KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Giảng Giải
[mucluc][p1][p2-c1][p2-c2][p2-c3]
[p3-c1][p3-c2][p3-c3-a1][p3-c3-a2][p3-c3-a3][p3-c3-a4][p3-c3-a5]
B. GIẢNG GIẢI I. LỜI TIỂU DẪN: KHẮC IN LẠI SÁCH KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT Sách này đặt tên “Kiến Tánh Thành Phật”, nghĩa là sao ? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lư thật của nó. Như kinh nói: “V́ muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật”. Người nhận thấy lư đó th́ có thể thành Phật. C̣n mê nó th́ ta cũng không hề mất. Bởi tự tánh sâu lắng, bản tâm trong lặng, cao vút tồn tại một ḿnh, cao vượt thoát không ǵ ngoài. Mới biết, tất cả hàm linh đều có đủ đức tánh Như Lai, do v́ chúng sanh chướng sâu tuệ cạn, nên dùng hàng ngày mà chẳng tự thấy. Vậy nên Đức Năng Nhân thầy ta rất thương xót chúng sanh luân hồi măi nơi khổ thú, một ḷng v́ việc cứu khổ mà dạy cho họ minh tâm kiến tánh. Cũng như nhà Nho chúng ta v́ “thành đức” dạy cho người cùng tột lư tánh, chỉ là một đạo lư thôi. Sách này đặt tên “Kiến Tánh Thành Phật” nghĩa là sao ? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lư thật của nó. Hỏi tại sao sách này đặt tên là Kiến Tánh Thành Phật, th́ được giải thích v́ muốn cho người ngưỡng mộ tên này và cần nhận được lư thật của nó. Nghe nói Kiến Tánh Thành Phật ai cũng mong muốn được Kiến tánh thành Phật. Đây là cách gây ấn tượng mạnh cho mọi người thích thú muốn tu. Kế tiếp là dẫn câu V́ muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật trong Kinh Pháp Hoa để làm chứng. Nhập Tri Kiến Phật hay thành Phật không khác. Chúng ta học Kiến tánh thành Phật sẽ thấy một lối đi, nhận ra bản tánh của ḿnh là được thành Phật, đó là cái căn bản của quyển sách. Thế nên đây mới nói Người nhận thấy lư đó th́ có thể thành Phật. Lư đó tức là lư Kiến tánh th́ có thể thành Phật. C̣n mê nó th́ ta cũng không hề mất. Bản tánh ḿnh vốn có sẵn, nếu nhận ra nó th́ ḿnh thành Phật, nếu ḿnh quên nó th́ nó cũng không mất. Tại sao vậy ? Bởi tự tánh sâu lắng, bản tâm trong lặng, cao vút tồn tại một ḿnh, vượt thoát không ǵ ngoài. Đây giải thích tại sao bản tánh không mất. V́ bản tánh sâu lắng, hằng trong sáng lặng lẽ, cao vút, c̣n măi, chỉ có một ḿnh, không có ǵ ở ngoài nó được. Như vậy bản tánh có sẵn nơi mọi người không bao giờ mất, nhưng nó quá yên lặng hằng trong sáng, nhận ra nó là cái nhân thành Phật, nếu quên nó th́ nó cũng hằng hữu không bao giờ mất. Mớùi biết, tất cả hàm linh đều có đủ đức tánh Như Lai, do v́ chúng sanh chướng sâu tuệ cạn, nên dùng hằng ngày mà chẳng tự thấy. Đây nói rơ tánh Phật có sẵn trong tất cả hàm linh (chúng sanh), cho nên nói tất cả hàm linh đều có đức tánh Như Lai. Do v́ chúng sanh chướng sâu tuệ cạn tức là phước duyên thô thiển. Tất cả quí vị ở đây có thấy ḿnh chướng sâu tuệ cạn không ? Chắc ai cũng biết ḿnh chướng th́ sâu mà tuệ th́ cạn, nên có tánh Phật sẵn mà không nhận ra. Chúng sanh cũng vậy, v́ chướng làm che ngăn trở ngại, trí tuệ th́ cạn mỏng nên không phá thủng được cái chướng sâu dày, do đó không thấy được tánh Phật của ḿnh. Vậy nên Đức Năng Nhân thầy ta rất thương xót chúng sanh luân hồi măi nơi khổ thú, một ḷng đem việc cứu khổ dạy cho họ minh tâm kiến tánh. Đức Năng Nhân là chỉ cho Phật. Ngài thương chúng sanh đang măi chịu luân hồi trong sáu nẽo, đem tấm ḷng chân thành ra lo việc cứu khổ chúng sanh, bằng cách dạy cho họ được minh tâm, phá thủng cái màng chướng sâu để nhận ra bản tánh của ḿnh. Cũng như nhà Nho chúng ta v́ thành đức dạy cho người cùng tột lư tánh, chỉ là một đạo lư thôi. Thời nhà Lê là thời trọng Nho khinh Phật, bấy giờ vua Lê Hy Tông vừa tỉnh ngộ theo Phật, nên ngài Chân Nguyên hay các vị học Phật thời đó muốn nói giáo lư đạo Phật cho quần chúng nghe, thường dẫn Nho làm chứng để cho họ tin, do đó mà có câu này. Tôi có một người bạn tâm đắc, nhân nói với nhau: Chúng ta mang tên Tỳ-kheo, từ lâu đă kết chặt nghiệp tập huân nhiễm, tự bỏ của cải nhà ḿnh đi làm khách lang thang, chẳng hay biết châu báu trong áo, không lạ ǵ chẳng thấy tánh ! Dù có mà người chẳng khéo nhận thấy tự tánh ấy mới ngầm khiến bậc Tiên đức tŕnh thuật lại sách này. Bởi chẳng biết ḿnh có khả năng ấy, đâu khỏi phạm vào lời răn nhắc: “Khi nói đến tâm tánh th́ trừng mắt nh́n nhau ?” Trong lời Tiểu Dẫn ngài Diệu Trạm nói: Tôi có một người bạn tâm đắc, nhân nói với nhau: Chúng ta mang tên Tỳ-kheo, từ lâu đă kết chặt nghiệp tập huân nhiễm, tự bỏ của cải nhà ḿnh đi làm khách lang thang, chẳng hay biết châu báu trong áo, không lạ ǵ chẳng thấy tánh. Qua câu nói của ngài Diệu Trạm chúng ta cảm thấy đau thống thiết, v́ ḿnh đă xuất gia làm Tỳ-kheo mà lâu nay cứ kết chặt nghiệp, huân nhiễm theo tập tục thế gian rồi tự bỏ của cải nhà ḿnh làm khách đi lang thang cầu thực, trong áo có sẵn hạt châu vô giá mà không biết. Có châu mà không biết th́ chuyện không thấy tánh không có ǵ là lạ, nhất định là phải như vậy. Lời nói của ngài Diệu Trạm và bạn Ngài ở thời nhà Lê, chúng ta thấy xót xa, xét lại tu sĩ chúng ta ngày nay có giống các Ngài không ? Đây là một câu hỏi để ḿnh tự nghiệm. Dù có mà người chẳng khéo nhận thấy tự tánh ấy mới ngầm khiến bậc tiên đức tŕnh thuật lại sách này. Mặc dù chúng ta có sẵn tánh Phật là của báu mà không nhận thấy, thế nên khiến cho các bậc tiên đức (tiên đức chỉ cho ngài Chân Nguyên) mới viết ra sách này để nhắc cho chúng ta nhớ. Bởi chẳng biết ḿnh có khả năng ấy, đâu khỏi phạm vào lời răn nhắc: “Khi nói đến tâm tánh th́ trừng mắt nh́n nhau?”. Khi hỏi thế nào là chân tâm thế nào là Phật tánh th́ trừng mắt mà nh́n chớ không thể trả lời được, như câm như điếc. Đó là đoạn văn, trước hết ngài Diệu Trạm tŕnh bày lư do tại sao cuốn sách này tên là Kiến Tánh Thành Phật. Kế tiếp Ngài nêu lên lư do tại sao Thiền sư Chân Nguyên phải viết cuốn sách này. Bản sách này, tôi được trưởng lăo Chính Giám viện chùa Vĩnh Nghiêm tặng cho. Cuối lời tựa thấy có ghi: “Đời Lê, niên hiệu Chính Hoà thứ 19 (1698), in tại chùa Long Động”, th́ biết khoảng cách từ đời Trần đến đời Hậu Lê ít có người nhận được tông chỉ vậy. Khoảng ba trăm năm sau từ cuối đời Trần đến cuối đời Lê, tông chỉ Thiền ít người nhận được nên Thiền sư Chân Nguyên mới cố gắng viết ra quyển Kiến Tánh Thành Phật này. Tổ sư Tuệ Đăng của chúng tôi sợ rằng càng lâu càng thất truyền, nên Ngài biên soạn tập sách này, cùng lời biện biệt để chỉ bày. Hăy xem bài tựa ban đầu, lời đơn sơ mà đầy ư vị, chất phác mà có văn vẻ. Chỗ trước thuật vừa khuyên người, lại mở bày nghĩa ẩn chứa sâu kín, nói th́ gồm cả phước hữu vi, lời th́ mang đầy hương vị kiến tánh. Đó là nghĩa tiếp nối bậc Thánh từ trước, mở mang cho người về sau. Thiền sư Chân Nguyên có hai hiệu, một hiệu Chân Nguyên và một hiệu Tuệ Đăng. Ngài sợ Thiền tông lâu ngày bị thất truyền, tức là từ đời Trần trở về sau xa dần dần, người đời không c̣n nhận được bản tâm, không thấy được bản tánh nên Ngài mới biên soạn quyển Kiến Tánh Thành Phật cùng những lời biện biệt để chỉ bày. Ngài Diệu Trạm tán thán Thiền sư Chân Nguyên rằng, Ngài sợ Thiền tông đời Trần bị thất truyền nên Ngài mới viết cuốn sách này để giảng dạy, biện biệt cho mọi người biết được ư nghĩa. Muốn biết chỗ này chúng ta hăy xem Lời tựa ở sau. Ngài Diệu Trạm nói Lời tựa tuy đơn sơ mà đầy ư vị, tuy chất phác mà có văn vẻ. Chỗ trước thuật của Ngài vừa khuyên người, lại mở bày ư nghĩa ẩn chứa sâu kín. Như ở trước tôi nói, trong đây v́ để thích hợp với người b́nh dân nên Ngài nói về phước hữu vi là lập đài Cửu phẩm liên hoa, niệm Phật cầu văng sanh hay in Kinh sách. Tuy nói về pháp hữu vi nhưng chứa đầy ư nghĩa kiến tánh. Ngài làm như vậy là Ngài tiếp nối tinh thần của những bậc Thánh trước và cũng để mở mang cho người sau đồng nhớ hiểu để tu hành. Song, với người đồng đạo khi thưởng thức ư vị sách này, hoặc có nhận lấy được điều ǵ, th́ cũng như một phen trợ giúp cho việc đi xa, lên cao, chớ cho rằng sách này không thể học theo mà phủ nhận đi. Đời nay đă cách xa, lời nói cũng bị mai một, sách này chẳng c̣n được lưu hành, nên nương theo bản cũ kính cẩn khắc in lại để truyền rộng ra. Nhưng bản cũ nét chữ đơn giản và cẩu thả, nay có tạm sửa lại cho đúng. Pháp sự này đă hoàn thành, tạm mượn ít lời vụng về để tỏ bày duyên khởi, đâu dám nói là Lời tựa ! Chùa Pháp Vũ, cuối thu năm Đinh Dậu Hậu học Tỳ-kheo Diệu Trạm Kính ghi ? Bản được cất giữ tại chùa Pháp Vũ, thôn Quảng Nội, xă Đồng Lại, tổng Đông Cao, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Mùa an cư kiết hạ, tại am Lan Nhă Thiền Dược, bên mé Đông chùa Hoa Yên, núi Yên Tử, Ḥa thượng Tuệ Đăng Chân Nguyên hiệu san. Qua hai ḍng trên của Lời tựa chúng ta biết thêm am Thiền Dược nằm bên mé Đông chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử chớ không phải ở dưới chùa Long Động. Đoạn này ngài Diệu Trạm nói lên lư do mà Ngài in lại quyển Kiến Tánh Thành Phật này và viết Lời tiểu dẫn. Ngài nói rằng với người đồng đạo khi thưởng thức ư vị sách này, hoặc nhận hiểu được điều ǵ th́ cũng như đi xa hay lên cao mà có được sự trợ giúp, đó là cái tốt. Vậy chớ cho rằng sách này không thể học theo mà phủ nhận nó. Chúng ta phải biết sách này giúp cho chúng ta phần nào trong việc đi xa là tu tiến đến Phật quả và việc lên cao là giải thoát sanh tử, đừng nghĩ rằng quyển sách này không có lợi ích, bỏ đi th́ rất uổng. Bởi v́ đời nay đă cách xa, lời nói cũng bị mai một, sách này chẳng c̣n được lưu hành. Từ đời Lê tới đời Nguyễn sau này, quyển Kiến Tánh Thành Phật càng ngày càng không được người biết tới, nên bị mai một, v́ vậy mà ngài Diệu Trạm cho in tái bản để cho mọi người đọc. Đó là lần tái bản ngài Diệu Trạm ghi Lời tiểu dẫn. ] |
[mucluc][p1][p2-c1][p2-c2][p2-c3]
[p3-c1][p3-c2][p3-c3-a1][p3-c3-a2][p3-c3-a3][p3-c3-a4][p3-c3-a5]