BÁT NHĂ TÂM KINH TRỰC GIẢI
[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10]
PHẦN THỨ HAI: KỆ TỤNG (tt) IV. Giải Thích Kệ Bát Nhă Cổ đức Cao tăng nói kệ Bát Nhă: Trí tuệ vi thuyền tinh tấn cao, Linh đồng dụng lực xuất ba đào. Phiên thân trực đáo Bồ đề ngạn, Tản thủ qui lai minh nguyệt cao. Trí tuệ làm thuyền, tinh tấn sào, Linh đồng dùng sức vượt ba đào. Xoay ḿnh thẳng đến bên bờ giác, Buông thỏng tay về sáng trăng sao. Hậu học Sa môn Thanh Đàm Tỳ kheo Minh Chánh thích nghĩa. 1. PHẦN GIẢI THÍCHTrí tuệ vi thuyền tinh tấn cao Trí tuệ làm thuyền tinh tấn sào. Giải thích: Tiếng Phạn Bát nhă, dịch là Trí tuệ. Trí là tâm tánh có linh tri, biết thiện nên làm, biết ác nên dừng, gọi đó là trí. Tuệ là diệu tánh của sáu căn sáng suốt linh diệu, như mắt hay thấy gọi là kiến tuệ, tai hay nghe gọi là văn tuệ, cũng có nghĩa là tánh thấy, tánh nghe, cho đến ư hay suy tư, gọi là tư tuệ. Nhưng trí tuệ làm thể dụng lẫn nhau, nghĩa là tuệ tuy hay chiếu soi, nếu không trí th́ không thể phân biệt được thiện ác. Như các loài súc sanh trâu ngựa tuy có đủ tánh chiếu soi của sáu căn mà chỉ biết đói ăn khát uống. Ngoài ra không biết ǵ khác. Đó là có tuệ tánh thấy nghe mà si ngoan không trí phải vậy. C̣n như hết thảy các loài vô t́nh gỗ đá th́ mờ rỗng hoàn toàn không có trí tuệ. Lại như ngoại đạo tuy có sáu căn thông minh mà chẳng tin nhân quả thiện ác, không thể tự thấy bản tánh. Chỉ khoe sự thông minh cuồng tuệ của ḿnh, vọng sanh sự hiểu biết sai lệch, cho rằng con người chết rồi mất hẳn, chỉ một nguồn chân khí trở về thái hư. Đây cũng là hạng si ngoan tà kiến, cho nên dù đắc phi phi tưởng định sanh lên cơi trời phi phi tưởng, tuổi thọ lâu dài, báo hết trở lại đọa vào loài súc sanh. C̣n hạng phàm phu chúng sanh th́ đắm trước năm dục thế gian, chỉ biết có sự nghiệp trước mắt, nghĩa là người sống một đời đến sau khi chết chẳng biết có lư nhân quả thiện ác, luân hồi báo ứng. V́ chẳng biết có quả báo thiện ác của thân sau, nên gọi là chúng sanh phàm phu ngu si. Nay nói trí tuệ là v́ nó hay phá ngu si, tức là người tu hành hay tin biết nhân quả thiện ác mới siêng năng thực hành các điều thiện, xa ĺa các điều ác. Đây lấy sự giải thoát sanh tử luân hồi, tự độ độ tha thẳng lên bậc Chánh giác, đấy gọi là trí tuệ. Nhưng trí tuệ tuy đồng mà cửa vào của người tu hành th́ vô lượng. Bởi v́ căn tánh chúng sanh vô lượng, có lanh lợi, tŕ độn bất đồng và nghiệp cấu, phước lành của chúng sanh cũng có sai biệt vô lượng, chỉ có Phật mới có thể biết hết vô lượng nghiệp tánh của chúng sanh, nên nói pháp cũng vô lượng để thích hợp với mọi căn cơ. Trong vô lượng pháp môn lại có một pháp môn có thể thống nhiếp tất cả pháp môn và đó là chỉ cho pháp môn của trí tuệ Bát Nhă Tâm Kinh. Nếu người có lợi căn đại ngộ trí tuệ nầy th́ chẳng cần phải nhiều phương tiện, liền vào được Như Lai bảo minh không hải. Thế nên biết, trí tuệ nầy giống như ghe thuyền, nương nơi đó để độ chúng sanh qua biển khổ sanh tử. Đây nói Trí tuệ làm thuyền là nghĩa nầy vậy. Tinh tấn làm sào, trong sáu pháp ba la mật th́ Tinh tấn ba la mật là thứ tư, Trí tuệ ba la mật là thứ sáu. Trí tuệ ví như ghe thuyền, tinh tấn ví như cây sào. Nếu có thuyền mà không có sào th́ vĩnh viễn ở bờ sanh tử bên nầy, không thể đến bờ kia được. Cho nên cần phải có tinh tấn làm sào mới có thể vượt từ bờ sanh tử bên nầy sang bờ Niết Bàn bên kia, đó là nghĩa tinh tấn làm sào vậy. Linh đồng dụng lực xuất ba đào Linh đồng dùng sức vượt ba đào. Giải thích: Linh là tự tâm của đương nhân, tự tánh hư linh chẳng mờ tối tức là diệu tánh trong sáu căn. Trong các kinh gọi nó là Như Lai tạng tánh, hoặc gọi các Tánh chẳng sanh diệt, Chân như, Chân không, Linh giác, Linh tri, Phật tánh, Viên giác, Diệu tâm, Diệu minh nguyên tinh, Chân thức Phật tri kiến, Niết Bàn diệu tâm, Thật tướng các pháp, Pháp thể, Pháp tánh, Thanh tịnh Pháp thân, các danh hiệu nầy không thể nói hết được. Bát Nhă tâm kinh nầy gọi là Bát Nhă tâm, cũng gọi là Tướng không của các pháp, c̣n mật chỉ tức là ba chữ: Quán Tự Tại ở đầu kinh, hiển thị tức là ba chữ: Thời Chiếu Kiến, là Diệu tánh thấy nghe hay biết sáu căn của đương nhân. Đồng là tánh thanh tịnh không nhiễm vốn sẵn có, vốn thiện của lúc sơ sinh nghĩa là tự tánh vốn tự thanh tịnh, nhân v́ chạm cảnh gặp duyên, vật dục xen vào che phủ, chợt sanh vọng tâm, chạy theo tham ái, nên bị sáu trần mê hoặc, vô minh phủ che, thành ra ô nhiễm. Sao gọi là ô nhiễm? Chính là tự tâm khởi tham sân si, gọi là ô nhiễm. Nếu như ngộ được tâm cảnh đều không, chẳng sanh tham ái, th́ căn tánh bản nhiên thanh tịnh, đó là đồng chân. Ví như lúc c̣n thơ bé chưa biết danh lợi tham dục, nên gọi là Đồng tử. Căn tánh ví như trẻ thơ nên gọi là Đồng chân. Nay giữ tánh đồng chân, nên gọi là Linh đồng. Thế nên hai chữ Linh đồng tức là tự tâm chúng ta hiện tại thấy nghe lóng lặng tịch chiếu vậy. Kinh Lăng Già gọi đó là Đại viên cảnh trí, Kinh Lăng Nghiêm gọi đó là Căn viên thông, cũng tức là câu trước nói rằng: Trí tuệ. Dùng sức tức là hết sức siêng năng. Bởi v́ chướng vô minh nặng, gốc phiền năo sâu, tâm ch́m nặng tham ái như ḍng nước sông to đang chảy xiết, nên gọi là sông ái. Nghiệp nhân khổ quả tích tụ như biển cả sâu rộng không bờ mé, nên nói là biển khổ. Nghiệp khổ vô minh phiền năo tham ái là như thế đó. Lại từ nhiều kiếp đến nay, chẳng biết chẳng hay th́ sông biển cũng không sánh được với sự sâu rộng của tham ái. Nếu người tu hành tự ỷ ḿnh có trí tuệ mà chẳng siêng năng, dầu có siêng năng mà chẳng dùng hết sức ḿnh cũng không thể ra khỏi sông ái biển khổ mênh mông. Cho nên xin nhắn gởi đến các người có trí tuệ phải cầm sào tinh tấn, hết sức cầu vượt đến bờ bên kia nên nói là dùng sức. Vượt ba đào, nước nổi sóng cuồn cuộn gọi là ba đào. Sóng nhỏ ở sông gọi là ba, sóng to ở biển gọi là đào. Ba, sóng nhỏ, ví như các thứ khổ nhỏ sanh lăo bịnh tử, năm tướng suy và tám thứ khổ của trời người. Đào, sóng to ví như các thứ khổ lớn của các loài ở Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Tại Trời Người mà chẳng siêng tu trí tuệ th́ trước tiên chịu khổ nhỏ rồi sau đó sẽ bị khổ lớn, sáu nẻo luân hồi không có lúc ra khỏi. Thương thay! Thật đáng sợ! Nhưng ba đào của nước, nhân gió mà khởi th́ ba đào là sự nhiễu động của nước. Ba đào của chúng sanh trong sáu đường do nghiệp, nghiệp ấy như gió, nên nói là gió nghiệp chiêu cảm. Quan sát kỹ chỗ khởi của gió nghiệp là vô minh vọng động, tham ái lăng xăng của tâm, nên biển tánh chẳng lóng lặng, th́ nổi sóng khổ năo chẳng dứt. Nay người tu hành muốn dứt khổ ấy, trước tiên phải y nơi trí tuệ, dứt được nhân vô minh, diệt trừ tham ái th́ thức tánh tṛn sáng trong lặng, bao hàm cả hư không giới. Lúc ấy sông ái biển khổ c̣n không có tên huống là có dấu vết ǵ. Sông biển đă không, ǵ là ba đào? Thế nên chỉ cần trừ tham ái th́ các khổ tự dứt. Tham ái kết chặt vào nhân t́nh rất khó mà trừ khử, cần phải dùng hết sức mới có thể trừ được nó. Đó là nghĩa Linh đồng dùng sức vượt ba đào. Phiên thân trực đáo Bồ đề ngạn Xoay ḿnh thẳng đến bên bờ giác. Giải thích: Xoay là chuyển, nghĩa là chuyển tri kiến chúng sanh để mở tri kiến Phật, tức là chuyển ngu thành trí, chuyển Phàm thành Thánh, chính là nghĩa hồi quang phản chiếu, cũng là nghĩa bội trần hướng giác. Thân ḿnh là tự thể của Linh đồng, tức là tánh trạm nhiên trong căn. Căn tánh mê chạy theo tham ái tức là phàm phu. Nếu tự ngộ được căn tánh ĺa bỏ tham ái, tức là trí tuệ, là Thánh. Thế nên biết, Trí cùng với Ngu, Phàm cùng với Thánh, chưa từng có ngăn cách, chỉ do mê ngộ mà chia đó thôi. Cổ đức nói: "Niệm trước mê tức chúng sanh, niệm sau ngộ tức Phật". Bỏ mê về ngộ tức là nghĩa xoay ḿnh. Thẳng đến bên bờ giác. Thẳng đến tức là quyết chí tiến lên, niệm niệm không lùi. Lại cũng chẳng rơi vào tà kiến, tà giải, cũng chẳng ở giữa đường thành cuồng, cũng chẳng c̣n ở trong sự dụ dự giải đăi mà sanh mơi mệt chán năn. Chỉ tinh tấn tiến tới, gọi là thẳng đến. Thẳng đến bên bờ giác, nghĩa là người tu hành y nơi trí tuệ, phàm có tất cả thiện căn công đức chẳng nguyện hồi hướng về phước báo nhân thiên, chẳng cầu Niết Bàn của Tiểu thừa, Nhị thừa, chỉ nguyện hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cực quả cứu cánh Niết Bàn, gọi là cứu cánh thành Phật vậy. Tản thủ qui lai minh nguyệt cao. Buông thỏng tay về sáng trăng sao. Giải thích: Tay là nghĩa chấp trước phan duyên tham ái một cách kiên cố. Nay nói buông tay là dùng trí tuệ soi thấy rơ biết năm ấm đều không, hẳn rằng thân tâm vô ngă, sáu trần ngoại cảnh là do mắt mỏi hiện ra, giống như hoa đốm giữa hư không, chẳng có thật thể, cho đến ba cơi sáu đường cũng như không hoa mộng huyễn. V́ biết không ngă, không nhân, không chúng sanh nên không c̣n chấp trước phan duyên, đó là hoàn toàn ĺa tướng thọ giả, ắt biết một tâm chẳng sanh, là nghĩa buông tay. Trở về nghĩa là vốn từ không mà đến, trở về cũng về nơi không. Nhưng ở đây nói không là chân không. Tánh không tṛn sáng, nhưng chẳng phải là ngoan không của sự hỗn độn hư vô. Trăng sáng tức là tánh không tṛn sáng như mặt trăng rằm tṛn sáng soi khắp mười phương, dụ như trăng sáng. Cao là địa vị cao cả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ba thân hiển bày trọn vẹn, mười hiệu đủ đầy, muôn hạnh trang nghiêm, là bậc Lưỡng túc hùng tôn, là cao tột trong cái cao vậy. Nghĩa của câu: buông thỏng tay về sáng trăng sao là như thế. 2. Phần Giải Nghi: Hỏi: Bồ tát tu lục độ vạn hạnh mới chứng bồ đề, nay sao chỉ nói trí tuệ và dùng tinh tấn trợ giúp mà đến được cảnh giới bờ bên kia? Đáp: Người có trí tuệ, tự biết thân tâm là hư giả, bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng phải có, nên chỉ kiên cố trí tuệ mà chẳng yêu tiếc thân mạng, huống là tiền của, vật quí, siêng năng tu hành pháp Phật mà chẳng sanh nhàm mỏi, đó là chân thật bố thí. Người có trí tuệ, biết thân là huyễn, không có ngă tưởng. Thân ḿnh c̣n thế, thân người cũng vậy. Sáu trần ngoại cảnh đều là hoa đốm trong hư không. Đă biết là không hoa huyễn có th́ chẳng c̣n phan duyên tham ái để khởi tâm thuận nghịch thương ghét sân si, ấy là chân thật tŕ giới. Người có trí tuệ rơ biết thân tâm vô ngă, ngoại cảnh vô nhân, không ḿnh không người tức là không có thị phi. Không ḿnh không người th́ ta đâu có nhục, huống chi ta cũng vô ngă th́ ai mà chịu nhục, mà gọi là nhẫn nhục. Không ḿnh không người nầy là chân thật nhẫn nhục. Người có trí tuệ, chỉ dùng trí của ḿnh tự chiếu soi, trong sốt mười hai thời ngày đêm chẳng quên tự chiếu soi. Thể chiếu soi hiện tiền tṛn sáng độc lập, chẳng bị vọng trần làm mê hoặc, đó là chân thật tinh tấn. Người có trí tuệ, chẳng bị trần làm mờ tối, chẳng bị vọng mê hoặc. Trí như trời cao vốn sáng, tuệ như biển cả nguyên lặng, tuy động tịnh qua lại mà thể tánh linh giác vẫn lặng lẽ chẳng động, đó là chân thật thiền định. Người có trí tuệ sáng suốt riêng soi, rơ ràng thường biết, thanh tịnh tṛn sáng cùng khắp pháp giới. Người ngộ được như thế gọi là chân thật trí tuệ. Thế nên biết y nơi trí tuệ th́ lục độ vạn hạnh cho đến hết thảy Phật pháp đều đầy đủ ở trong đó. Thành thật mà nói th́ Bát Nhă là mẹ chư Như Lai, thật đáng tin thay! Cổ Đức cao tăng nói bốn câu kệ Bát Nhă đă giải thích xong. Kinh Lăng Già chú thuyết bốn trí quán duy tâm thức là pháp quán chuyển tám thức thành bốn trí của Bồ tát Mă Minh, nói về ba tánh như sau: - Chân như là Viên thành thật. - Nghiệp thức là Y tha khởi. - Chuyển thức, hiện thức và phân biệt sự thức là Biến kế chấp. a. Dứt diệt tướng vô minh Ngũ nhăn thanh tịnh chẳng nhiễm tức là Tướng Tông chuyển năm thức trước làm Thành sở tác trí. Thành sở tác trí tức là năm thức nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân tuy chiếu cảnh mà chẳng nhiễm, như gương soi vật, chẳng nhận cũng chẳng chống, rơ ràng tṛn sáng, tùy ứng liền hiện là Thành sở tác trí. b. Dứt dị tướng vô minh Niệm không tướng khác, nên không có cái ǵ mà chẳng khắp biết, là chuyển thức thứ sáu thành Diệu quan sát trí. Diệu quan sát trí tức là ư thức không có niệm phân biệt, nên niệm không có tướng khác, tức là thức của năm căn trước cùng với ư thức thanh tịnh đồng sáng, tùy theo sáu trần đến liền hiện, biết khắp tất cả, ấy là Diệu quan sát trí. c. Dứt Trụ tướng vô minh Niệm không tướng trụ, tức là niệm không kẹt vào tư lương đối với tướng của sáu trần, cho đến chẳng trụ sanh tử, chẳng trụ Niết Bàn. Động loạn tức sanh tử, tịch tịnh tức Niết Bàn. Nay đều ĺa cả hai động và tịnh mà b́nh đẳng soi khắp th́ tức chiếu mà tịch đó là chẳng trụ tướng động, tức tịch mà chiếu đó là ĺa tướng tịnh. Tất cả các sự sanh diệt, có không, động tịnh, sáng tối, sắc không đều b́nh đẳng chiếu khắp, gọi là B́nh đẳng tánh trí. B́nh đẳng tánh trí, tức là chuyển thức thứ bảy thành B́nh đẳng tánh trí. Do từ vô thủy đến nay thức thứ bảy bên trong chấp thức thứ tám làm ngă, ngoài chấp các pháp, ấm, nhập, xứ, giới v.v... năm ấm, bốn đại, sáu trần làm cảnh giới tự thọ dụng, gọi là pháp chấp. Nay quán các pháp chỉ do tâm hiện, nên biết trong ngoài chỉ do tâm, há lại đem tâm chấp lấy tâm! Nếu yêu trong ghét ngoài là tâm lại ghét tâm. Nhưng các pháp là do vọng tưởng huyễn hiện, trong ngoài vốn không, tuy có mà chẳng phải thật. V́ biết trong ngoài chỉ là tâm, nên không thương ghét, ĺa cả hai chấp Ngă và Pháp ấy gọi là B́nh đẳng tánh trí. d. Dứt sanh tướng vô minh Chuyển tạng thức thức thứ tám thành Đại viên cảnh trí, tức là Như Lai tạng tâm là Tự giác thánh trí, là Niết Bàn diệu tâm. Thức nầy hiện ở nơi năm căn không lúc nào chẳng có, cũng gọi là chân như thức, ấy là Đại viên cảnh trí. Đại viên cảnh trí, tâm tánh vốn thanh tịnh, nhân bị vô minh huân tập, niệm che lấp, nay chỉ dùng chân như b́nh đẳng quán th́ chánh niệm của ly niệm đồng hư không giới. Nên biết hư không tức tâm, tâm tức hư không. Tâm hư không là gương sáng tṛn lớn không chỗ nào chẳng soi, tất cả ba cơi, bốn loài sanh, sáu đường cho đến cơi Phật ở mười phương, chư Phật Bồ tát tất cả hiền thánh đều là huyễn ảnh hiện trong gương tâm. Hăy lặng lẽ tự quán, đây là đạo lư ǵ? Tất cả các pháp chẳng ngoài tướng phần và kiến phần. Nhưng đều là do tự chứng phần của tạng thức chuyển biến, thật giống như h́nh ảnh hiện trong gương. Hàn sơn tử nói: Nam nhi đại trượng phu Tác sự mạc măng lỗ. Kính đĩnh thiết thạch tâm, Trực thú bồ đề lộ. Tà đạo bất dụng hành, Hành chi chuyển tân khổ. Bất dụng cầu Phật quả, Thức thủ tâm vương chủ. Nam nhi đại trượng phu, Làm việc chớ lỗ măng. Tâm sắt đá vững vàng, Thẳng bẳng trên giác ngạn. Đường tà chớ nên đi, Nếu đi càng cay đắng. Chẳng cần cầu quả Phật, Tự làm chủ tâm đăng. Kệ chuyển tám thức thành bốn trí. THÀNH SỞ TÁC TRÍNgũ căn viên trạm tánh hư minh, Trí cảnh thường quang độc diệu linh. Vạn tượng ư trung tŕnh hữu tướng, Tịch nhiên giám chiếu oánh chân tinh. Năm căn tṛn lặng tánh hư minh, Gương trí thường soi ánh sáng linh. Muôn tượng ở trong bày tướng có, Lặng yên soi chiếu rạng chân tinh. DIỆU QUAN SÁT TRÍƯ thức duy minh niệm lự hưu, Ngũ căn tùy tức các châu lưu. Lục trần đối chí giai trung hiện, Quảng đại hàm dung diệu trí châu. Ư thức sáng ngời niệm lự tan, Năm căn theo đó dụng vô vàn. Sáu trần đối chiếu nguyên trong hiện, Trí ngọc nhiệm mầu rộng thênh thang. B̀NH ĐẲNG TÁNH TRÍNiệm vô trụ tướng tắc tâm không, B́nh đẳng viên minh tịch chiếu thông. Sanh tử Niết Bàn câu bất trụ, Đường đường độc lộ quách hư dung. Niệm không trụ tướng ắt tâm không, B́nh đẳng sáng tṛn tịch chiếu thông. Sanh tử Niết Bàn đều chẳng trụ, Sờ sờ bày hiện thái hư đồng. ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍTạng thức như như hiện ngũ căn, Tùy thời chiếu ứng nhứt nguyên chân. Đản năng ly niệm hàm không giới, Nhứt thiết giai vi huyễn ảnh trần. Tạng thức như như hiện ngũ căn, Tùy thời chiếu ứng nhứt nguyên chân. Chỉ hay ĺa niệm trùm không giới, Tất cả đều như bóng huyễn trần. ? |