[Trang chu] [Kinh sach]

BÁT NHĂ TÂM KINH TRỰC GIẢI

[mucluc][loidausach]

[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10]


PHẦN THỨ HAI: KỆ TỤNG

(tt)

III- Hai Mươi Thiên Kệ Hậu Bạt

Sa môn Thanh Đàm Tỳ kheo Minh Chánh

soạn thuật và giải thích kệ.

Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Giải thích: Xem đề mục kinh ngộ pháp thật sâu, chóng nhập Đại thừa chẳng đồng với giáo pháp Tiểu thừa.

Bát Nhă phiên xưng trí tuệ tâm,

Siêu sanh tử hải đạt thiền lâm.

Bất đản hành nhân tu chứng lộ,

Như lai Bồ tát cộng do lâm.

Bát Nhă dịch là trí tuệ tâm,

Vượt qua sanh tử đến thiền lâm.

Chẳng những người tu đường đó chứng,

Như lai Bồ tát cũng đồng lâm.

 Kinh diễn bày hai giáo hiển và mật. Chia ra làm bốn phần Tín, Giải, Hạnh, Chứng. Nghĩa th́ diễn ba không (nhân không, pháp không, không không), bốn đức (đại thần, đại minh, vô thượng, vô đẳng đẳng). Lư th́ hợp nhứt thừa, gọi là Đại thừa Tối thượng, chóng rơ các pháp xưa nay vắng lặng, chỉ là nhứt tâm, nên gọi là TÂM KINH.

A. Giải Thích Hiển Giáo

1. Phần tín:

Bồ Tát Quán Tự Tại

Giải thích: Phần Tín đầu tiên này chia ra làm ba: tin người, tin pháp và tin ḿnh.

Tin người: Tin vị Bồ tát Pháp thân đại sĩ nầy địa vị đến bực Đẳng giác, sẽ là Nhứt sanh bổ xứ (một đời nữa sẽ được thành Phật).

Tin pháp: Tin pháp yếu nầy là pháp Bồ tát đă thực hành có kết quả.

Tin ḿnh: Tin tánh linh giác của chính ḿnh tức là Như Lai tạng tánh cùng với Phật không khác, cũng tức là ngài Quán Tự Tại cũng có đầy đủ nơi ḿnh.

Bồ tát là tiếng Phạn, nói đủ là Bồ đề tát đỏa, dịch là chúng sanh giác. Nghĩa là hết thảy phàm phu chúng sanh trái với tánh giác, hợp với trần lao, mê đắm chẳng giác ngộ. Ở đây, người tu hành tuy mang thân chúng sanh mà hay trái lại với trần lao, hợp cùng tánh giác, tên tuy chưa rời chúng sanh, nhưng có phần giác nên gọi là chúng sanh giác. Hay tu hành Phật đạo nên gọi là Bồ tát.

Diệu trạm viên minh quán lục trần,

Trần lai tự hiện tại đương căn.

Nhược ư căn tánh năng linh giác,

Thị giác chân Quán Tự Tại thân.

"Diệu trạm viên minh" quán sáu trần,

Trần qua tự hiện ở ngay căn.

Nếu nơi căn tánh hay linh giác,

Giác ấy là Quán Tự Tại thân.

Hành Thâm Bát Nhă Ba La Mật Đa

Giải thích: Thực hành hạnh Đại thừa, chóng lên địa vị Phật, lư bao hàm sâu rộng nên gọi là HÀNH THÂM.

Nghĩ ly hư vọng nhập chơn phương,

Thúc nhĩ hồi đầu tức cố hương.

Bất tiễn thế t́nh du lư xứ,

Điều điều hướng thượng tịch quang trường.

Toan ĺa hư vọng nhập vào chân,

Bỗng chợt quay đầu tức cố hương.

Chẳng dẫn thế t́nh theo dấu tục,

Tịch quang chốn ấy khắp mười phương.

Thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

(Khổ, cơi trời có năm tướng suy, nhân gian có tám khổ, ba đường ác khổ, nói chung là NHỨT THIẾT KHỔ, ÁCH, vô minh phiền năo ngăn che Bồ đề, nên nói ÁCH).

Giải thích: Quán Tự Tại là bốn trí (thành sở tác trí, diệu quan sát trí, b́nh đẳng tánh trí, đại viên cảnh trí) của người tu hành xưa nay đầy đủ.

HÀNH THÂM BÁT NHĂ là dùng trí sẵn có của ḿnh quán sát trở lại tự tâm.

THỜI CHIẾU KIẾN, ánh sáng tự tâm của người tu hành phát sáng gọi là tuệ. Dùng tuệ nầy soi thấy năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) xưa nay vắng lặng, chẳng bị tất cả khổ ách làm năo, nên nói: ĐỘ NHỨT THIẾT KHỔ ÁCH.

Hai chữ NHỨT THIẾT nói lên hai lợi tự tha đều hoàn toàn đầy đủ. Nhị thừa chỉ hay tự lợi, chẳng thể lợi tha, đă vượt qua phần đoạn sanh tử, chưa thoát khỏi biến dịch sanh tử. Trong Kinh nầy, Bồ tát tự lợi, lợi tha, đă đến địa vị Đẳng giác nên nói ĐỘ NHỨT THIẾT, đó là ta cùng chúng sanh đều lên ngôi chánh giác.

Trí cảnh hư dung pháp giới thông,

Sắc tâm ảnh tượng thiệp quang trung.

Liễu tri hữu tướng giai hư vọng,

Khoái đắc vô ưu ngộ uẩn không.

Gương trí sáng trùm pháp giới thông,

Sắc tâm đôi bóng hiện bên trong.

Rơ điều có tướng toàn hư vọng,

Mới được vô ưu, ngộ uẩn không.

2. PHẦN GIẢI

Xá Lợi Tử!

Giải thích: Một tiếng kêu đánh thức người trong mộng, lấy Ngài Xá Lợi Phật làm người đương cơ. Bởi Ngài Xá Lợi Phất và tất cả phàm phu chúng sanh từ vô thỉ đến nay trái giác hợp trần, mê đắm năm dục, trong chấp có thân tâm, ngoài chấp có thế giới; chẳng biết ba cơi đều như mộng, niệm niệm đuổi theo, tối tăm chẳng tỉnh giác; như người nằm mộng yêu thích cảnh vật trong mộng mà chẳng tự biết đó là mộng. Nhờ một tiếng kêu mới được tỉnh thức, biết đó là mộng.

Mộng thân mộng cảnh lưỡng tương duyên,

Mẫn bỉ t́nh hôn uổng túy miên.

Phủ bối hô danh linh tự giác,

Giác lai phương giác nhựt đương thiên.

Thân cảnh duyên nhau đều ảo mộng,

Xót người chưa tỉnh giấc say nồng.

Lay dậy kêu tên cho tỉnh giấc,

Thức rồi mới biết mặt trời trong.

Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc.

Giải thích: sắc không, nhân của chúng không khác, đều là vật trong diệu minh chân tâm. Kinh nói: Tất cả chỉ do tâm tạo (Nhứt thiết duy tâm tạo).

Ngưng tưởng thành h́nh giả hữu dung,

Do tâm cố hiện bản nguyên không.

Mê tiền vị sắc không vi nhị,

Thùy tín nguyên vô khởi dị đồng.

Ngưng tưởng thành h́nh, giả có dung,

Do tâm nên hiện, vốn là không.

Khi mê vẽ sắc, không hai thứ,

Lúc vững niềm tin, vượt dị đồng.

Sắc tức là không, không tức là sắc

Giải thích: chẳng phải sắc diệt mới bảo là không, chẳng phải không không mới chẳng phải sắc. Ngay nơi không sắc nhứt như mà quán.

Vật tương sắc diệt vị vi không,

Sắc tướng hư hoa ảnh cảnh trung.

Đương sắc tức không hưu diệt sắc,

Đương không tức sắc thể câu dung.

Chớ cho sắc diệt mới là không,

Sắc tướng hoa rỗng bóng gương đồng.

Chính sắc là không, đừng diệt sắc,

Ngay không tức sắc, thể gồm thông.

Thọ tưởng hành thức cũng lại như thế.

Giải thích: Đoạn trước nói sắc không là sắc uẩn, tức là phàm phu chấp có thân ḿnh, có thế giới. Đoạn nầy nói: thọ, tưởng, hành, thức, bốn uẩn nầy là tâm, tức là phàm phu chấp có tâm ḿnh, có khổ vui. Tuy nói năm uẩn gồm chung về hai pháp sắc tâm. Sắc là bốn đại hư huyễn hoa đốm trong hư không. Tâm là bóng dáng sáu trần rốt ráo không tịch nên nói cũng lại như thế.

Huyễn sắc thành h́nh liễu thị vô,

Tham tiền tứ cú nghĩa tương phù.)

Tâm đầâu thọ tưởng tinh hành thức,

Ngũ uẩn giai không lư tịnh khu.

Sắc huyễn thành h́nh rơ vốn không,

Bốn câu với trước nghĩa tương thông.

Nơi tâm thọ tưởng và hành thức,

Rốt ráo lư mầu năm uẩn không.

Nầy Xá Lợi Tử! Tướng không của các pháp, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm.

 Giải thích: ở đây gọi Ngài Xá Lợi Tử một lần nữa, nghĩa là đă quay đầu lại rồi, cần phải tự giác ngộ năm uẩn xưa nay không tịch. Nhưng chẳng phải ĺa ngoài uẩn mà riêng có chân không bản lai thật tướng. Phải biết thân tâm năm uẩn như hoa đốm, sắc rỗng trong không, đương thể là không, là chân như, tướng thật xưa nay của ông. Thật tướng là tướng Không của các pháp, nên nói Bất v.v...

Đương cơ khai thị nhĩ văn minh,

Thị nhĩ thân tâm đản giả danh.

Ngôn giả tức không hà thị uẩn,

Ngộ tư lục bất hiển Tâm kinh.

Đương cơ khai thị hăy nghe rành,

Thân tâm ông đó chỉ giả danh.

Nói giả tức không ǵ là uẩn,

Sáu không ngộ được, rơ Tâm kinh.

Thế nên trong tướng không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhăn giới cho đến không ư thức giới.

Giải thích: Thế nên là lời gạn lại, cũng là lời chuyển mạch từ đoạn trên xuống đoạn dưới. Nghĩa là trong thật tướng chân không không có pháp phàm phu thế gian. Từ đoạn nầy trở lên là ĺa chấp ngă, chứng trí nhân không, là lời nói quét sạch dấu vết. Bởi có năm uẩn mới có căn trần thức, nay năm uẩn đă không th́ căn trần thức cũng không có chỗ nương gá, nên không có pháp phàm phu thế gian.

Bản lai thật tướng bất vân vân,

Thị cố không trung pháp tánh thân.

Vô ấm nhập xứ thập bát giới,

Độc diệu linh quang trí tuệ nhân.

Tướng thật xưa nay chẳng vân vân,

Trong tánh chân không, pháp tánh gần.

Không ấm, nhập, xứ, mười tám giới,

Riêng sáng linh quang trí tuệ nhân.

Không vô minh cũng không hết vô minh, cho đến không già chết cũng không hết già chết.

Giải thích: Trong thật tướng chân không chẳng những không có pháp phàm phu thế gian, cũng không có pháp mười hai nhân duyên của bậc thánh Nhị thừa xuất thế gian. Bởi v́ hàng Duyên Giác chán cái khổ ba đời luân hồi mà quán mười hai nhân duyên, lấy vô minh làm đầu đến lăo tử làm cuối, ba đời tuần hoàn như bánh xe quay lên xuống chẳng dừng. Nếu Vô minh diệt th́ Hành diệt, cho đến Lăo tử cũng diệt, chẳng c̣n làm nhân duyên cho nhau nữa, nên hễ Vô minh hết th́ Hành hết cho đến Lăo tử cũng hết. Hết nghĩa là diệt. Hàng Nhị thừa, trước tiên phải dứt vô minh cầu lấy tịch định, chẳng c̣n chịu luân hồi. Nay soi thấy năm uẩn đều không vốn không vô minh, đâu có vô minh để hết, vốn không Lăo tử, đâu có Lăo tử để hết; vốn không sanh diệt, đâu có luân hồi để chán. Nói tóm lại trong chân không cũng không có pháp mười hai nhân duyên của hàng Nhị thừa tiểu thánh.

Nhứt luân sanh diệt trách vô minh,

Tam thế tuần hoàn dĩ phục sanh.

Nhược ngộ uẩn không tiêu ngă chấp,

Hà tồâng thập nhị nhân duyên danh.

Một ṿng sanh diệt trách vô minh,

Ba thuở tuần hoàn tử lại sanh.

Nếu ngộ uẩn không tiểu ngă chấp,

Mười hai nhân tố chẳng c̣n danh.

Không khổ, tập, diệt, đạo.

Giải thích: Cũng không có pháp tứ Thánh đế của Tiểu thừa.

Yểm khổ tư cầu miễn khổ căn,

Tức t́nh đoạn tập kiến tư nhân.

Diệt trừ tham dục tâm không tịch,

Nhứt niệm vô sanh thoát khổ luân.

Chán khổ lo t́m dứt khổ căn,

Dứt t́nh đoạn tập kiến tư nhân.

Sạch rồi tham dục tâm không tịch,

Một niệm không sanh thoát khổ luân.

KHÔNG TRÍ CŨNG KHÔNG ĐẮC

Giải thích: Cũng không có pháp của Bồ tát tu chứng. Từ đây trở lên là ĺa chấp pháp, chứng trí Pháp không.

Ái hải tham nguyên tấn dục lưu,

Tu bằng trí phiệt xuất ba đào.

Cẩu tri tam giới giai như mộng,

Yểm khổ hân an diệc mộng đầu.

Biển ái nguồn tham ḍng nước dục,

Sóng ṃi vượt khỏi, trí là phao.

Nếu hay ba cơi đều như mộng,

Chán khổ t́m yên cũng chiêm bao.

3. PHẦN HẠNH

Do không chỗ được nên Bồ tát nương theo Bát Nhă ba la mật đa nên tâm không ngăn ngại, v́ không ngăn ngại nên không sợ hăi, xa ĺa điên đảo mộng tưởng,

Giải thích: V́ không mong cầu nên tâm được tự tại, xa ĺa hẳn phiền năo, rốt ráo tịch diệt. Đến đây nhân pháp đều không, nhận rơ chỉ là một tâm, xưa nay vốn trong lặng, chứng trí không không.

Đây cũng là lời quét sạch dấu vết. Đoạn trước đă quét sạch chấp thô của chúng sanh, đoạn nầy quét sạch chấp vi tế của các bậc Thánh Tam thừa. Bởi v́ các bậc Thánh trong Tam thừa quan niệm rằng có pháp để tu, có vô minh để dứt, có đạo quả để chứng, có chúng sanh để độ, có chư Phật để thành. Chấp các thứ ấy đều có, nên nói chung là Pháp chấp. Nay rơ biết năm uẩn không, tức là căn, trần, thức vốn không, ngă và chúng sanh vốn không. Đă là vốn không th́ Mười hai nhân duyên như Vô minh v.v..., Tứ đế như Khổ v.v... đến như sáu độâ muôn hạnh cũng vốn không. Đó là nói rơ có bịnh mới cần thuốc không bệnh cần chi, nên nói Không trí cũng không đắc.

Đây là Bồ tát Đại thừa chỉ quán tự tâm xưa nay vắng lặng là thật trí trong lặng, lấy không tu làm chân tu, lấy không chứng làm thật chứng, lấy không chỗ được làm chân thực đắc, dưới không có chúng sanh để độ, trên không có chư Phật để cầu. Đây là v́ không chỗ được nên tâm không ngăn ngại v.v...

Duy năng triệt ngộ uẩn nguyên không,

Yểm dữ hân hề niệm đốn vong.

Hữu niệm khả tu vô niệm dược,

Bản vô khổ ách đắc hà công.

Chỉ cần triệt ngộ uẩn vốn không,

Chán với ưa chữ niệm dứt xong.

Hữu niệm nên cần thuốc vô niệm,

Vốn không khổ ách được chi công

4. PHẦN CHỨNG

Cứu cánh Niết Bàn

Giải thích: Sanh diệt đă diệt, tịch diệt hiện tiền.

Cứu cực căn trần tất cánh không,

Hư minh pháp tánh bản phi vong.

Đà đà viên tịch ly sanh diệt,

B́nh đẳng từ bi bất kế công.

Xét tột căn trần rốt ráo không,

Chẳng quên pháp tánh, sáng rỗng không.

Niết Bàn vắng lặng, ĺa sanh diệt,

B́nh đẳng từ bi chẳng kể công.

Ba đời chư Phật nương Bát Nhă ba la mật đa, nên được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Giải thích: Tâm là bản nguyên của chư Phật, là Phật tánh của hết thảy chúng sanh. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Nếu người muốn rơ biết tất cả Phật ba đời, phải quán tánh pháp giới tất cả do tâm tạo". Nên biết một môn quán tâm là mẹ của tất cả chư Phật.

Thập phương tam thế thiên nhân sư,

Diệc liễu duy tâm nhập nhứt như.

Vô thượng chánh chân viên giác hải,

Xuất sanh vô lượng chứng vô dư.

Mười phương ba đời, thiên nhân sư,

Cũng rơ duy tâm nhập nhứt như.

Biển giác chánh chân, là vô thượng,

Sanh ra vô lượng chúng vô dư.

B. GIẢI THÍCH MẬT GIÁO ĐẠI TỔNG TR̀

Đây là trong hiển có mật, phần sau th́ trong mật có đủ đức của hiển.

Nên biết Bát Nhă ba la mật đa, là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú.

Giải thích: Tâm nầy là môn đại tổng tŕ, nghĩa là bao gồm tất cả pháp, nắm giữ vô lượng nghĩa. Người tu hành chỉ cần y cứ tự tâm th́ bốn đức thảy đều viên măn.

Phá ngũ ấm ma chí Đại thần,

Liệt vô minh vơng, Đại minh chân.

Đường đường thượng xuất quần sanh biểu,

Đẳng tác quần sanh chánh đẳng nhân.

Đại thần phá dẹp năm ma ấm,

Xé lưới vô minh, thật Đại minh.

Nghi biểu đường đường hơn vạn loại,

Làm nhân chánh đẳng của quần sinh.

Hay trừ được tất cả khổ chân thật chẳng dối, nên nói chú Bát Nhă ba la mật đa.

Giải thích: Chú là từ bi thệ nguyện, nguyện lợi ḿnh, lợi người. Nương theo Bát Nhă nầy sở nguyện đầy đủ, thế nên Tâm Kinh nầy cũng gọi là Tâm Bát Nhă, cũng gọi là chú Bát Nhă. Người tu hành phải nên tin sâu, truyền bá rộng răi, chướng hết nguyện măn, mau thành chánh giác.

Chúng khổ nguyên ṭng vọng niệm sinh,

Niệm không thường tịch tánh thường minh.

Minh viên giác măn vô hư vọng,

Vọng cảnh nguyên vô cố bất kinh.

Các khổ vốn từ vọng niệm sinh,

Niệm không thường lặng tánh thường minh.

Sáng tṛn, giác trọn, không hư dối,

Cảnh vọng nguyên không nên chẳng kinh.

Liền nói chú rằng:

Đây tức là trong mật có đủ đức của hiển.

Giải thích: Chú, là mật ngữ của chư Phật. Mật, khiến người tu hành mau được như sở nguyện, là lời thành thật của chư Phật, nên cũng gọi là chân ngôn. Lời Phật chẳng tin th́ lời nào đáng tin? Lại cũng gọi là Thần chú, tha thiết tin tưởng chuyên tŕ th́ sự thần nghiệm rất mau.

Tiếng Phạn Đà la ni, dịch là Đại tổng tŕ, nghĩa là tổng tất cả pháp, tŕ vô lượng nghĩa. Chỉ riêng nói tŕ ắt nêu cả hai. Chỉ cần tin tưởng thọ tŕ th́ công đức bí mật viên măn chẳng nhọc nghĩ bàn.

Chú xưng mật ngữ nẫm oai linh,

Hiển giáo hàm trung cụ túy tinh.

Đản giải tâm không thường khẩu tụng,

Tùy thời hiển mật cộng viên minh.

Chú là mật ngữ thật oai linh,

Hiển giáo gồm trong đủ túy tinh.

Chỉ hiểu tâm không, thường miệng tụng,

Tùy thời hiển mật thảy viên minh.

YẾT ĐẾ YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ ĐỀ TÁT BÀ HA.

Khen rằng: Ba không nghĩa đủ, bốn đức công tṛn, tin nhận vâng làm, bồ đề nguyện măn.

Thanh thanh lưu xuất đại thần minh,

Bất thiệp tư lương loạn ư tinh.

Thiệt tướng quảng trường tâm diệu chsuyển,

Đương cơ mặc khế giá chân kinh.

Lời lời lưu xuất đại thần minh,

Loạn ư suy tư ắt chẳng tinh.

Tướng lưỡi rộng dài, tâm diệu chuyển,

Đương cơ thầm hợp với chân kinh.

Bát Nhă tâm kinh liễu nghĩa bạt hậu giải thích xong.

HÀNH THÂM BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA

Bài minh rằng:

Siêu t́nh tuyệt lự,

Ngữ mặc song vong.

Bát Nhă hiện tiền,

Tứ nghi bất khuyết.

Tâm kinh tâm chú khế huyền tham,

Hiển mật song tu lư thậm thâm.

Động tịnh nhứt như vô ngại pháp,

Tiền tam tam dữ hậu tam tam.

Vượt t́nh dứt lự,

Nói nín đều quên.

Bát Nhă hiện tiền,

Bốn nghi chẳng thiếu.

Tâm chú, tâm kinh hợp đạo mầu,

Hiển mật gồm tu lư thật sâu,

Động tịnh nhứt như, pháp chẳng ngại,

Trước ba ba sau lại ba ba.

Một câu sau cùng, pháp thế gian và xuất thế gian phô diễn chẳng hết. Tóm lại, trước sau thuần nhứt.

Nguyện đem công đức nầy,

Chan rải khắp tất cả,

Chúng sanh cùng chúng con,

Đều trọn thành Phật đạo,

Qui kính Đại Bồ tát Quán Tự Tại.

Hoàng triều Thiệu Trị năm thứ ba

Năm Quư Măo (1943)

Tháng mạnh hạ, ngày An cư viết

?

 

[mucluc][loidausach]

[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10]

[Trang chu] [Kinh sach]