảnh giàu sang quyền thế, là bậc chí tôn của thiên hạ, mà ḷng Ngài lại muốn làm thầy tu ở nơi rừng núi. “Ḷng vua những lo đêm ngày”, bản này là lo, bản in 1932 là lự. Lo và lự cũng cùng một nghĩa. Năm đó Ngài được 26 tuổi. Sinh lăo bệnh tử thương sao, Tuổi già rặp rặp nan đào tử sinh. Ngày tháng bằng chớp lăng minh, Thân người ảo hóa nhiều hành khá thương. Trong ḷng Ngài luôn luôn nhớ nghĩ về thân phận con người, ai có sinh đều phải già, rồi bệnh và chết, ai cũng đi đến chỗ cuối cùng đó, thật là đáng thương. Thế mà chúng ta ngày nay không tự thương ḿnh, cứ nghĩ đến chuyện hơn thua, được mất ở thế gian..., lại quên đi tuổi già đang đuổi gấp không thể nào trốn được chuyện chết sống này. Cho nên nói: “Tuổi già rặp rặp nan đào tử sinh.” Bản này là rặp rặp, tức là tuổi già đuổi dồn gấp. Bản 1932 là lập cập tức là tuổi già đi đứng không vững... Nói tuổi già đuổi gấp th́ có ư nghĩa hơn. “Ngày tháng bằng chớp lăng minh,” tháng ngày qua nhanh như ánh chớp, chớp sáng rồi mất. Bản này là chữ lăng, bản kia là loáng nghĩa là ngày tháng rất nhanh như cái chớp sáng, không có lâu dài. “Thân người ảo hóa nhiều hành khá thương”. Thân người chỉ là một kiếp sống tạm bợ như huyễn như hóa, không có ǵ lâu bền. Chữ ảo có chỗ đọc là huyễn, hành tức là nghiệp. Nhưng trong kiếp sống ảo hóa đó lại mang nhiều nghiệp đáng thương, để rồi phải chịu khổ trong những kiếp kế tiếp. Đời này tạo nghiệp, đời sau thọ khổ, cứ liên miên như vậy, đó là một điều rất đáng thương. Thế t́nh tham những giàu sang, Đam say nào cốc Suối Vàng Phong đô. Thế t́nh là t́nh đời, nói chung là tất cả con người, ai cũng tham muốn được giàu sang, mà đâu biết cảnh khổ dưới địa ngục! Chữ cốc là biết, Suối Vàng Phong đô là cảnh khổ dưới Diêm Vương tức là cảnh địa ngục. Như vậy trên thế gian con người đắm mê giàu sang danh lợi, mà không biết mai kia chết đi sẽ vào địa ngục chịu khổ. Đó là cái si mê mù tối đáng thương mà cũng đáng trách. Tam Hoàng Ngũ Đế đời xưa, Lữa lần thay đổi biết qua mấy đời. Cùng nhờ uy phúc ơn trời, Thịnh suy bĩ thái văng lai Ta Bà. Ngày xưa ở Trung Hoa, Tam Hoàng Ngũ Đế lần lượt thay đổi đời này qua đời kia, tiếp nối măi cho đến ngày nay. Tam Hoàng là ba vị vua thời tối cổ: 1- Thiên Hoàng, 2- Địa Hoàng, 3- Nhân Hoàng. Ngũ Đế là năm đời vua, có hai thuyết: Một thuyết là: 1- Thái Hiệu, 2- Thần Nông, 3- Hoàng Đế, 4- Thiếu Hiệu, 5- Chuyên Húc. Thuyết khác là: 1- Phục Hy, 2- Thần Nông, 3- Hoàng Đế, 4- Đường Nghiêu, 5- Ngu Thuấn. Những vị vua thời xưa ở Trung Quốc cũng thứ lớp người này mất nhường cho người kia kế vị, cứ như vậy mà tiếp nối không cùng. Nhờ công ơn trời đất mà con người có khi thịnh khi suy, có khi bĩ khi thái. Bĩ thái là ǵ? Người đời có câu: “Có khi bĩ cực, có hồi thái lai”. Bĩ là khó khăn khổ nhọc, thái là thảnh thơi nhàn hạ. Trong cuộc sống chúng ta có lúc thịnh lúc suy, có khi khó khăn khổ cực, có khi thảnh thơi nhẹ nhàng, cứ như thế mà qua lại trong cơi ta bà. Chí thân mạc đại chi gia, T́nh thâm phụ mẫu cùng là đệ huynh, Phu thê nghĩa cả chí t́nh, Đến khi số hết một ḿnh Diêm La. Chẳng ai thay được đâu là, Ruộng nương lại để người ta ăn rồi. Đây giải thích t́nh cảnh của cuộc sống. “Chí thân mạc đại chi gia”. Chí thân là rất thân thiết, mạc là đâu, đại là lớn, chi gia là gia đ́nh. Nghĩa là người rất thân thiết của ḿnh đâu ǵ hơn là gia đ́nh, v́ ở thế gian t́nh gia đ́nh là trên hết, gia đ́nh là cội nguồn thân thiết." T́nh thâm phụ mẫu cùng là đệ huynh". T́nh thâm gia đ́nh là cha mẹ anh em. Kế đến là “Phu thê nghĩa cả chí t́nh”. Như vậy cha mẹ, anh em, vợ chồng là t́nh lớn của gia đ́nh. Trong gia đ́nh chí thân đó, người lớn có trách nhiệm lo lắng bảo bọc cho người nhỏ, như cha mẹ lo cho con cái rồi đến cháu chắt... lo măi không có ngày nghỉ ngơi! Nhưng “Đến khi số hết một ḿnh Diêm La”, đến khi tắt thở chỉ có một ḿnh đi xuống Diêm đài, không có ai theo cả. V́ thế tôi thường nói t́nh đời bạc bẽo! Nói t́nh đời bạc bẽo không phải là người này phụ rẫy người kia, mà cha con hay mẹ con trong gia đ́nh lại rất là bạc bẽo. Khi người cha hay người mẹ mất, ông thầy coi ngày nói chết nhằm ngày trùng th́ phải ếm để người chết không về dẫn người khác đi theo. V́ thế khi sống th́ cha mẹ anh em thân thiết biết bao, đến khi mất nghe nói nhằm ngày trùng, người thân chẳng những không thương lại c̣n ếm không cho trở về nữa, như thế t́nh nghĩa ở chỗ nào? Có phải thật là bạc bẽo không? Bây giờ chúng ta thay đổi quan niệm, cha mẹ hay anh em mất mà gặp ngày trùng th́ ḿnh mừng vỗ tay cười,cả nhà phải chết theo th́ gia đ́nh được sum họp, thật là vui. Tại sao lại ếm không cho trở về? Có phải là quá ích kỷ, quá xấu xa không? Nếu ḿnh vỗ tay cười th́ các ông thầy coi ngày chắc hết làm ăn được. Do v́ thế gian mê muội nên bị đánh lừa, nghe nói chết trùng rồi đâm ra sợ khiến cho t́nh nghĩa không c̣n, và khiến cho ḿnh xử sự việc đời một cách vô ư thức. Tại sao mượn thầy ếm không cho về, lại rước vong về thờ? Thế nên nói thế gian mê muội thật là đáng thương! Chỉ v́ sợ chết nên không c̣n t́nh nghĩa, không có một nhận định chín chắn, chẳng đáng thương sao? Như vậy cha mẹ hay anh em mất mà đi coi ngày là chuyện nên làm hay không? Giả sử ḿnh không sợ chết theo, cũng không sợ nghèo, th́ khi cha mẹ mất ḿnh cứ lo chôn cất chu đáo cho tṛn bổn phận làm con, biết thương quí cha mẹ là được rồi. Nếu c̣n lựa chọn ngày giờ cho ḿnh làm ăn phát đạt, cho ḿnh được sống dai, c̣n cha mẹ đi đâu mặc kệ th́ vô t́nh vô nghĩa quá. Đó là tập tục không hay, chúng ta phải nhận định cho chín chắn để sửa lại, đừng làm những chuyện vô t́nh vô nghĩa không tốt. Như hiện giờ lúc sống khi đi đến chỗ hiểm nguy th́ anh em rủ nhau đi hai ba người cho có bạn, có tai nạn ǵ th́ có nhau. Tại sao khi cha mẹ xuống Diêm chúa có một ḿnh bị hành hung khổ sở lại bỏ mặc không đi theo, nghiệm lại cuộc đời thật là vô nghĩa! “Chẳng ai thay được đâu là”. Khi chết, người ra đi chỉ có một ḿnh, như cha mẹ mất con cái cũng không thay thế được. Khi sống ḿnh chỉ lo cho người chung quanh, không nghĩ tới đạo đức tu hành, đến chừng ra đi không ai ngó ngàng tới, muốn về thăm lại bị ngăn ếm! “Ruộng nương lại để người ta ăn rồi”. Tạo ra ruộng vườn để lại thế gian, ai hưởng cũng không biết. Khi tạo tài sản, ḿnh làm những điều sai quấy tội lỗi th́ phải lănh lấy nghiệp quả. Đến khi ra đi lại không hưởng được cái ǵ! Cũng như bọt nổi ḍng xuôi, Đèn soi mặt nước ai ai cũng vầy. Đây là cuộc đời qua cái nh́n của vua Trần Thái Tông, cũng là cái nh́n của người viết bài này là Thiền sư Chân Nguyên. Cuộc đời con người giống như ḥn bọt nổi, trôi theo ḍng nước, nó có bền chắc không? Như ngọn đèn rọi xuống nước, chúng ta nh́n thấy có bóng đèn dưới nước, nó có thật không? Đời người ai cũng vậy, giống như bọt nổi, như bóng đèn hay bóng trăng đáy nước, đâu có ǵ lâu bền! Thân người ảo hóa bao chầy, Như bằng ngủ mắt nằm ngày chiêm bao. Bản này là ngủ mắt, bản 1932 là chớp mắt. Chớp mắt nghe hay hơn, nhưng ngủ mắt lại hợp lư hơn. Thân người là ảo hóa, không có ǵ bền chắc lâu dài. Như người nằm nhắm mắt ngủ ngày rồi chiêm bao. Đây là h́nh ảnh người nằm ngủ trưa mà chiêm bao. Nếu nói ngủ đêm chiêm bao th́ kéo dài độ nửa tiếng đồng hồ, c̣n ngủ trưa chiêm bao th́ chừng năm phút ba phút thôi. Nói chớp mắt chiêm bao th́ quá nhanh không hợp lư. Dùng h́nh ảnh chớp mắt hay điện xẹt là để chỉ cái ǵ rất nhanh, nói chiêm bao huyễn hóa là trong mộng hóa ra người ra vật, kéo dài mươi phút chớ không phải nhanh như chớp mắt. Tử sinh chẳng biết khi nào, Phất phơ đèn gió người nào biết hay. Đây diễn tả tâm tư của vua Trần Thái Tông khi Ngài chuẩn bị trốn đi tu. Ngài suy nghĩ về cuộc đời với nhiều h́nh ảnh, như bọt nổi ḍng xuôi, như đèn soi mặt nước, như thân người ảo hóa, như ngủ mắt nằm ngày chiêm bao, như đèn treo trước gió v.v..., mỗi câu Ngài dùng một h́nh ảnh để diễn tả cuộc đời tạm bợ, và sử dụng câu văn có hệ thống trước sau. Việc sống chết của chúng ta khác nào như ngọn đèn treo trước gió. Đây là chỉ ngọn đèn dầu treo trước gió được dùng khi xưa, cơn gió thổi mạnh đèn tắt phụt, chớ không phải bóng đèn điện hiện giờ treo ngoài trời mưa gió cũng không tắt. Ai khôn cốc tính chớ chầy, Lo liệu thân này độ lấy thân sau. Chớ c̣n bịn rịn ḥa lâu, Quyết học đạo mầu phát túc siêu phương. “Ai khôn cốc tính chớ chầy”. Bản này là cốc tính, cốc là biết, bản kia là ngộ tính, chữ ngộ nghe mạnh quá. Người nào khôn ngoan sáng suốt th́ phải lo tính, đừng để chậm trễ muộn màng. “Lo liệu thân này độ lấy thân sau”. Phải làm sao ngay thân này chúng ta tu hành cho có công đức để độ thân sau không bị trầm luân khổ sở, không bị rơi trong ba đường ác. Đó là người khôn người sáng, biết tính toán lo liệu. “Chớ c̣n bịn rịn ḥa lâu”. Nếu c̣n ôm ấp bịn rịn thương xót, mà chậm trễ th́ không nên. “Quyết học đạo mầu phát túc siêu phương”. Quyết học đạo mầu là quyết chí học Phật, tức là học đạo giải thoát. Phát túc siêu phương là cất bước vượt ra chốn thường của ḿnh, tiến vào đạo giải thoát. Đây là tâm tư của vua Trần Thái Tông, Ngài suy gẫm về cuộc đời, về thân phận con người, thấy rơ nó huyễn hóa tạm bợ, không có lâu dài bền chắc. Từ trước đến nay muôn việc đổi thay, dù là vua chúa rồi cũng phải chết, người này tiếp nối người kia, không ai sống măi trên đời. Cho đến những người trong gia đ́nh là chỗ t́nh nghĩa rất chí thiết, thế mà khi hết duyên ra đi, không ai thay thế cho ai! Cuộc đời đă tạm bợ giả dối, không lâu bền, tại sao chúng ta lại chần chờ không chịu khôn ngoan toan tính? Sao không lợi dụng ngay thân này làm phương tiện tu hành để tạo phước duyên cho đời sau được tốt lành, cao siêu đức hạnh, có phải là quí báu hơn không? Nghĩ như vậy, Ngài quyết chí lánh ḿnh lên núi Yên Tử t́m thầy học đạo... 3.2 LÁNH LÊN YÊN TỬ Thuở ấy Thiên Ứng đại tường, Chính B́nh ngũ tải thụy quang đượm nhuần. Tứ nguyệt vừa năm Bính Thân, Mồng một tháng bốn mạt xuân sang hè. Hợi mạt hầu ban Tí th́, Vua phán tả hữu một khi lời này: “Ḷng Trẫm thương thiên hạ thay, Phú quư bần bạc chẳng hay dường nào. Thị tùng bay đi cùng tao, Thăm xem dân thế dường nào cho hay. Thiên hạ đói rách thương thay, Thấy no phú quư Trẫm nay mừng ḷng.” Bảy người tả hữu đi cùng, Qua đ̣ đông khứ tắt mông t́m ngàn. Ngày sau đến đ̣ Bàn Than, Lệ người hay mặt nhà quan thuở này. Tay áo che mặt bằng nay, Sang đ̣ cho khỏi, vắng rày lại đi. Non cao rừng quạnh sơn khê, Đường đi hiểm trở nhiều bề thiết thay. “Ḷng thật Trẫm bảo chúng bay, Trẫm đi tu đạo chúng bay trở về.” Bảy người lăn khóc ngă kề, “Vua để thiên hạ sầu bi đoạn trường.” Ngày ấy phải tối giữa đường, Vào nằm tăng Giác chùa làng một đêm. Hỏi thăm đường lên Hoa Yên, Dốc ḷng t́m Bụt chẳng phiền đường xa. Non cao rừng quạnh dă hoa, Sơn trùng vạn điệp Quốc gia đỗ ngồi. Ngựa nhọc đi chẳng đến nơi, Ḷng lo bát ngát, hầu ngồi lại đi. Vào đến Long Động một khi, Coi thấy khí tượng ḷng th́ đă vui. Tuyền khê, suối mát tắm ngơi, Hiệu là Cóc Đỗ nước sôi đùng đùng. Trông thấy Cửa Ngăn lạ xong, Đôi núi giao lại ngăn ḷng thế gian. Đồ như thạch bích tam quan, Dù ai đến đấy Giải Oan mới vào. Trong cửa Thạch Tượng lạ bao! Có voi la đá uy hào cực thiêng; Chống ngự ngoại đạo tai ương, Hộ người có đức đ̣i phương được lành. Lại đi một dặm ngàn xanh, Đến Tiết Dương suối, nước thanh làu làu. Trăm đường phiền năo chẳng âu, Tắm qua nước ấy đă hầu khinh thân. Trèo lên Đỗ kiệu hầu gần, Mùi hương phức phức phàm trần đă không. Rườm rà hàng trúc hàng thông, Thế gian đến đấy th́ ḷng đă thanh. Suối đàn tiếng nhạc đoành đoành, Chim kêu vượn hót đă khuynh ḷng thiền. * * * Thuở ấy Thiên Ứng đại tường, Chính B́nh ngũ tải thụy quang đượm nhuần. Tứ nguyệt vừa năm Bính Thân, Mồng một tháng bốn mạt xuân sang hè. Hợi mạt hầu ban Tí th́, Vua phán tả hữu một khi lời này: Đoạn nầy diễn tả lúc vua Trần Thái Tông chuẩn bị trốn đi tu. Ngài ra đi nhằm niên hiệu Thiên Ứng Chính B́nh thứ năm, ngày mồng một tháng tư năm Bính Thân (1236), cuối mùa xuân đầu mùa hè. Năm ấy Ngài được 26 tuổi((( . Khi suy gẫm kỹ về cuộc đời, Ngài quyết định trốn đi tu. Thế nên đêm đến hết giờ hợi sắp qua giờ tí, lúc gần 12 giờ khuya, Ngài gọi kẻ tả hữu lại phán rằng: “Ḷng Trẫm thương thiên hạ thay, Phú quư bần bạc chẳng hay dường nào. Thị tùng bay đi cùng tao, Thăm xem dân thế dường nào cho hay. Thiên hạ đói rách thương thay, Thấy no phú quư Trẫm nay mừng ḷng.” Bảy người tả hữu đi cùng, Qua đ̣ đông khứ tắt mông t́m ngàn. Ngài bảo những người hầu cận: Ḷng ta rất thương thiên hạ, không biết dân chúng được giàu sang hay là nghèo nàn. Các ngươi hăy đi theo cùng ta để thăm xem dân chúng sống như thế nào. Nếu thấy họ nghèo đói th́ thật đáng thương. Nếu thấy thiên hạ giàu có no ấm th́ ta rất vui mừng. Có bảy người tả hữu cùng đi với nhà vua. “Qua đ̣ đông khứ tắt mông t́m ngàn”. Qua đ̣ phía đông, đi tắt lên để t́m bờ. Đ̣ đông khứ là đ̣ phía đông, t́m ngàn là t́m bờ. Bản nầy là qua đ̣, bản 1932 là sang đ̣, nghĩa không có khác bao nhiêu. Ngày sau đến đ̣ Bàn Than, Lệ người hay mặt nhà quan thuở này. Tay áo che mặt bằng nay, Sang đ̣ cho khỏi, vắng rày lại đi. Non cao rừng quạnh sơn khê, Đường đi hiểm trở nhiều bề thiết thay. Sáng hôm sau Ngài đến bến đ̣ Bàn Than, “Lệ người hay mặt nhà quan thuở này”. Lệ là e sợ, ngại ngùng, hay mặt là biết mặt, nhà quan là người ở trong triều. Nghĩa là Ngài sợ e người ta biết mặt ḿnh là người ở trong triều, cho nên Ngài lấy tay áo che mặt cho những người trong chuyến đ̣ không biết Ngài là vua, e người báo lại triều đ́nh, Ngài bị mời trở về. Khi qua khỏi đ̣, vắng khách rồi Ngài buông tay áo xuống và tiếp tục đi. “Non cao rừng quạnh sơn khê”. Núi cao rừng vắng, các ḍng suối quanh co bọc theo sườn núi. “Đường đi hiểm trở nhiều bề thiết thay”. Đường đi rất là nguy hiểm khó khăn. “Ḷng thật Trẫm bảo chúng bay, Trẫm đi tu đạo chúng bay trở về.” Bảy người lăn khóc ngă kề, “Vua để thiên hạ sầu bi đoạn trường.” Trên đường đi về núi, Ngài bảo những kẻ tả hữu: Ḷng thật ta nói với các ngươi, ta đi tu, các ngươi hăy trở về. Ngài nói dứt khoát như vậy. Khi c̣n ở triều, Ngài nói là đi ra ngoài thành để ḍ dẫm t́nh h́nh xem dân chúng sinh sống ra sao. Bây giờ đến đây Ngài nói thẳng: Nay ta đi tu, các ngươi hăy trở về. Nghe nói như vậy các người hầu cận hoảng sợ ngă lăn than khóc: Nếu nhà vua đi tu th́ thiên hạ lo buồn khổ sở. Đoạn trường là đứt ruột, tức là buồn rầu đau khổ. Từ đây Ngài dứt khoát đi một ḿnh, không cho ai theo hầu hạ nữa. Ngày ấy phải tối giữa đường, Vào nằm tăng Giác chùa làng một đêm. Hỏi thăm đường lên Hoa Yên, Dốc ḷng t́m Bụt chẳng phiền đường xa. Non cao rừng quạnh dă hoa, Sơn trùng vạn điệp Quốc gia đỗ ngồi. Ngài đi suốt ngày, đến giữa đường th́ trời tối, phải nghỉ nhờ qua đêm tại chùa tăng Giác Hạnh, đây là ngôi chùa làng của chư tăng, có một vị tăng tên Giác Hạnh. Ngài hỏi thăm đường lên núi Hoa Yên, quyết tâm t́m Phật, không ngại đường núi xa xôi. Đây tả cảnh đường lên núi: “Non cao rừng quạnh dă hoa”. Núi cao rừng vắng, hoa dại mọc đầy đường. Dă hoa là hoa dại. “Sơn trùng vạn điệp Quốc gia đỗ ngồi”. Sơn trùng là núi chồng chập lên nhau, vạn điệp là muôn lớp. Quốc gia đỗ ngồi là Ngài dừng lại ngồi nghỉ. Núi non trùng điệp chồng chất lên nhau muôn lớp. Một ḿnh một ngựa, Ngài leo núi hết ngọn này qua ngọn khác, nhọc nhằn mỏi mệt nên dừng lại ngồi nghỉ. Ngựa nhọc đi chẳng đến nơi, Ḷng lo bát ngát, hầu ngồi lại đi. Vào đến Long Động một khi, Coi thấy khí tượng ḷng th́ đă vui. Ngựa nhọc quá không đưa Ngài đến trên núi được. “Ḷng lo bát ngát hầu ngồi lại đi”. Bản này là “ḷng lo bát ngát”, bản 1932 là “ḷng lo bắt lại”, v́ Ngài sợ triều đ́nh cho người lên bắt Ngài trở về. “Ḷng lo bát ngát” là ḷng lo thênh thang nhiều việc, không phải chỉ lo bị bắt lại mà thôi. “Hầu ngồi lại đi” nghĩa là khi mệt Ngài ngồi xuống nghỉ, một lúc lại đi, chớ không dám ngồi lâu. Vào đến Long Động một khi, Coi thấy khí tượng ḷng th́ đă vui. Đến chùa Long Động nh́n thấy khí tượng chung quanh, ḷng Ngài đă vui rồi. V́ các vua ngày xưa đều học kỹ về văn chương chữ nghĩa và học cả địa lư để xây cất đền đài cho đúng theo địa lư, nên khi đến chùa Long Động nh́n thấy khí tượng chung quanh Ngài rất vui thích. Tuyền khê, suối mát tắm ngơi, Hiệu là Cóc Đỗ nước sôi đùng đùng. Trông thấy Cửa Ngăn lạ xong, Đôi núi giao lại ngăn ḷng thế gian. Đồ như thạch bích tam quan, Dù ai đến đấy Giải Oan mới vào. Từ chùa Long Động lên đến núi Hoa Yên phải qua chín ḍng suối. “Tuyền khê suối mát tắm ngơi”, đi một đỗi gặp ḍng suối mát, Ngài dừng lại tắm và nghỉ ngơi, xong lại đi. “Hiệu là Cóc Đỗ nước sôi đùng đùng”. Đi đến cái thác nhỏ tên là Cóc Đỗ, thác này giống như miệng con cóc đang phun nước tuôn xuống đùng đùng, nên gọi là hang Cóc Đỗ. “Trông thấy Cửa Ngăn lạ xong”. Cửa Ngăn là tên chớ không phải cửa ngăn theo nghĩa thường. Cóc Đỗ và Cửa Ngăn chỉ hai địa danh. V́ sao gọi là Cửa Ngăn? V́ “Đôi núi giao lại ngăn ḷng thế gian”. Nơi đó có hai ngọn núi giao sát lại như ngăn chận hai bên, bên này là cảnh thế gian trần tục, bên kia là cảnh xuất thế siêu thoát, nên gọi chỗ đó là Cửa Ngăn. “Đồ như thạch bích tam quan”. Đồ tức là những cái như bản vẽ, thạch bích là vách đá, tam quan là ba cổng. “Dù ai đến đấy Giải Oan mới vào”. Người nào muốn lên chỗ thạch bích và tam quan th́ phải xuống suối Giải Oan tắm sạch rồi hăy lên. Trong cửa Thạch Tượng lạ bao! Có voi la đá uy hào cực thiêng; Chống ngự ngoại đạo tai ương, Hộ người có đức đ̣i phương được lành. “Trong cửa Thạch Tượng lạ bao”. Qua khỏi suối Giải Oan nh́n lên cửa Thạch Tượng thấy những tượng bằng đá rất lạ. “Có voi la đá uy hào cực thiêng”, trên vách đá có h́nh dáng voi đá rất linh thiêng. “Chống ngự ngoại đạo tai ương”, voi thiêng ở đó để chống ngừa chúng ngoại đạo đến phá phách gieo rắc tai ương. “Hộ người có đức đ̣i phương được lành”. Bản này là đ̣i phương, bản 1932 là đôi phương. Nghĩa là ủng hộ người có đức được luôn lành mạnh, vui tươi. Lại đi một dặm ngàn xanh, Đến Tiết Dương suối, nước thanh làu làu. Trăm đường phiền năo chẳng âu, Tắm qua nước ấy đă hầu khinh thân. Trèo lên Đỗ kiệu hầu gần, Mùi hương phức phức phàm trần đă không. Đây diễn tả tiếp con đường lên núi. “Lại đi một dặm ngàn xanh”. Ngàn xanh là rừng xanh, đi thêm một dặm rừng xanh. “Đến Tiết Dương suối, nước thanh làu làu”, đến suối Tiết Dương, nước xanh trong vắt. “Trăm đường phiền năo chẳng âu”, người nào dù có phiền năo nhiều đến đâu cũng không c̣n lo âu nữa. “Tắm qua nước ấy đă hầu khinh thân”, v́ tắm qua nước suối th́ bao nhiêu phiền năo cũng đều dứt sạch. “Trèo lên Đỗ kiệu hầu gần”. Đỗ kiệu là hạ kiệu, tức là chỗ nhà vua xuống kiệu. Sau nầy khi vua Trần Nhân Tông lên tu trên núi, lâu lâu vua Anh Tông lên thăm, đi đến đây vua phải xuống kiệu đi bộ, nên đặt tên chỗ này là Đỗ kiệu. Gần đến Đỗ Kiệu th́ “Mùi hương phức phức phàm trần đă không”, tức là ngửi mùi hương thơm ngào ngạt th́ ḷng trần tục đă sạch. Nghe diễn tả cảnh này, không cần tu mà phiền năo cũng sạch, ḷng phàm cũng dứt! Rườm rà hàng trúc hàng thông, Thế gian đến đấy th́ ḷng đă thanh. Suối đàn tiếng nhạc đoành đoành, Chim kêu vượn hót đă khuynh ḷng thiền. Nơi đây nào trúc nào thông đầy dẫy hai bên đường. Người thế gian đến đây th́ ḷng trần đă trong sạch không c̣n ngàu đục nữa. “Suối đàn tiếng nhạc đoành đoành”. Chỉ nghe tiếng suối đổ ầm ầm dường như tiếng đàn tiếng nhạc. Bản này là tiếng nhạc đoành đoành, bản 1932 là tiếng nhạc inh inh. Tiếng nhạc đoành đoành nghe hơi quá đáng giống như tiếng súng. “Chim kêu vượn hót đă khuynh ḷng thiền”. Tiếng chim kêu vượn hót làm cho ḷng ḿnh nghiêng về thiền. Tóm lại bài này diễn tả cảnh nhà vua sau khi trốn triều đ́nh, lên núi Yên Tử để tu. Đang là vua mà Ngài từ bỏ tất cả, vượt hoàng cung trốn đi giữa ban đêm. Đi một đoạn đường Ngài bảo những kẻ tả hữu hăy trở về. C̣n lại một ḿnh một ngựa, Ngài tiếp tục đi. Đến khi ngựa mỏi mệt không đi được nữa, Ngài bỏ ngựa lại, một ḿnh lần theo vách đá leo lên núi, không ngại khó khăn, không nề nguy hiểm... Như vậy mới thấy ḷng chí thành thiết tha mộ đạo của Ngài! 3.3 GẶP THẦY VIÊN CHỨNG Bước lên đến chùa Hoa Yên, Bốn bề cảnh giới động tiên khác thường. Trăm hoa đua nở mùi hương, Ḷng Vua đến đấy một dường vui thay. Trúc Lâm Viên Chứng là thầy, Ra mừng Hoàng Đế nói bày Thiền gia: “Thiền Tăng khổ hạnh ở già, Cơm ăn dưa muối dầu là đói no. Ḿnh gầy cật vận áo vo, Ḷng bằng mây nước chẳng lo điều ǵ. Vua làm Thánh Đế trị v́, Đền rồng gác phượng của th́ nhiều thay. Cung phi mỹ nữ chầu bày, Trà thang ngọc thực đêm ngày xướng ca. Ngai vàng ngồi ngự trung hoa, Man, Di, Lào, Lễ gần xa phục rày. Sơn lâm đường hiểm dường này, Vua t́m vào đến, chẳng hay sự ǵ? Nầy Vua giận ai mà đi? Ắt là có sự vậy th́ chẳng không.” Vua thấy thầy thốt tịn ḷng, Hai hàng nước mắt ḍng ḍng nhỏ sa. “Trẫm làm Hoàng Đế quốc gia, Kim ngân châu báu đề đa thiếu ǵ. Ḷng Trẫm thấy của màng chi, Thân người ảo hóa được th́ bao lâu. Lại lo phụ mẫu trước sau, Ân thâm đức hậu lấy ǵ báo ơn. Nay Trẫm t́m vào lâm sơn, Tu cầu làm Bụt chẳng toan sự nào.” Thầy thấy vua thốt, cảm sao, Thiền tông trỏ bảo thấp cao sự ḷng: “Sơn vốn vô Phật làm xong, Bụt ở trong ḷng, Phật tại hồ tâm. Hiện ra nhăn, nhĩ, thanh âm, Dương mi, thuấn mục, chẳng tâm th́ ǵ? Tâm nguyên không tịch vô vi, Ngộ được tức th́ quả chứng Như Lai. Tính ta há phải cầu ai, Gia trung Phật báu muôn đời sáng soi.” * * * Bước lên đến chùa Hoa Yên, Bốn bề cảnh giới động tiên khác thường. Trăm hoa đua nở mùi hương, Ḷng vua đến đấy một dường vui thay. Trúc Lâm Viên Chứng là thầy, Ra mừng Hoàng Đế nói bày Thiền gia: Nhà vua đến chùa Hoa Yên, nh́n cảnh quanh chùa chẳng khác nào động tiên. Nghe diễn tả ai cũng muốn đến đây viếng cảnh. “Trăm hoa đua nở mùi hương”. Đời Trần, chùa tên là Vân Yên, nhưng đến đời Lê, khi vua Lê(*) lên viếng chùa đúng mùa hoa nở nên đổi tên chùa là Hoa Yên. “Trăm hoa đua nở” là diễn tả đúng ư nghĩa Hoa Yên. “Ḷng vua đến đấy một dường vui thay”. Khi đến chùa ḷng vua vui mừng khấp khởi. “Trúc Lâm Viên Chứng là thầy”. Lúc bấy giờ Thiền sư Viên Chứng đang trụ tŕ tại Hoa Yên, vùng đó gọi là Trúc Lâm. Thiền sư nhận biết Ngài là vua, cho nên: “Ra mừng Hoàng Đế nói bày Thiền gia”. Thiền sư ra mừng nhà vua và nói ư nghĩa trong nhà thiền. Sau đây là lời ngài Viên Chứng: “Thiền Tăng khổ hạnh ở già, Cơm ăn dưa muối dầu là đói no. Ḿnh gầy cật vận áo vo, Ḷng bằng mây nước chẳng lo điều ǵ. Vua làm Thánh Đế trị v́, Đền rồng gác phượng của th́ nhiều thay. Cung phi mỹ nữ chầu bày, Trà thang ngọc thực đêm ngày xướng ca. Ngai vàng ngồi ngự trung hoa, Man, Di, Lào, Lễ gần xa phục rày. Sơn lâm đường hiểm dường này, Vua t́m vào đến chẳng hay sự ǵ? Nầy Vua giận ai mà đi? Ắt là có sự vậy th́ chẳng không.” Trước khi hỏi lư do tại sao nhà vua đến đây, Thiền sư diễn tả cảnh tăng tu ở núi, lời lẽ rất hay. “Thiền Tăng khổ hạnh ở già”, chữ già là già lam tức là chùa chiền, nghĩa là tôi là một thiền tăng tu khổ hạnh ở chùa. “Cơm ăn dưa muối dầu là đói no”, ăn cơm với dưa muối không ngại ǵ đói no, mặc t́nh có nhiều th́ no có ít th́ đói cũng đều chấp nhận. Hiện giờ chúng ta cũng đang ở núi, mà đói no có mặc t́nh hay không? Nếu no th́ được, c̣n đói th́ chắc xách dù xuống núi chớ không bằng ḷng. Đó là v́ thiếu tư cách của một thiền tăng khi xưa. “Ḿnh gầy cật vận áo vo”. Thân gầy ốm v́ ăn bữa đói bữa no, quần xăn lên áo vo lại v́ phải cuốc đất trồng khoai. Đây đúng là h́nh dáng của một thiền tăng tu ở núi. Nh́n lại chúng ta hiện nay từ sáu mươi kư trở lên, quần dài dưới mắt cá, áo cũng dài nên không giống người tu khi xưa. “Ḷng bằng mây nước chẳng lo điều ǵ”. Ḷng như mây trôi nước chảy không bị dính kẹt một điều ǵ. Đoạn nầy diễn tả thật khéo một thiền tăng thuở xưa tu ở núi, thân gầy, quần vận áo vo, đời sống rất lam lũ, nhưng tâm hồn không dính kẹt điều ǵ. C̣n chúng ta ngày nay sống thảnh thơi mà buồn người nầy phiền người kia, dính mắc đủ điều! Sau đây là diễn tả ông vua ở triều đ́nh: “Vua làm Thánh Đế trị v́”. Ngài là một ông vua thánh trị v́ muôn dân. “Đền rồng gác phượng của th́ nhiều thay”. Bản nầy là đền rồng, bản 1932 là điện rồng. Vua ở đền chạm h́nh rồng, gác vẽ h́nh chim phượng, tiền của th́ rất nhiều. “Cung phi mỹ nữ chầu bày”. Trong cung vua, cung phi mỹ nữ hầu hạ chầu chực một bên. “Trà thang ngọc thực đêm ngày xướng ca”, vua uống trà thơm, dùng thức ăn ngon quí, lại c̣n ca xướng suốt ngày đêm. Đâu có thiếu thứ ǵ! “Ngai vàng ngồi ngự trung hoa”. Bản này là trung hoa, bản 1932 là trên hoa. Vua ngồi ngự trên ngai vàng trên thảm hoa. “Man, Di, Lào, Lễ, gần xa phục rày”. Ở miền Bắc có nhiều giống dân như dân Man là người Mán, Di là người Mọi, Lào là người Lào, Lễ là người Thái, những giống dân nầy gần xa đều qui phục nhà vua. Ngài ở địa vị một ông vua cai trị đất nước, từ nơi ở, đến người hầu hạ, nước uống thức ăn không thiếu thứ chi và được mọi người đều quí kính phục tùng. “Sơn lâm đường hiểm dường này, Vua t́m vào đến, chẳng hay sự ǵ? Nầy Vua giận ai mà đi? Ắt là có sự vậy th́ chẳng không.” Sư hỏi: Trên đường núi rừng nguy hiểm thế nầy, không biết vua có việc ǵ quan trọng mà t́m đến đây? Hay là vua giận ai mà bỏ triều đ́nh ra đi như vậy? Hẳn là có việc ǵ chớ chẳng phải không. Sư đặt câu hỏi để vua trả lời: Vua thấy thầy thốt tịn ḷng, Hai hàng nước mắt ḍng ḍng nhỏ sa. “Trẫm làm Hoàng Đế quốc gia, Kim ngân châu báu đề đa thiếu ǵ. Ḷng Trẫm thấy của màng chi, Thân người ảo hóa được th́ bao lâu. Lại lo phụ mẫu trước sau, Ân thâm đức hậu lấy ǵ báo ơn. Nay Trẫm t́m vào lâm sơn, Tu cầu làm Bụt chẳng toan sự nào.” Nhà vua trả lời rất tha thiết tại sao Ngài đến đây. “Vua thấy thầy thốt tịn ḷng, Hai hàng nước mắt ḍng ḍng nhỏ sa”. Tịn ḷng nghĩa là động ḷng. Nghe Sư hỏi, vua động ḷng rơi nước mắt thưa: “Trẫm làm Hoàng Đế quốc gia, Kim ngân châu báu đề đa thiếu ǵ”. Tôi là vua cả nước, vàng bạc châu báu rất nhiều, đâu có thiếu thứ ǵ. Đề đa là rất nhiều. “Ḷng Trẫm thấy của màng chi, Thân người ảo hóa được th́ bao lâu”. Trong tâm tư, tôi thấy của cải sự nghiệp rất nhiều nhưng không màng, v́ biết rơ thân người ảo hóa tạm bợ. Thấy thân là thật, th́ mới quí của để hưởng, nếu thấy thân không thật, c̣n quí của cải làm ǵ? “Lại lo phụ mẫu trước sau, Ân thâm đức hậu lấy ǵ báo ơn?” Lại nghĩ đến công ơn cha mẹ rất sâu dầy, biết lấy ǵ đền đáp? “Nay Trẫm t́m vào lâm sơn, Tu cầu làm Bụt chẳng toan sự nào”. Nay tôi vào trong núi sâu nầy, chỉ mong tu làm Phật, chớ không tính chuyện ǵ khác. Thế là nhà vua đă trả lời dứt khoát câu hỏi của Sư rồi. Sư hỏi: Vua là người ở tại ngai vàng đầy đủ các điều sung sướng, tại sao vào núi non nầy để làm ǵ? Ắt có việc chi đây? Vua mới trả lời: Theo cái nh́n của tôi, thân nầy là ảo hóa. Dù cho của cải sự nghiệp nhiều bao nhiêu, giàu sang sung sướng đến đâu, cũng không nghĩa lư ǵ! Hơn nữa nhớ lại công ơn cha mẹ sanh thành dưỡng dục rất sâu dầy mà chưa có cơ hội báo đáp, nên hôm nay tôi t́m lên núi nầy, muốn tu cầu thành Phật để đền công ơn cha mẹ. Những lời vua thốt ra nói lên tấm ḷng hâm mộ cầu đạo của Ngài. Thầy thấy Vua thốt, cảm sao, Thiền tông trỏ bảo thấp cao sự ḷng: “Sơn vốn vô Phật làm xong, Bụt ở trong ḷng, Phật tại hồ tâm. Hiện ra nhăn, nhĩ, thanh âm, Dương mi, thuấn mục, chẳng tâm th́ ǵ? Tâm nguyên không tịch vô vi, Ngộ được tức th́ quả chứng Như Lai. Tính ta há phải cầu ai, Gia trung Phật báu muôn đời sáng soi.” Nghe nhà vua nói tâm trạng đi tu của ḿnh, Sư rất là thương xót. Một người thức tỉnh cuộc đời là ảo hóa tạm bợ, và nhớ lại ơn sanh thành dưỡng dục chưa đền đáp, nên quyết tâm đi tu thành Phật để đền đáp công ơn cha mẹ, vậy đây là con người hiếu thảo đáng thương. Thế nên Sư mới nói thẳng đạo lư thiền cho nhà vua nghe: “Sơn vốn vô Phật làm xong, Bụt ở trong ḷng, Phật tại hồ tâm”. Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay ḷng ḿnh, ở tại tâm ḿnh, chớ không phải ở đâu xa. Bản này là hồ tâm nghĩa là nơi tâm, bản 1932 là mỗ tâm, chữ mỗ là ta, là ḿnh. Như vậy là xác nhận Phật ở tại tâm ḿnh. Thế nhưng làm sao biết có Phật? “Hiện ra nhăn nhĩ thanh âm, Dương mi thuấn mục, chẳng tâm th́ ǵ?” Phật tự tâm phát hiện ra nơi mắt, nơi tai, nơi tiếng nói... Dương mi thuấn mục là nhướng mày chớp mắt (bản 1932 là tứ mục tương cố), đó chẳng phải là tâm sao? Thế th́ mắt thấy, tai nghe, miệng nói, nhướng mày chớp mắt đó là hiện tướng của tâm, tức là của Phật, đừng có t́m kiếm ở đâu nữa. Như vậy là ngài Viên Chứng đă chỉ một cách cụ thể không có nghi ngờ. Tóm lại, khi nhà vua xác định Ngài lên núi tu để cầu làm Phật th́ Thiền sư nói trên núi không có Phật. Vậy Phật ở đâu? Phật ở trong ḷng, Phật ở tại tâm. Làm sao biết Phật ở tại tâm ḿnh? V́ nếu không có Phật ở tâm th́ làm sao mắt thấy, tai nghe, miệng nói. Nếu không có Phật ở tâm th́ làm sao có những hiện tượng nhướng mày, chớp mắt? Tất cả hiện tượng đều từ tâm, từ tâm tức là từ Phật. Từ những hiện tượng đó quay nh́n lại th́ thấy Phật rơ ràng. Khi nhận được Phật đầy đủ nơi sáu căn, chúng ta sẽ biết ông Phật đó như thế nào. “Tâm nguyên không tịch vô vi, Ngộ được tức th́ quả chứng Như Lai”. Nguồn tâm ḿnh là không tịch vô vi, tức rỗng lặng không có hành động không có chuyển biến. Nguồn tâm là tri giác, không có h́nh tướng nên gọi là không tịch, không có tạo tác nên gọi là vô vi. Nếu ai ngộ được tâm nầy th́ chứng quả Như Lai, tức là chứng quả Phật. “Tính ta há phải cầu ai, Gia trung Phật báu muôn đời sáng soi”. Phật là tâm là tính của ḿnh, không phải cầu kiếm ở người nào khác. Chính trong nhà chúng ta đă sẵn có Phật sáng soi muôn đời, tại sao lại không t́m không nhận? Qua lời nầy, ngài Viên Chứng đă chỉ Phật tường tận cho vua Trần Thái Tông rồi. Ngài đă nói rơ tinh thần Thiền tông cho vua nghe. Học đoạn nầy nếu khéo nhận chúng ta thấy rơ tu cầu Phật là Phật tại tâm, chớ không phải Phật ở đâu xa. ? |
[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]
[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]