[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]


THIỀN TÔNG BẢN HẠNH

(tt)

GIẢNG: (tt)

5.  CHUYỆN TRẦN NHÂN TÔNG: (tt)

5.5 VUA GIẢNG THIỀN TẠI CHÙA SÙNG NGHIÊM

            Lại thốt sự Tổ nhân duyên,

            Đầu Đà văng giáo kinh quyền bốn phương.

            Th́ vừa khai tuyển Phật trường,

            Linh Sơn cảnh giới thiền đường mọi nơi.

            Đến chùa Sùng Nghiêm đỗ ngồi,

            Mở hội thuyết pháp có lời cho tham.

Vậy có kệ rằng:

            “Thân như hô hấp tị trung khí,

            Thế tự phong hành lĩnh ngoại vân.

            Đỗ quyên đề đoạn nguyệt như trú,

            Bất thị tâm thường không quá xuân.”

            “Ai ai đă để cửa nhà,

            T́m đi học đạo xuất gia tu hành!

            Chớ c̣n tham lợi tham danh,

            Chấp cảnh chấp giới tranh hành làm chi.

            Vô thường sinh tử bất kỳ,

            Đạo đức chẳng có ở th́ sao an?”

            Đạo trường thỉnh vấn hỏi han,

            Điều Ngự giảng hết thiền quan mọi ḷng.

            Thị Tăng lại hỏi cánh chung,

            Điều Ngự phó chúc Tâm tông cho rày:

            “Bát Tự Đả Khai bằng nay,

            Tứ Mục Tương Cố lộ bày viên dung.

            Ấy là mật ấn Tâm tông,

            Tổ đă truyền ḷng, chớ có hồ nghi.

            Bát Thức Không Tịch Vô Vi,

            Chuyển thành Tứ Trí gọi th́ đả khai.

            Tam thế chư Phật Như Lai,

            Tứ Mục Tương Cố muôn đời chứng Chân.

            Từ ấy đắc Đạo rân rân,

            Ai ai lĩnh chỉ tu thân độ người.

* * *

            Lại thốt sự Tổ nhân duyên,

            Đầu Đà văng giáo kinh quyền bốn phương.

            Th́ vừa khai tuyển Phật trường.

            Linh Sơn cảnh giới thiền đường mọi nơi.

Đoạn này nhắc lại nhân duyên Ngài đi giáo hóa. Ngài tu hạnh Đầu Đà, đi các nơi giáo hóa, giảng kinh khắp bốn phương, Trong thời gian này, Ngài mở trường thi Phật “khai tuyển Phật trường” tức là trường thi Phật. Trường đó ở đâu?

“Linh sơn cảnh giới thiền đường mọi nơi”: Tức là thiền đường mở khắp các nơi, ở trong hội như hội Linh sơn.

            “Đến chùa Sùng Nghiêm đỗ ngồi,

            Mở hội thuyết pháp có lời cho tham”.

Vậy có kệ rằng:

            “Thân như hô hấp tị trung khí,

            Thế tự phong hành lĩnh ngoại vân.

            Đỗ quyên đề đoạn nguyệt như trú,

            Bất thị tầm thường không quá xuân”.

Khi đến chùa Sùng Nghiêm, lên ṭa ngồi, trước tiên Ngài nói bài kệ bốn câu như trên. Ở đây ngài Chân Nguyên đă đọc quyển nào mà thấy đủ bốn câu, c̣n ở trong các quyển khác chỉ có hai câu sau thôi. V́ vậy trong Thiền sư Việt Nam tôi cũng thấy được hai câu. Bây giờ có đủ bốn câu, tôi tạm dịch lại, v́ bản dịch cũ tôi không nhớ kỹ nên bản dịch này có thể sai đi chút ít vận.

            “Thân như hơi thở ra vào mũi,

            Đời tợ mây trôi đảnh núi xa.

            Chim quyên kêu rả trăng như sáng,

            Đâu phải tầm thường xuân luống qua.”

Bài kệ này chúng ta thấy rất lư thú. Đầu tiên, Ngài nói:

“Thân như hô hấp tị trung khí”: Nghĩa là thân này sống rất tạm bợ giống như hơi thở hít vô, thở ra. Bởi v́ hít vô, thở ra mà không hít lại th́ chết. Cho nên nói mạng sống trong hơi thở. Câu này mới nhịp nhàng với câu đầu trong bài kệ Ngài tự đề ở chùa làng Cổ Châu. Ngài nói rằng: “Thế số nhất tức mặc” là số đời một hơi thở hay mạng người trong hơi thở. Như vậy câu này chứng minh rằng Ngài luôn luôn thấy mạng sống này rất tạm bợ chỉ trong hơi thở ra vào. Đó là cái thấy đúng lẽ thật, đúng đạo lư. Ở đây, Ngài nói “Thân như hô hấp tị trung khí”, bên kia Ngài nói “Thế  số nhất tức mặc”, hai câu này ư nghĩa mới hợp nhau. C̣n trong Tam Tổ Thực Lục câu đầu của bài kệ là: "Thế số nhất sách mạc", chữ sách mạc làm cho câu này không có ư nghĩa. V́ vậy, chúng ta thấy được chỗ này mới hợp với chỗ kia.

“Thế tự phong hành lĩnh ngoại vân”: Nghĩa là cuộc đời tợ như mây bay trên đảnh núi, vừa thấy tụ họp chốc lát lại tan đi, nào có ǵ bền lâu. Như vậy hai câu trên đây nói lên ư nghĩa vô thường của cuộc đời, vô thường của cá nhân, của bản thân.

            “Đỗ quyên đề đoạn nguyệt như trú,

            Bất thị tầm thường không quá xuân”.

Con chim đỗ quyên kêu ra rả suốt đêm mà mặt trăng vẫn sáng như ban ngày. Tiếng chim đỗ quyên kêu, nghe chua xót buồn thảm, nó kêu đến mỏi miệng thôi. Đó là chỉ cái động luôn luôn là sinh diệt. Nhưng bên cái sinh diệt đó có mặt trăng sáng như ban ngày, nó có động không? Nó không động, nên không sinh diệt. Ánh sáng mặt trăng như ban ngày đó không phải là việc tầm thường, chớ để qua đi một đời." Không quá xuân", chữ xuân đây là ngày xuân, cũng là tuổi xuân, là thời son trẻ của ḿnh. Như vậy thân này tạm bợ, mạng sống chỉ trong hơi thở. Cuộc đời này cũng như những áng mây treo đầu núi, thấy tụ rồi tan không có ǵ bền vững lâu dài. Tuy trong cái động luôn luôn nó biến diệt, nhưng vẫn có vầng trăng sáng không sinh, không diệt, cái đó không phải tầm thường mà nỡ bỏ quên đi một đời rất là đáng tiếc.

            “Ai ai đă để cửa nhà,

            T́m đi học đạo xuất gia tu hành!

            Chớ c̣n tham lợi, tham danh,

            Chấp cảnh, chấp giới tranh hành làm chi.

            Vô thường sinh tử bất kỳ,

            Đạo đức chẳng có ở th́ sao an?”

Đây là lời ngài Chân Nguyên nói bổ túc thêm:

            “Ai ai đă để cửa nhà,

            T́m đi học đạo xuất gia tu hành”.

Tức là khuyên mọi người chớ nên bận bịu việc gia cảnh, nên t́m học đạo tu hành.

            “Chớ c̣n tham lợi, tham danh.

            Chấp cảnh, chấp giới tranh hành làm chi.”

Ngài khuyên không nên tham danh, tham lợi. Chữ giới này không phải là giới đức, giới là ranh giới, cảnh chỉ đất đai ruộng vườn. Nghĩa là chấp ranh giới đất đai, ruộng vườn của ḿnh không cho ai xâm lăng, hay lấn hiếp. Tranh hành làm chi tức là tranh giành làm ǵ. Nếu ḿnh không c̣n tham lợi, không c̣n tham danh th́ đâu có chấp cảnh, chấp ranh giới để tranh giành với nhau.

“Vô thường sinh tử bất kỳ”: Việc vô thường chết sống không thể hẹn được.

“Đạo đức chẳng có ở th́ sao an”: Người không đạo đức làm sao cuộc sống được b́nh yên.

            Đạo trường thỉnh vấn hỏi han,

            Điều Ngự giảng hết thiền quan mọi ḷng.

            Thị Tăng lại hỏi cánh chung,

            Điều Ngự phó chúc Tâm tông cho rày.

“Đạo trường thỉnh vấn hỏi han”: V́ vậy Ngài khuyên nên đến các đạo trường, tức là trường tu Phật để thưa thỉnh học hỏi.

“Điều Ngự giảng hết thiền quan mọi ḷng”: Ngài Điều Ngự giảng hết những chỗ quan trọng trong nhà thiền cho mọi người cùng nghe cùng hiểu.

            “Thị tăng lại hỏi cánh chung,

            Điều Ngự phó chúc Tâm tông cho rày”.

Có một vị tăng hỏi chỗ cứu cánh, “cánh chung” tức là chỗ tột cùng hay chỗ cứu cánh. Ngài Điều Ngự mới phó chúc Tâm tông cho. Đây là phó chúc:

            “Bát Tự Đả Khai bằng nay,

            Tứ Mục Tương Cố lộ bày viên dung.

            Ấy là mật ấn Tâm tông,

            Tổ đă truyền ḷng, chớ có hồ nghi.

            Bát Thức Không Tịch Vô Vi,

            Chuyển thành Tứ Trí gọi th́ đả khai.

            Tam thế chư Phật Như Lai,

            Tứ Mục Tương Cố muôn đời chứng Chân.

            Từ ấy đắc Đạo rân rân,

Ai ai lĩnh chỉ tu thân độ người.Đây là lời chỉ Tâm tông của ngài Điều Ngự, Ngài chỉ bằng cách nào? Ngài nói:

“Bát tự đả khai bằng nay”: Tức là chữ bát mở bày rồi.

“Tứ mục tương cố lộ bày viên dung”: Nghĩa là bốn mắt nh́n nhau đă hiển bày, đă viên dung tức đă tṛn sáng.

“Ấy là mật ấn Tâm tông”: Đó là chỗ thầm trao Tâm tông cho.

“Tổ đă truyền ḷng chớ có hồ nghi”: Tổ đă truyền ḷng chớ có nghi ngờ ǵ nữa.

Chữ bát tự đả khai, tùy mỗi nơi giải thích có khác. Nhưng theo trong nhà thiền thường nói chữ bát mở rồi sao không nắm mũi. Ư đây để nói lẽ thật hiển bày sao ḿnh không nhận lấy. Tứ mục tương cố tức là bốn mắt nh́n nhau. Bốn mắt nh́n nhau là h́nh ảnh của hai trường hợp. Trường hợp của tổ Ca Diếp với đức Phật và trường hợp của ngài Chân Nguyên với Thiền sư Minh Lương. Khi đức Phật ở trong hội Linh Sơn đưa cành hoa sen lên nh́n khắp hội chúng, mọi người đều ngơ ngác. Mắt Phật nh́n đến tổ Ca Diếp, tổ Ca Diếp nh́n thẳng Phật và mỉm cười, đó là tứ mục tương cố. Phật liền truyền tâm ấn cho Ngài. Sau này ngài Chân Nguyên cũng vậy, khi gặp Thiền sư Minh Lương chỉ nh́n nhau là ngộ được yếu chỉ thiền. Do đó tứ mục tương cố ở đây rất quan trọng, chỉ đôi mắt thầy và đôi mắt tṛ cùng nh́n nhau là ngộ, tức là đă chứng được lẽ chân rồi, cho nên ở dưới nói:

            “Bát thức không tịch vô vi,

            Chuyển thành tứ trí gọi th́ đả khai”.

Theo chỗ giải của ngài Chân Nguyên th́ Ngài nói trong bát thức được rỗng lặng, vô vi th́ lúc đó nó chuyển thành tứ trí gọi là đả khai, tức bát tự đả khai. Như vậy từ bát thức chuyển thành tứ trí. Bát thức gồm năm thức trước là nhăn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân thức cộng thêm ba thức sau là A lại da thức, Mạt na thức và Ư thức thành ra tám thức. Tám thức này, khi được không tịch, được vô vi th́ nó chuyển thành tứ trí. Thức A lại da chuyển thành Đại viên cảnh trí, thức Mạt na chuyển thành B́nh đẳng tánh trí, thức ư chuyển thành Diệu quan sát trí, c̣n năm thức trước chuyển thành Thàhh sở tác trí. Như vậy do bát thức được không tịch, được vô vi th́ ngay nơi đó nó chuyển thành tứ trí, gọi là bát tự đả khai. Thế nên, bát thức nếu mê là chưa khai, khi được tỉnh, được yên lặng, nó chuyển thành tứ trí, là đả khai. Chỗ này cũng giống như ư nói trong nhà thiền, là chân mày ḿnh h́nh chữ bát, lỗ mũi nằm cạnh bên, mà lỗ mũi chỉ cho cái chân thật. Nghĩa là bên cạnh chân mày có cái chân thật, nếu từ đây nhận ra lỗ mũi đó là bát tự đả khai, tức là nhận ra cái chân thật. Ở đây Ngài nói chuyển tám thức thành tứ trí gọi đó là đả khai. Như vậy, chỗ đó là:

            “Tam thế chư Phật Như Lai,

            Tứ mục tương cố muôn đời chứng chân.”

Chỗ ba đời chư Phật Như Lai, bốn mắt nh́n nhau muôn đời đă chứng được lẽ thật.

“Từ ấy đắc đạo rân rân”: Chữ rân rân này, ở bản 1932 để là lần lần, nhưng lần lần lại không có nghĩa. Rân rân ở đây có nghĩa là rần rộ. Bởi v́ tất cả người nghe được, thấy được và ngộ đạo rất đông đảo, nên nói rần rần rộ rộ chớ không phải thường, c̣n nếu nói lần lần là chậm chậm từ từ, như vậy thành hai ư khác nhau.

“Ai ai lĩnh chỉ tu thân độ người”: Nghĩa là ai cũng lănh được, hiểu được yếu chỉ để lo tu thân, lo độ người.

5.6 VỀ KINH LÀM CHAY CHO CHỊ

            Bảo Sát gián Tổ mọi lời:

            “Tôn đức niên lăo mựa dời đường xa.”

            Nhân Tông mỉm cười thốt ra:

            “Tứ đại thủy hỏa đâu là no tan.

            Giá Cá Bản Lai Bất Can,

            Có đâu sinh diệt ḥa toan nhọc ḿnh.

            Ḷng Tao quảng độ chúng sinh,

            Đầu Đà khổ hạnh giáo thanh truyền đời.

            Xuân thu văng giáo mọi nơi,

            Hạ đông yển tọa lại ngồi non xanh.”

            Thập nguyệt ngũ nhật b́nh minh,

            Thiên Thụy công chúa cong ḿnh phải đau.

            Gia đồng Triệu Bản lên tâu,

            Đến Tử Tiêu am khấu đầu lạy vua:

            “Công chúa bệnh đốc chẳng qua.”

            Nhân Tông thấy thốt nói ra lời này:

            “Nhân duyên thời tiết vậy vay,

            Có sinh có tử xưa nay hằng lề.”

            Nhân Tông chống gậy ra đi,

            Hành giả hộ tŕ một người chân tay.

            Ba ngày đến kinh đô rày,

            Lập đàn phó chúc một ngày tái quy.

* * *

            Bảo Sát gián Tổ mọi lời:

            “Tôn đức niên lăo mựa dời đường xa.”

            Nhân Tông mỉm cười thốt ra:

            “Tứ đại thủy hỏa đâu là no tan.

Câu: “Tứ đại thủy hỏa đâu là no tan”, trong bản in năm 1932 để là "Tứ đại thủy hỏa dầu là nó tan" có nghĩa hơn. Đây tôi giải thích đoạn này: Khi ngài Điều Ngự đă lớn tuổi mà Ngài lại thích đi nơi này, nơi kia để giáo hóa. Cho nên:

“Bảo Sát gián Tổ mọi lời”: Người đệ tử là Bảo Sát mới khuyên can Tổ. Chữ gián là khuyên can.

“Tôn đức niên lăo mựa dời đường xa”: Thầy là bậc tôn đức, tuổi đă già chớ có đi đường xa xôi.

“Nhân Tông mỉm cười thốt ra”: Nhân Tông liền mỉm cười và nói, thốt ra tức là nói.

“Tứ đại thủy hỏa dầu là nó tan”: Nghĩa là thân này do đất, nước, gió, lửa, hợp lại thành, có hợp ắt có ngày phải tan ră. V́ vậy mặc t́nh nó hợp, mặc t́nh nó tan có ǵ đâu quan trọng, mà điều quan trọng ở đây là:

            “Giá Cá Bản Lai Bất Can,

            Có đâu sinh diệt ḥa toan nhọc ḿnh.

            Ḷng Tao quảng độ chúng sinh,

            Đầu Đà khổ hạnh giáo thanh truyền đời.

            Xuân thu văng giáo mọi nơi,

            Hạ đông yển tọa lại ngồi non xanh.”

Lời của ngài Nhân Tông nói tiếp, Ngài bảo rằng:

“Giá Cá Bản Lai Bất Can”: Giá cá là cái ấy, bản lai là xưa nay, bất can là không dính dáng, không can thiệp. Nghĩa là tuy thân tứ đại có tan ră, có hao ṃn, nhưng cái ấy tức là cái thể chân thật của ḿnh, cái đó xưa nay nó không bị can thiệp, hay không bị dính dáng ǵ hết. Nó không bị vô thường làm hư hoại, không bị tứ đại tan ră làm cho mất đi. Cái đó không bị tất cả luật vô thường chi phối, không v́ chuyện hợp tan của tứ đại làm cho nó phải bị khó khăn. V́ vậy Ngài nói “Có đâu sinh diệt ḥa toan nhọc ḿnh”. Nó là cái bất sinh bất diệt th́ trong cái sinh diệt này, đâu nhọc ǵ đối với cái đó, nên Ngài mới nói:

            “Ḷng Tao quảng độ chúng sinh,

            Đầu Đà khổ hạnh giáo thanh truyền đời”.

Chữ tao đúng ra bây giờ gọi là ta, chớ nói tao th́ nghe hơi xưa. Nghĩa là ḷng ta muốn độ rộng hết tất cả chúng sinh, nên dùng hạnh Đầu Đà. Hạnh Đầu Đà tức là khổ hạnh. Thanh là lời nói, dùng lời giáo hóa truyền dạy cho người đời. Như vậy đối với Ngài tuy tuổi lớn, tuy có nhọc nhằn mà Ngài biết trong cái thân tứ đại nhọc nhằn, vẫn có cái chưa từng sinh, chưa từng diệt, th́ có liên hệ ǵ mà phải lo, phải nhọc. Bởi v́ ḷng Ngài lúc nào cũng muốn độ hết chúng sinh, cho nên tu hạnh Đầu Đà và đi giảng dạy cho mọi người hiểu đạo, đó là bản nguyện lợi tha của Ngài.

“Xuân thu văng giáo mọi nơi”: Mùa xuân, mùa thu Ngài đi nơi này nơi kia để giáo hóa. Chữ văng là lai văng là đi tới, đi lui.

“Hạ đông yển tọa lại ngồi non xanh”: Mùa hạ và mùa đông th́ ở yên một chỗ. Chữ yển là yên, yển tọa là ngồi yên một chỗ ở trên núi xanh. Như vậy, ở đây chúng ta thấy đúng là khí hậu miền Bắc nhất là khí hậu ở Yên Tử, mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ th́ an cư kiết hạ, mùa đông th́ trời rét, hai mùa này Ngài ở tại núi để tu hành. Mùa xuân ấm áp và mùa thu mát mẻ th́ Ngài đi giáo hóa nơi này nơi kia. Như vậy, lời khuyên của Bảo sát là Ngài đă lớn tuổi không nên đi nơi này nơi kia xa xôi. Khi nghe khuyên như vậy, Ngài mỉm cười và đáp rằng, thân tứ đại này mặc t́nh nó c̣n hay mất, không quan trọng, bởi v́ c̣n có "cái ấy" không bị vô thường dính dáng đến nó. V́ vậy Ngài không phải bận tâm, không phải lo lắng. Bởi tâm thương người, muốn độ hết chúng sinh nên Ngài phải tu hạnh Đầu Đà, phải đi giáo hóa cho mọi người. Thế nên trong một năm, hai mùa xuân và thu, Ngài đi giáo hóa, chỉ có mùa đông, mùa hạ th́ ở trên núi tu hành.

            Thập nguyệt ngũ nhật b́nh minh,

            Thiên Thụy công chúa cong ḿnh phải đau.

            Gia đồng Triệu Bản lên tâu,

            Đến Tử Tiêu am khấu đầu lạy vua:

            “Công chúa bệnh đốc chẳng qua”.

            Nhân Tông thấy thốt nói ra lời này:

            “Nhân duyên thời tiết vậy vay,

            Có sinh có tử xưa nay hằng lề.”

            Nhân Tông chống gậy ra đi,

            Hành giả hộ tŕ một người chân tay.

            Ba ngày đến kinh đô rày,

            Lập đàn phó chúc một ngày tái quy.

            “Thập nguyệt ngũ nhật b́nh minh,

            Thiên Thụy công chúa cong ḿnh phải đau”.

Thập nguyệt là tháng mười, ngũ nhật là ngày mùng năm. Đến ngày mùng năm tháng mười, vào buổi sáng, công chúa Thiên Thụy ở trong ḿnh bệnh, không khỏe, mới sai gia đồng là Triệu Bản lên am Tử Tiêu để tâu với vua, báo tin cho vua hay.

“Công chúa bệnh đốc chẳng qua”: Tức là công chúa bệnh nặng lắm, chẳng qua là khó qua được. Bà công chúa Thiên Thụy là chị của Ngài.

“Nhân Tông thấy thốt nói ra lời này”: Khi nghe nói như vậy, Ngài bảo rằng:

“Nhân duyên thời tiết vậy vay”: Tức là thời tiết nhân duyên là như thế.

“Có sinh có tử xưa nay hằng lề”: Đó là lẽ vô thường của xưa nay, có sinh ra th́ phải có tử, chớ không ai tránh khỏi điều này.

            “Nhân Tông chống gậy ra đi,

            Hành giả hộ tŕ một người chân tay”.

Tuy vậy Ngài cũng chống gậy xuống núi để thăm chị. Đi theo Ngài chỉ có một người hành giả tức là một người thị giả theo hầu thôi, chớ không có ai nhiều.

            “Ba ngày đến kinh đô rày,

            Lập đàn phó chúc một ngày tái quy”.

Từ núi Yên Tử về tới kinh đô, Ngài đi trong ba ngày. Đến kinh đô Ngài lập đàn cầu nguyền, phó chúc tức là dặn ḍ xong rồi hôm sau, Ngài trở về núi lại. Nghĩa là chị ruột đau nặng cho hay về, chỉ lập đàn cầu nguyện rồi từ giă đi chớ không nấn ná ở lại. Đó là tinh thần đạo lư rất rơ ràng.

5.7 TRÊN ĐƯỜNG VỀ NÚI VUA MỆT

            Đến chùa Cổ Châu một khi,

            Cất bút bài đề một kệ rằng bay:

            “Thế sác nhất tức mặc,

            Th́ t́nh lưỡng hải ngân.

            Ma cung hồn quản thậm,

            Phật quốc bất thắng xuân”.

            Ngày sau đến chùa Sùng Nghiêm,

            Tuyên Từ Thái hậu thết bữa th́ trai.

            Về đến Hương Lâm thưở nay,

            Nhức đầu khí liệt, chân tay ngại kề.

            T́nh cờ hai thầy qua đi,

            Tử Dinh Hoàn Trung tức th́ mừng thay.

            Nhân Tông thốt bảo rằng bay:

            “Ḷng Tao thuở này muốn lên Ngọa Vân.”

            Hai thầy liệm tay đến gần:

            “Chúng tôi cam ḷng hộ niệm đường xa.”

            Tu du xẩy lên đến già,

            Nhân Tông thốt bảo: “Mữa qua lời này.

            Chúng bay học Đạo chớ chầy,

            Vô thường hai chữ kíp thay nan đào.

            Gọi lấy Bảo Sát cho Tao,

            Có lời đặc nhủ tiêu hao mọi ḷng.”

            Hành giả tên là Pháp Không,

            Đến Vân Tiêu am cong ḷng thương thay!

            Nói chiềng Bảo Sát cho hay:

            Tôn Đức th́ tiết thuở này chẳng qua.

            Bảo Sát ḷng thương xót xa,

            Tay đem kinh giáo xuống mà t́m đi.

            Đường trường lặn suối sơn khê,

            Đêm ấy phải tối một khi nằm rừng.

            Coi thấy hắc vân bay không,

            Bảo Sát gẫm được, trong ḷng biết hay.

            Lên đến Ngọa Vân thuở nay,

            Điều Ngự thốt bảo: “Mầy chày, Tao mong”.

            “Vạn pháp bản lai chân không,

            Chẳng mắc mộ pháp mới thông ḷng Thiền.

            Ốc là Pháp Tính tự nhiên,

            Bất Sinh Bất Diệt bản nguyên làu làu.

            Chư Tổ phó chúc bấy lâu,

            Ư nghĩa mạt hậu để sau mà dùng.

            Pháp Loa Tao đă truyền ḷng,

            Làm đệ nhị Tổ nối ḍng Như Lai.

            Đèn Bụt như lửa mặt trời,

            Hoa tinh vô tận mỗi người mỗi cho.

            Bảo Sát hỏi chúng môn đồ,

            Ai ai cũng có minh chu trong ḿnh.

            Pháp thân nghiễm hĩ trường linh,

            T́ lô đỉnh thượng tung hoành Thái Hư.

            Thánh phàm vô khiếm vô dư,

            Đường đường đối diện như như thể đồâng.”

            Giảng hết Thiền chỉ Tâm Tông,

            Thiên địa chấn động hư không thuở này.

            Phó chúc ngô tử h́nh hài,

            Tượng pháp muôn đời công án độ sinh.

            Thế thế Thích tử tu hành,

            Điều Ngự thụ kư công thành nhiều thay!

* * *

            Đến chùa Cổ Châu một khi,

            Cất bút bài đề một kệ rằng bay:

            “Thế sác nhất tức mặc,

            Th́ t́nh lưỡng hải ngân.

            Ma cung hồn quản thậm,

            Phật quốc bất thắng xuân.”

Lúc trở về đến chùa Cổ Châu, Ngài dừng nghỉ lại một đêm. Khi dừng nghỉ tại chùa này, Ngài cảm hứng viết bài kệ trên đây. Bài kệ đó có nghĩa là:

“Thế sác nhất tức mặc”: Thế sác tức là thế số là số ở đời, là tuổi đời, chẳng qua như một hơi thở thôi. Chữ nhất tức là một hơi thở ; mặc là dừng. Nghĩa là hơi thở ra mà không hít lại là hết một đời. Thế nên nói tuổi đời của con người chỉ là một hơi thở. Dù trăm, ngàn, muôn, triệu người, đến giờ phút chót cũng là cái thở kh́ ra thôi, chớ có ai gần chết mà hít vô đâu? Nếu c̣n hít vô là chưa chết mà chết là thở kh́ ra. Như vậy cuộc sống của con người chỉ trong hơi thở, kh́ ra không hít lại là chết. Thế nên đời ḿnh chỉ có bao nhiêu, có một hơi thở ra thôi, vậy mà cứ tính sống muôn đời, muôn năm, nhưng sự thực chỉ là một hơi thở ra, không hít trở vào là chết ngay. Cho nên Ngài nói tuổi đời chỉ trong một hơi thở thôi, đó là cái nh́n rất tường tận.

“Th́ t́nh lưỡng hải ngân”: “Th́ t́nh”, ngoài Bắc đọc là th́, trong Nam đọc là thời. Nhưng t́nh đời th́ hai biển bạc. Tuổi thọ th́ chỉ có một hơi thở mà t́nh đời tới hai biển bạc. Câu này khi xưa dịch, tôi có cảm hứng, Ngài nói hai biển bạc th́ chữ bạc dịch lại bị vận trắc, thành ra tôi tăng thêm thành hai biển vàng, mà tại sao tôi tăng thêm, v́ tôi thông cảm được ở chỗ này. Ngài cũng biết Ngài sắp tịch, nhưng tuổi thọ hay mạng sống của Ngài quá ngắn, mà ḷng Ngài lại muốn độ cho tất cả chúng sinh th́ quá rộng. Ḷng th́ mênh mông mà tuổi quá ngắn cho nên mới có hai câu này. Nghĩa là tuổi đời một hơi thở mà t́nh đời tới hai biển bạc, tôi thêm hai biển vàng c̣n đậm hơn phải không? Đó là hai câu để nói sự mâu thuẫn giữa tuổi thọ và cơi ḷng rộng thênh thang của người tu. Người tu bao giờ cũng muốn độ cho nhiều chúng sinh thức tỉnh, hết khổ đau, nhưng tuổi thọ có chừng mực, có giới hạn. Điều ḿnh muốn ḿnh làm chưa được, chưa xong th́ tuổi đời đă sắp hết rồi. Câu ở đoạn trên diễn tả cho chúng ta thấy rất rơ ràng tấm ḷng thênh thang của Ngài là “Ḷng Tao quảng độ chúng sinh” phải không? Ḷng th́ muốn rộng độ chúng sinh, mà bây giờ tuổi th́ ngắn quá, mới 51 tuổi lại sắp từ trần rồi. Như vậy, có phải là Ngài cảm thông được cái kiếp người quá ngắn ngủi mà ḷng người th́ muốn làm rất nhiều việc, để lợi ích cho chúng sinh. Cho nên Ngài mới có hai câu trên.

            “Ma cung hồn quản thậm

            Phật quốc bất thắng xuân”.

Ma cung tức là cung ma, hồn có nghĩa là dồn dập hay chỗ khác dịch là bức bách. Ở cung ma sự cai quản rât ëlà bức bách. C̣n cơi Phật th́ đẹp đẽ vô cùng. Như vậy, hai câu này lại mâu thuẫn nhau, mâu thuẫn giữa cung ma và Phật quốc. Đứng về Phật quốc th́ đẹp đẽ khôn cùng, đứng về cung ma th́ cai quản rất bức bách, ngặt nghèo. V́ cung ma là chỗ ngục tù, ngục tù th́ cai quản ngặt nghèo, c̣n cơi Phật th́ thênh thang sung sướng, cho nên không có ǵ đẹp hơn, đẹp bằng. Với hai h́nh ảnh, một bên là bị cai quản ngặt nghèo, một bên th́ đẹp đẽ vô cùng tận, vậy chúng ta chọn bên nào? Chọn chỗ cai quản ngặt nghèo hay chọn chỗ đẹp đẽ vô cùng tận, đó là để nhắc nhở chúng ta tu. Ngài không khuyên, không dạy chúng ta phải tu hành như thế nào, nhưng Ngài đưa hai h́nh ảnh, một bên cai quản ngặt nghèo, một bên đẹp đẽ vô ngần, không giới hạn, để chúng ta muốn đi đường nào tự chọn lấy. Chọn con đường đẹp đẽ thênh thang hay chọn chỗ cai quản ngặt nghèo, đó là tự ḿnh chọn chớ Ngài không khuyên, các ngươi phải tu thế này, thế khác để được hưởng sung sướng. Hay các ngươi không nên làm những điều nọ, điều kia sẽ khổ, mà chỉ nêu hai h́nh ảnh, bên đây là chỗ khổ sở bức bách, bên kia là chỗ thênh thang đẹp đẽ. Ai muốn chọn nơi nào cứ chọn. Vậy ở đây có ai thích chọn chỗ cai quản ngặt nghèo không? Chắc không ai chọn, nhưng lâu lâu, con quỷ sân nổi lên, nó muốn xúi đi đường khổ. Như vậy Ngài biết rằng tuổi thọ Ngài sắp hết, mà ḷng độ đời của Ngài chưa cùng và Ngài thấy thương chúng sinh, bên đây là khổ sở, bên kia là sung sướng mà người ta không biết chọn, cứ lao ḿnh trong cái khổ đau. Cho nên hai câu sau là Ngài h́nh dung được chỗ khổ đau và chỗ sung sướng cho mọi người thấy để tự ư thức mà lựa chọn.

            Ngày sau đến chùa Sùng Nghiêm,

            Tuyên Từ Thái hậu thết bữa th́ trai.

Câu này hơi trắc vận. Qua ngày hôm sau nữa, Ngài đến chùa Sùng Nghiêm. Khi đến chùa này, bà Tuyên Từ Thái Hậu mới thết bữa trai cúng dường.

            Về đến Hương Lâm thuở nay,

            Nhức đầu khí liệt, chân tay ngại kề.

            T́nh cờ hai thầy qua đi,

            Tử Dinh Hoàn Trung tức th́ mừng thay.

Về đến Hương Lâm, Ngài thấy nhức đầu, tay chân mỏi mệt, không c̣n muốn dở chân cất bước nữa. T́nh cờ gặp được hai thầy là Tử Dinh và Hoàn Trung đi cùng đường, tức là ngược đường đi lại, khi đi ngang qua gặp, Ngài mới nói:

            Nhân Tông thốt bảo rằng bay:

            “Ḷng Tao thuở này muốn lên Ngọa Vân.”

            Hai thầy liệm tay đến gần:

            “Chúng tôi cam ḷng hộ niệm đường xa.”

            Tu du xẩy lên đến già,

            Nhân Tông thốt bảo: “Mữa qua lời này.

            Chúng bay học Đạo chớ chầy,

            Vô thường hai chữ kíp thay nan đào.

            Gọi lấy Bảo Sát cho Tao,

            Có lời đặc nhủ tiêu hao mọi ḷng.”

Đoạn nầy diễn tả lúc Ngài đi đường bị bệnh, cho nên tay chân mỏi mê không thể cất bước nổi. Bỗng gặp hai vị sư là Tử Dinh và Hoàn Trung, Ngài mới nói với hai thầy đó rằng:

“Ḷng Tao thuở này muốn lên Ngọa Vân”: Tức là bây giờ ta muốn lên trên ngọn núi Ngọa Vân, nói thêm cho đủ là: nhưng chân không c̣n cất bước nổi nữa.

“Hai thầy liệm tay đến gần”: Chữ liệm là chắp, liệm tay tức là chắp tay lại. Nghe vậy hai thầy liền chắp tay đến gần thưa:

“Chúng tôi cam ḷng hộ niệm đường xa”: Bây giờ chúng con xin nguyện đưa Ngài lên đến tận trên ngọn Ngọa Vân, tức là hai thầy mới bè, hay đỡ Ngài đi lần lên ngọn núi Ngọa Vân.

“Tu du xẩy lên đến già”: Chữ già là già lam tức là chùa, nhờ hai thầy mạnh, nên chỉ trong chốc lát đă đưa Ngài đến chùa.

Nhân Tông thốt bảo “Mữa qua lời này”: Mữa tức là mựa có nghĩa là mới. Khi đến nơi Nhân Tông mới thốt bảo lời này.

“Chúng bay học đạo chớ chầy”: Các ngươi học đạo th́ không nên chậm trễ.

“Vô thường hai chữ kíp thay nan đào”: Hai chữ vô thường nhanh lắm khó trốn tránh được, chữ kíp là nhanh. Chúng bây là người học đạo chớ có chậm trễ, chày là chậm trễ, v́ hay chữ vô thường đuổi theo rất gấp, khó trốn tránh được.

“Gọi lấy Bảo Sát cho Tao”: Vậy các ngươi đi gọi Bảo Sát cho ta.

“Có lời đặc nhũ tiêu hao mọi ḷng”: Tức là có lời dặn ḍ nhắc nhở ở trong ḷng.

            Hành giả tên là Pháp Không,

            Đến Vân Tiêu am cong ḷng thương thay!

            Nói chiềng Bảo Sát cho hay:

            Tôn Đức th́ tiết thuở này chẳng qua.

            Bảo Sát ḷng thương xót xa,

            Tay đem kinh giáo xuống mà t́m đi.

Như vậy Thiền sư Pháp Không là người lănh trách nhiệm đi gọi Bảo Sát về.

            “Đến Vân Tiêu am cong ḷng thương thay!

            Nói chiềng Bảo Sát cho hay:”

Chữ cong nghĩa là trong, chữ chiềng ở đây nghe khó hiểu, c̣n bản 1932 để là tŕnh th́ dễ hiểu hơn. Khi Pháp Không lên đến am Vân Tiêu, trong ḷng thương xót mới thưa với Thiền sư Bảo Sát rằng:

“Tôn Đức th́ tiết thuở này chẳng qua”: Tôn đức là chỉ ngài Trần Nhân Tông, th́ tiết tức là thời tiết, nghĩa là do thời tiết khiến cho Ngài phải bệnh, chắc không thể qua được cơn bệnh này.

            “Bảo Sát ḷng thương xót xa,

            Tay đem kinh giáo xuống mà t́m đi”.

Nghe như vậy, ngài Bảo Sát ḷng rất thương xót, tay vội ôm kinh theo để t́m đến Ngọa Vân.

            Đường trường lặn suối sơn khê,

            Đêm ấy phải tối một khi nằm rừng,

            Coi thấy hắc vân bay không,

            Bảo Sát gẫm được, trong ḷng biết hay.

Đêm đó trên đường đi đến Ngọa Vân khá dài, Ngài phải lội suối trèo non đi suốt đêm, đến tối vẫn chưa đến nơi, nên phải ngủ lại trong rừng. Khi nằm ngủ Ngài nh́n thấy có đám mây đen bay lơ lửng ở trên không, Bảo Sát mới suy nghĩ và đoán biết đây là điềm không lành, có lẽ ngài Trần Nhân Tông sẽ tịch.

            Lên đến Ngọa Vân thưở nay,

            Điều Ngự thốt bảo: “Mầy chày, Tao mong”.

Khi Bảo Sát lên đến Ngọa Vân rồi, ngài Điều Ngự thấy mới nói, sao mày đi trễ vậy, tao đang trông mày. Đó là những ngôn ngữ của thời xưa.

            “Vạn pháp bản lai chân không,

            Chẳng mắc mộ pháp mới thông ḷng Thiền.

            Ốc là Pháp Tính tự nhiên,

            Bất Sinh Bất Diệt bản nguyên làu làu.

            Chư Tổ Phó chúc bấy lâu,

            Ư nghĩa mạt hậu để sau mà dùng.

Đây là lời của ngài Điều Ngự dạy ngài Bảo Sát, Ngài nói rằng:

“Vạn pháp bản lai chân không”: Nghĩa là muôn pháp trên thế gian này, từ trước đến nay, thể nó là chân không. Tại sao thể các pháp là chân không? Bởi v́ các pháp không có tự tính, bởi không có tự tính nên tánh nó là không, mà tánh không đó là thể của muôn pháp. Nó không phải là vật, cũng không phải là mọi h́nh tướng, mọi sinh diệt, cho nên nói là chân không, nhưng muốn được cái chân không đó, phải làm sao?

“Chẳng mắc mộ pháp mới thông ḷng Thiền”: Chữ mỗ chớ không phải mộ, mỗ là cái này, cái nọ. Thường thường thuở xưa người ta hay xưng ḿnh là mỗ. Nghĩa là chẳng mắc một pháp nào mới thông ḷng thiền, ḷng thiền mới thông suốt. Như vậy câu này, Ngài nói hết sức đơn giản nhưng chúng ta thấy đạo lư đầy đủ trong đây. Chẳng mắc một pháp nào th́ ḷng thiền mới được thông suốt. Thử hỏi tất cả chúng ta ngày nay có mắc một pháp nào không? Hay là mắc mấy trăm pháp. Một pháp th́ khó có, chớ mấy trăm pháp th́ có, phải không? Đây tôi nói thí dụ, một, hai pháp thử xem quí vị có mắc hay không? Thí dụ quí vị đi tu rồi mà có mắc pháp khen, chê không? Nếu ai khen mặt ḿnh có tươi không? Ai chê mặt ḿnh có âu sầu không? Giả sử vẻ mặt ḿnh đang tươi vui, khi nghe tiếng chê, dù ḷng ḿnh rán giữ cho nó b́nh thản, nhưng gương mặt xuống sắc lúc nào ḿnh không hay. Đó là đă mắc pháp rồi, nếu không mắc th́ không xuống sắc. Việc khen chê là tương đối dễ. Đến việc được mất cũng vậy. Như chúng ta dự tính tổ chức trồng hoa quả để bán đổi gạo. Khi ra công trồng hoa quả được ba, bốn tháng, nhưng đến lúc kết quả lại bị hư hết bán không được, là đă mất, chúng ta có mắc, có buồn không? C̣n nếu chúng ta trồng ít, có người lại mua cao giá, lúc đó mặt ta có tươi không? Khi trồng ḿnh cứ nghĩ, một hoa hồng bán khoảng một, hai trăm hoặc năm, ba trăm là cùng, bất thần có người đến mua với giá một ngàn, lúc đó mặt ḿnh ra sao, có b́nh thản hay tươi hẳn lên. Như vậy quí vị thấy những việc rất nhỏ mà chúng ta vẫn bị mắc, nhưng khi mắc ở trong đó, th́ ḷng thiền chúng ta chưa thông. Bởi v́ c̣n được, c̣n mất, c̣n thích khen, ghét chê v.v... th́ làm sao thông được. Thế nên Ngài nói một câu giản đơn vô cùng, “Chẳng mắc mỗ pháp mới thông ḷng thiền”.

            “Ốc là Pháp Tính tự nhiên,

            Bất Sinh, Bất Diệt bản nguyên làu làu”.

Chữ ốc có nghĩa là gọi; gọi là pháp tính tự nhiên là pháp tính sẵn có của chúng ta, pháp tính đó không sanh, không diệt. Bản nguyên nó là luôn luôn sáng rỡ, làu làu không bao giờ vắng, không bao giờ thiếu. Sở dĩ bị vắng, bị thiếu là v́ ḷng thiền ḿnh c̣n mắc chưa thông, đó là lời Ngài nhắc nhở.

            “Chư Tổ phó chúc bấy lâu,

            Ư nghĩa mạt hầu để sau mà dùng”.

Như vậy chư Tổ đă phó chúc tức là dặn ḍ từ xưa đến nay, ư nghĩa về sau, rán theo đây để ứng dụng tu hành.

            “Pháp Loa Tao đă truyền ḷng,

            Làm đệ nhị Tổ nối ḍng Như Lai.

            Đèn Bụt như lửa mặt trời,

            Hoa tinh vô tận mỗi người mỗi cho.

            Bảo Sát hỏi chúng môn đồ,

            Ai ai cũng có minh chu trong ḿnh.

            Pháp thân nghiễm hĩ trường linh,

            T́ lô đỉnh thượng tung hoành Thái Hư.

            Thánh phàm vô khiếm vô dư,

            Đường đường đối diện như như thể đồng.”

Ngài lại bảo là Ngài đă truyền ḷng, tức là truyền trao tâm ấn cho ngài Pháp Loa làm vị Tổ thứ hai để nối ḍng Phật, nối ḍng Như Lai.

“Đèn Bụt như lửa mặt trời”: Ngọn đèn Phật sáng rỡ như ánh sáng mặt trời vậy.

“Hoa tinh vô tận mỗi người mỗi cho”: Hoa tinh tức là hoa sáng, chữ tinh là cái lóe sáng, hoa sáng nó không cùng tận mỗi người mỗi cho. Nghĩa là từ ánh sáng thênh thang to lớn của mặt trời Phật, nó mới phân ra tất cả những ánh sáng nhỏ, mỗi người mỗi có, mỗi cho. Ư nói rằng trí tuệ của Phật là viên măn, là trùm khắp, từ trí tuệ viên măn trùm khắp đó, Ngài giáo hóa cũng như là những ánh sáng, nó phân chia ra từng mảnh để cho mỗi người. Như vậy, chúng ta mới thấy hai câu này, ư Ngài muốn nói về đức Phật th́ trí tuệ trùm khắp như ánh sáng mặt trời, từ trí tuệ Phật đó mà giáo hóa chúng ta, chúng ta mới thu nhặt được mỗi người mỗi ít cũng giống như những tia sáng nhỏ trao cho người này, trao cho người kia, vô cùng vô tận. Sở dĩ ngày nay, chúng ta hiểu được Phật pháp, biết được chân lư phần nào, là từ ánh sáng của đức Phật, ánh sáng đó là trí tuệ của Phật trao cho chúng ta hay là mồi cho những ngọn đèn, ngọn đuốc của chúng ta, để chúng ta cũng được sáng đôi phần.

            “Bảo Sát hỏi chúng môn đồ,

            Ai ai cũng có minh chu trong ḿnh”.

Bảo Sát hỏi trong các đồ chúng, mỗi người đều sẵn có hạt minh châu trong ḿnh, không ai thiếu thốn. Chữ chu nghĩa là châu.

“Pháp thân nghiễm hĩ trường linh”: Pháp thân sẵn vậy và luôn luôn sáng, nghiễm hĩ là sẵn vậy, trường linh là thường sáng, pháp thân sẵn vậy và thường sáng.

“T́ lô đỉnh thượng tung hoành Thái Hư”: Trên đỉnh T́ lô tung hoành khắp cả Thái Hư. T́ lô tức là T́ lô giá na là chỉ cho pháp thân, trên đỉnh pháp thân tung hoành khắp cả bầu trời không có ǵ trở ngại hết. Như vậy tất cả mọi người sẵn có hạt minh châu trong ḿnh, hay trong túi áo. Ai cũng có sẵn mà hạt minh châu đó là để chỉ cho pháp thân. Pháp thân của chính ḿnh, nó sẵn vậy, nó trùm khắp luôn luôn sáng suốt và chính pháp thân này trùm khắp không bị hạn chế nơi này, nơi kia. Cho nên nói là tung hoành khắp cả Thái Hư.

“Thánh phàm vô khiếm vô dư”: Nơi thánh không dư, nơi phàm không thiếu, ai cũng có hết.

“Đường đường đối diện như như thể đồng”: Nó rơ ràng đối diện ai cũng đồng một thể như như đó. Như vậy, lời dặn ḍ này là ngài Chân Nguyên dẫn lời của tổ Trúc Lâm khi sắp tịch dặn ḍ đệ tử hay phó chúc cho đệ tử những điều thiết yếu trong sự tu hành, mỗi người phải nhớ. Chúng ta tu, không phải Phật đem lại cho chúng ta giác ngộ mà cái tính giác đă sẵn có ở chúng ta, chỉ khi nào chúng ta biết khơi dậy th́ nó được sáng, c̣n chúng ta u mê th́ nó tối. V́ vậy trên đường tu chúng ta phải hiểu rơ, Phật không thể làm cho chúng ta giác, nếu chúng ta không khéo sử dụng phương tiện để tu hành, để dẹp bỏ những t́nh phàm th́ làm ǵ có được trí thánh. Trí thánh có sẵn ở trong nhưng bị t́nh phàm che khuất đi, người thầy chỉ có bổn phận hướng dẫn, chỉ cho chớ không làm thay cho người đệ tử. Thí dụ có một người ở trong một thôn xa xôi hẻo lánh lại nghèo khổ, đói thiếu trăm bề, nghe người ta nói ở ngoài xa kia có một thành thị giàu sang sung sướng, ai đến đó sẽ được no ấm đầy đủ. Những người ở trong cảnh nghèo khó, thiều thốn đó, họ có mơ ước đến thành thị giàu sang, sung sướng đó không? Họ mơ ước nhưng không biết làm sao đến, chỉ nghe nói mà không biết cách đi, không biết đường đi. Có một người sáng suốt, từ thành thị giàu sang t́m ra được một bản đồ, ông lần ṃ đi gần tới thành thị đó và thấy đường đi, cũng như thấy bóng h́nh của thành thị rơ ràng, nhưng ông chưa có th́ giờ đi tới nơi, Song v́ thương những người bạn trong xóm đang thiếu đang khổ, ông mới trở về nhắc nhở tất cả bà con, ai muốn t́m đến thành thị kia để được ấm no sung sướng, th́ tôi sẽ chỉ đường cho đi. Ông mới vạch bản đồ ra chỉ, từ đây đi tới đó phải đi đường nào, đường tên ǵ, đi cách bao xa v.v... Ông chỉ rơ thành thị kia nằm ở vị trí đó và bảo nếu quí vị đi tới sẽ được sung sướng, an lạc. Như vậy người kia chỉ vạch ra con đường và nói rơ chỗ an lạc cho mọi người nghe, chớ ông ta đâu thể làm cho người muốn đi đến nơi được. Nếu người muốn đi mà không nghe chỉ, không chịu đi, có đến nơi được không? Dầu có nói khô cổ, người đó cũng không đến nơi được. Người đó có đến được là khi chỉ rồi, phải phăn theo con đường mà t́m tới th́ một ngày nào đó sẽ đến thành thị tốt đẹp ấy. Cũng vậy, Phật chỉ cho chúng ta chỗ an lạc muôn đời là phải dứt hết những đối đăi, phiền năo, xấu xa của ḿnh. Những phiền năo, xấu xa ḿnh dứt được rồi th́ sẽ đến chỗ an lạc muôn đời. Được chỉ như vậy mà phiền năo xấu xa không chịu dứt mà ḿnh đ̣i an lạc muôn đời th́ sao? Ai cho ḿnh cái đó. Nếu có đ̣i, có kêu có khóc mấy cũng không bao giờ được. Thế nên, người chỉ đường là đem hết tâm ḿnh chỉ cho rơ, cho người ta biết chắc chắn không nghi, đó là hết bổn phận, c̣n đi hay làm được không, là chuyện của hành giả, chớ không phải chuyện của người chỉ đường nữa. Đó là trách nhiệm của Phật cũng như của các Tổ sau này. Cho nên phần trên chúng ta mới thấy câu kệ của ngài Trần Nhân Tông nói đó, nghĩa là bên đây là cung ma khổ lắm, bên kia cơi Phật sướng lắm. Hai bên chỉ rơ như vậy, nhưng muốn hưởng cảnh sung sướng, tự ḿnh phải t́m tới, chớ Ngài không làm ǵ cho ḿnh được. Đó là đạo lư của Phật như vậy.

            Giảng hết Thiền chỉ Tâm Tông,

            Thiên địa chấn động hư không thuở này.

            Phó chúc ngô tử h́nh hài,

            Tượng pháp muôn đời công án độ sinh.

            Thế thế Thích tử tu hành,

            Điều Ngự thụ kư công thành nhiều thay!

Đoạn này ngài Chân Nguyên tô điểm thêm, tức là Ngài nói rằng:

“Giảng hết Thiền chỉ tâm tông”: Ngài Trúc Lâm Đại Đầu Đà giảng về thiền chỉ tức là yếu chỉ thiền tông cho Bảo Sát nghe.

“Thiên địa chấn động hư không thuở này”: Khi đó cả trời đất đều chấn động, phần này ở trong sử không có ghi, nhưng ở đây ngài Chân Nguyên nói, có lẽ Ngài đă tô điểm thêm cho đậm nét một chút.

            “Phó chúc ngô tử h́nh hài,

            Tượng pháp muôn đời công án độ sinh”.

H́nh hài tức là thân thể, ngô tử là con ta. Nghĩa là dặn ḍ những người con của ta hay đồ đệ của ta. Tượng pháp nghĩa là đời này Ngài coi như c̣n trong thời tượng pháp, thời đó người tu thiền muôn đời lấy công án để độ cho ḿnh được thoát khỏi sanh tử. Như vậy công án này có hai cách: 1- Là dùng thoại đầu làm công án. 2- Là nhân một câu trong kinh hay một câu của các Tổ nói bí hiểm, khó hiểu rồi cứ nghiên cứu nghiền ngẫm đó cũng gọi là công án. Chúng ta ngày nay tu thiền, không dùng câu thoại đầu, không dùng câu công án, nhưng khi tu đắc lực rồi, ḿnh tự giải được những công án. Như vậy ḿnh không có đặt nghi vấn tại sao tới đó ḿnh lại giải được công án. Thật t́nh khi chúng ta học hoặc đọc sách thiền có những câu nghe không hiểu, v́ không hiểu nên thắc mắc tức nhiên cứ ôm ấp chấp chứa bên trong. Đă chứa sẵn trong đó, nên khi tu, tâm ḿnh được an ổn thanh tịnh th́ những cái ǵ chứa sẵn bất thần hiện ra. Ví dụ câu hỏi “Thế nào là Phật?” - Đáp là “Ba cân gai”. B́nh thường nghe không hiểu nói ba cân gai là cái ǵ, nên cứ ôm ấp măi trong ḷng, đến khi tâm thanh tịnh nhớ lại câu đó liền bừng sáng. Đó là giải được công án đă có sẵn mà không cần lặp đi lặp lại, chỉ khi nào tâm ḿnh yên, tự nhiên t́m ra, tự giải được không phải nhờ thầy, nhờ Tổ giải cho ḿnh. Thế nên nói tiểu ngộ, đại ngộ là ở trường hợp đó. Bởi vậy nên công án đă chứa chấp lâu nay trong ḷng, khi tâm ḿnh thanh tịnh bất thần sáng ra. Công án nhỏ gọi là tiểu ngộ, công án lớn là đại ngộ, Như học trong kinh, thấy Phật nói các pháp là hư dối, mà không biết nó hư dối thế nào, nhưng bất thần ngồi tu, sáng ra điều đó. Như vậy cũng là ngộ, nhưng là ngộ nhỏ, chớ không phải ngộ lớn. Đó là để cho quí vị thấy hiểu, chớ không phải nói công án là tu thoại đầu. Nghĩa là nghi vấn nào, chúng ta đọc sách Phật, sách thiền c̣n chứa chấp trong ḷng, khi tu lúc tâm thanh tịnh, nó liền hiện ra và tan vỡ thấu suốt được, đó là công án.

“Thế thế Thích tử tu hành”: Là những người con nhà họ Thích tu hành đời đời.

“Điều Ngự thụ kư công thành nhiều thay”: Tức là ngài Điều Ngự thọ kư những người Thích tử tu hành sau này được thành công rất nhiều. Đó là dẫn lời dạy của ngài Sơ Tổ Trúc Lâm.

5.8 VUA MẤT ĐỂ ẢNH HƯỞNG LỚN LẠI

            Thập nhất nguyệt mồng một nay,

            Tư th́ Phật Tổ quy Tây Nát Bàn.

            Bảo Sát phụng phó chúc ngôn,

            Trà tỳ phần hóa hỏa quang ngút trời.

            Pháp Loa, Bảo Sát mọi người,

            Thu thập ngọc cốt thương ôi những là:

            “Tổ đă một ngày một xa,

            Ai hầu giáo hóa chúng ta sau này?”

            Ḍng ḍng nước mắt chảy ngay,

            Rước về Yên Tử tháp xây làm tằng.

            Một phần xây tháp Phổ Minh.

            Ấy là Phật cốt uy linh nước này.

            Đời đời vua chúa kính thay,

            Để dân tảo lệ xưa nay phụng thờ.

            Thật dân Tam Bảo hoằng nô,

            Trung Lương, Nam Mậu tích xưa Trần triều.

            Quan sang thiên hạ dấu yêu,

            V́ chưng thuở trước đă nhiều nhân duyên.

            Cúng Tăng sự Phật ḷng tin,

            Coi sóc chùa chiền kỵ lạp hương hoa.

            Muôn đời khiên tộ quốc gia,

            Nước có Phật cốt sinh ra Thánh Hiền.

            Nước Nam dẹp được bốn bên,

            V́ có Phật Báu Hoàng Thiên hộ tŕ.

            Đời đời Phật Đạo quang huy,

            Quốc gia đỉnh thịnh càng th́ tăng long.

* * *

            Thập nhất nguyệt mồng một nay,

            Tư th́ Phật Tổ quy Tây Nát Bàn.

“Thập nhất nguyệt” tức là tháng 11, “mồng một nay” là ngày mồng 1, “Tư th́” là giờ Tư. “Phật Tổ quy Tây Nát Bàn” là Sơ Tổ Trúc Lâm tịch, Ngài nhập Nát bàn. Nói cho dễ hiểu là ngày mồng 1 tháng 11, vào giờ Tư tức là 11 giờ đêm, niên hiệu Hưng Long thứ 16, năm 1308, đêm ấy Điều Ngự Giác Hoàng tịch, thọ 51 tuổi. Ngài đi hơi sớm.

            Bảo Sát phụng phó chúc ngôn,

            Trà tỳ phần hóa hỏa quang ngút trời.

            Pháp Loa, Bảo Sát mọi người,

            Thu thập ngọc cốt thương ôi những là:

            “Tổ đă một ngày một xa,

            Ai hầu giáo hóa chúng ta sau này?”

Sau khi Ngài tịch, theo lời di chúc của Ngài, Bảo Sát cùng Pháp Loa, hai huynh đệ thỉnh nhục thân của Ngài làm lễ trà tỳ và lượm được rất nhiều ngọc xá lợi. Ngọc cốt tức là ngọc xá lợi. Các vị mới than:

            “Tổ đă một ngày một xa,

            Ai hầu giáo hóa chúng ta sau này.”

Nay Tổ đă tịch rồi, mỗi ngày mỗi xa, ai dạy ai chỉ bảo chúng ta sau này? Than rồi các Ngài khóc:

            Ḍng ḍng nước mắt chảy ngay,

            Rước về Yên Tử tháp xây làm tằng.

            Một phần xây tháp Phổ Minh,

            Ấy là Phật cốt uy linh nước này.

Các Ngài rước một phần ngọc cốt xây tháp thờ trên núi Yên Tử c̣n một phần xây tháp thờ tại chùa Phổ Minh. Ngọc cốt của Tổ được xem như Phật cốt uy linh của đất nước.

            Đời đời vua chúa kính thay,

            Để dân tảo lệ xưa nay phụng thờ.

            Thật dân Tam Bảo hoằng nô,

            Trung Lương, Nam Mậu tích xưa Trần triều.

Như vậy sau khi ngài Điều Ngự Giác Hoàng tịch, thiêu được nhiều xá lợi, xây tháp thờ ở hai nơi núi Yên Tử và chùa Phổ Minh. Từ đó về sau h́nh ảnh xá lợi coi như là uy linh của đất nước, của nhà Phật, đời đời vua chúa đều kính trọng. “Để dân tảo lệ” là để dân thay nhau cắt người chăm sóc phụng thờ xá lợi. “Tảo lệ” là cắt người ra để chăm sóc.

“Thật dân Tam Bảo hoằng nô”. Xưa nói “Tam Bảo nô” tức là người tôi tớ trong Tam Bảo, nay gọi là làm công quả. Trung Lương, Nam Mậu là tên của hai làng có trách nhiệm phụng thờ ngôi Tam Bảo, chăm sóc những ngôi tháp và giữ phần hương hỏa cho lăng miếu nhà Trần.

            Quan sang thiên hạ dấu yêu,

            V́ chưng thưở trước đă nhiều nhân duyên.

            Cúng Tăng sự Phật ḷng tin,

            Coi sóc chùa chiền kỵ lạp hương hoa.

            Muôn đời khiên tộ quốc gia,

            Nước có Phật cốt sinh ra Thánh Hiền.

Đây là ngài Chân Nguyên tán thán: Cả thiên hạ trong đất nước đều quí mến các vua đời Trần v́ những vị nầy thuở trước có nhiều nhân duyên, cho nên:

            “Cúng Tăng sự Phật ḷng tin,

            Coi sóc chùa chiền ky lạp hương hoa.”

Mọi người đều đầy đủ ḷng tin cúng dường chư Tăng, thờ phụng đức Phật, coi sóc chùa chiền, dâng hương hoa cúng dường.

“Muôn đời khiên tộ quốc gia”. Bản nầy là chữ “khiên”, bản 1932 là chữ “diễn”. Diễn tộ th́ dễ hiểu hơn, diễn là kéo dài, tộ là tốt lành. “Muôn đời diễn tộ quốc gia”, nghĩa là trong nước có được những điều tốt lành kéo dài muôn đời. Tại sao? V́ nước có Phật cốt tức là ngọc cốt của Tổ, cho nên có những bậc Thánh Hiền ra đời.

            Nước nam dẹp được bốn bên,

            V́ có Phật Báu Hoàng Thiên hộ tŕ.

            Đời đời Phật Đạo quang huy,

            Quốc gia đỉnh thịnh càng th́ tăng long.

Nước Nam dẹp được giặc giă, bốn phương yên ổn, v́ có Phật báu ở trong nhà, cho nên “Hoàng Thiên hộ tŕ”. Đời đời đạo Phật được sáng sủa, quốc gia được hưng thịnh và “tăng long” tức là thêm sự tốt đẹp măi măi.

Kết thúc đoạn nầy nói về đời của Điều Ngự Giác Hoàng, sau khi tịch thiêu được ngọc xá lợi, xây tháp thờ để cho dân chúng hương lửa hằng ngày. Nhờ tinh thần kính tin Tam Bảo mà đất nước được thịnh vượng và tăng long.

?


[mucluc][loidausach][p1][p2][p3-d1][p3-d2-c1][p3-d2-c2]

[p3-d2-c3-a1][p3-d2-c3-a2][p3-d2-c4][p3-d2-c5-a1][p3-d2-c5-a2][p3-d2-c6][p4][p5][p6][p7]

[Trang chu] [Kinh sach]