[Trang chu] [Kinh sach]

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT

Giảng Giải

[mucluc][p1][p2-c1][p2-c2][p2-c3]

[p3-c1][p3-c2][p3-c3-a1][p3-c3-a2][p3-c3-a3][p3-c3-a4][p3-c3-a5]


B. GIẢNG GIẢI (tt)

III. KỆ KIẾN TÁNH: (tt)

Nếu luận về pháp văn tự đó là Phật trước, pháp sau. V́ sao ? Bởi chư Phật lúc tột ban đầu tu hành, là tự chứng căn bản trí tuệ, pháp tánh tịch diệt mà được thành Phật. Đến khi thành Phật xong, mới nương nơi hóa thân trăm ức ở cơi biến hóa, vận dụng thần thông, thị hiện mọi thứ, sau đó nói rộng các thứ ngôn từ, các thứ thí dụ, các thứ cơ quan, các thứ nghĩa lư, sắn b́m lá bối, kết tập văn tự, nương sự mà đặt tên, kinh này luận nọ, sắp xếp thứ tự rồi gom lại làm từng quyển, thành tạng kinh mười hai bộ, rồi để lại lời dặn ḍ, lưu truyền ở đời, mở rộng phương tiện chỉ đường, chỉ lối mà tiếp hóa chúng sanh.

Nếu căn cứ vào ba tạng giáo điển th́ Phật có trước, pháp có sau, v́ đức Phật Thích Ca thành Phật rồi mới thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Pháp do Phật nói được ghi chép lại thành pho thành quyển, đó là Phật trước pháp sau. Trong đoạn này có những từ ngữ hơi khó hiểu đó là “sắn b́m lá bối”. Ngày xưa ở Ấn Độ ghi chép những lời Phật dạy trên lá bối rồi kết lại thành thiên. Sau này con người văn minh tiến bộ, sản xuất giấy mực, những lời Phật dạy được in trên giấy thành quyển hẳn hoi, lưu truyền cho chúng ta học đến ngày nay. Chữ sắn b́m là chỉ cho những dây leo, ư nói những lời Phật dạy dù được ghi chép để lại thành ba tạng Kinh, Luật, Luận, cũng chỉ là phương tiện để cho chúng sanh nương theo tu hành, nó không phải là Pháp thân chân thật của chúng ta.

Lời Phật dạy được kết tập lại thành tạng gồm mười hai bộ.

1- Khế kinh: Là những lời Phật dạy đúng với chân lư được ghi lại bằng văn xuôi.

2- Ứng tụng: Khi có duyên cớ ǵ đó, Phật phát lên những lời tụng.

3- Kư biệt: Thọ kư riêng từng đệ tử tu hành bao nhiêu kiếp thành Phật ở đâu...

4- Trùng tụng: Khi giảng xong bài kinh, Phật lập lại ư trên bằng bài tụng.

5- Tự thuyết: Phật tự kêu các Tỳ-kheo lại thuyết giảng, không chờ thưa hỏi.

6- Nhân duyên: Tùy theo nhân duyên mà Phật giải thích về nhân duyên các pháp.

7- Thí dụ: Khi giảng muốn cho dễ hiểu Phật cho ví dụ.

8- Bổn sự: Kinh kể lại những đời quá khứ của Ngài.

9- Bổn sanh: Kinh Phật kể lại những đời quá khứ của đệ tử.

10- Phương quảng: Những bài kinh có ư nghĩa rộng lớn.

11- Vị tằng hữu: Kinh nói lên điều chưa từng có ở đệ tử. Ví dụ ngài A-nan là thị giả chưa từng có. Phật cần cái ǵ vừa ngó là Ngài biết đem tới liền.       

12- Luận nghị: Kinh bàn luận, phán đoán đúng sai, chân giả để cho người học nắm vững để tu.

Mười hai bộ kinh không phải là mười hai bộ riêng biệt, mà là mười hai thể loại nói kinh của Phật, trong một quyển kinh có nhiều thể  loại  như kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm... Trong kinh có mỗi phần riêng nói về lư nghĩa riêng gọi là một bộ. Kinh điển có mấy ngàn quyển, Phật nói không ngoài mười hai thể loại này.

Chúng sanh ban đầu nương theo kinh giáo mà xuất gia học đạo, minh tâm kiến tánh, thành công chứng quả, đây là Phật trước pháp sau. Nếu người lượng cao, đủ đại trí tuệ, liền chóng ngộ trí tự nhiên, không Phật, không kinh, không thầy, Pháp thân vốn rỗng lặng, cùng Phật b́nh đẳng, quán thật tướng của thân, quán Phật cũng vậy. Bởi, quán thật tướng của thân, tức là Pháp thân rỗng rang diệu hữu, Phật và ta đều vô tướng, trong lặng nhiệm mầu, nhất như, tṛn đồng thái hư, chân không b́nh đẳng. Dù học ngàn kinh muôn luận, rốt ráo cũng không vượt ngoài lư này, cuối cùng là viên chứng Phật Pháp thân.

Chúng sanh nương theo Pháp Phật dạy tu hành ngộ đạo chứng quả Phật cũng gọi là Phật trước pháp sau. Nếu người nào có trí tuệ rộng lớn, chóng ngộ trí vô sư không Phật không kinh, không thầy, Pháp thân vốn rỗng lặng, cùng Phật b́nh đẳng. Chúng ta học tất cả Kinh tất cả Luận và tu để chứng được  Pháp  thân, Pháp  thân  th́  không c̣n ngôn ngữ, không c̣n giáo lư để học, chỉ là thể tánh tịch diệt sẵn có của tất cả chúng ta. Phật chứng được Pháp thân, chúng ta tu cũng chứng được Pháp thân, đó là chỗ b́nh đẳng rốt ráo.

            Pháp giới bao trùm Cực lạc đường,

            Đến cùng biển giác sáng tṛn chung.

            Như như diệu trạm không thừa thiếu,

            B́nh đẳng Di Đà chiếu mười phương.

Âm :

            Pháp giới hàm dung Cực lạc đường,

            Đáo đầu giác hải cộng viên quang.

            Như như diệu trạm vô dư khiếm,

            B́nh đẳng Di Đà chiếu thập phương.

Pháp giới bao trùm Cực lạc đường, đến cùng biển giác sáng tṛn chung. Quyển Kiến Tánh Thành Phật chủ yếu giảng về Thiền, nhưng đến đây Ngài nói về Cực lạc. Cơi Cực lạc là đích nhắm của người tu Tịnh độ, tuy nhiên theo cái nh́n của Thiền th́ “Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ”, Cực lạc Ngài nói ở đây là lư Cực lạc, cho nên pháp giới bao trùm nhà Cực lạc,  Cực lạc không rời pháp giới, đến chỗ cuối cùng th́ chung một giác tánh trong sáng chớ không có riêng.

Như như diệu trạm không thừa thiếu, b́nh đẳng Di Đà chiếu mười phương. Pháp giới bao dung không thiếu không dư, tự tánh Di Đà ai cũng có, và soi sáng khắp mười phương. Như vậy theo cái nh́n của Thiền sư Chân Nguyên đứng về mặt lư tánh th́ Thiền và Tịnh không hai, không khác.

Kinh nói: “Phàm cái ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”. Ứng Phật, Hóa Phật, ba mươi hai tướng, trăm ức hóa thân, cho đến các duyên cảnh giới trang nghiêm, tất cả Như Lai thần thông thị hiện, quyền bày phương tiện tiếp dẫn chúng sanh, đều chẳng phải lư thật. Bởi lư rốt ráo chân thật tức là hư không, hư không tức là Như Lai, Như lai tức là không tịch, không tịch tức là Pháp thân, Pháp thân tức là Phật thân. Đây chính là thân Phật, người người sẵn đủ, kẻ kẻ viên thành.

Đoạn này có một câu có thể làm cho chúng ta hiểu lầm: Bởi lư rốt ráo chân thật tức là hư không. Lư rốt ráo chân thật là chỉ Pháp thân, Pháp thân không tướng mạo nên thường dùng hư không để ví dụ, nhưng hư không th́ vô tri vô giác, mà Pháp thân th́ linh động có giác tri, làm sao nói tức là hư không ? Ví dụ mặt trời mọc chúng ta nh́n vào hư không thấy sáng, mặt trời lặn chúng ta nh́n thấy tối. Vậy sáng tối là hư không  hay  không  phải  hư không ? Nói là hư không hay không phải hư không cũng không được, v́ sáng và tối nó không tướng mạo cho nên nó lẫn trong hư không, ánh sáng rọi vào hư không th́ thấy hư không sáng. Mặt trời khuất, bóng tối nó lẫn trong hư không th́ thấy hư không tối. Vậy sáng tối đồng với hư không là đồng về mặt rỗng rang không có tướng mạo, mà không đồng ở chỗ hư không không sáng tối. Nếu hư không sáng th́ nó không tối, hư không tối là do mặt trời lặn, nếu hư không tối th́ nó không sáng, hư không sáng là do mặt trời chiếu rọi. Hư không chỉ là rỗng trơn, chớ không có sáng tối, sáng tối là do mặt trời rọi hay khuất mà thôi. Vậy sáng tối với hư không là một hay  khác ? Nếu là một th́ khi tối là hư không tối, khi sáng là hư không sáng, nhưng sáng tối là do mặt trời hiện và khuất, c̣n hư không th́ không hiện không khuất làm sao nói là một ? Như vậy sáng tối khác, nhưng thể của sáng tối nó rỗng, nó không có h́nh tướng vật chất cụ thể nên nói nó đồng với hư không. Cũng vậy chúng ta mê th́ tối, giác th́ sáng, mà mê và giác cũng không có tướng mạo, cho nên nó chỉ đồng với hư không về thể không tướng mạo, nhưng nó không đồng ở chỗ hư không th́ vô tri mà nó th́ tri giác. Do đó nói lư rốt ráo chân thật tức là hư không dễ khiến người hiểu lầm cho rằng: tu đến chỗ chân thật không có ǵ hết.

Như Lai tức là không tịch, không tịch tức là Pháp thân, Pháp thân tức là Phật thân. Đây chính là thân Phật, người người sẵn đủ, kẻ kẻ viên thành. Tất cả mọi người đang ngồi nghe pháp trong giảng đường này đều có thân Phật, song quí vị có chịu làm Phật không hay thích làm chúng sanh ? Ai ai khi phát tâm tu cũng mong làm Phật, nhưng thực tế th́ không chịu nhận, như vậy có mâu thuẫn không ? Đ̣i làm Phật mà chỉ Phật th́ khước từ, chỉ chấp nhận ông Phật tu ở núi Tuyết, thành đạo dưới cội Bồ-đề, chớ không chịu nhận ông Phật nơi ḿnh ! Phật ở núi Tuyết đă nhập Niết-bàn hơn hai ngàn năm, t́m đâu cho ra ? Vậy, phải nhận ông Phật đang hiện hữu nơi ḿnh, nhận được ông Phật nơi ḿnh th́ mới hết khổ, nếu không nhận th́ dầu chúng ta có lạy đức Phật Thích Ca, đức Phật Di Đà, chư Bồ-tát v.v... cũng không hết khổ, v́ Phật ở ngoài không cứu được ḿnh, chỉ có Phật nơi ḿnh mới cứu được ḿnh. Thế nên người nào nhận ra vị Phật nơi ḿnh th́ không có ǵ làm phiền lụy được và cười suốt ngày. Vậy quí vị có chịu nhận vị Phật nơi ḿnh hay là bỏ quên ? V́ bỏ quên cho nên tôi bắt phạt ngồi Thiền một ngày sáu giờ, nếu nhận ra vị Phật của ḿnh và hằng sống th́ không  cần ngồi nhiều mà đi đứng nằm ngồi ǵ cũng an nhiên tự tại.

            Ứng, Hóa chư tôn chưa ra đời,

            Pháp thân rỗng lặng sẵn vậy thôi.

            Tự giác giác tha gọi là Phật,

            Từ bi thuyết pháp lợi trời người.

            Suốt tột xưa nay vốn như như,

            Trong ánh tịch quang rực thái hư.

            Trang trọng vượt lên danh tướng pháp,

            Chân không đó Phật tự an cư.

Âm :

            Ứng, Hóa chư tôn vị xuất tiền,

            Pháp thân không tịch bổn như nhiên.

            Tự giác giác tha danh viết Phật,

            Từ bi thuyết pháp lợi nhân thiên.

            Cùng kim tuyên cổ bổn như như,

            Thường tịch quang trung thước thái hư.

            Nghiễm hĩ việt siêu danh tướng pháp,

            Chân không thị Phật tự an cư.

Ứng, Hóa chư tôn chưa ra đời, pháp thân rỗng lặng sẵn vậy thôi. Ư nói rằng chúng ta có sẵn Phật pháp thân, nhưng công hạnh chưa viên măn, chưa thành Phật nên Phật Ứng và Hóa thân chưa ra đời. Muốn thành Phật chúng ta phải: Tự giác giác tha gọi là Phật, từ bi thuyết pháp lợi trời  người. Phật  là tự giác giác tha, muốn giác tha th́ phải mở ḷng từ bi thuyết pháp độ hàng trời người. Cho nên trọng tâm của người đi tu là tự giác, tức là nhận biết ḿnh có sẵn tánh Phật, rồi chỉ dạy cho người nhận ra tánh Phật của họ, đó là giác tha. Như vậy, tự giác giác tha là bổn phận của mỗi người tu hành, viên măn hai việc trên mới được gọi là Phật.

Suốt tột xưa nay vốn như như, trong ánh tịch quang rực thái hư. Pháp thân suốt từ xưa tới nay vốn là như như không sanh không diệt, ánh sáng lặng lẽ trùm cả bầu trời.

Trang trọng vượt lên danh tướng pháp, chân không đó Phật tự an cư. Pháp thân không sanh diệt lặng lẽ sáng suốt vượt tất cả tên gọi và h́nh tướng của tất cả pháp. Chân không và diệu hữu là chỗ Phật an trú. Thế nào là chân không, thế nào là diệu hữu ? Thể Phật lặng lẽ trong sáng không có h́nh tướng nên gọi là chân không, nhưng tùy duyên ứng hóa thân, thị hiện nhiều phương tiện khéo léo làm lợi ích cho chúng sanh nên biến thành diệu hữu. Vậy th́ mỗi người chúng ta đă có sẵn chỗ để an cư. Nhưng an cư có hai: là sự tướng an cư và pháp tánh an cư. Sự tướng an cư là ba tháng mùa mưa Tăng Ni tụ hội lại một chỗ để chuyên tu học. Pháp tánh an cư là an cư ở tự tánh chân không của ḿnh, không giới hạn thời gian nơi chốn, dù đi đâu ở đâu lúc nào cũng an trú trong pháp tánh bất sanh bất diệt của chính ḿnh. An cư như thế th́ không có ngày giải hạ tự tứ, mà an cư suốt đời. C̣n chúng ta an cư có thời hạn th́ ba tháng an cư tu kỹ, c̣n những tháng khác th́ tu lai rai. An cư trong Pháp tánh th́ suốt đời không phiền năo khổ đau, an cư trên sự tướng có lúc đang ở trong mùa an cư mà cũng có chuyện buồn phiền hoặc ít, hoặc nhiều, đó là an cư tạm.

V́ vậy trong Chứng Đạo Ca của Đại sư Vô Tướng ở Vĩnh Gia nói:

            Rành rành thấy không một vật,

            Cũng không người, cũng không Phật.

            Cơi cơi đại thiên bọt nổi trôi,

            Tất cả Thánh hiền như điện chớp.

Âm :

            Liễu liễu kiến vô nhất vật,

            Dă vô nhân dă vô Phật.

            Đại thiên sa giới hải trung âu,

            Nhất thiết Thánh hiền như điện phất.

Đến đây Ngài dẫn bài kệ của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác:

Rành rành thấy không một vật, cũng không người, cũng không Phật. Qua cái nh́n của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác th́ cái thể chân không sáng suốt nhưng không có một  vật, cũng  không  có  người không có Phật. Người chỉ cho chúng sanh mê, Phật là giác, không có người mê kẻ giác ǵ cả.

Cơi cơi đại thiên bọt nổi trôi, tất cả Thánh hiền như điện chớp. Từ thể chân không ứng hiện ra đại thiên sa giới, hay các bậc Thánh hiền, nhưng tướng ứng hiện chẳng khác nào bọt nổi, làn điện chớp, không thật có. Như vậy tất cả h́nh tướng thế gian, tất cả ngôn ngữ đối đăi đều là tướng giả dối. Thể chân thật th́ vượt tất cả h́nh tướng ngôn ngữ đối đăi của thế gian. Do đó Ngài nói thêm:

Chư Phật hiện ra đời là ứng hóa chẳng phải thật, chúng sanh huyễn khởi có danh tướng đều hư dối, phổ thỉnh đạo tràng thủy nguyệt, tỏ ngộ Phật sự không hoa. Thế nào là Phật sự không hoa ? Dạy rằng: Tướng không là thật tướng, thân không tức Pháp thân, sạch trọi trơn, bày trơ trơ, không một vật, không thể nắm bắt, nếu gọi là một vật, lại chẳng trúng lư.

Chư Phật hiện ứng hóa thân để hóa độ chúng sanh cũng là giả hiện, khởi ra danh tướng chúng sanh cũng là hư dối. Do đó nên phổ thỉnh đạo tràng thủy nguyệt, tỏ ngộ Phật sự không hoa. Thế nào là phổ thỉnh đạo tràng thủy nguyệt ? Phổ thỉnh tức là mời khắp, đạo tràng thủy nguyệt là đạo tràng trăng đáy nước. Nghĩa là xin mời mọi người sinh hoạt trong một cái đạo tràng hư dối như bóng mặt trăng hiện trong nước. Bây giờ chúng ta đổi Thiền Viện Trúc Lâm thành đạo tràng thủy nguyệt và mỗi ngày chúng ta sinh hoạt th́ chắc chắn chúng ta cười hoài, không có điều ǵ bực bội khiến chúng ta nặng lời với nhau. Giả sử có một cái hồ nước, đêm rằm trăng sáng, mấy đứa nhỏ nh́n xuống hồ thấy mặt trăng, chúng nhảy ùm xuống hồ đua nhau vớt mặt trăng, chúng quậy nước hồ chao động nhưng không vớt được, chúng tát cạn nước th́ mặt trăng cũng mất luôn. Như vậy th́ chúng ta tu phải sống trong đạo tràng thủy nguyệt đó.

Thế nào là Phật sự không hoa ? Ngài khuyên chúng ta làm Phật sự phải biết Phật sự ḿnh đang làm cũng hư dối như hoa đốm trong hư không. Sở dĩ chúng ta thấy trong hư không có hoa đốm chớp chớp là do mắt chúng ta bị bệnh. Khi mắt hết bệnh th́ thấy hư không trong suốt không có hoa đốm, như vậy là hoa đốm không thật. Song, ngày nay chúng ta làm Phật sự th́ có hoa, lại c̣n xâu thành tràng, để người nào có danh dự chúng ta tặng tràng hoa đeo vào cổ. Hồi tôi đi ngoại quốc, lúc xuống phi trường Haiway được người ta tặng nhiều tràng hoa đeo vào cổ nặng trĩu, mà lấy xuống liền th́ mất lịch sự, phải đi ra tới pḥng khách cho họ chào đón, chụp ảnh, quay phim rồi mới được lấy ra, thật là mệt. Như vậy tỏ ngộ Phật sự  đa  hoa  là  vướng  bận,mà vướng bận là khổ. Ứng dụng Phật sự không hoa th́ đời tu chúng ta thật sự giải thoát sung sướng vô cùng. Tuy nhiên nhiều người thích đa hoa hơn là không hoa. Như ở Thiền Viện Trúc lâm này mà mỗi sáng mọi người nghe tri sự phổ thỉnh, tất cả đều vui vẻ vác cuốc, mang xẻng, xách thùng đi công tác, tâm an nhiên thanh tịnh, là chúng ta đang phổ thỉnh trong đạo tràng thủy nguyệt. Chừng nào tỏ ngộ, đạo lực vững vàng, tôi cử đi làm Phật sự th́ nhớ làm Phật sự không hoa, chớ làm Phật sự đa hoa.

Thế nào là Phật sự không hoa ? Dạy rằng: Tướng không là thật tướng, thân không tức Pháp thân, sạch trọi trơn, bày trơ trơ, không một vật, không thể nắm bắt, nếu gọi là một vật, lại chẳng trúng lư. Ngài dạy Phật sự không hoa là nhận ra chỗ sạch trọi trống trơn, thênh thang, nói một vật cũng chẳng trúng. Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng từ Tung Sơn đến tham vấn Lục Tổ Huệ Năng ở Tào Khê, Tổ hỏi:

- Ở đâu đến ?

Ngài thưa:

- Ở Tung Sơn đến.

Tổ hỏi:

- Vật ǵ đến ?

Ngài thưa:

- Nói in tuồng một vật tức không trúng.

- Lại có thể tu chứng chăng ?

- Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được.

Đó mới là Phật sự không hoa. Chúng ta thấy người xưa một phen nh́n, một phen thấy tŕnh bày đúng với lư đạo chân thật.                    

            Có nói đều thành báng,

            Không lời cũng chẳng dung.

            V́ anh thông một lối,

            Trời mọc núi đông hồng.

Âm :

            Hữu thuyết giai thành báng,

            Vô ngôn diệc bất dung.

            Vị bỉ thông nhứt tuyến,

            Nhật xuất lănh đông hồng.

Có nói đều thành báng, không lời cũng chẳng dung. Nói có nói không, nói thật nói giả, nói phải nói quấy là chê bai vị Phật của ḿnh. Chỗ chân thật nói ra th́ trật, nhưng làm thinh không nói ǵ cả cũng không đúng. Tại sao ? V́ ngôn ngữ không thể nói đến chỗ chân thật, nhưng mượn ngôn ngữ để chỉ chỗ chân thật cho người nhận ra. Nếu cho rằng chỗ chân thật là chân không nên làm thinh không nói ǵ cả th́ có lợi ǵ cho ai. Cho nên nói ra lời mà xác nhận đúng sai, là chê bai Phật, c̣n nói rằng im lặng là đúng cũng sai luôn, do đó nói hay nín đều sai cả.

V́ anh thông một lối, trời mọc núi đông hồng. Ngài v́ chúng sanh vạch ra một lối. Khi ánh sáng mặt trời lên th́ ngọn núi phía Đông có màu sáng hơi hồng hồng. Màu sáng hồng hồng ở núi Đông là do mặt trời mọc mà có. Khi chúng ta giác ngộ rồi, mọi hiện tượng chung quanh cũng sáng như mặt trời lên, không phải là không ngơ. Như vậy th́ đừng bảo nói là trúng hay nín là trúng, mà chỉ tùy duyên, v́ mê dù nói hay nín cũng đều sai, mà ngộ th́ nói ǵ cũng đều đúng. Đó là tùy duyên mê ngộ mà hiện.

Chư Phật giáo hóa chúng sanh, ví như bà dạy cháu, tùy cơ mà ẩn hiện. Phương tiện có nhiều thứ. Cho nên nuôi cơm là thương con trẻ, nước uống là ngừa nó khát. Gượng gọi tên là Phật, là Tổ, là Thiền tông, là chỉ thú, là hư không pháp thân, là thật tướng vô tướng. Thật tướng vô tướng, là vượt lên tên gọi và h́nh tượng, thể vốn vô sanh, nhưng v́ gượng nêu tên để chỉ bày cho người sau. V́ vậy nói: Pháp thân lồ lộ, thật tướng rành rành, tṛn đồng thái hư, không thiếu không dư, bao gồm cả trời đất, suốt thấu cả núi sông, đối diện ngay trước mặt, chân thật rỗng rang mênh mông, viên dung cả pháp giới, trong lặng như như, không tướng không tên, không lời không nói, chẳng sanh chẳng diệt, không đến không đi, ứng vật hiện h́nh như trăng trong nước. Tùy duyên ứng ra h́nh chất, th́ mượn sắc mà thành h́nh; nương theo loại mà hóa thân, th́ quán âm thanh nói rộng giáo pháp. Nói năng bày tỏ nơi lá bối, là chân ngôn mà chẳng phải chân ngôn; tướng hiển hiện nơi hoa sen, nếu có tướng th́ đâu từng có tướng. Xưng Phật xưng Tổ, trị kẻ dưới mà tạm mượn tên; rất diệu rất huyền, tối thượng vô tướng; thường lạc ngă tịnh, tột lư mà chứng biết; pháp thân vô vi, vượt lên trên Phật Tổ; tên Phật hiệu Tổ cũng là giả danh; pháp tánh chân không, trọn không một vật. Người học tham Thiền thấu đến tột cùng, nên nói đă thấu đến chỗ ruộng đất cố hương, đă được chỗ an thân lập  mạng, chỗ thường lạc ngă tịnh, chỗ sanh tử chẳng dính dáng. Ruộng đất cố hương, là chỗ rỗng thênh bát ngát, đến ruộng đất ấy, th́ một chữ Phật cũng là vật ở bên ngoài căn trần.

Chư Phật giáo hóa chúng sanh, ví như bà dạy cháu, tùy cơ mà ẩn hiện. Ngài nói chư Phật giáo hóa chúng sanh như bà dạy cháu. Một hôm tôi ngồi bên thất, thấy có một chú chừng bốn chục tuổi dẫn một đứa bé khoảng bảy tám tuổi, đứa bé đ̣i vô cái lùm rậm, có lẽ nó muốn hái hoa. Chú bèn nói: đừng vô, ông kẹ đó con. Thằng bé sợ không dám vô. Như vậy ông kẹ không có nhưng muốn dọa thằng bé nên nói ông kẹ. Cũng thế bà già dạy cháu cũng phải nói những chuyện vu vơ để răn cháu. Như mẹ cháu đi chợ hoặc đi làm ngoài đồng, cháu khóc bà dỗ th́ phải xí gạt: má con sắp về, sẽ cho con rất nhiều bánh, nín đi. Nói thế nhưng thật sự bà chưa thấy má cháu về, nhưng v́ muốn cháu nín khóc bà phải nói gạt. Cũng thế chúng sanh đang phiền năo khổ đau, Phật dạy rán tu để nhập Niết-bàn hay về Cực lạc, nơi đó an vui vô cùng; nơi đó sống hoài không chết. Đúng với hai điều tham muốn của người thế gian là tham vui sướng và tham sống lâu. Thế nên gặp nhau mọi người chúc tụng sống bá niên giai lăo, c̣n vua chúa th́ chúc “vạn tuế vạn vạn tuế” để đáp ứng những điều tham muốn cho nhau. Đó là chúng sanh đang khổ, Phật dạy tu để hết khổ được vui. Hằng ngày nh́n thấy người đang sống mạnh khỏe bỗng ngă bệnh chết, để lại bao nhiêu người thương nhớ khóc than. Hằng ngày trên báo đều có tin chia buồn hoặc báo tang, cái chết kề ở bên ai cũng sợ, nên Phật dạy tu để chứng Niết-bàn thanh tịnh, không c̣n sanh tử khổ đau. Nghe như thế chúng sanh ham tu để được an vui và bất tử. Đó là đức Phật dùng phương tiện để giáo hóa chúng sanh, như bà già đem bánh dỗ con nít.

Tuy nhiên chúng ta đừng hiểu lầm rằng, Phật xí gạt ḿnh tu rồi cuối cùng không được ǵ hết, giống như bà già nói gạt để dỗ cháu nín chớ không có sự thật. Đó là một lối nói thí dụ, thật tế th́ tu là bỏ tất cả để được tất cả, chớ không phải không được ǵ hết, được tất cả là v́ chân không mà diệu hữu, thể nó là không tịch mà tùy duyên ứng hiện lợi lạc quần sanh. Khi tu hành đạt được an vui cho ḿnh rồi thấy chúng sanh c̣n mê lầm, chúng ta bèn đi vào trong sanh tử để giáo hóa họ. Nhưng đi vào sanh tử mà như đi dạo vườn hoa th́ đâu có khổ. Chúng sanh mê lầm nên ở trong cảnh khổ th́ kêu trời đất than khổ, Bồ-tát giác ngộ đi trong sanh tử làm lợi ích cho chúng sanh không sợ không chán. V́ đánh thức cho chúng sanh tỉnh cơn mê mà Bồ-tát sẵn sàng đi trong cảnh khổ sanh tử, chớ không vội vào Niết-bàn để hưởng vui một ḿnh. Đó là Bồ-tát ở trong đạo tràng thủy nguyệt làm Phật sự không hoa. Như vậy th́ thể nhập được tự tánh thanh tịnh là có muôn ngàn diệu dụng tùy duyên giáo hóa chúng sanh. Đó là được tất cả, chớ không phải tu rồi cuối cùng chẳng được ǵ.

Phương tiện có nhiều thứ. Cho nên nuôi cơm là thương con trẻ, nước uống là ngừa nó khát. Gượng gọi tên là Phật, là Tổ, là Thiền tông, là chỉ thú, là hư không pháp thân, là thật tướng vô tướng. Thật tướng vô tướng, là vượt lên tên gọi và h́nh tượng, thể vốn vô sanh, nhưng v́ gượng nêu tên để chỉ bày cho người sau. V́ vậy nói: Pháp thân lồ lộ, thật tướng rành rành, tṛn đồng thái hư, không thiếu không dư, bao gồm cả trời đất, suốt thấu cả núi sông, đối diện ngay trước mặt, chân thật rỗng rang mênh mông, viên dung cả pháp giới, trong lặng như như, không tướng không tên, không lời không nói, chẳng sanh chẳng diệt, không đến không đi, ứng vật hiện h́nh như trăng trong nước. Tùy duyên ứng ra h́nh chất, th́ mượn sắc mà thành h́nh; nương theo loại mà hóa thân, th́ quán âm thanh nói rộng giáo pháp. Nói năng bày tỏ nơi lá bối, là chân ngôn mà chẳng phải chân ngôn; tướng hiển hiện nơi hoa sen, nếu có tướng th́ đâu từng có tướng. Xưng Phật xưng Tổ, trị kẻ dưới mà tạm mượn tên; rất diệu rất huyền, tối thượng vô tướng; thường lạc ngă tịnh, tột lư mà chứng biết; pháp thân vô vi, vượt lên trên Phật Tổ; tên Phật hiệu Tổ cũng là giả danh; pháp tánh chân không, trọn không một vật. Người học tham Thiền thấu đến tột cùng nên nói đă thấu đến chỗ ruộng đất cố hương, đă được chỗ an thân lập mạng, chỗ thường lạc ngă tịnh, chỗ sanh tử chẳng dính dáng. Ruộng đất cố hương là chỗ rỗng thênh bát ngát. Đến ruộng đất ấy, th́ một chữ Phật cũng là vật ở bên ngoài căn trần.

Đoạn này Ngài nói một mạch những từ ngữ để chúng ta hiểu. V́ phương tiện của Phật Tổ giống như phương tiện của bà già dạy cháu. Phật Tổ v́ chúng sanh mê nên lập danh từ Phật, lập danh từ Tổ, lập danh từ Thiền, lập ra chỉ thú... C̣n thể chân thật là Pháp thân, là thật tướng vô tướng, nó vượt ra ngoài tên gọi h́nh tướng, nó không sanh diệt, nhưng gượng đặt tên, vẽ ra h́nh tượng, để dẫn dắt những người mê giống như bà già t́m phương tiện để dỗ đứa cháu nín khóc. Thật ra th́ Pháp thân luôn luôn hiện tiền, không lúc nào thiếu vắng nơi mỗi chúng ta. Như ở trước tôi nói cái hay thấy không có tướng mạo, vậy có chụp h́nh được cái hay thấy không ? Cái hay thấy b́nh hoa, chúng ta chụp h́nh b́nh hoa chớ không thể chụp h́nh cái hay thấy được b́nh hoa. V́ cái có h́nh tướng th́ người ta chụp được bóng của nó, c̣n cái không tướng mạo th́ không có bóng, không có bóng nhưng mà có thấy. Cho nên hỏi cái hay thấy của thầy ra sao th́ không tả được, hỏi b́nh hoa ra sao th́ diễn tả được. Như vậy chúng ta thấy người thấy vật th́ diễn tả được người vật, mà không diễn tả được cái hay thấy. Không diễn tả được nhưng không phải không có. Nếu không làm sao thấy được người được vật ? Tuy nhiên, có người hiểu lầm nếu không diễn tả được th́ nói gạt sao. Như tôi nói rằng: “Tôi có Phật tánh”. Có người hỏi: “Phật tánh ra sao chỉ tôi coi ?”. Phật tánh không có tướng mạo làm sao chỉ ? Do đó dù có nói thật đối với người không tin, không nhận ra họ cũng cho là nói đùa. Không phải không diễn tả chỉ bày được mà không có. Cái chân thật luôn luôn hiện tiền mà không chỉ ra được. Song, tôi nói đông nói tây, chợt có người nhận ra, như vậy người đó được chỉ chưa ? Trong nhà Thiền nói người đó là người mắt sáng, mắt sáng là tâm sáng chớ không phải con mắt thịt sáng. C̣n chúng ta, thể chân thật hiện hữu trước mắt mà không nhận ra là tâm tối. Tâm tối nên không nhận ra cái hiện tiền, c̣n mắt th́ nh́n thấy cảnh vật như đường xá, cây cối, nhà cửa v.v... Người nhận ra thể chân thật của ḿnh họ tự biết chớ không diễn tả cho ai biết được. Cho nên danh từ Phật Tổ cũng là tạm đặt chớ không có thật. Lại nói nó rất diệu, rất huyền, tối thượng, vô tướng, thường, lạc, ngă, tịnh v.v... là để cho người nghe thỏa măn từ ngữ, thỏa măn ḷng khao khát, chớ thật ra dùng ngôn ngữ không nói đến chỗ tột cùng. V́ vậy ở đoạn này nói người tham Thiền thấu đến chỗ tột cùng, là trở về chỗ ruộng đất cố hương. Cố hương là quê hương cũ của ḿnh phải không ? Là nơi chôn nhau cắt rốn của mọi người, nơi đó có nhà cửa, có lũy tre, có đủ thứ, người ngộ đạo trở về cố hương đó phải không ? - Người thấu chỗ tột cùng trở về cố hương là trở về thể chân không, nhưng chân không mà diệu hữu, nên bao nhiêu h́nh tướng tạm bợ của thế gian đều lưu xuất từ đó. Đó là về cố hương của người ngộ đạo, nên Ngài nói ruộng đất cố hương là chỗ rỗng thênh bát ngát, đến ruộng đất ấy th́ một chữ Phật cũng là Phật ở ngoài căn trần. Như vậy cố hương là chỗ không c̣n đối đăi Phật và chúng sanh. V́ Phật và chúng sanh là cái đối đăi ở bên ngoài của căn trần.

Như vậy, Phật c̣n không đắm trước, huống nữa là chân như Phật tánh, Bồ-đề Niết-bàn, chỗ nào có được ? Thấu tột, thấu tột rành rành không một vật, th́ không phàm Thánh, không thứ lớp, không danh tướng, không thềm bực, không số kiếp, không giờ khắc, không tôn ti, không xưa không nay, không được không mất, không một không hai, không phải không quấy, không tịnh không loạn, không sanh không tử, không Phật không chúng sanh, không bờ mé không làm ra, không tu không chứng; không thường không trụ và chẳng không thường trụ, vốn không Niết-bàn, chẳng phải chẳng không Niết-bàn, vốn không thành Phật và chẳng không thành Phật; cũng không tỏ rơ trong cái tỏ rơ, cũng không trong lặng trong cái trong lặng, cũng không  cái  thể  trong lặng, cũng không cái dụng trong lặng; cũng không thế ấy nói cái trong lặng, cũng không thế ấy thọ cái trong lặng; ba cái không đều không, chỉ một cái trong lặng tṛn đầy, mà một cũng chẳng một, nguồn trở lại nguồn.

Như vậy, Phật c̣n không đắm trước, huống nữa là chân như Phật tánh, Bồ-đề Niết-bàn, chỗ nào có được ? Ngài nói Chân như, Phật tánh, Bồ-đề, Niết-bàn là những từ ngữ tạm đặt, c̣n chỗ chân thật th́ không từ ngữ nào nói đến được, chỉ tự ḿnh sống, tự ḿnh an trú, chớ không có ngôn ngữ nào diễn đạt được chỗ đó. V́ từ ngữ lập ra là căn cứ trên ngôn thuyết mà ngôn thuyết là do vọng tưởng khởi, mà vọng tưởng th́ không thật làm sao diễn đạt được cái thật ?

Thấu tột, thấu tột rành rành không một vật, th́ không phàm Thánh, không thứ lớp, không danh tướng, không thềm bực, không số kiếp, không giờ khắc, không tôn ti, không xưa không nay, không được không mất, không một không hai, không phải không quấy, không tịnh không loạn, không sanh không tử, không Phật không chúng sanh, không bờ mé không làm ra, không tu không chứng; không thường không trụ và chẳng không thường trụ, vốn không Niết-bàn, chẳng phải chẳng không Niết-bàn, vốn không thành Phật và chẳng không thành Phật; cũng không tỏ rơ trong cái  tỏ  rơ, cũng  không  tronglặng trong cái trong lặng, cũng không cái thể trong lặng, cũng không cái dụng trong lặng; cũng không thế ấy nói cái trong lặng, cũng không thế ấy thọ cái trong lặng; ba cái không đều không, chỉ một cái trong lặng tṛn đầy, mà một cũng chẳng một, nguồn trở lại nguồn.

Đoạn này tóm lại có ba cái không. Một là không phủ định, như không phàm không Thánh, không danh tướng v.v... Hai là không vừa phủ định lại vừa khẳng định, như không thường trụ và chẳng không thường trụ, chẳng không thường trụ tức là có, như vậy vừa phủ định lại vừa khẳng định chớ không phải phủ định suông. Ba là vừa không vừa có, nghĩa là cái không nằm sẵn trong cái có, như cũng không tỏ rơ trong cái tỏ rơ, cũng không trong lặng trong cái trong lặng... Bởi v́ tất cả pháp không riêng rẽ, không tách rời nhau. Cho nên cái phủ định lại ở trong cái khẳng định, dù nói có nói không, rốt cuộc cũng chỉ ở trong ṿng đối đăi. Thật sự đầy đủ ư nghĩa là vừa tịch tĩnh vừa có diệu dụng, không phải tịch tĩnh rồi thầm lặng luôn. Thế nên thành Phật, thể nhập Pháp thân không h́nh tướng, nhưng có đầy đủ diệu dụng để giáo hóa chúng sanh. Như vậy trong cái không h́nh tướng lại có h́nh tướng tùy duyên thị hiện, không thể lấy cái ǵ để đo lường, nên nói không được, mà cảm thọ cũng không được. V́ nói là c̣n đối đăi, thọ là c̣n cảm giác, có cảm giác là có h́nh tướng, mà thể trong sáng không h́nh tướng, làm sao có cảm giác, có đối đăi ?

            Nên biết trong không vốn chẳng hoa,

            V́ kẻ mê, quyền hiện Thích Ca.

            Đem sắc thanh cầu trọn chẳng thấy,

            Xưa nay chân thật tự nơi ta.

Âm :

            Tu tri không lư bổn vô hoa,

            Quyền vị mê lưu hiện Thích Ca.

            Dĩ sắc thanh cầu chung bất kiến,

            Nguyên lai chân Phật bổn phi tha.

Nên biết trong không vốn không hoa, v́ kẻ mê, quyền hiện Thích Ca. Bài kệ này nói về Pháp thân , trong không vốn không hoa là chỉ Pháp thân thanh tịnh vốn không có sắc tướng. Nhưng đức Phật Thích Ca thị hiện ở Ấn Độ tu hành thành Phật, đó chỉ là một hóa thân của chư Phật, không phải thật. Hóa thân đó từ Pháp thân hiện ra giống như hoa đốm từ hư không hiện ra vậy. Cho nên nói trong không vốn chẳng hoa. Trong không chỉ cho thể Pháp thân thanh tịnh vốn không có sắc tướng, bây giờ hiện ra sắc tướng đó là v́ chúng sanh mê muội, quyền hiện ra có đức Phật Thích  Ca Mâu Ni ra đời giáo hóa. Đó là hiện tượng báo thân, hóa thân chớ không phải Pháp thân, v́ Pháp thân th́ không tướng mạo, thanh tịnh không sanh diệt. Cho nên: Đem sắc thanh cầu trọn chẳng thấy, xưa nay chân thật trọn nơi ta. Nếu chúng ta đem sắc tướng và âm thanh mà t́m cầu th́ không bao giờ thấy Pháp thân. V́ Pháp thân xưa nay vốn có sẵn nơi mỗi người chúng ta. Nếu t́m kiếm là t́m kiếm cái ngoài ḿnh, do đó càng t́m là càng không thấy. Kinh Kim Cang có bài kệ:

            Nhược dĩ sắc kiến ngă

            Dĩ âm thanh cầu ngă

            Thị nhân hành tà đạo

            Bất năng kiến Như Lai.

Nghĩa là nếu dùng sắc tướng, dùng âm thanh cầu Phật, th́ người đó hành đạo tà, không thể nào thấy Phật. Như vậy, Phật ở sẵn nơi ḿnh, nếu chúng ta chịu quay đầu lại, không chạy theo sáu trần ở bên ngoài th́ nhận ra được Pháp thân Phật đầy đủ.

            Vốn tự nhiên thành chẳng tạc điêu,

            Chống trời chỏi đất mặc tiêu diêu.

            Xưa nay Chánh giác không một vật,

            Toàn thân chẳng dính mảy tơ hào.

Âm :

            Bổn tự viên thành bất giả điêu,

            Trú thiên trú địa nhậm tiêu diêu.

            Chánh giác bản lai vô nhất vật,

            Thông thân bất quải nhất ty hào.

Vốn tự viên thành chẳng tạc điêu, chống trời chỏi đất mặc tiêu diêu. Pháp thân vốn sẵn có, tạo h́nh điêu khắc chẳng thể hiện được Pháp thân, nó sẵn có bao trùm khắp trời đất một cách tự tại, nên đây nói “chống trời chỏi đất mặc tiêu diêu”.

            Xưa nay Chánh giác không một vật, toàn thân chẳng dính mảy tơ hào. Từ xưa đến giờ những vị ngộ đạo đều nhận ra rằng tánh giác không có một vật, v́ không một vật nên không dính một mảy tơ. Tổ Huệ Năng cũng nói “xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi bặm”. Vậy ai nhận ra Pháp thân th́ không kẹt trên h́nh thức sự tướng, nếu chưa nhận th́ chúng ta dễ mắc kẹt, tưởng Phật thế này, thế nọ, làm lệch lạc ư nghĩa của Pháp thân.

            Giơ hoa niêm cú gạt người thôi,

            Muôn pháp không hoa chẳng kéo lôi.

            Tông, giáo cùng quên đều chẳng đắm,

            Nguồn linh tự tại mặc thảnh thơi.

Âm :

            Niêm hoa niêm cú cộng tha man,

            Vạn pháp không hoa tổng bất can.

            Tông, giáo lưỡng vong câu bất nịch,

            Linh nguyên tự tại nhậm thanh nhàn.

Giơ hoa niêm cú gạt người thôi, muôn pháp không hoa chẳng kéo lôi. Ngài nói rằng h́nh ảnh Phật Thích ca cầm cành hoa sen đưa lên, ngài Ca-diếp mỉm cười là lối gạt người chớ không thật. Tại sao ? V́ tánh Phật không phải là hoa sen, tánh Phật không phải là cái mỉm cười. Đó chỉ là h́nh thức bên ngoài, tánh Phật ở tự tâm, ḿnh nhận ra, chớ không phải là h́nh tướng. Khi muốn diễn tả cái mà ḿnh đă lănh hội được th́ mượn h́nh tướng bên ngoài. Đó là lối đánh lừa chớ không phải thật. V́ muôn pháp ở thế gian này nó không có thật, giống như hoa đốm trong hư không, không dính dáng ǵ với ḿnh, đừng để nó gạt, đừng để nó lôi kéo, đừng để nó can dự vào ḿnh.

Tông, giáo cùng quên đều chẳng đắm, nguồn linh tự tại mặc thảnh thơi. Tông là Thiền, giáo là Kinh, cả hai Thiền và Giáo đều quên. Người tu nếu không kẹt ở Thiền và Giáo th́ tự tại thảnh thơi vô cùng. C̣n chấp đây là Thiền, kia là Giáo là bệnh, chớ chưa đạt đến chỗ cuối cùng. Chỗ cuối cùng không c̣n Thiền không c̣n Giáo, mà là một nguồn trong sáng an nhàn tự tại.

            Theo rỗng tiếp vang đều chẳng thật,

            Không hoa mắt bệnh tùy vọng sanh.

            Cội nguồn diệu thể không chỗ trụ,

            Chân như tự tại mặc tung hoành.

Âm :

            Thừa hư tiếp hưởng giai phi thật,

            Bệnh nhăn không hoa trục vọng sanh.

            Diệu thể bản nguyên vô sở trụ,

            Chân như tự tại nhậm tung hoành.

Theo rỗng tiếp vang đều chẳng thật, không hoa mắt bệnh tùy vọng sanh. Ngài nói rằng chúng ta đuổi theo những tướng hư ảo, những tiếng vang của âm thanh, những cái đó đều không thật, giống như hoa đốm do bệnh mắt mà vọng sanh ra. Cũng vậy tất cả tướng thế gian đều hư giả, chúng ta mê nên chạy theo thấy nghe mà phân biệt, chớ khi ngộ rồi th́ những cái đó không c̣n giá trị nữa.

Cội nguồn diệu thể không chỗ trụ, chân như tự tại mặc tung hoành. Cội nguồn diệu thể chỉ cho Pháp thân, Pháp thân không có chỗ trụ nên không kẹt không mắc, không có ǵ ràng buộc nên mặc t́nh dọc ngang, không có ǵ làm chướng ngại cội nguồn diệu thể được.

            Trên đảnh Tỳ-lô vui quá chừ,

            Trong ánh tịch quang không vật dư.

            Tức sắc tức không thật rành rơ,

            Chẳng tâm chẳng Phật tự như như.

Âm :

            Tỳ-lô đảnh thượng lạc vô dư,

            Thường tịch quang trung nhất vật vô.

            Tức sắc tức không chân liễu liễu,

            Phi tâm phi Phật tự như như.

Trên đảnh Tỳ-lô vui quá chừ, trong ánh tịch quang không vật dư. Tỳ-lô nói đủ là Tỳ-lô-giá-na chỉ cho Pháp thân, Ngài nói ai đạt đến chỗ tột cùng của Pháp thân th́ rất là vui vẻ thích thú.Tại sao thích thú ? V́ trong ánh tịch quang không có một vật, nên không có tướng sanh không có tướng diệt. Không sanh không diệt th́ không c̣n khổ đau.

Tức sắc tức không thật rành rơ, chẳng tâm chẳng Phật tự như như. Thường thường trong lúc mê th́ chúng ta thấy đây là sắc kia là không, không ở ngoài sắc, sắc ở ngoài không, nhưng khi ngộ rồi th́ sắc không chẳng hai. Như hoa đốm và hư không nói là một hay là hai ? Nói một không được mà nói hai cũng không được, v́ rời hư không chúng ta không thấy có hoa đốm, v́ vậy mà không phải một cũng không phải hai. Hoa đốm là cái không thật, khi mắt bệnh mới thấy, c̣n hư không th́ thường nhiên. Cũng vậy do mê chúng ta chạy theo sắc, khi giác ngộ rồi th́ biết rành rơ thể sắc tức là không, lúc đó không nói tâm nói Phật ǵ cả. Tại sao vậy ? V́ chúng ta c̣n mê nên Tổ mới nói: tức tâm tức Phật, như vậy th́ có tâm có Phật; tâm ngộ gọi là Phật, tâm mê gọi là chúng sanh. Có tâm có Phật là c̣n mê chưa ngộ nên thấy có tâm riêng Phật riêng. Khi tâm là Phật th́ đâu c̣n tâm đâu c̣n Phật hai thứ. Đến chỗ đó không c̣n chấp tâm, không c̣n chấp Phật, sống một cách tự tại như như.

            Chư Tôn ứng hóa thảy vọng duyên,

            Pháp thân thanh tịnh rộng vô biên.

            Ngàn sông có nước, ngàn sông nguyệt,

            Muôn dặm không mây muôn dặm thiên.

Âm :

            Ứng hoá chư Tôn đẳng vọng duyên,

            Pháp thân thanh tịnh quảng vô biên.

            Thiên giang hữu thủy, thiên giang nguyệt,

            Vạn lư vô vân vạn lư thiên.

Chư Tôn ứng hóa thảy vọng duyên, Pháp thân thanh tịnh rộng vô biên. Nghĩa là chư Phật Ứng thân hay Hoá thân thảy đều v́ chúng sanh có duyên với các Ngài, nên các Ngài ứng hiện giáo hóa. Nhưng đó là cái duyên hư dối chớ không phải chân thật. C̣n Pháp thân th́ trong lặng sáng suốt không giới hạn. Như vậy dù cho thân Phật Thích Ca có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp cũng là cái thân tạm bợ có giới hạn tùy duyên giáo hóa chúng sanh, chớ không phải thân thật, thân thật là Pháp thân thênh thang không có giới hạn. Cho nên chúng ta mang thân giả tạm th́ dù đẹp cũng không tự cao, dù xấu cũng không mặc cảm. Nếu thấy nó giả dối th́ đẹp xấu cũng đều là giả dối, có chi quan trọng, chỉ trở về với cái thân chân thật mới là cứu cánh, là chỗ mà chúng ta hướng đến.

Ngàn sông có nước, ngàn sông nguyệt. Muôn dặm không mây muôn dặm thiên. Trên hư không có một mặt trăng, ở dưới đất có ngàn ḍng sông th́ có ngàn bóng  trăng hiện trong nước. Và, trong bầu hư không muôn dặm không có mây th́ thấy bầu trời dài muôn dặm. Như vậy mặt trăng thật th́ không hai, mà bóng mặt trăng hiện trong nước th́ vô số. Cũng vậy, Pháp thân th́ không hai mà Ứng Hóa thân th́ vô số. Và, bầu trời là dụ cho Pháp thân. Nếu không mê Pháp thân th́ Pháp thân thênh thang vô tận, cũng như nếu bầu trời không mây th́ bầu trời thênh thang không giới hạn. Như chúng ta nh́n lên hư không nếu có mây dày th́ thấy chừng năm mười cây số là tới mây chặn rồi, nếu không mây th́ thấy một bầu trời trong veo không có ngằn mé. Cũng vậy khi tâm ta không c̣n vọng tưởng th́ nó trùm khắp không thiếu vắng chỗ nào. Đó là những bài kệ nói về sắc thân. Sau đây là những bài kệ xem để phá sắc tướng Tam Giáo.

Ngày xưa ở Trung Hoa cũng như Việt Nam Tam Giáo là ba nền tảng đạo đức chính. Nhưng người bên Khổng Giáo th́ không chấp nhận tinh thần Phật Giáo. Người bên Lăo giáo th́ không chấp nhận Khổng Giáo. Tam Giáo có sự chia rẽ chống đối nhau là v́ mỗi Giáo có một lư thuyết và hướng nhắm riêng, do đó mà không ḥa hợp. Đến đời Tống, bên Trung Hoa các Thiền sư chủ trương Tam Giáo đồng nguyên. Ở Việt Nam đời Trần các Ngài cũng chủ trương Tam Giáo đồng nguyên, tức là ba giáo đồng một nguồn gốc. Các Ngài chủ trương như thế là để dẹp những cái thấy sai lầm của mỗi bên. Sau đây là bài kệ của Ngài nói lên ư nghĩa siêu vượt những kiến chấp tầm thường của người thiển cận.

Pháp kệ: Xem phá sắc tướng của Tam Giáo

            Chẳng Nho chẳng Phật cũng chẳng Tiên,

            Ṿ lại một viên rỗng lặng tṛn.

            Chùy nhọn thân hùng thông một điểm,

            Kiếm sắc huơi rơi rơ tam huyền. (Phật, Nho, Tiên)

            Trong mơ ḥn bọt chia ranh giới,

            Giữa luồng điện chớp bày Thánh hiền.

            Muôn pháp ngàn tông đều là huyễn,

            Một thoi nát sạch Tổ sư Thiền.

            Thân đồng cơi hư không,

            Bày pháp bằng hư không.

            Khi chứng được hư không,

            Không pháp không phi pháp.

Âm :

            Pháp kệ:   Lăm phá Tam giáo sắc tướng

            Phi Nho phi Phật diệc phi Tiên,

            Niết tựu nhất đoàn không tịch viên.

            Chùy dĩnh hùng thân thông nhất điểm,

            Kiếm mang huy lạc liễu tam huyền.

            Phù âu mộng lư phân cương giới,

            Thiểm điển quang trung liệt Thánh hiền.

            Vạn pháp thiên tông đô thị huyễn,

            Nhất ḱnh phá tận Tổ sư Thiền.

            Thân đồng hư không giới,

            Thị đẳng hư không pháp.

            Chứng đắc hư không thời,

            Vô thị vô phi pháp.

Chẳng Nho chẳng Phật cũng chẳng Tiên, ṿ lại một viên rỗng lặng tṛn. Người theo Nho th́ cho Nho là chân lư, người tu Phật th́ cho Phật là chân lư, người tu theo đạo Lăo th́ cho Tiên là chân lư. Nhưng với cái nh́n của Thiền, th́ ngài Chân Nguyên cho rằng Phật Nho Tiên chỉ là giả danh, giả tướng, chớ thể chân thật không hai. Chân lư th́ không hai không ba, nhưng nếu ai cũng nói đạo ḿnh là chân lư th́ chân lư thành ra hai ba. V́ vậy ở đây nói chẳng Nho chẳng Phật chẳng Tiên ǵ cả, đem ba cái đó ḥa hợp lại thành một viên rỗng lặng, không c̣n ba tướng khác nhau.

Chùy nhọn thân hùng thông một điểm, kiếm sắc huơi rơi rơ tam huyền. Tam huyền ở đây không phải là tam huyền của tông Lâm Tế, mà tam huyền  chỉ cho Phật Nho Tiên. Ngài Chân Nguyên nói dùng chùy nhọn đem hết sức mạnh của ḿnh dùi cho nó thông thành một điểm duy nhất không có hai không có ba. Rồi dùng kiếm bén huơi lên cho rụng hết những cái một hai ba riêng rẽ, chừng đó mới thấy chỗ mầu nhiệm của Phật Nho Tiên không có khác, lư tam huyền chỉ là một nguồn.

Trong mơ ḥn bọt chia ranh giới, giữa luồng điện chớp bày Thánh hiền. Trong mơ tức là trong lúc ngủ mê nằm mộng th́ những cái ḿnh thấy, chẳng hạn như một ḥn bọt thấy như là một ngọn núi, đó là thấy cái này riêng rẻ với cái kia, cái kia khác với cái nọ. Đó là cái thấy của mơ của mộng. Trên tướng giả tạm phân chia cái này khác với cái kia, như chia đây là Nho, kia là Phật, nọ là Tiên, thấy có hiền có Thánh khác nhau, đó là tướng phân chia giả tạm không thật. Khi giác ngộ rồi th́ không c̣n phân chia ranh giới, v́ thể chân thật không có ǵ riêng khác.

Muôn pháp ngàn tông đều là huyễn, một thoi nát sạch Tổ sư Thiền. Chia ra muôn pháp ngàn tông, nhưng đều là huyễn hóa, các vị Tổ sư Thiền thoi một cái là tan nát sạch trơn mọi kiến chấp phân chia. Như vậy các bậc Tổ sư Thiền oai quá phải không ? V́ với cái nh́n của Tổ sư th́ những sự phân chia ranh giới là hư ảo tạm bợ, cho nên chỉ cần một tiếng hét, một cái đánh của các Ngài là ngộ, ngộ rồi th́ tất cả sự phân chia do mê lầm chấp trước đều tan nát. Tóm lại, qua bài kệ này ư ngài Chân Nguyên muốn dạy rằng, v́ mê lầm chấp trước nên chia ra Nho, Lăo, Phật riêng biệt, chớ trên chỗ cứu cánh th́ nó không hai. Do đó Ngài nói thêm bài kệ:

Thân đồng cơi hư không, bày pháp bằng hư không. Ngài nói nếu chúng ta ngộ được Pháp thân rồi th́ thân năm uẩn chúng ta đồng với hư không, v́ thân năm uẩn và Pháp thân không hai, và các pháp hiện bày rỗng suốt không ngăn ngại. Cho nên khi chứng được hư không, không pháp không phi pháp. Nghĩa là khi chứng được Pháp thân rồi th́ không pháp mà cũng có pháp. Vậy th́ tất cả pháp có không đều không c̣n đối đăi.

Hỏi: Thế nào là trên trời dưới đất, trong cơi nhân gian, quần sanh muôn loài, hết ḷng cung kính, tôn xưng chư Phật, gọi là Giác Hoàng ?

Đáp: Phật là bậc thầy trong ba cơi, cha lành nơi bốn loài, đức to ṿi vọi, hùng tôn bát ngát, quả chứng ba vô số kiếp, ân thấm cả chín loài, ba thân tṛn hiển, mười hiệu cùng bày, đến Thánh th́ làm vua trong muôn Thánh, làm Phật th́ sáu thông tự tại, chín loài tối tăm đều được thấm nhuần, ba cơi đều tôn quí, đại bi đại nguyện, đại lực đại hạnh, khắp tiếp cả trời người, sang hèn đều dẫn dắt, ứng hóa trên trời, cơi người, cứu độ cơi này phương khác, quần sanh đều lợi lạc, tất cả đều nương về, v́ vậy tôn Phật là “Giác Hoàng”.

Đây nêu lên câu hỏi tại sao từ cơi người cơi trời cho đến tất cả quần sanh đều cung kính tôn xưng chư Phật là Giác Hoàng ? Giác Hoàng là vua giác hay cũng gọi là Giác vương.

Đáp rằng Phật là bậc thầy của ba cơi là dục giới, sắc giới và vô sắc giới, cha lành của bốn loài, bốn loài là thai sanh, noăn sanh, thấp sanh và hóa sanh. Đức độ Ngài rộng mênh mông, cao ṿi vọi như núi, sức mạnh của Ngài bát ngát không thể diễn tả được, Ngài tu ba vô số kiếp mới chứng quả, khi chứng quả rồi ân đức của Ngài nhuần thấm trong chín loài. Chín loài: Noản, thai, thấp, hóa sanh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, phi hữu tưởng phi vô tưởng. Ba thân hiển bày đầy đủ. Mười hiệu là: Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Thế Tôn. Nếu ở trong hàng Thánh th́ Ngài là bậc trên hết, Ngài đă được sáu thần thông, chín loài tối tăm đều được thấm nhuần ơn của Ngài. Như vậy sở dĩ hết thảy quần sanh đều tôn chư Phật là vua giác là v́ công đức của các Ngài vô lượng, vô biên. Tuy nhiên có một câu mà ngày xưa học tôi cũng nghi: nói rằng quả chứng ba vô số kiếp, tức là Phật tu trải qua ba vô số kiếp mới chứng quả. Vô số kiếp th́ không tính được tại sao nói ba ? Đă vô số mà c̣n nói ba th́ lấy đâu làm giới hạn để nói là ba vô số ? Vô số kiếp đă không thể tính, vậy lấy đâu làm chặng vô số kiếp thứ nhất, vô số kiếp thứ hai và vô số kiếp thứ ba ? Không có chặng mà nói ba vô số kiếp làm sao hiểu ? - Nói vô số kiếp chúng ta đừng lầm tưởng vô số là thời gian dài đăng đẳng không thể tính đếm, mà vô số là số thời gian không cố định. Ví dụ có người tu mười năm họ tỉnh. Có người tu cả đời không tỉnh. Như trong kinh nói: đức Phật Thích Ca và Bồ-tát Di Lặc đồng thời phát tâm tu, mà Phật Thích Ca đă thành Phật, c̣n Bồ-tát Di Lặc th́ bao nhiêu kiếp nữa mới thành Phật. Như vậy căn cứ vào cái ǵ để tính số ? - Căn cứ vào hạnh tu của các Ngài mà tính, mà làm chuẩn, chớ không phải tính năm tháng tu. Nếu căn cứ trên năm tháng tu th́ không thể nào tính được.  Căn cứ trên công hạnh tu th́ trong kinh nói: người tu từ sơ phát tâm cho đến tam hiền là bậc thứ nhất hay vô số kiếp thứ nhất. Nhưng trong giai đoạn này người th́ tu nhanh, người th́ tu chậm làm sao định được thời gian ? Như người đi học năm năm hết cấp một, bốn năm nữa hết cấp hai v.v... có thể tính được. C̣n người tu siêng th́ nhanh, lười biếng th́ chậm, mà chậm th́ cứ tu măi cho nên không biết bao nhiêu mà tính, do đó gọi là vô số. Như từ Sơ địa tới Bát địa là bậc thứ hai hay vô số kiếp thứ hai, từ Bát địa đến đẳng giác diệu giác thành Phật là bậc thứ ba hay vô số kiếp thứ ba. Nói ba vô số kiếp là các Ngài căn cứ trên công hạnh tu vượt qua ba bậc gọi là qua vô số kiếp thứ nhất, vô số kiếp thứ hai, vô số kiếp thứ ba, chớ không phải căn cứ trên thời gian. Căn cứ trên thời gian tu th́ không ai giống ai, người tu nhanh, người tu chậm, người tu vừa vừa, cho nên không nói số kiếp nhất định. Chúng ta thử xét lại, đức Phật Thích Ca và Bồ-tát Di Lặc đồng thời phát tâm tu, mà Phật Thích Ca  th́ đă thành Phật nhập Niết-bàn, c̣n Bồ-tát Di Lặc th́ đang làm Bồ-tát nhất sanh bổ xứ ở cung trời Đao lợi. Cũng vậy, trong số Tăng Ni tu ở đây cùng tu một lượt mà năm bảy năm sau người làm Thiền sư, người làm pháp sư, cũng có người ngồi tu dài dài. Nói như thế để chúng ta hiểu tŕnh độ tu rất sai biệt, đừng nghĩ rằng cùng phát tâm tu, thời gian tu và kết quả của mỗi người như nhau.

Bởi v́ sao ? V́ nhân tu rộng lớn nên trăm ngàn công đức đă trang nghiêm, quả chứng chí tôn th́ ở trên cả trăm ức hóa thân. Đại nguyện của chư Phật, khi ra đời thường thị hiện làm vua. Làm Phật th́ ba cơi đều tôn kính, làm vua th́ muôn nước đều qui phục, là thảy do công phu tu hành từ nhiều kiếp, và nhân duyên phước huệ, lo cứu giúp cho mọi người.

Đoạn này nói thêm cho rơ công đức của chư Phật quá cao siêu như vậy nên mới tôn xưng là Giác Hoàng. Nhưng tới đoạn sau th́ an ủi vua Lê Hy Tông.

Lại hội lư rằng:

Giác là rất to, rất rộng, pháp tánh tṛn sáng, chánh giác Bồ-đề. Hoàng là rất tôn, rất quí, ngôi vị độc tôn hết mức, là bậc đế vương trang trọng. Trong các kinh vẫn thấy Phật Phật hiện làm vua, việc xưa cũng truyền nghe vua vua thành Phật. Nên biết, chư Phật số cát sông Hằng, mỗi vị cũng thường thị hiện làm thân đế vương. Và nên biết, ở cung vua mà ứng ra đời trong cửa Phật, th́ nước Việt lại thấy triều Lê, niên hiệu Chính Ḥa, Đức Giác Hoàng trí Phật thiên nhiên, biển tuệ tṛn sáng, trang trọng ngự giữa đài hoa mà hiển dương Phật pháp. Cây Bồ-đề lớn cao, bóng che mát cả mười phương, hoa ưu bát nở ra, sáng rực đến muôn đời. Quần sanh đều được độ, khắp nơi thấm ơn sâu, đời tôn xưng là chân Phật Hoàng.

Hội lư là giải lư hay giải thích thêm. Đoạn này tán thán công đức của vua Lê Hy Tông. Triều đại nhà Hậu Lê là thời trọng Nho khinh Phật, song có hai ông vua tin Phật rất sâu, trợ duyên tốt cho Tăng Ni tu hành, chùa chiền được phát triển nhiều hơn, Tăng Ni tu đông hơn, đó là vua Lê Hy Tông và  Lê Dụ Tông. Vua Lê Hy Tông, ban đầu cũng không tin Phật, đuổi hết Tăng Ni về núi tu hành, không cho ở lại kinh đô để mở mang Phật pháp. Sau nhờ Thiền sư Tông Diễn, viết sớ dâng vua, tŕnh bày hết những cái hay cái quí của đạo Phật. Vua nghe xong, thức tỉnh thành tâm sám hối tội hủy báng Phật pháp. Từ đó về sau vua hết ḷng tin và ủng hộ Phật pháp. Do vua sùng kính Phật pháp nên ngài Chân Nguyên được vua trợ duyên rất nhiều trong việc xây lại chùa Quỳnh Lâm, trong lúc xây chùa, vua cấp cho ba chục ngàn dân tới làm công quả. Do đó ngài Chân Nguyên nói ở cung vua mà ứng ra đời trong cửa Phật, th́ nước Việt lại thấy triều Lê, niên hiệu Chính Ḥa (1680 - 1705). Niên hiệu Chính Ḥa là niên hiệu của vua Lê Hy Tông, công đức của vua rất xứng đáng được tôn xưng là Giác Hoàng.

            Rỗng toang Phật tánh tợ hư không,

            Thị hiện thân vua thể cũng đồng.

            Quyền thật sáng ngời gồm mọi lư,

            Mở mang Phật pháp độ quần mông.

Âm :

            Hoát nhiên Phật tánh đẳng hư không,

            Thị hiện vương thân thể diệc đồng.

            Quyền thật tinh quang bao chúng lư,

            Hiển khai Phật pháp độ quần mông.

Ngài nói thêm bài kệ để tán thán Giác Hoàng. Rỗng toang Phật tánh tợ hư không, thị hiện thân vua thể cũng đồng. Đứng về mặt Pháp thân th́ Phật tánh rỗng toang tợ hư không. Nhưng thị hiện hay ứng hóa ra hoặc là tu sĩ hay vua giáo hóa dân... đó là cái tướng của dụng, song thể vẫn đồng.

Quyền thật sáng ngời gồm mọi lư, mở mang Phật pháp độ quần mông. “Quyền” là hiện làm vua, “thật” là chỉ Pháp thân, nghĩa là thị hiện làm vua hay sống với Pháp thân th́ vẫn sáng ngời đầy đủ lư đó. Hiện ra để làm ǵ ? Thị hiện làm vua để mở mang Phật pháp độ những kẻ mê muội. Sau đây Ngài dẫn sách Trung Quốc.

Trước kia, vua Đường Thuận Tông hỏi Đại sư Phật Quang:

            Phật từ phương nào đến ?

            Diệt trở về nơi đâu ?

            Đă nói thường trụ thế,

            Nay Phật ở chỗ nào ?

Âm :

            Phật ṭng hà phương lai ?

            Diệt hướng hà phương khứ ?

            Kư ngôn thường trụ thế,

            Phật kim tại hà khứ ?

Đại sư Phật Quang đáp:

            Phật từ vô vi đến,

            Diệt trở về vô vi.

            Pháp thân đồng hư không,

            Thường ở chỗ không tâm.

            Có niệm về vô niệm,

            Có trụ về vô trụ.

            Đến v́ chúng sanh đến,

            Đi v́ chúng sanh đi.

            Biển chân như thanh tịnh,

            Tṛn lặng thể thường trụ.

            Người trí khéo tư duy,

            Lại chớ sanh nghi ngờ.

Âm :

            Phật ṭng vô vi lai,

            Diệt hướng vô vi khứ.

            Phật thân đẳng hư không,

            Thường tại vô tâm xứ.

            Hữu niệm qui vô niệm,

            Hữu trụ qui vô trụ.

            Lai vị chúng sanh lai,

            Khứ vị chúng sanh khứ.

            Thanh tịnh chân như hải,

            Trạm viên thể thường trụ.

            Trí giả thiện tư duy,

            Cánh vật sanh nghi lự.

Trước kia vua Đường Thuận Tông hỏi Đại sư Phật Quang:

Phật từ phương nào đến, diệt trở về nơi đâu ? Đă nói thường trụ thế, nay Phật ở chỗ nào ? Câu hỏi nêu lên là: Phật từ đâu đến, sau khi nhập diệt đi về đâu ? Và nói Phật thường trụ ở đời, nhưng nay Phật ở đâu ? Đó là câu hỏi của vua Đường Thuận Tông.

Đại sư Phật Quang đáp:

Phật từ vô vi đến, diệt trở về vô vi. Phật đến từ vô vi mà diệt cũng trở về vô vi. Tại sao vậy ? V́ vô vi là cái thể bất sanh bất diệt, Ngài thị hiện ra đời là Hóa thân hay Ứng thân, mà Hóa thân hay Ứng thân cũng từ Pháp thân hiện ra, cho nên nói đến từ vô vi. Ngài hóa thân tùy  duyên  độ  chúng sanh, khi duyên hết, hóa thân diệt th́ trở về Pháp thân, đó là trở về vô vi. Như vậy sanh ra từ Pháp thân, diệt cũng trở về Pháp thân cho nên câu sau nói:

Pháp thân đồng hư không, thường ở chỗ không tâm. Ở trên hỏi đă nói thường trụ, nay Phật ở chỗ nào ? Ở đây trả lời Phật thường ở chỗ không tâm. Vậy không tâm là ở chỗ nào ? Chúng ta có tâm hay không tâm ? Nếu tâm dấy niệm chạy theo trần cảnh th́ có tâm, nếu lặng những vọng niệm đó là không tâm. Câu trả lời quá xác thực. Tuy nhiên quí vị có khả năng thấy Phật không ? Chịu khó không tâm là thấy, nếu có tâm th́ chỉ thấy chúng sanh. V́ tâm chạy theo trần cảnh là tâm mê của chúng sanh; tâm chúng sanh là tâm hơn thua, phải quấy, tốt xấu v.v... Những thứ tâm chúng sanh lặng, chúng ta vẫn tri vẫn giác ngay đó là tâm Phật. Do đó hỏi: Phật thường trụ ở đời, vậy ở chỗ nào ? Đáp: thường ở chỗ không tâm là chỉ thẳng không c̣n giấu giếm ǵ nữa.

Có niệm về vô niệm, có trụ về vô trụ. Ở chỗ không tâm đó nếu có niệm th́ đưa về vô niệm, có trụ th́ phải đưa về vô trụ, đó là chỗ Phật ở. Những câu kế Ngài giải thích thêm:

Đến v́ chúng sanh đến, đi v́ chúng sanh đi. Chúng sanh mê, Phật thương muốn độ họ mà thị hiện ra đời, khi duyên măn, Phật v́ chúng sanh thị hiện nhập Niết-bàn. V́ những ǵ cần dạy cho  chúng sanh Ngài đă giảng dạy hết rồi, nếu ở đời thêm thời gian nữa th́ chúng ta sẽ ỷ lại, mà không chịu nỗ lực tư duy những lời Phật dạy để ứng dụng tu. Như vậy Phật đến hay đi cũng v́ chúng sanh cả, chúng sanh mê th́ Ngài đem chánh pháp dạy cho tỉnh giác, hết duyên th́ Ngài ra đi.

Biển chân như thanh tịnh, tṛn lặng thể thường trụ. Nghĩa là Ngài trở về thể chân như thanh tịnh thênh thang như biển cả, luôn luôn lặng lẽ tṛn đầy không sanh không diệt.

Người trí khéo tư duy, lại chớ sanh nghi ngờ. Người trí khéo nhận định suy xét, không nên sanh ḷng nghi ngờ. Như vậy chúng ta thấy ngài Phật Quang đáp rất chí lư không c̣n giấu giếm ǵ cả. Bây giờ giả sử có ai hỏi Phật thường trụ ở thế gian vậy Phật ở chỗ nào ? Quí vị chỉ được không ? Chỉ tâm không chạy theo cảnh đó là chỗ Phật thường trụ.

Vua lại hỏi:

            Phật từ vương cung sanh,

            Diệt về Song Lâm diệt.

            Trụ thế bốn chín năm,

            Lại bảo không pháp nói ?

            Núi sông và biển cả,

            Trời đất với nhật nguyệt,

            Thời đến đều tiêu tan.

            Ai rằng không sanh diệt ?

            Nghi t́nh c̣n như trên,

            Người trí khéo phân biệt.

Âm :

            Phật tùng vương cung sanh,

            Diệt hướng song lâm diệt.

            Trụ thế tứ thập cửu,

            Hựu ngôn vô pháp thuyết.

            Sơn hà cập đại hải,

            Thiên địa cập nhật nguyệt.

            Thời chí giai qui tận,

            Thùy vân bất sanh diệt ?

            Nghi t́nh du nhược tư,

            Trí giả thiện phân biệt.

Vua lại hỏi: Phật từ vương cung sanh, diệt về Song Lâm diệt. Trụ thế bốn chín năm, lại bảo không pháp nói ? Vua nêu lên câu hỏi: Khi Phật c̣n là Thái tử sanh ở cung vua, đi tu thành Phật, nhập diệt ở rừng Sa-la, trụ thế bốn mươi chín năm, thuyết pháp độ sanh, sao lại bảo không nói pháp ? Đó là ư thứ nhất.

Núi sông và biển cả, trời đất với nhật nguyệt, thời đến đều tiêu tan. Ai rằng không sanh diệt, nghi t́nh c̣n như trên, người trí khéo phân biệt. Ư thứ hai vua hỏi núi sông, biển cả, mặt trời, mặt trăng v.v... hết duyên cũng tan hoại, tại sao nói có cái không sanh diệt ?

Đại sư Phật Quang đáp:

            Thể Phật vốn vô vi,

            T́nh mê vọng phân biệt.

            Pháp thân đồng hư không,

            Chưa từng có sanh diệt.

            Có duyên Phật ra đời,

            Hết duyên Phật nhập diệt.

            Nơi nơi độ chúng sanh,

            Giống như trăng trong nước.

            Chẳng thường cũng chẳng đoạn,

            Chẳng sanh cũng chẳng diệt.

            Sanh cũng chưa từng sanh,

            Diệt cũng chưa từng diệt.

            Tỏ ngộ chỗ không tâm,

            Tự nhiên không pháp nói.

Âm :

            Phật thể bổn vô vi,

            Mê t́nh vọng phân biệt.

            Pháp thân đẳng hư không,

            Vị tằng hữu sanh diệt.

            Hữu duyên Phật xuất thế,

            Vô duyên Phật nhập diệt.

            Xứ xứ hóa chúng sanh,

            Du như thủy trung nguyệt.

            Phi thường diệc phi đoạn,

            Phi sanh diệc phi diệt.

            Sanh diệc vị tằng sanh,

            Diệt diệc vị tằng diệt.

            Liễu ngộ vô tâm xứ,

            Tự nhiên vô pháp thuyết.

Vua nghe Sư giảng hoát nhiên ngộ đạo, tôn trọng Thiền tông.

Đại sư Phật Quang đáp:

Thể Phật vốn vô vi, t́nh mê vọng phân biệt, Pháp thân đồng hư không, chưa từng có sanh diệt. Ngài nói thể Phật tức là Pháp thân  vốn  không sanh diệt, do t́nh mê nên vọng thấy có sanh diệt, và Pháp thân ấy đồng với hư không nên không bao giờ có sanh diệt. Sở dĩ thấy Phật sanh ở cung vua Tịnh Phạn, nhập diệt ở Sa-la song thọ là do mê mà vọng thấy cái giả tướng, chớ Pháp thân th́ đồng với hư không, không có tướng sanh  diệt.

Có duyên Phật ra đời, hết duyên Phật nhập diệt, nơi nơi độ chúng sanh, giống như trăng trong nước. Đức Phật Ứng Hóa thân để độ khắp chúng sanh, hết duyên Phật nhập Niết-bàn, ứng hóa thân giống như bóng mặt trăng trong nước. Vậy bóng trăng trong nước là hư ảo, chỉ có mặt trăng trên trời mới là thật. Cũng vậy Phật ra đời ở vương cung, nhập diệt ở rừng Sa-la là Hóa thân Phật, c̣n trở về thể bất sanh bất diệt là Pháp thân nên nói thể Phật là vô vi.

Chẳng thường cũng chẳng đoạn, chẳng sanh cũng chẳng diệt, sanh cũng chưa từng sanh, diệt cũng chưa từng diệt. Tỏ ngộ chỗ không tâm, tự nhiên không pháp nói. Pháp tánh không phải thường cũng không phải đoạn, chưa từng sanh diệt, và khi tâm không c̣n dấy động th́ tỏ ngộ Pháp tánh. Bởi Pháp tánh không tướng mạo, không đối đăi, không dùng ngôn ngữ nói đến được nên tự nhiên không pháp nói, cho nên Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm mà chưa từng nói một lời. Không nói một lời là không nói pháp nào ? Pháp Tứ-đế hay Thập-nhị-nhân-duyên ? - Đứng về mặt Pháp tánh th́ không nói một lời, v́ Pháp tánh th́ không c̣n đối đăi, mà không đối đăi th́ nói cái ǵ ? Chúng ta thử nói một câu không kẹt hai bên coi ? Nói được không ? - V́ c̣n đối đăi hai bên nên c̣n nói năng, đến chỗ dứt đối đăi th́ không c̣n ngôn ngữ nói năng, do đó kinh Lăng Già đức Phật nói trong bốn mươi chín năm ta chưa từng nói một câu. V́ trở về Pháp tánh th́ không c̣n ngôn ngữ đối đăi, không c̣n ngôn ngữ đối đăi nên tuyên bố không nói một câu. Song, khi ở Lộc Uyển Ngài giảng pháp Tứ-đế, đây là khổ đế, đây là diệt đế v.v... khổ đế là sanh tử, diệt đế là Niết-bàn vô sanh, là pháp c̣n đối đăi, nên nói Ngài có nói pháp. Lúc nói tới chỗ hết đối đăi Ngài tuyên bố ta không nói một lời. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy giáo lư của đức Phật uyên thâm sâu kín vô cùng. Bốn mươi chín năm nói pháp là nói pháp đối đăi, đến chỗ dứt đối đăi là chỗ không c̣n một câu để nói. Đó là đi từ đối đăi đến chỗ tuyệt đối, chớ không phải Phật từ chối việc nói pháp của ḿnh, hay như nhiều người hiểu rằng ban đầu đức Phật nói pháp Tứ-đế, Thập-nhị-nhân-duyên, Lục-độ-vạn-hạnh... sau Ngài tuyên bố ta không nói một lời. Ngài nói như thế để người sau đừng chấp cứng vào lời dạy của Ngài. Hiểu Ngài nói pháp bốn mươi chín năm là thật th́ chưa đạt đến chỗ cứu cánh, chỗ cứu cánh là từ đối đăi đến tuyệt đối, đối đăi th́ c̣n ngôn thuyết, tuyệt đối th́ không c̣n ngôn thuyết. Do đó các Thiền sư cũng nói chỗ tuyệt đối là chỗ không lời, chỗ không lời là chỗ hết đối đăi. Ni sư Diệu Nhân cũng nói “Uổng khẩu vô ngôn”.

Vua nghe giảng, thấu suốt được chỗ đó nên ngộ đạo và tôn trọng Thiền tông. Vua nghe giảng th́ ngộ c̣n chúng ta nghe có ngộ không ? V́ đọc qua câu hỏi và lời đáp chúng ta không nhận ra nên không ngộ, c̣n vua thấu suốt được lời đáp của Ngài nên vua ngộ và tôn trọng Thiền tông.

Sau đây Ngài dẫn kinh: Kinh nói: “Tâm ta như nước, Di Đà như trăng, nước trong th́ trăng hiện, chẳng cần người khác nói”. Trăng dụ Pháp thân, bóng dụ Hóa thân, trong và đục dụ nhiễm và tịnh.

Ở đây nói kinh mà tôi không nhớ kinh nào, chỉ nhớ một câu “Tŕ thành nguyệt hiện”. Tŕ là cái ao, cái ao đào xong có nước lóng trong th́ thấy mặt trăng hiện. Đoạn này giải thích về Tịnh độ của tự tâm, Phật Di Đà chỉ cho Pháp thân, tâm người ví như nước, nước tâm trong th́ thấy Phật Di Đà hiện, như mặt trăng hiện trong ao nước trong. C̣n nước tâm đục th́ Phật Di Đà không hiện. Như vậy hồ tâm trong th́ mặt trăng Di Đà hiện, hồ tâm đục th́ mặt trăng Di Đà không hiện, cho nên chúng tôi đặt tên cái hồ ở trước chánh điện Trúc Lâm là hồ Tĩnh Tâm. Tĩnh là lặng, lặng th́ mới trong, trong th́ thấy bóng trăng hiện. Như vậy qua cái nh́n của các Thiền sư không có chống đối pháp môn nào, Tịnh độ cũng được, Thiền cũng được, v́ tất cả đều qui về tự tâm, chủ yếu là nước tâm chúng ta phải trong, nên nói nước trong th́ trăng hiện không cần người khác nói. Ngài nói thêm: Mặt trăng dụ cho Pháp thân, bóng mặt trăng dụ cho Hóa thân, tùy nước trong hay đục mà trăng hiện hay không hiện, tùy theo tâm nhiễm hay tịnh mà hóa thân là chúng sanh hoặc Bồ-tát. Như kinh Di Đà nói niệm danh hiệu Phật từ một ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn th́ khi lâm chung thấy đức Phật A-Di-Đà và chư Thánh chúng đến đón. Tâm không loạn là tâm tịnh, mà tâm tịnh th́ Phật hiện. Thiền Tứ-niệm-xứ, đức Phật nói ai trụ tâm nơi pháp quán từ một ngày cho đến bảy ngày mà không dời chỗ trụ,ï th́ người đó chứng từ sơ quả đến tứ quả. Tu Tứ-niệm-xứ là quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngă. Giả sử như chúng ta quán pháp vô ngă từ một ngày cho tới bảy ngày không có một tạp niệm, tâm thanh tịnh th́ Phật hiện tiền. C̣n chúng ta tu theo pháp Thiền này th́ sao ? Nếu tâm không dấy niệm, lặng trong sáng suốt th́ Phật hiện. Vậy mà nhiều người than, đời mạt pháp Phật nhập Niết-bàn hơn hai ngàn năm, khó thấy Phật quá ! Phật ở gần một bên, tại chúng ta để tâm chạy theo cảnh nên không nhận ra, rồi khởi niệm đi t́m Phật ở núi này núi nọ, thật là xa, cho dù có t́m Phật ở Ấn Độ cũng không gặp. Tâm ḿnh yên lặng trong sáng là Phật hiện tiền, không phải nhọc nhằn t́m đâu cả. Như vậy tu mà ngộ được lư đạo sâu xa rồi th́ công phu rất là nhẹ nhàng và không c̣n nghi ngờ ǵ nữa. Nếu không ngộ th́ than rằng Phật Niết-bàn hơn hai ngàn năm rồi, làm sao t́m cho ra, mà t́m Phật không thấy th́ làm sao tu ?

Nước trong trăng hiện, trăng cũng chẳng đến. Nước đục trăng ẩn, trăng cũng chẳng đi. Chỉ do nước có trong đục, chẳng phải bảo trăng có đến đi. Trong pháp cũng như vậy, tâm sạch th́ thấy Phật, chẳng phải là Phật đến, tâm nhơ th́ chẳng thấy, chẳng phải là Phật đi. Bởi do chúng sanh có nhơ sạch, chẳng phải bảo chư Phật có ẩn hiện.

Đoạn này giải thích thêm: nước trong th́ mặt trăng hiện, nước đục th́ mặt trăng ẩn, mặt trăng không có đến đi. Cũng vậy tâm thanh tịnh th́ Phật hiện, tâm nhiễm nhơ th́ Phật ẩn khuất, Phật không đến không đi. Chúng ta thấy mặt trăng trên trời có đến với nước hay có rời nước không ? -Không đến mà cũng không rời, chỉ tại nước trong th́ trăng hiện, nước đục th́ trăng khuất mà thôi. Cũng vậy, Pháp thân Phật không đến cũng không đi, chúng ta tu tâm trong lặng th́ Phật hiện tiền, tâm ngầu đục th́ Pháp thân Phật ẩn. Tưởng chừng như Phật có đến có đi, nhưng thật sự th́ Phật không đến không đi bao giờ. Cũng thế, chúng ta ngồi Thiền để dừng tâm chạy nhảy lăng xăng, tâm lăng xăng đó lặng rồi th́ ông Phật của chúng ta hiện tiền. Vậy ông Phật hiện ra sao ? Ngồi ṭa sen hay ṭa sư tử ? Nếu thấy Phật hiện ngồi ṭa sen chúng ta có chấp nhận không ? Chỗ này phải hiểu cho kỹ kẻo lầm. Khi ngồi Thiền tâm thanh tịnh thấy Phật đến xoa đầu thọ kư hoặc tán thán công đức tu hành, tự cho là ḿnh đă chứng quả, nhưng ít lâu phát điên, người ngoài không biết cho rằng tu Thiền điên. Tại sao thấy Phật lại phát điên ? Khi ngồi tu tâm đạt đến chỗ lặng lẽ th́ thể chân thật hiện tiền, đó là Phật hiện. Phật tại tâm ḿnh hiện th́ không có tướng mạo, nhưng v́ chúng ta chạy theo tướng Phật hư dối ở ngoài do tâm ḿnh phóng hiện ra; tướng hư dối mà cho là thật nên lầm, điên đảo cuồng loạn rồi phát điên.

Trong sử Thiền Ấn Hoa có ghi câu chuyện: Tổ Ưu-ba-cúc-đa hàng phục được ma vương bèn trao Tam qui cho nó. Sau khi thọ Tam qui xong, Tổ bảo ma vương:

- Xưa ngươi thường thấy đức Như Lai giờ đây hiện thử cho ta xem.

Ma vương thưa:

- Hiện việc xưa không khó, chỉ xin Tôn giả trông thấy đừng lễ.

Tổ khả hứa. Ma vương vào rừng ẩn mất, chốc lát bỗng thấy Phật từ mé rừng đi ra oai nghi nghiêm chỉnh, theo sau là đoàn Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, Tổ vừa trông thấy cúi ḿnh đảnh lễ. Ma  vương hoảng kinh biến mất.

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy ma hiện Phật, mà Tổ c̣n lầm tưởng Phật thật, qú xuống lạy. Chúng ta là phàm phu thường mơ ước được thấy Phật, ma biết được nên nó hiện h́nh Phật. Chúng ta thấy mừng quá lễ lạy, nhân cơ hội ấy nó nhập vào khiến chúng ta phát cuồng phát điên. Nên nhớ, Phật là tâm thanh tịnh sáng suốt ở mỗi người chớ không phải Phật ở bên ngoài.

?


[mucluc][p1][p2-c1][p2-c2][p2-c3]

[p3-c1][p3-c2][p3-c3-a1][p3-c3-a2][p3-c3-a3][p3-c3-a4][p3-c3-a5]

[Trang chu] [Kinh sach]