THIỀN TÔNG BẢN HẠNH
[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]
[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]
THIỀN TÔNG BẢN HẠNH (tt) GIẢNG: (tt) 3. CHUYỆN TRẦN THÁI TÔNG: (tt) 3.4 TRẦN THỦ ĐỘ ÉP VUA TRỞ VỀ CUNG Th́ vừa thiên hạ t́m đ̣i, Trần công Thái tể thương ôi những là. Lệnh rao khắp hết gần xa, T́m đ̣i dấu ngựa khắp ḥa đông tây. Sang khó già trẻ thuở nây, Cùng t́m Hoàng Đế đêm ngày tân toan. T́m lên đến Yên Tử san, Thấy Vua tụng kinh, thiên ban ḷng sầu. Lăo thần quỳ lạy trước sau: “Vua đi tu đạo tôi hầu làm sao?” Triều đ́nh tả hữu cùng vào, Trần ngôn thống thiết thấp cao mọi ḷng. “Chúng tôi phù rập quốc trung, Thiên hạ phú quư, tây đông an nhàn. Bằng nay Vua để nhà quan, Ḥa đi tu đạo, dân gian cực sầu. Nguyền Vua nạp ngôn tôi tâu, Xá về trị nước, sau già sẽ hay. Ḷng Vua chẳng toan về rày, Thiên hạ cùng thác ở đây chẳng về.” Vua thấy thiên hạ sầu bi, Ḷng lo thảm thiết, một khi tŕnh thầy: “Thiên hạ rước Trẫm về rày, Ḷng muốn tu đạo nguyện thầy dạy sao?” Ḍng ḍng nước mắt nhuốm trào, Một là tiếc đạo, hai là thương dân. Thuở ấy Thiền sư Trúc Lâm, Thấy Vua thốt vậy, bội phần khá thương. Trí khôn tâu động Thánh Hoàng: “Được ḷng thiên hạ mới lường rằng bay. Phù vi nhân quân giả, Dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm, Dĩ thiên hạ chi dục vi dục. Kim thiên hạ dục nghinh, Nguyện Bệ Hạ qui chi. Nhiên nội điển chi cứu, Vô vong tu Tâm luyện Tính nhĩ.” Nầy đoạn thầy phó chúc Vua: “Dù về trị nước đế đô kinh thành. Ngày th́ xem việc triều đ́nh, Đêm th́ hằng nhớ tụng kinh tọa thiền. Phật pháp là đại nhân duyên, Con cả nối nghiệp thay quyền lại đi.” Triều đ́nh kính chúc tung hô, Kiệu dù tàn tán rước Vua ngự về. Thiên hạ mừng thay bốn bề. Vua lại xem trị, nước th́ điện an. * * * Th́ vừa thiên hạ t́m đ̣i, Trần công Thái tể thương ôi những là. Lệnh rao khắp hết gần xa, T́m đ̣i dấu ngựa khắp ḥa đông tây. Sang khó già trẻ thuở nây, Cùng t́m Hoàng Đế đêm ngày tân toan. Khi hay tin nhà vua đă bỏ cung điện trốn đi, ông Trần Thủ Độ lo lắng thương xót, nên nói: “Trần công Thái tể thương ôi những là”, ông rất là thất vọng. “Lệnh rao khắp hết gần xa”, cho nên ra lệnh truyền khắp xa gần. “T́m đ̣i dấu ngựa khắp ḥa đông tây”. “T́m đ̣i dấu ngựa” là t́m kiếm theo dấu ngựa. “Khắp ḥa đông tây” là khắp nơi đông tây nam bắc. “Sang khó già trẻ thuở nây”. Sang là người giàu, khó là người nghèo. Những người giàu nghèo, già trẻ lúc nầy. “Cùng t́m Hoàng Đế đêm ngày tân toan”. Tân là cay, toan là chua. Tất cả mọi người cùng nhau đi t́m nhà vua suốt đêm ngày, t́m cùng khắp thật là chua cay. T́m lên đến Yên Tử san, Thấy vua tụng kinh, thiên ban ḷng sầu. Lăo thần quỳ lạy trước sau: “Vua đi tu đạo tôi hầu làm sao?” “T́m lên đến Yên Tử san, Thấy vua tụng kinh, thiên ban ḷng sầu”. Bản nầy là tụng kinh, bản 1932 là tụng niệm. “Thiên ban ḷng sầu”, nghĩa là cả trăm người đều buồn. Các người t́m đến núi Yên Tử, vào chùa thấy nhà vua đang tụng kinh tất cả đều buồn. “Lăo thần quỳ lạy trước sau: Vua đi tu đạo tôi hầu làm sao?” Ông Trần Thủ Độ quỳ xuống lạy thưa: Vua đi tu, bây giờ tôi phải làm sao? Triều đ́nh tả hữu cùng vào, Trần ngôn thống thiết thấp cao mọi ḷng: “Chúng tôi phù rập quốc trung, Thiên hạ phú quư, tây đông an nhàn. Bằng nay Vua để nhà quan, Ḥa đi tu đạo, dân gian cực sầu.” Lúc bấy giờ ông Trần Thủ Độ thống thiết thưa với nhà vua: “Chúng tôi phù rập quốc trung”. Bản 1932 là phù lập, lập là không đúng , bản nầy là phù rập, rập là tất cả đều một ḷng, phù rập tức là hết ḷng pḥ vua, quốc trung là trong nước. Nghĩa là chúng tôi ở trong nước đều hết ḷng pḥ vua. “Thiên hạ phú quí tây đông an nhàn”. Mọi người đều được giàu sang phú quí, đông tây đều được thảnh thơi an nhàn. “Bằng nay vua để nhà quan”. Ngày nay vua trốn đi tu, bỏ ngôi báu lại cho các quan. “Ḥa đi tu đạo dân gian cực sầu”. Nghe vua đi tu, dân gian rất buồn khổ. Đoạn nầy là lời than: Tất cả đều đồng tâm pḥ vua, dân chúng trong nước đều được b́nh an no ấm. Nay vua bỏ ngai vàng đi tu, th́ dân gian rất buồn khổ. “Nguyền Vua nạp ngôn tôi tâu, Xá về trị nước, sau già sẽ hay. Ḷng Vua chẳng toan về rày, Thiên hạ cùng thác ở đây chẳng về.” Những lời nầy đặt nhà vua trong thế bất khả kháng. Ông Trần Thủ Độ thưa: Xin nhà vua nhận lời tôi tâu, bây giờ Ngài trở về trị nước. “Xá về” là bỏ đi, đừng có đi tu. Sau nầy khi già lớn tuổi Ngài sẽ đi tu, c̣n bây giờ đang khoẻ, đang làm được việc nước mà Ngài đi tu th́ rất uổng không thể được, đến già sẽ hay. “Ḷng vua chẳng toan về rày”. Nếu vua không ưng trở về, th́: “Thiên hạ cùng thác ở đây chẳng về”. Tất cả quần thần đều chết tại đây, không về. Ở hoàn cảnh nầy, vua phải xử trí như thế nào? Vua đi tu yên thân ḿnh, nhưng thiên hạ đồng đến thưa: Nếu nhà vua không về, chúng tôi cùng chết tại đây. V́ từ bi, làm sao Ngài đành ḷng thấy cảnh như vậy. Thế nên nhà vua nói: Vua thấy thiên hạ sầu bi, Ḷng lo thảm thiết, một khi tŕnh thầy: “Thiên hạ rước Trẫm về rày, Ḷng muốn tu đạo nguyện thầy dạy sao?” Ḍng ḍng nước mắt nhuốm trào, Một là tiếc đạo, hai là thương dân. Vua ở trong hoàn cảnh rất khó xử: “Vua thấy thiên hạ sầu bi, Ḷng lo thảm thiết, một khi tŕnh thầy:” Thấy thiên hạ buồn thảm quá, ḷng nhà vua cũng lo buồn thảm thiết, nên mới tŕnh lại với Thiền sư Viên Chứng: “Thiên hạ rước Trẫm về rày, Ḷng muốn tu đạo nguyện thầy dạy sao?” Nay thiên hạ lên rước Trẫm về, nhưng Trẫm rất muốn tu, thầy dạy phải làm sao? Vua tỏ ḷng như vậy rồi nước mắt tuôn trào: “Ḍng ḍng nước mắt nhuốm trào, Một là tiếc đạo, hai là thương dân”. Tại sao Ngài buồn rơi nước mắt? V́ Ngài thấy đạo muốn tu, song ḷng thương dân không nỡ, nên Ngài ở trong thế rất là khó xử. Đến phần Thiền sư Trúc Lâm trả lời: Thuở ấy Thiền sư Trúc Lâm, Thấy vua thốt vậy, bội phần khá thương. Trí khôn tâu động Thánh Hoàng: “Được ḷng thiên hạ mới lường rằng bay.” Bản nầy là chữ “bay”, có thể chữ “hay” là đúng hơn, “Được ḷng thiên hạ mới lường rằng hay". Ngài Viên Chứng nghe vua nói thật là đáng thương, mới thưa rằng (đây là nguyên văn chữ Hán): “Phù vi nhân quân giả, Dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm, Dĩ thiên hạ chi dục vi dục. Kim thiên hạ dục nghinh, Nguyện Bệ Hạ qui chi. Nhiên nội điển chi cứu, Vô vong tu Tâm luyện Tính nhĩ.” Ư đoạn nầy nói: “Phù vi nhân quân giả, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm, dĩ thiên hạ chi dục vi dục”. Phàm làm đấng nhân quân, phải lấy tâm thiên hạ làm tâm ḿnh, lấy sự mong muốn của thiên hạ làm sự mong muốn của ḿnh. “Kim thiên hạ dục nghinh, nguyện Bệ hạ qui chi.” Nay thiên hạ muốn đón Ngài về, xin Bệ hạ hăy trở về. “Nhiên nội điển chi cứu, vô vong tu Tâm luyện Tính nhĩ”. Nhưng về phần nội điển, tức là kinh điển, Ngài phải nghiên cứu, không có quên tu tâm luyện tính vậy. Đoạn nầy là trích nguyên văn chữ Hán trong lời tựa bài Thiền Tông Chỉ Nam của Ngài Trần Thái Tông. Những lời nầy nói rất rơ, người sau ai ai cũng quí trọng. Một vị Thiền sư khuyên vua: Phàm làm vua, phải lấy tâm thiên hạ làm tâm ḿnh, lấy chỗ mong muốn của thiên hạ làm chỗ mong muốn của ḿnh. Tức là ḿnh làm vua là v́ đúng theo sự mong muốn của muôn dân, chớ không phải làm theo ḷng riêng tư cá nhân của ḿnh. Lời dạy rất là thống thiết. Bây giờ thần dân muốn rước Bệ hạ về th́ Bệ hạ phải về, không có cách nào khác hơn. Tuy nhiên xin nhắc Ngài khi về phải xem kinh điển và khéo tu tâm luyện tính đừng có quên. Đó là lời nhắc của ngài Viên Chứng. Như vậy chúng ta thấy người xưa không có cái nh́n thiển cận, khi nghe nói vua muốn tu th́ khuyên vua trở về lo việc nước, không giữ vua ở lại chùa tu cho ḿnh được nổi danh. Thế nên khi vua xin đi tu, nhưng c̣n đang lo việc nước, th́ phải khuyên vua làm cho tṛn bổn phận đối với muôn dân, đừng bỏ ngôi bỏ nước. C̣n đi tu là chuyện riêng của ḿnh, khi rảnh th́ tu hoặc khi thanh tĩnh yên lặng th́ xem lại kinh điển và tu tâm luyện tính. Sau đây Thiền sư Chân Nguyên diễn tả thêm cho rơ ràng: Nầy đoạn thầy phó chúc Vua: “Dù về trị nước đế đô kinh thành, Ngày th́ xem việc triều đ́nh, Đêm th́ hằng nhớ tụng kinh tọa thiền. Phật pháp là đại nhân duyên, Con cả nối nghiệp thay quyền lại đi.” Ngài Viên Chứng dặn ḍ nhà vua: Dù về trị nước ở chốn đế đô kinh thành, nhưng ban ngày th́ vua xem việc triều chính, c̣n ban đêm nhớ tụng kinh tọa thiền. “Phật pháp là đại nhân duyên, Con cả nối nghiệp thay quyền lại đi.” Gặp được Phật pháp là người có nhân duyên lớn, không phải là thường. V́ thế sau nầy khi Bệ hạ có con lớn rồi, hăy trao ngôi lại cho con để đi tu. Đó là lời dặn theo lối nh́n rộng răi của ngài Chân Nguyên. Triều đ́nh kính chúc tung hô, Kiệu dù tàn tán rước Vua ngự về. Thiên hạ mừng thay bốn bề, Vua lại xem trị, nước th́ điện an. Nghe Thiền sư Viên Chứng khuyên vua trở về theo ḷng dân, nên mọi người đều hoan nghênh. Lúc đó nào kiệu nào dù, nào tàn nào tán che đầy khắp để đón rước vua trở về triều, ai nấy đều mừng rỡ hân hoan. Khi vua trở về coi việc nước th́ nước được b́nh an thịnh trị. Qua đoạn nầy chúng ta thấy điểm đặc biệt của nhà vua cũng như của vị Thiền sư. Điểm đặc biệt của vua Trần Thái Tông là trong ḷng Ngài ôm ấp hai việc: Một là mộ đạo tha thiết, hai là thương dân chí t́nh, mộ đạo thương dân, bên nào cũng nặng. Cho nên trốn được th́ trốn đi tu, nhưng nghe dân sẵn sàng đón ḿnh về, liều chết đón ḿnh về, th́ Ngài không nỡ bỏ, v́ thế mà bị giằng co giữa đạo và đời, không thể nào dứt khoát được. Hoàn cảnh của Ngài đi tu rồi phải trở về là v́ ḷng dân mong muốn, nên Ngài phải trở về. C̣n hiện nay chúng ta đi tu, lâu lâu muốn trở về là tại sao? Thật thà mà nói, nhiều người tu một thời gian, bất thần nhớ cha nhớ mẹ, cha mẹ không gọi về cũng lên xin thầy cho con về thăm. Ḷng cha mẹ chưa muốn mà ḿnh muốn. Cha mẹ muốn con tu cho đến ngày đạt đạo nhưng nhớ cha mẹ lại xách gói chạy về! Đó là v́ sự quyết tâm của ḿnh chưa tha thiết chưa vững mạnh như người xưa. Một ông vua thương dân thương nước lại c̣n quí kính đạo đức, như thế không phải là một vị vua hiền hay sao? Đến điểm đặc biệt của vị thầy, của một Thiền sư. Sư hỏi: Nhà vua đi đâu? Thưa: Con lên núi tu để cầu thành Phật. Sư liền chỉ rơ: Phật ở ngay nơi tâm ḿnh, ở ngay ḷng ḿnh, chớ không phải Phật ở núi. Muốn thấy Phật ở tâm ḿnh ở ḷng ḿnh, làm sao thấy? Qua sáu căn, những cử động của sáu căn, đó là hiện tướng Phật, chỉ đừng có niệm thứ hai. Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ư duyên theo pháp, nhưng đừng có niệm thứ hai. Thấy người là người, thấy cái nhà là cái nhà, thấy cây gậy là cây gậy, là cái thấy của ai? Đó là cái thấy của Thiền sư. Vậy là có niệm thứ hai không? Nếu thấy người, lại nói đẹp xấu, là có niệm thứ hai, thấy cây gậy cũng đẹp xấu, thấy cái nhà cũng đẹp xấu, là có niệm thứ hai. Có niệm thứ hai th́ mất Phật rồi, đó là phàm chớ không c̣n Phật nữa. Nếu thấy nghe ngửi nếm v.v... chỉ một niệm đầu không có niệm thứ hai th́ Phật hiện tiền, nếu có niệm thứ hai, tức là chúng sanh. Thử hỏi tất cả chúng ta khi thấy nghe ngửi nếm có đến niệm thứ mấy? Thấy người th́ khởi niệm người nầy đẹp người kia xấu, người đẹp dễ thương người xấu dễ ghét, là đến niệm thứ mấy rồi? Đó là phàm tục, không phải Phật, cũng là tâm nhưng là tâm phàm tục. Nếu chỉ có một niệm đầu không có niệm thứ hai, đó là tâm Phật, rất là rơ ràng, không có giấu giếm, không có che đậy chút nào. Như thế chúng ta nên t́m Phật ở đâu? Ngay nơi ḿnh, chớ không ở đâu xa cả. Đó là lời nói chí thiết để chúng ta biết người thấy đạo rồi th́ nói điều ǵ cũng không ngoài cái thấy của ḿnh. Đứng về mặt chỉ thẳng đây gọi là thiền trực chỉ, trực chỉ nhân tâm là như vậy, Thiền sư đă chỉ thẳng cho nhà vua rồi. Đây nói đến cách xử sự, nếu là một ông vua th́ phải như thế nào? Là vua th́ phải lấy tâm của người dân làm tâm của ḿnh, lấy cái mong muốn của người dân làm cái mong muốn của ḿnh. Nếu là thầy tu th́ phải như thế nào? Là thầy tu th́ phải lấy tâm mong muốn của Phật tử làm tâm của ḿnh. Phật tử cúng dường cho Tăng Ni có cơm ăn áo mặc là muốn Tăng Ni tu, th́ ḿnh phải rán tu. Nếu không muốn th́ Phật tử đâu có cúng dường. Thế nên khi Phật tử ủng hộ, th́ chúng ta phải rán tu. Cho nên có thể nói: “Phàm Tăng Ni giả, dĩ Phật tử chi tâm vi tâm, dĩ Phật tử chi dục vi dục”. Như vậy mới đúng ư muốn của Phật tử lo cho Tăng Ni có cơm ăn áo mặc để tu. Nếu Tăng Ni không lo tu hành, lại làm những chuyện vô ích không đâu là trái với sở nguyện của Phật tửă, trái với sở nguyện của chúng sanh. V́ vậy người tu là phải làm theo sở nguyện của Phật tử, tức là họ muốn ḿnh tu th́ ḿnh phải tu. Khi nào không ai ngó ngàng tới, không ai ủng hộ người tu nữa, th́ trở về c̣n khả dĩ. C̣n bây giờ Phật tử ủng hộ đầy đủ cơm no áo ấm mà chúng ta nghĩ đến việc lui bước là trái với sở nguyện của Phật tử, tức là trái với tâm ư của chúng sanh, thật là không tốt. Đây là lời chúng tôi nhắc nhở quí vị trên đường tu phải thấy cho thật kỹ bổn phận của ḿnh. 3.5 VUA TU THIỀN TẠI GIA Trị v́ được mười ba xuân, Chốc ṃng đạo Bụt, lại toan sự ḷng. Nhớ lời thầy dạy chẳng vong, Mời chư Thiền Đức Lăo Tăng vào chầu. Thăm hỏi kinh giáo trước sau, Kim Cương thường tụng lẽ mầu tinh thông. Liễu đạt tám chữ làm xong, Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm. Vua ngồi tức lự trầm ngâm, Hoát nhiên đại ngộ mới thâm vào ḷng. Ngỏ được Bát Nhă Tâm Tông, Vạn Pháp diệu dùng, tự tính hiển dương. Bản lai diện mục chân thường, Viên dung Pháp giới đường đường tịch quang. Khi th́ ngồi ngự ngai vàng, Khi th́ tọa định thiền sàng bóng cây. Ḷng Thiền nghiêm cẩn ai hay, Quả Bồ Đề chín, đến ngày thu công. Thiên hạ Nam Bắc Tây Đông, Thấy Vua đắc đạo cong ḷng vui thay! Sang khó già trẻ thuở nay, Cùng đi học đạo số rầy đề đa. Đắc đạo bằng cát sông Hà, Nhờ ơn Hoàng Đế quốc gia phát ḷng. Dù ai tính đă bạo hung, Lại hồi chánh thiện, ra ḷng đi tu. Vạn dân Kích nhưỡng Khang cù, Nhà nhà thờ Bụt Nam Mô Di Đà. Này đoạn Lăo Tăng thầy già, Ở Yên Tử già, t́m xuống thành đô. Vua mừng tặng phong Quốc sư, Trọng Tăng kính Phật phụng thờ nghiêm trang. Phán ở Thắng Đức điện đường, Sửa kinh soạn lục để truyền hậu lai. Thiên Phong là thầy nước người, Trí tuệ cao tài, kinh lịch chư bang. Tiếng đồn Việt quốc Đế Vương, Có Vua tu Đạo, người thường xảy qua. Xưng rằng: “Lâm Tế tông xưa, Pháp phái diễn thừa, vân thủy A Nam. Hội thiện tri thức lại tham, Ích minh tôn chỉ càng thâm ḷng Thiền. Sư trưởng là đại nhân duyên, Thiện hữu trợ giáo hộ quyền Nam Mô. Thái Tông mở Phật trường đồ, Quỳnh Lâm, Tư Phúc cùng chùa Hoa Yên. Trai Tăng ngũ bách dư viên, Thế phát thụ giáothiên thiên vàn vàn. Thành thị cho đến lâm san, Tùy căn tu chứng, thanh nhàn yên cư. * * * Đoạn này rất quan trọng. Trị v́ được mười ba xuân, Chốc ṃng đạo Bụt, lại toan sự Ḷng. Nhớ lời thầy dạy chẳng vong, Mời chư Thiền Đức Lăo Tăng vào chầu. “Trị v́ được mười ba xuân”. Ngài trở về làm vua được mười ba xuân tức là mười ba năm. “Chốc ṃng đạo Bụt lại toan sự ḷng”. Chốc ṃng là nhớ đến, chốc ṃng đạo Bụt là nhớ đến đạo Phật. Lại toan sự ḷng là khi về làm vua, v́ có giặc giă bận rộn nên Ngài quên. Nay nhớ đến đạo Phật, trong ḷng Ngài lại lo lắng. “Nhớ lời thầy dạy chẳng vong”. Nhớ lời thầy Viên Chứáng dạy, Ngài chẳng dám quên. “Mời chư Thiền Đức Lăo Tăng vào chầu”. Khi ấy Ngài mời các vị Thiền Đức, các bậc Lăo Tăng đến để thưa hỏi đạo lư. Thăm hỏi kinh giáo trước sau, Kim Cương thường tụng lẽ mầu tinh thông. Liễu đạt tám chữ làm xong, Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm. Khi thưa hỏi đạo lư rồi, Ngài chuyên tŕ tụng kinh Kim Cương. Một hôm cầm quyển kinh Kim Cương, đọc đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Ngài để kinh xuống trầm ngâm giây lâu, cho nên nói: Vua ngồi tức lự trầm ngâm, Hoát nhiên đại ngộ mới thâm vào ḷng. Ngỏ được Bát Nhă Tâm Tông, Vạn Pháp diệu dùng, tự tính hiển dương. Bản lai diện mục chân thường, Viên dung Pháp giới đường đường tịch quang. “Vua ngồi tức lự trầm ngâm”. Vua ngồi trầm ngâm, đọc đi đọc lại câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. “Hoát nhiên đại ngộ mới thâm vào ḷng”. Khi ấy bỗng nhiên đại ngộ được ư nghĩa câu kinh “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, nên trong ḷng được thấu suốt. “Ngỏ được Bát Nhă Tâm Tông”. Chữ ngỏ là hiểu. Hiểu được tâm tông Bát Nhă. “Vạn Pháp diệu dùng, tự tính hiển dương”. Muôn pháp đều là diệu dụng, tánh ḿnh hiển bày ra không c̣n giấu giếm nữa. Như vậy là vua Trần Thái Tông đang ở ngôi trị v́, chỉ tŕ kinh Kim Cương, đến khi nghiền ngẫm câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Ngài hoát nhiên đại ngộ. Sau khi ngộ Ngài có viết quyển “Thiền Tông Chỉ Nam”. Khi Thiền sư Viên Chứng đến thăm, vua tŕnh quyển sách, Thiền sư xem qua liền nói: Đây là thấu suốt được Tâm tông. Thế nên điểm đặc biệt của tinh thần Thiền tông đời Trần là đang làm vua mà tu vẫn ngộ đạo, chớ không phải là người bần hàn hay người ở trong non trong núi tu mới ngộ đạo. C̣n chúng ta hiện nay là Tăng Ni ở trong thiền viện yên tĩnh mà không ngộ đạo, nghĩ có buồn không? Làm vua tu ngộ đạo là một khích lệ cho tất cả người cư sĩ thời nay. Các cư sĩ khi đến chùa cứ than: Chúng con bận quá không có th́ giờ tu. Bận việc ǵ? Sáng lo đi làm, hoặc đi chợ nấu ăn, rồi tiếp khách, đến chiều làm vài việc lặt vặt, rồi tối đi ngủ. Chỉ có bao nhiêu việc đó mà tu không được, thật là quá dở. Nếu v́ bận, tu không được th́ vua Trần Thái Tông bận bao nhiêu việc nước ắt không ngộ đạo. Nhưng vua tu ngộ đạo th́ chúng ta không c̣n lư do ǵ đổ lỗi bận quá tu không được. Chỉ v́ chúng ta tu c̣n dở, c̣n yếu, chưa có thiết tha, chớ không phải v́ bận rộn! Thật vậy nếu thiết tha tu th́ dù ở nhà hay ở chợ tu cũng ngộ đạo. Ở đây chúng ta thấy điểm kỳ đặc của người xưa, khi quyết tâm tu th́ ngộ đạo. Ngộ được Tâm tông rồi mới thấy cái diệu dụng của muôn pháp, mới hiển bày được tự tánh của ḿnh. “Bản lai diện mục chân thường”. Bản lai diện mục của ḿnh là cái chân thật thường c̣n, không phải chúng ta chỉ có tướng của thân sanh diệt vô thường, của tâm lăng xăng dao động. Thân sanh diệt, tâm dao động không phải là cái thật của ḿnh, mà cái thật của ḿnh là cái bản lai diện mục, chưa từng sanh chưa từng diệt, chân thật, thường c̣n. Cái đó ở đâu? “Viên dung Pháp giới đường đường tịch quang”. “Viên dung pháp giới”, tức là trùm khắp pháp giới, “đường đường tịch quang” là rơ ràng trong sáng lặng lẽ. Thế th́ ngay nơi chúng ta sẵn có cái bản lai diện mục thường c̣n không giới hạn, bao dung cả pháp giới và luôn luôn thường giác. Khi th́ ngồi ngự ngai vàng, Khi th́ tọa định thiền sàng bóng cây. Ḷng Thiền nghiêm cẩn ai hay, Quả Bồ Đề chín, đến ngày thu công. Thiên hạ Nam Bắc Tây Đông, Thấy vua đắc đạo cong ḷng vui thay! Là một ông vua có khi ngồi trên ngai vàng để lo việc nước, có khi rảnh rỗi ra vườn ngự uyển ngồi thiền dưới cội cây. Như thế th́ ở trên ngai vàng, hay ở ngoài vườn ngự uyển, tùy duyên mà ứng dụng. “Ḷng Thiền nghiêm cẩn ai hay, Quả Bồ Đề chín, đến ngày thu công”. Ở trong mọi hoàn cảnh mà tâm thiền của Ngài rất là cẩn mật, không ai hay biết. Đến khi quả Bồ đề chín, Ngài thu nhặt được công phu kết quả của ḿnh. “Thiên hạ Nam Bắc Tây Đông, Thấy Vua đắc đạo cong ḷng vui thay.” “Cong ḷng” là trong ḷng, v́ ngày xưa đọc như vậy. Tất cả thiên hạ đông tây nam bắc nghe nhà vua ngộ đạo, trong ḷng ai cũng vui mừng sung sướng. Sang khó già trẻ thuở nay, Cùng đi học đạo số rầy đề đa. Đắc đạo bằng cát sông Hà, Nhờ ơn Hoàng Đế quốc gia phát ḷng. Khi ấy những người già trẻ nghèo giàu, nghe vua tu hành đắc đạo, ai nấy đều rủ nhau đi tu rất nhiều. “Đắc đạo bằng cát sông Hà, Nhờ ơn Hoàng Đế quốc gia phát ḷng”. Số người sau nầy ngộ đạo nhiều như cát sông Hồng Hà. Tại sao được ngộ đạo? Nhờ ơn nhà vua đi tu cho nên mọi người phát tâm cùng đi tu. Vua đi tu đắc đạo, th́ tất cả người cư sĩ giàu nghèo ǵ cũng có thể tu được. Thế nên ngày nay chúng tôi chủ trương khôi phục Thiền Tông đời Trần. Biết đâu mai kia chúng ta sẽ: “Cùng đi học đạo số rày đề đa”, số người cư sĩ sẽ rủ nhau đi tu đạo rất là nhiều. Dù ai tánh đă bạo hung, Lại hồi chánh thiện, ra ḷng đi tu. Vạn dân Kích nhưỡng Khang cù, Nhà nhà thờ Bụt Nam Mô Di Đà. Nghe nhà vua đi tu, tất cả người dân trong nước dù là những kẻ tánh t́nh hung bạo cũng cải thiện, cũng lần hồi tu tập. “Vạn dân Kích nhưỡng Khang cù”. Kích nhưỡng là tên một bài ca đời vua Nghiêu, Khang cù là tên một bài ca dao đời vua Thuấn, ư nói muôn dân đều được hát ca vui vẻ trong cảnh thái b́nh. “Nhà nhà thờ Bụt Nam Mô Di Đà”. Nhà nhà đều thờ Phật, và niệm Nam Mô Di Đà. Đây là cách nh́n của ngài Chân Nguyên v́ tác phẩm nầy là của Ngài. Ngài thuật lại đời tu của các vua Thiền sư đời Trần. Các vua Trần tu Thiền ngộ đạo, ngài Chân Nguyên cũng tu Thiền ngộ đạo, nhưng Ngài ở vào thế kỷ XVII, cách đời Trần đến bốn thế kỷ, nên v́ hoàn cảnh Ngài hướng nhiều về Tịnh độ. Ngài có viết những quyển như Yếu Nghĩa Tịnh Độ, Đường Lối Tu Tịnh Độ và lập đài Cửu Phẩm Liên Hoa. Tại sao? V́ có hai lư do: Lư do thứ nhất là thời nhà Trần là thời chuyên tu Thiền, lấy sự tu Thiền làm gốc. Các Thiền sư nhà Trần lại là những vị lănh đạo đất nước, cho nên dân chúng đua nhau tu Thiền, nếu có niệm Phật cũng niệm theo lối Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ. Sau đời Trần đến đời Hồ, rồi nhà Minh qua cai trị. Sau đó là đời Hậu Lê, các vua chúa thời đó trọng Nho khinh Phật, cho nên Phật giáo không được giới trí thức ngưỡng mộ nữa, trái lại Phật giáo đi thẳng vào quần chúng b́nh dân ở miền quê. Tuy các Thiền sư vẫn ngộ đạo từ Thiền, những người lănh đạo Phật giáo là Thiền sư, nhưng đa số quần chúng theo đạo Phật không hiểu được lư Thiền, cho nên các Ngài mới dạy Tịnh Độ. V́ thế vào thời cuối Lê, Tịnh Độ bắt đầu phát đạt. Lư do thứ hai, cuối đời Lê là thời kỳ Nam Bắc phân tranh, đất nước Việt Nam bị chia đôi, lấy sông Gianh làm ranh giới, Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng Trong từ sông Gianh trở vào. Đất nước bị chia đôi, lại thêm giặc giă liên miên cho nên ḷng người thời đó yếu đi, không c̣n đức tự tin vững mạnh. V́ thế quí Ngài thấy dạy niệm Phật dễ hơn, có một nguồn an ủi trông cậy từ bên ngoài th́ thích hợp hơn. Do đó thời nầy bắt đầu hướng người Phật tử vào phương pháp tu Tịnh độ. Cho nên vào thế kỷ XVII, ngài Chân Nguyên là một Thiền sư mà nói câu: “Nhà nhà thờ Bụt, Nam Mô Di Đà”, là tu niệm Phật Di Đà, tức là tu Tịnh độ. V́ thế chúng ta phải thấy rơ ư nghĩa của đoạn nầy. Này đoạn Lăo Tăng thầy già, Ở Yên Tử già, t́m xuống thành đô. Vua mừng tặng phong Quốc sư, Trọng Tăng kính Phật phụng thờ nghiêm trang. Phán ở Thắng Đức điện đường, Sửa kinh soạn lục để truyền hậu lai. Ở Yên Tử già là ở chùa núi Yên Tử, già là già lam, là chùa. Đây nói đến đoạn vị thầy lớn tuổi ở chùa núi Yên Tử t́m xuống thành đô, tức là chỉ Thiền sư Viên Chứng. Lúc trước nhà vua có lên núi Yên Tử xin tu, nên khi gặp lại Thiền sư, vua rất mừng, phong tặng Ngài hiệu Quốc sư, nên lúc bấy giờ gọi ngài là Quốc sư Viên Chứng. Với ḷng trọng Tăng kính Phật, vua thờ phụng Ngài rất là trang nghiêm. Ở điện Thắng Đức, vua yêu cầu Quốc sư “sửa kinh soạn lục để truyền hậu lai” tức là sửa những bản dịch kinh, soạn lại những bài lục để truyền bá sau nầy. Thiên Phong là thầy nước người, Trí tuệ cao tài, kinh lịch chư bang. Tiếng đồn Việt quốc Đế Vương, Có Vua tu Đạo, người thường xảy qua. Đây nói đến Thiền sư Thiên Phong ở Trung Hoa, nước người là chỉ nước Trung Hoa. Ngài là một Thiền sư trí tuệ tài cao, đi các nơi để truyền bá Thiền Tông. Nghe đồn ở Việt Nam có ông vua tu ngộ đạo nên Ngài t́m đến để hiểu biết và hướng dẫn thêm. “Có vua tu Đạo, người thường xảy qua”. Bản nầy là “người thường xảy qua”, chữ xảy qua nghĩa là chợt đến. Bản 1932 là “người thường tinh thông” là chỉ cho nhà vua tinh thông . Chữ xảy qua thích hợp hơn. Ư câu nầy nói Thiền sư Thiên Phong nghe đồn vua nhà Trần hiểu đạo cho nên Ngài mới qua đến Việt Nam. Xưng rằng: “Lâm Tế tông xưa, Pháp phái diễn thừa, vân thủy A Nam. Hội thiện tri thức lại tham, Ích minh tôn chỉ càng thâm ḷng thiền. Sư trưởng là đại nhân duyên, Thiện hữu trợ giáo hộ quyền Nam Mô”. Ngài Thiên Phong tự xưng là Ngài kế thừa tông Lâm Tế và theo pháp phái của tông Lâm Tế. Ngài vân du sang Việt Nam, họp những bậc thiện tri thức lại để cùng tham thiền. Tham thiền là tham vấn thưa hỏi về thiền. “Ích minh tôn chỉ càng thâm ḷng Thiền”, ích là càng , minh là sáng, tức là làm sáng thêm tông chỉ và làm sâu thêm ḷng tu thiền và hiểu thiền. “Sư trưởng là đại nhân duyên”. Người tu thiền cũng như tất cả người tu Phật, gặp được bậc thiện tri thức, bậc Sư trưởng xứng đáng hàng thầy để hướng dẫn là một nhân duyên lớn. “Thiện hữu trợ giáo hộ quyền Nam Mô”. C̣n bạn bè huynh đệ là người giúp đỡ cho ḿnh tu hành, cho nên nói là “hộ quyền Nam Mô”. Thái Tông mở Phật trường đồ, Quỳnh Lâm, Tư Phúc cùng chùa Hoa Yên. Trai Tăng ngũ bách dư viên, Thế phát thụ giáo thiên thiên vàn vàn. Thành thị cho đến lâm san, Tùy căn tu chứng, thanh nhàn yên cư. Ngài Trần Thái Tông “mở Phật trường đồ” tức là mở trường dạy Phật pháp cho đồ chúng. Trường đó mở tại chùa Quỳnh Lâm, chùa Tư Phúc và chùa Hoa Yên. Ba chùa nầy là nơi để chư tăng đến tu học. Ngài cúng dường “trai Tăng ngũ bách dư viên” là cúng dường hơn năm trăm vị tăng chúng. “Thế phát thụ giáo thiên thiên vàn vàn”. Những người xuất gia tu thiền “thiên thiên vàn vàn” là nhiều đến ngàn muôn người. “Thành thị cho đến lâm san”. Từ thành thị cho đến nơi rừng núi. “Tùy căn tu chứng, thanh nhàn yên cư”. Tùy theo căn cơ mà có sự tu chứng được yên ổn tu hành. Đoạn nầy kể lại thời ngài Trần Thái Tông mở mang Phật pháp. 3.6 SƯ TỐNG ĐỨC THÀNH TỚI THAM THIỀN Thuở ấy ngoại quốc tông sư, Lại nghe Nam Việt có Vua tu hành. Tên người là Tống Đức Thành, Trèo non lặn suối một ḿnh t́m sang. Vào chầu bái tạ thiên nhan, Thiền gia làm lễ, dám tham lời rằng: Đức Thành vấn viết: “Tích Thích Ca Thế Tôn Vị ly Đâu Suất, Dĩ giáng Vương cung, Vị xuất mẫu thai, Độ nhân dĩ tất. Th́ như hà?” Thái Tông Hoàng Đế đáp vân: “Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt, Vạn lư vô vân vạn lư thiên.” Đức Thành hựu vấn: “Vị ly vị xuất mông khai thị, Dĩ ly dĩ xuất sự nhược hà?” Thái Tông đáp vân: “Vân sinh nhạc đỉnh đô lô bạch, Thủy đáo Tiêu Tương nhất dạng thanh.” “Mây lên núi bạc bằng lau, Nước xuống nguồn Tào vặc vặc lặng thanh. Pháp thân trạm tịch viên minh, Tự tại tung hoành phổ măn thái hư. Tùy h́nh ứng vật tự như, Hóa thiên bách ức độ chư mọi loài. Ứng hiện dưới đất trên trời, Khắp ḥa thế giới mọi nơi trong ngoài. Đă đặt hiệu là Như Lai, Sao c̣n hỏi xuất mẫu thai làm ǵ? Nguyệt luân biến chiếu quang huy, Thiên giang hữu thủy cũng th́ bóng in.” Đức Thành lại hỏi căn nguyên: “Đế vương ngộ đạo nhân duyên như hà?” Này lời Thái Tông thưa ra: “Lưỡng mộc đồng hỏa, đôi ta khác ǵ. Đương cơ đối đáp thị thùy, Thật tính thi dụng cùng th́ nhất ban. Phóng ra bọc hết càn khôn, Thu lại hoàn nhất mao đoan những là. Ma Ha Bát Nhă Ba La, Tam thế Chư Phật chứng đà nên công. Thiên giang vạn thủy triều đông, Ngộ đáo giá lư thật cùng tày nhau. Phật tiền, Phật hậu trước sau, Bát Nhă huyền chỉ đạo mầu truyền cho. Ai ai đạt giả đồng đồ, Mỗi người mỗi có minh chu trong nhà, Mùa xuân vạn thụ khai hoa, Cành cao cành thấp vậy ḥa chứng nên. Vi nhất đại sự nhân duyên. Xuất hiện vu thế Tam Thiên Ta Bà. Ngai rồng trút để bước ra, Thế phát ở già, niệm Bụt tụng kinh. Khác nào dược xuất kim b́nh, Há đi tu hành, cứu được vạn dân. Bản lai thanh tĩnh Pháp thân, Viên dung pháp giới, đâu gần đâu xa. Có chữ Đầu Phật Xuất Gia, V́ vậy Trẫm phải bước chân ra ngoài.” Đức Thành tôn phục mọi lời, Thật quyền Hoàng Giác ra đời độ nhân! Đức Thành bái tạ Thánh Quân, Thượng hoằng Phật Đạo, hạ cần Vương gia. Đức Thành lễ bái trở ra, Tống quốc khiêm nhượng nước ta Thánh Hiền. * * * Sư Tống Đức Thành tức là nhà Sư hiệu Đức Thành, người nước Tống ở Trung Hoa. Thuở ấy ngoại quốc tông sư, Lại nghe Nam Việt có Vua tu hành. Tên người là Tống Đức Thành, Trèo non lặn suối một ḿnh t́m sang. Vào chầu bái tạ thiên nhan, Thiền gia làm lễ, dám tham lời rằng: Lúc ấy có một vị tông sư là một vị sư tu Thiền, nghe ở Việt Nam có ông vua tu hành, cho nên từ xa trèo non lặn suối t́m đến Việt Nam. Sư vào chầu đảnh lễ nhà vua, rồi tham hỏi. Đây dẫn nguyên văn câu chữ Hán: Đức Thành vấn viết: “Tích Thích Ca Thế Tôn Vị ly Đâu Suất, Dĩ giáng Vương cung, Vị xuất mẫu thai, Độ nhân dĩ tất. Th́ như hà?” Ngài Đức Thành hỏi: Xưa đức Thích Ca Thế Tôn, Chưa rời cung trời Đâu Suất, Đă giáng sanh ở cung vua Tịnh Phạn, Chưa ra thai mẹ, Độ người đă xong. Đó là thế nào? Đây là một câu hỏi có tánh cách thiền. Thái Tông Hoàng Đế đáp vân: “Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt, Vạn lư vô vân vạn lư thiên.” Nhà vua đáp: Ngàn sông có nước th́ ngàn sông có mặt trăng, Muôn dặm không mây th́ có muôn dặm trời. Như vậy câu hỏi trước và câu đáp nầy có dính dáng ǵ không? Câu hỏi là muốn hỏi cái ǵ? Câu đáp là đáp cái ǵ? Câu hỏi là: “Phật chưa rời cung trời Đâu Suất”, theo sử nói Ngài là một vị Bồ tát ở cung trời Đâu Suất giáng sanh xuống thế gian. Nhưng lúc chưa rời cung trời Đâu Suất, “đă đến vương cung”, là đă đến chỗ thọ sanh. “Chưa ra khỏi thai mẹ” là chưa có sanh ra, mà lúc đó, “độ người đă xong”. Câu nầy là dẫn trong kinh Hoa Nghiêm. Ư nghĩa thế nào? Độ người bằng cách nào? Ngài Thái Tông đáp bằng hai câu thơ: “Ngàn sông có nước th́ có ngàn bóng mặt trăng”. Mặt trăng ở trên hư không là một, nhưng ở dưới thế gian có ngàn con sông nước trong th́ người ta nh́n sẽ thấy có một ngàn bóng mặt trăng. “Muôn dặm không mây th́ có muôn dặm trời”. Trời cao thênh thang, nếu có mây che th́ thấy không rộng, khi mây tan mới thấy trời mênh mông thênh thang. Như vậy khi mây tan th́ thấy trời rộng, cũng như chỉ một vầng trăng nhưng tùy theo sông có nhiều hay ít liền thấy bóng trăng có nhiều hay ít. Đó là để nói pháp thân Phật không có hai, không có đến không có đi, nhưng tùy duyên thế gian thấy như Ngài có đến, có giáo hóa chúng sanh, thật ra trên mặt pháp thân, th́ dụng không rời thể. Cũng như mặt trăng có đến với hồ với sông hay không? Nhưng có hồ có sông nước trong th́ thấy mặt trăng. Tóm lại ư nghĩa câu đáp là: Phật chưa rời cung trời Đâu Suất, đă đến vương cung, chưa ra khỏi thai mẹ mà độ người đă xong, đó là nói thể pháp thân sẵn có trùm khắp, tùy duyên giáo hóa, chớ không phải nói thân Ngài hiện ra ở Ấn Độ, thân đó gọi là hóa thân hay báo thân, chớ không phải pháp thân. Nghe câu đáp, ngài Đức Thành hiểu, nên mới hỏi thêm câu thứ hai: Đức Thành hựu vấn: “Vị ly vị xuất mông khai thị, Dĩ ly dĩ xuất sự nhược hà?” Nghĩa là chưa có rời, chưa có ra đời, đă nhờ Ngài chỉ dạy rồi. Bây giờ đă rời Đâu Suất, đă xuống vương cung và đă ra khỏi thai mẹ, việc đó thế nào? Thái Tông đáp vân: “Vân sinh nhạc đỉnh đô lô bạch, Thủy đáo Tiêu Tương nhất dạng thanh”. “Vân sinh nhạc đỉnh đô lô bạch”, mây sanh trên đỉnh núi, với đám lau cùng một màu trắng. Hoa lau với mây trắng trên đỉnh núi ḥa nhau cùng một màu. “Thủy đáo Tiêu Tương nhất dạng thanh” là nước đến sông Tiêu sông Tương chỉ có một màu trong. Như vậy Sư hỏi: Sau khi đă rời khỏi thai mẹ ra đời, th́ thế nào? Vua đáp: Như mây tựa trên đỉnh núi với hoa lau giống nhau cùng một màu trắng. Như nước đến sông Tiêu sông Tương gặp nhau cũng chỉ một màu trong. Đoạn nầy ngài Chân Nguyên giải rất rơ ở phần sau đây: “Mây lên núi bạc bằng lau, Nước xuống nguồn Tào vặc vặc lặng thanh. Pháp thân trạm tịch viên minh, Tự tại tung hoành phổ măn thái hư. Tùy h́nh ứng vật tự như, Hóa thiên bách ức độ chư mọi loài. Ứng hiện dưới đất trên trời, Khắp ḥa thế giới mọi nơi trong ngoài”. Ngài nói: Mây lên trên núi cùng với hoa lau đồng màu trắng như nhau. Nước chảy về nguồn Tào đều trong lặng như nhau. Bản nầy là lặng thanh, bản 1932 là sáng thanh. Đó là để chỉ: “Pháp thân trạm tịch viên minh”, pháp thân là lặng lẽ và tṛn sáng. “Tự tại tung hoành phổ măn thái hư”, dọc ngang tự tại khắp cả bầu trời. “Tùy h́nh, ứng vật tự như”, tùy theo h́nh, ứng theo vật mà vẫn như như. “Hóa thiên bách ức độ chư mọi loài”, hóa ra trăm ngàn muôn ức hóa thân để độ các loài chúng sanh. “Ứng hiện dưới đất trên trời”, ứng hiện cả dưới đất lẫn trên trời. “Khắp ḥa thế giới mọi nơi trong ngoài”, khắp thế giới trong ngoài đều đủ cả. Như vậy đoạn nầy ngài Chân Nguyên giải thích rơ rằng: Nói “đă ra” hay là “chưa ra” đều là căn cứ trên pháp thân. Từ pháp thân hiện ra hóa thân th́ hóa thân đâu có ngoài pháp thân, v́ vậy mà hai bên không khác. Cho nên nói “dĩ ly” hay “vị ly” đều cùng một ư nghĩa chỉ cho pháp thân. Pháp thân tùy duyên ứng hiện hóa thân, đó gọi là “dĩ ly”, pháp thân nguyên vẹn gọi là “vị ly”. V́ thế nói “đă ra” là chỉ pháp thân ứng hiện, c̣n nói “chưa ra” là pháp thân nguyên thể, đâu có hai đâu có khác. “Đă đặt hiệu là Như Lai, Sao c̣n hỏi xuất mẫu thai làm ǵ? Nguyệt luân biến chiếu quang huy, Thiên giang hữu thủy cũng th́ bóng in.” Ngài Chân Nguyên nói lại cho thật rơ ư nghĩa hai câu đáp của vua Trần Thái Tông. “Đă đặt hiệu là Như Lai”, đă nói hiệu Phật là Như Lai. Như là sao? Lai là sao? Như là thể, Lai là dụng. Như là chỉ cho pháp thân, Lai là chỉ cho hóa thân. Hóa thân hay pháp thân không có hai, cho nên gọi là Như Lai. V́ thế mới hỏi: “Sao c̣n hỏi xuất mẫu thai làm ǵ?” Trong kinh Kim Cang có giải thích Như Lai là: “Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai” tức là Không từ đâu đến cũng không đi đâu, gọi đó là Như Lai. Đă gọi là Như Lai, sao c̣n nói ra khỏi thai mẹ làm ǵ? “Nguyệt luân biến chiếu quang huy”, nguyệt luân là vầng mặt trăng, biến chiếu quang huy là soi sáng cùng khắp. “Thiên giang hữu thủy cũng th́ bóng in”, cùng một mặt trăng mà hiện bóng trong cả ngàn sông. Đó là nói ư nghĩa pháp thân tùy duyên mà có hóa thân, hóa thân không rời pháp thân. Đức Thành lại hỏi căn nguyên: “Đế vương ngộ đạo nhân duyên như hà?” Này lời Thái Tông thưa ra: “Lưỡng mộc đồng hỏa, đôi ta khác ǵ? Đương cơ đối đáp thị thùy, Thật tính thi dụng cùng th́ nhất ban.” Sư Đức Thành mới hỏi căn nguyên nhà vua ngộ đạo, hỏi rằng: “Đế vương ngộ đạo nhân duyên như hà?” Tức là nhân duyên nhà vua ngộ đạo như thế nào? Ngài Thái Tông đáp: “Lưỡng mộc đồng hỏa đôi ta khác ǵ?” Lưỡng mộc đồng hỏa là hai cái cây cùng có lửa, th́ ông và tôi có khác ǵ đâu? Ai cũng có cái thể đó, nhân duyên tôi ngộ đạo là ngộ cái đó. Như hai cây ở trong đều có lửa, ông có tánh Phật, tôi cũng có tánh Phật, đó là chỗ tôi ngộ. “Đương cơ đối đáp thị thùy” nghĩa là ngay khi ông hỏi tôi, tôi đáp ông, đó là cái ǵ? “Thật tính thi dụng cùng th́ nhất ban”. Bản nầy là thi dụng, bản 1932 là ứng dụng. “Thi dụng” tức là thi thố để ứng dụng. “Cùng th́ nhất ban”, nó đều cùng một loại. Như vậy cái tính thật tùy duyên ứng dụng, vốn là một thể chớ không có hai, không có khác. Tôi không khác ông, ông cũng không khác tôi. “Phóng ra bọc hết càn khôn, Thu lại hoàn nhất mao đoan những là. Ma Ha Bát Nhă Ba La, Tam thế Chư Phật chứng đà nên công”. Ngài Thái Tông giải thích thêm: Cái thể đó phóng ra th́ bao bọc hết cả càn khôn, nếu thu lại th́ trên đầu sợi lông cũng đủ. “Ma Ha Bát Nhă Ba La”, tức là trí tuệ cứu kính chân thật. “Tam thế chư Phật chứng đà nên công”, ba đời chư Phật đều chứng được trí tuệ cứu kính đó. Như thế th́ tôi có trí tuệ đó, ông cũng có trí tuệ đó. “Thiên giang vạn thủy triều đông, Ngộ đáo giá lư thật cùng tày nhau. Phật tiền, Phật hậu trước sau, Bát Nhă huyền chỉ đạo mầu truyền cho. Ai ai đạt giả đồng đồ, Mỗi người mỗi có minh chu trong nhà”. “Thiên giang vạn thủy triều đông”, ngàn sông muôn ḍng đều chảy về đông, tức là chảy về biển. “Ngộ đáo giá lư thật cùng tày nhau”. Bản nầy là tày nhau, bản kia là tề nhau. “Ngộ đáo giá lư” là ngộ đến chỗ đó, “Thật cùng tày nhau”, là thật cùng bằng nhau, ngang nhau. Ngài ví dụ: Ngàn ḍng sông hay muôn ḍng nước đều chảy dồn về biển. Biển là dụ cho pháp thân, c̣n tất cả ḍng sông, ḍng nước là dụ cho hóa thân hay báo thân. Người nào ngộ đến chỗ thật đó th́ đều đồng nhau, không ai khác. Cho nên: “Phật tiền, Phật hậu trước sau” là Phật trước, Phật sau, trước sau ǵ đến chỗ " Bát Nhă huyền chỉ đạo mầu truyền cho " tức là đến chỗ yếu chỉ mầu nhiệm của Bát Nhă th́ đạo mầu đều truyền giống nhau. “Ai ai đạt giả đồng đồ”, mỗi người mỗi người khi đạt đạo rồi th́ đồng một lối đi. “Đồng đồ” là đồng một con đường, đồng một lối đi. Ai ai đạt đến chỗ đó rồi th́ đều đồng nhau. “Mỗi người mỗi có minh chu trong nhà”. Bản nầy đọc là minh chu, bản 1932 đọc là minh châu. Chữ chu nầy đọc là châu th́ đúng hơn. Mỗi người ai cũng có hạt minh châu trong nhà. Như vậy tất cả chúng ta Tăng Ni và Phật tử, mỗi người đều có hạt minh châu trong nhà. Nhưng hạt minh châu đó sáng không? Ai cũng có hạt minh châu trong nhà, song rất tiếc là hạt minh châu đó để cho ngàn lớp muôn lớp bụi phủ che, tuy có minh châu mà vẫn tối. Lư đáng có minh châu trong nhà th́ sáng, nhưng vẫn tối, là lỗi tại ai? Lỗi tại hạt minh châu thiếu ánh sáng, hay lỗi tại “trần lao quan tỏa”, bụi trần bủa khắp phủ che? Những bụi trần phủ hạt minh châu là ǵ? Chúng tôi cho ví dụ để thấy rất dễ. Như hai huynh đệ xuống nhà bếp, người nầy thoi người kia một cái, th́ bụi hiện ra liền. Hoặc giả hai người ngồi nói chuyện một lúc, rồi bắt bẻ nhau nói nặng vài câu th́ bụi hiện ra ngay. V́ thế bụi phủ cả ngày, không có khi nào trống hở. Chừng nào đem lửa thử vàng mà vàng vẫn sáng rực, đó mới là thứ thiệt. C̣n nếu gặp duyên trái nghịch liền phản ứng th́ biết c̣n đang bị trần lao che phủ, nên hạt minh châu chưa sáng. Ai sạch hết bụi rồi th́ hạt minh châu chiếu sáng! Như chúng ta hiện giờ có ai dám tự xưng là tôi sạch bụi rồi, hạt minh châu tôi sáng không? Tin rằng chúng ta có hạt minh châu sáng, nhưng không dám nói. Thật ra người tu Phật rất là quí, biết đem những chất bụi bặm nhơ bẩn loại bỏ ra, v́ chúng là thứ vô dụng không dùng được. C̣n hạt minh châu chắc ai cũng muốn nhận giữ. Tuy biết ḿnh có hạt minh châu, song chúng ta cứ dùng măi những bụi nhơ không có gan dạ loại bỏ nó ra, khiến cho hạt minh châu bị bụi trần che phủ. Có ai làm điều ǵ trái ư th́ nổi sân ngay, nếu có người khuyên can th́ bảo vệ cái sân của ḿnh cho là đúng là phải. Cứ như thế mà bảo vệ cái sai lầm trọn đời trọn kiếp, th́ biết đến bao giờ mới thấy ánh sáng của hạt minh châu? Nghĩ thật kỹ xem chúng ta có khôn ngoan không? Chỉ cần phủi bỏ hết những thứ nhơ nhớp, th́ ḥn ngọc quí hiện ra, chớ không có chờ đợi cái ǵ khác. Thế mà chúng ta không chịu phủi cái nhơ, nên cái sáng bị khuất lấp đi, rồi than thở sao thế gian nhiều đau khổ quá! Nếu được làm Phật, nh́n thấy chúng sanh đau khổ, chắc chúng ta cũng rất buồn, không biết làm sao cứu! Ngồi gẫm lại thấy sao chúng ta khờ dại quá, ḥn ngọc quí đă được chỉ, rồi lâu lâu nó loé sáng một chút, thế mà cứ để bụi đất phủ hoài không lau chùi cho sạch, chẳng khờ dại là ǵ? Thế nên người tu là làm một việc rất quí, tức là bỏ cái nhơ để giữ của báu, đó là chuyện quá tốt, là điều hết sức cao cả; loại cái nhơ để cái quí bày hiện là chuyện làm quá cao thượng. Giả sử bây giờ có ai đem đồ nhơ phủ lên ngọc quí của ḿnh, th́ chúng ta phải làm sao? Chắc là phải từ chối! Thế nhưng ít ai chịu từ chối. Thí dụ như ḿnh đang mặc áo trắng sạch, có người cầm nắm bụi nhỏ ném vào ḿnh, chúng ta không lo phủi áo cho sạch, lại kiếm nắm bụi khác ném vào người. Người ta lại t́m hai ba nắm bụi ném trả lại. Rốt cuộc rồi người và ḿnh đều nhơ cả. Phải chi khi bị ném bụi vào áo trắng đẹp, chúng ta lo phủi áo cho sạch, th́ họ đâu có ném nữa, phải hay hơn không, ḿnh sạch mà người cũng sạch, th́ tốt biết bao nhiêu. Như vậy tu là một việc làm rất thực tế. Tu làm sao cho đời ḿnh càng ngày càng trong sáng càng vui tươi, chớ không phải tu càng ngày càng u tối càng buồn thảm. Nếu tu lâu lâu mà thấy mặt mày buồn bă không vui, hoặc có những trận sân si mắt nh́n toé lửa th́ không hợp lư chút nào. Chúng ta học đạo phải nhớ điều nầy đừng có quên. Chúng ta phải luôn luôn nhớ câu: “Mỗi người mỗi có minh châu trong nhà”. Nhớ đến hạt minh châu, th́ cũng nhớ không để cho bụi trần che phủ. “Mùa xuân vạn thụ khai hoa, Cành cao cành thấp vậy ḥa chứng nên. Vi nhất đại sự nhân duyên, Xuất hiện vu thế Tam Thiên Ta Bà”. Khi mùa xuân đến muôn cây cỏ đều nở hoa, dù cây cao cây thấp cũng đều trổ hoa cả. Cũng như thế, chư Phật v́ một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trên thế gian khắp cơi Tam thiên. Dù tất cả chúng sinh có tŕnh độ sai biệt, cao thấp khác nhau, nhưng khi đức Phật ra đời, th́ mọi người đều được lợi ích, đều biết chỗ tu hành, giống như khi xuân về cây cao cây thấp đều trổ hoa. “Ngai rồng trút để bước ra, Thế phát ở già, niệm Bụt tụng kinh. Khác nào dược xuất kim b́nh, Há đi tu hành, cứu được vạn dân. Bản lai thanh tĩnh Pháp thân, Viên dung pháp giới, đâu gần đâu xa.” Ởă đây nói sau nầy nhà vua đi tu. Nhưng trong sử không có ghi ngài Trần Thái Tông đi tu, tuy cũng có chỗ nói Ngài về cố đô Hoa Lư lập am Thái Vi ở đó tu hành, không biết là xuất gia hay tại gia. C̣n ở đây nói là Ngài xuất gia. “Ngai rồng trút để bước ra”, nhà vua nhường ngôi lại cho con để ra khỏi ngai rồng. “Thế phát ở già, niệm Bụt tụng kinh”, ở già tức là ở chùa, già c̣n gọi là chiền già hay tăng già lam. “Niệm Bụt tụng kinh”, là niệm Phật tụng kinh, v́ thời nầy ngài Chân Nguyên hay nói nhiều về Tịnh độ. “Khác nào dược xuất kim b́nh”, giống như là thuốc quí ra khỏi b́nh vàng. Thường thường thuốc quí để trong b́nh vàng. Thuốc dùng để cứu lành bệnh chúng sanh, nếu c̣n để trong b́nh vàng th́ chưa cứu được ai. Cho nên nói thuốc quí ra khỏi b́nh vàng là để chỉ Ngài ngộ đạo rồi đi tu để giáo hóa chúng sanh, giống như thuốc quí ra khỏi b́nh vàng vậy. “Há đi tu hành, cứu được vạn dân”, bản nầy là “há đi tu hành”, bản 1932 là “vua đi tu hành”, chữ vua th́ hợp hơn. Nhà vua đi tu cứu được muôn dân. “Bản lai thanh tĩnh Pháp thân”, tức là pháp thân thanh tịnh xưa nay. “Viên dung pháp giới, đâu gần đâu xa”, pháp thân viên dung khắp cả pháp giới, không nói là gần không nói là xa, đâu đâu cũng trùm khắp. “Có chữ Đầu Phật Xuất Gia, V́ vậy Trẫm phải bước chân ra ngoài.” Đức Thành tôn phục mọi lời. “Thật quyền Hoàng Giác ra đời độ nhân!” “Có chữ Đầu Phật Xuất Gia” tức là Ngài theo Phật xuất gia. “V́ vậy Trẫm phải bước chân ra ngoài”, v́ vậy mà Ngài phải bỏ ngai vàng đi tu. “Đức Thành tôn phục mọi lời”, nghe lời nhà vua nói, ngài Đức Thành rất là kính phục, mới khen rằng: “Thật quyền Hoàng Giác ra đời độ nhân”, ông vua giác tức là ông vua Phật ra đời để độ chúng sanh. Đức Thành bái tạ Thánh Quân, Thượng hoằng Phật Đạo, hạ cần Vương gia. Đức Thành lễ bái trở ra, Tống quốc khiêm nhượng nước ta Thánh Hiền. Thiền sư Đức Thành từ tạ nhà vua để ra đi làm Phật sự, giúp cho Vương gia, tức là “Thượng hoằng Phật Đạo, hạ cần Vương gia”. Khi Ngài trở về th́ người nước Tống đều kính nước Việt Nam có bậc vua Thánh Hiền. ? |
[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]
[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]