[Trang chu] [Kinh sach]

BÁT NHĂ TÂM KINH TRỰC GIẢI

[mucluc][loidausach]

[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10]


TỰA KHẮC KINH

 

Tâm kinh chỉ vỏn vẹn 262 chữ, văn tuy không nhiều, nhưng kinh được lấy "Tâm" để đặt tên, ắt hẳn là kho báu của nhà Phật, tinh hoa của sách Thiền. Một chữ "Tâm" có thể quán xuyến cả quyển kinh nầy vậy.

Phàm năm ấm đă không th́ hai thứ chấp cũng đều không, căn, trần, giới, mười hai nhân duyên bốn đế thảy đều không, cho đến không trí, không đắc ắt là "Nhứt chân trạm như". Kinh cũng đă là không, giải thích đâu cần có, đó chỉ là đối với người ngộ được "Tâm pháp thượng thừa" rốt ráo. C̣n kẻ học tâm pháp đang khởi công phu th́ chân tâm ở đâu, nếu chẳng phải nhờ Kinh th́ biết nơi nào mà t́m thấy.

Nhưng văn kinh tuy giản lược, mà diệu chỉ sâu xa, từ xưa đến nay có hơn năm mươi nhà chú sớ. Người giải thích cũng chẳng làm cho kinh dễ hiểu hơn, nên người học một phen xem qua cũng vẫn khó lănh hội.

Thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động thuộc tỉnh Ninh B́nh (Bắc Việt) là người Việt Nam đầu tiên giải thích Tâm Kinh. Trong phần giải thích, từ chương đầu đến chương thứ hai mươi là giảng luận phô diễn phát huy nghĩa lư sâu kín của Tâm Kinh, chương thứ hai mươi mốt là giải nghĩa mười tám chữ của câu chú cuối cùng. Về câu chú nầy trước kia chúng tôi tham khảo Phật Học Từ Điển, hoặc có chỗ nghi ngờ, nay được thiền sư Minh Chánh dùng mật nghĩa để giải thích. Ngài dẫn câu: "đại thần chú, đại minh chú, vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú" ra để tŕnh bày, lấy kinh làm hiển, lấy chú làm mật, khế hợp sâu xa vào diệu nghĩa chẳng thể nghĩ bàn, chẳng phải kẻ thiển lậu như chúng tôi có thể biện được một lời.

Sau phần trực giải, Ngài lại nêu mười tắc cương lănh và bốn phần "tín, giải, hạnh, chứng" để chỉ dạy chánh pháp tu tŕ. Rồi Ngài làm hậu bạt hai mươi thiên để xiển dương công năng chí cực đốn liễu. Ngài lại dẫn bốn câu kệ Bát Nhă của cổ đức, Duy tâm thức quán tứ trí luận của Bồ tát Mă Minh, kệ sáu căn bảy đại của Tổ Trúc Lâm Điều Ngự để diễn rộng tông chỉ của Tâm Kinh. Giải rồi lại giải nữa, diệu nghĩa vô cùng. Công lao của Ngài đối với người học đạo thật là to tát.

Quyển Bát Nhă Trực Giải nầy được soạn thuật vào triều Thiệu Trị năm thứ ba, nhằm năm Quí Măo (1843), được khắc bản từ triều Khải Định năm Canh Thân (1920) đến triều Bảo Đại năm Quí Dậu (1933), trải qua mười bốn năm mới xong. Nay khắc lại để truyền bá rộng răi. Nguyện giúp chút phần vào công đức vô lượng của công cuộc hoằng pháp.

Bảo Đại năm Quí Mùi (1943), Mạnh Đông

Bộ ấn hành kinh điển của hội Phật Giáo Bắc Kỳ cẩn chí

]

 


[mucluc][loidausach]

[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10]

[Trang chu] [Kinh sach]