[Trang chu] [Kinh sach]

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT

Giảng Giải

[mucluc][p1][p2-c1][p2-c2][p2-c3]

[p3-c1][p3-c2][p3-c3-a1][p3-c3-a2][p3-c3-a3][p3-c3-a4][p3-c3-a5]


B. GIẢNG GIẢI (tt)

II. BÀI TỰA:

“Kiến Tánh Thành Phật” là liễu ngộ xưa nay không một vật. Nguồn linh rỗng lặng, trong sáng tṛn đồng cả thái hư. Pháp tánh bao trùm, nghiễm nhiên ánh sáng soi suốt nơi sát hải, rơ ràng lồ lộ ngay trước mắt. Bản tánh Như Lai tự như mà ứng hiện trên trời dưới đất, nên hay tùy loại, tùy h́nh, hoặc cơi này phương khác thị hiện ra đời độ thoát quần sanh. Khai quyền th́ phương tiện có muôn pháp, hiển thật th́ hội ngộ về một tâm. Trỏ Phật quả Bồ-đề vô tướng, vốn  rỗng lặng tṛn đồng thái hư. Phó pháp ấn tâm tông Bát-nhă lộ bày bốn mắt nh́n nhau. Trong Kinh Lăng Già, quyển hai, đức Phật Thích Ca đă chỉ bày rành rơ. Hàng hậu học ai c̣n ngờ vực xin hăy mau t́m Kinh tra cứu, tự nhiên nghi ngờ hết sạch mà được chứng thật, đốn ngộ kiến tánh thành Phật. Cần biết diệu lư của Phật pháp, chẳng dính dáng ǵ đến văn tự ngôn ngữ, bặt hết mọi hư luận, bản tế trong lặng tṛn đầy, ba đời chư Phật cuối cùng đành ngậm miệng không lời, nhiều đời Tổ sư rốt ráo cũng im hơi lặng tiếng. Nên đức Thế Tôn giơ cành hoa chỉ cho đại chúng, ngài Ma-ha- ca-diếp khế hội mỉm cười, thầy tṛ bốn mắt nh́n nhau, tuệ nhăn chiếu sáng lẫn nhau, thầm lặng ấn tâm, phó pháp truyền y nối vị Tổ.

Kiến tánh thành Phật là liễu ngộ xưa nay không một vật. Mở đầu Ngài nói về lư do Kiến tánh thành Phật. Kiến tánh thành Phật là ǵ ? Là liễu ngộ xưa nay không một vật. Người nào liễu ngộ xưa nay không một vật th́ gọi người đó kiến tánh. Quí vị có nhớ ai liễu ngộ lư này không ? Lư Hành giả sau khi ngộ lư này, Ngài làm bài kệ tŕnh Ngũ Tổ, câu thứ ba nói rất rơ lư này: “Bản lai vô nhất vật” nghĩa là “xưa nay không một vật”. Đó là Ngài liễu ngộ hay kiến tánh. Tại sao thấy “xưa nay không một vật” mà gọi là kiến tánh ? V́ cái ǵ chúng ta thấy được, sờ mó được đều là vật, như cái nhà, cái cây, cái bàn, cái ghế... Vậy, cái ǵ mắt thấy được tay sờ mó được đều là vật. Nếu là vật th́ có h́nh tướng, v́ có h́nh tướng nên sanh diệt  vô  thường, sanh diệt vô thường  th́ tạm bợ hư giả. Bản tánh th́ không sanh diệt không bị vô thường chi phối, v́ nó không phải là một vật. Nếu là một vật th́ nó sanh diệt vô thường. Nhưng nó không phải một vật sao nói là tánh ?

Trong đời này có những cái không phải là vật mà vẫn có. Nhà cửa núi sông... có h́nh tướng được gọi là vật, c̣n hư không có phải là vật không ? Có ai thấy và sờ mó được hư không không ? Hư không không h́nh tướng, chúng ta không thấy không sờ mó được, nhưng vẫn có hư không. Nhà cửa núi sông... có h́nh tướng nên bị vô thường chi phối. C̣n hư không không h́nh tướng song lúc nào cũng có, mà không bị vô thường chi phối. Nhưng nói hư không quí vị sẽ hiểu lầm hư không là cái rỗng tuếch không có ǵ hết và bản tánh chân thật không h́nh không tướng không có một vật cũng rỗng tuếch th́ sai. Bản tánh hay tánh giác của mỗi người tuy không có một vật không h́nh không tướng, nhưng có cái biết chớ không rỗng tuếch. Bây giờ tôi nói chuyện gần nhất cho quí vị tự nghiệm. Khi chúng ta nghĩ về một vật hay một người, th́ chúng ta biết về vật về người. Nhưng khi chúng ta không nghĩ ǵ hết chúng ta vẫn có biết, đâu đợi có vật có người mới có biết.

Ví dụ, tôi ngồi chơi không nghĩ ǵ hết, gió thổi tôi cũng cảm giác mát, tiếng ở xa vang lại tôi vẫn nghe tiếng, người đi trước mặt tôi vẫn thấy người. Vậy thấy người, nghe tiếng, cảm  giác  mát  có  suy  nghĩ  không ? - Không suy nghĩ mà vẫn biết. Vậy cái biết h́nh tướng ra sao ? Khi suy nghĩ, tâm có niệm dấy động bám với h́nh tướng của pháp trần hai cái này hợp lại thành tướng sanh diệt. Lúc không suy nghĩ th́ nội tâm vắng lặng, cảnh vật bên ngoài đến liền có cảm giác biết cảnh vật mà không động; biết mà không động, không có tướng sanh diệt, không h́nh tướng mà thường biết. Cái đó gọi là tánh giác, có sẵn nơi ḿnh mà ḿnh quên không nhớ. Nếu ḿnh nhớ nó th́ chắc cả ngày đi đứng nằm ngồi không nghĩ suy tính toán ǵ cả, giống như người khờ dại. Hiện tại th́ chúng ta khôn quá thấy người th́ phân biệt người đẹp xấu, cao thấp, trắng đen... Nghe tiếng th́ phân biệt tiếng trầm bổng, êm dịu, cộc cằn, tiếng người, tiếng vật, nghĩ đủ thứ thành ra tánh giác bị khuất lấp bị quên. Ai cũng có tánh giác không động không tướng mạo mà hằng giác, nhưng không nhớ, chỉ nhớ chạy theo tướng sanh diệt duyên theo sáu trần cho đó là thật, là điều cần yếu để phân biệt. Do đó mà quên mất tánh giác chân thật của ḿnh, nên Phật Tổ thương xót nhắc nhở.

Nguồn linh rỗng lặng, trong sáng tṛn đồng cả thái hư. Nguồn linh là tánh giác không có tướng mạo, không có một vật, nhưng sáng suốt thênh thang thanh tịnh tṛn đồng như thái hư. Nói tṛn là một lối nói, thái hư th́ thênh thang không  ngằn mé, nói tṛn nói vuông ǵ cũng được. Từ xưa chúng ta có thói quen nói trời tṛn, nói tṛn là nói theo thói quen, chớ thái hư th́ không tṛn không vuông. Ví dụ hiện giờ chúng ta đang ngồi trong nhà giảng này, khoảng trống trong nhà giảng gọi là khoảng hư không. Khoảng hư không trong nhà giảng được giới hạn bởi bốn bức tường, chúng ta có thể đo chiều ngang, chiều dài, chiều cao th́ tính được hư không trong nhà giảng này được bao nhiêu khối. Nhưng nếu phá vỡ bốn bức tường th́ hư không không giới hạn không ngằn mé, v́ nó không có tướng mạo nên ḥa đồng với hư không trong bầu trời. Tâm thể của mỗi người cũng vậy, v́ nó không có tướng mạo nên không có giới hạn. Vậy quí vị tưởng tượng coi tâm ḿnh bao lớn ? Có người nào ngoài tâm ḿnh không ? V́ tâm ḿnh không giới hạn nên trùm khắp, tất cả muôn vật muôn người không ngoài tâm ḿnh, mà ḿnh cũng không ngoài tâm của muôn người muôn vật. Như vậy th́ không có cái cách biệt, do chúng ta căn cứ vào thân tướng nhỏ nhoi ích kỷ này, mới phân chia nhân ngă bỉ thử, từ cái phân chia đó mà có muôn sự sai biệt rồi hơn thua với nhau.

Pháp tánh bao trùm, nghiễm nhiên ánh sáng soi suốt nơi sát hải, rơ ràng lồ lộ ngay trước mắt. Pháp tánh có chỗ gọi là nguồn linh, có chỗ gọi là bản tánh; đó chỉ là tiếng gọi khác, nhưng thể th́ không khác. Pháp tánh trùm khắp, ánh sáng soi suốt nơi sát hải; sát là cơi, hải là biển, sát hải là cơi nước nhiều như biển cả. Nó thênh thang trùm khắp, lúc nào cũng lồ lộ ở trước mắt mỗi người, không ở đâu xa, khỏi cần t́m kiếm.

Bản tánh Như Lai tự  như  mà  ứng   hiện   trên   trời dưới đất, nên hay tùy loại, tùy h́nh, hoặc cơi này phương khác thị hiện ra đời độ thoát quần sanh. Đứng về bản tánh Như Lai th́ bản tánh đó như như, từ cái như như đó mà tùy duyên ứng hiện. Hoặc ứng hiện lên cơi trời, hoặc ứng hiện dưới nhân gian, tùy theo h́nh tướng của mỗi loài ở mỗi cơi mà dùng phương tiện giáo hóa độ cho được giải thoát. Nói cách khác bản tánh Như Lai hay Phật pháp thân th́ trùm khắp, nhưng tùy duyên tùy loài mà ứng thân để giáo hóa.

Khai quyền th́ phương tiện có muôn pháp, hiển thật th́ hội ngộ về một tâm. Khai quyền là tạm thời khai mở phương tiện. Khi giáo hóa Phật tùy căn cơ chúng sanh mở bày phương tiện nói đến tám muôn bốn ngàn pháp môn. Hiển thật là chỉ cho cái chân thật, Phật phương tiện nói tám muôn bốn ngàn pháp môn, được kết tập lại thành Tam Tạng Thánh điển rất là nhiều, nhưng tất cả đều để phá dẹp vô minh phiền năo tham, sân, si v.v. Khi phiền năo hết, vô minh sạch th́ trở về một bản tâm, không có cái ǵ khác.

Trỏ Phật quả Bồ-đề vô tướng vốn rỗng lặng tṛn đồng thái hư. Phật chỉ cho mọi người thấy quả Bồ-đề vốn không có h́nh tướng, nó rỗng rang thanh tịnh tṛn đồng như thái hư.

Phó pháp ấn tâm tông Bát-nhă lộ bày bốn mắt nh́n nhau. Phó pháp là trao cho hay ấn chứng. Phó pháp hay ấn chứng tâm tông đều ở chỗ bốn  mắt  nh́n  nhau. Ngài Chân Nguyên ngộ từ bốn mắt nh́n; thầy Ngài là Thiền Thiền sư Minh Lương nh́n Ngài, Ngài nh́n lại, liền cảm ngộ rồi lấy cái đó làm chuẩn. Xưa đức Phật Thích Ca và ngài Ma-ha-ca-diếp cũng từ bốn mắt nh́n nhau mà làm chuẩn. Tại sao trong nhà Thiền hay dùng giai thoại “bốn mắt nh́n” ? V́ mắt là cái hay thấy, mà thấy tức là biết. Người đời thường nói suy nghĩ mới biết. Bây giờ chúng ta nh́n người nh́n vật, mà không khởi niệm suy nghĩ phân biệt, lúc đó thấy người thấy vật mà có biết không ? Cái ǵ biết ? Đó là chỗ mà trong đây chỉ rất rơ ràng không giấu giếm. Ở hội Linh Sơn đức Phật đưa cành hoa sen lên, mắt Ngài nh́n đại chúng, Ma-ha-ca-diếp nh́n lại Ngài, hai thầy tṛ cảm thông liền. Vậy Phật và Ma-ha-ca-diếp cảm thông cái ǵ ? - Phật thấy Ma-ha-ca-diếp, Ma-ha-ca-diếp thấy Phật, hai thầy tṛ không khởi niệm nghĩ suy ngay đó là truyền pháp. Ngày nay chúng ta vừa thấy là khởi niệm, do đó cái thấy ban đầu bị ẩn mất, nên đây dẫn Kinh:

Trong Kinh Lăng Già, quyển hai, đức Phật Thích Ca đă chỉ bày rành rơ. Hàng hậu học ai c̣n ngờ vực xin hăy mau t́m Kinh tra cứu, tự nhiên nghi ngờ hết sạch mà được chứng thật, đốn ngộ kiến tánh thành Phật. Trong Kinh Lăng Già có đoạn nói, không phải dùng ngôn ngữ mới là nói pháp, mà một cái nh́n, một cái thấy là đă  nói pháp rồi.

Cần biết diệu lư của Phật pháp, chẳng dính dáng ǵ đến văn  tự  ngôn   ngữ, bặt   hết   mọi   hư   luận, bản  tế trong lặng tṛn đầy, ba đời chư Phật cuối cùng đành ngậm miệng không lời, nhiều đời Tổ sư rốt ráo cũng im hơi lặng tiếng. Diệu lư của Phật pháp th́ chẳng có dính dáng ǵ đến văn tự ngôn ngữ, bặt hết mọi hư luận. Muốn biết nó không thể dùng văn tự ngôn ngữ, hay hư luận mà có thể biết được. Văn tự ngôn ngữ hay hư luận chỉ là tṛ đùa bàn luận cho vui, chớ không có lẽ thật. V́ bản tế của diệu lư vốn tṛn đầy thanh tịnh sáng suốt, Phật c̣n không nói được, đành phải ngậm miệng không lời, chư Tổ cũng không nói được, nên thiền tăng hỏi “Thế nào là diệu lư của Phật pháp ?”. Các Ngài chỉ hét hoặc đánh cho một gậy, chớ không nói, v́ nói cái ǵ cũng trật hết. Phật ngậm miệng không lời, sao Phật giảng đến bốn mươi chín năm, kết tập thành Tam Tạng giáo điển ? - Những lời thuyết giảng của Phật chỉ là phương tiện, không đến được chỗ cứu cánh đó. V́ là phương tiện nên Kinh nói giáo lư Phật dạy là ngón tay chỉ mặt trăng. Người muốn thấy mặt trăng phải khéo nương ngón tay mới thấy mặt trăng. Ngón tay không phải là mặt trăng và ngón tay không thể chỉ đến tận mặt trăng, nó chỉ là một phương tiện nhỏ thôi. Ngôn ngữ trong Tam Tạng giáo điển cũng vậy. Người tu nếu lấy Kinh điển làm cứu cánh, học thuộc, tụng nhiều cho là ngộ đạo th́ chưa phải. Đó chỉ là phương tiện, bám vào phương tiện mà cho là cứu cánh th́ sai, phải biết nương phương tiện để tu  tiến  đến  cứu cánh, mới là người hiểu và ứng dụng được lời Phật Tổ dạy.

Nên đức Thế Tôn giơ cành hoa chỉ cho đại chúng, ngài Ma-ha-ca-diếp khế hội mỉm cười, thầy tṛ bốn mắt nh́n nhau, tuệ nhăn chiếu sáng lẫn nhau, thầm lặng ấn tâm, phó pháp truyền y nối vị Tổ. Phật đưa cành hoa lên, nh́n khắp đại chúng mà không nói một lời. Ngài Ma-ha-ca-diếp thấy Phật nh́n tới ḿnh, Ngài nh́n lại mỉm cười. Thầy tṛ thông cảm rồi phó pháp truyền y, dễ như trở bàn tay không khó khăn ǵ cả. Theo quan niệm thông thường th́ nói mới dễ hiểu, không nói mà hiểu th́ đâu có dễ ! Nhưng, chỉ nh́n mà được ấn tâm phó pháp truyền y kế thừa Tổ vị, không cực khổ nhọc nhằn không dễ là ǵ ? Thật ra, khó th́ cũng khó tột đỉnh, dễ th́ cũng dễ quá tưởng tượng của con người. Chỗ phó pháp truyền y của Phật cho ngài Ma-ha-ca-diếp là hiện tượng bốn mắt nh́n nhau. Bởi v́ mắt nh́n nhau mới cảm thông được, tai th́ không nh́n nhau được. Lẽ ra tai cũng có quyền nhận ra diệu lư, nhưng làm sao truyền cảm bằng mắt ? Chỉ có tiếng nói tai mới nghe. C̣n mắt th́ cảm được, cho nên ngay nơi mắt thấy liền nhận ra.

Tâm ấn Bát-nhă tṛn đồng cả thái hư chân không tỏ rơ, xưa nay vẫn như thế. Từ hai mươi tám vị Tổ Tây Thiên truyền đến sáu vị  Tổ  Đông  Độ, chỉ  thẳng nối tiếp nhau, bốn mắt nh́n nhau, im lặng nh́n trừng  trừng, gượng gọi là tâm ấn mà phó chúc đó thôi.

Từ xưa đến nay Phật truyền tâm ấn cho Tổ, hoặc Tổ Tổ truyền nhau chỉ truyền cái chân thật sẵn có của ḿnh, qua hiện tượng bốn mắt nh́n nhau, im lặng nh́n trừng trừng.

Đến các Tổ đời sau ứng hiện ra đời, giúp nêu cao việc giáo hóa, diễn rộng pháp môn, mở rộng phương tiện. Việc ứng duyên đă xong, nguyện lực c̣n để lại, Ngữ lục chợt hưng thịnh, đều lập thành công án, khai sơn dạy chúng, gậy hét dạy đuổi, câu câu về nơi tông, cơ cơ chung một lư.

Đoạn này nói đến chư Tổ đời sau theo nguyện lực ứng hiện ra đời nêu cao việc giáo hóa. Các Ngài dùng nhiều phương tiện hướng dẫn người sau, bằng cách tùy theo căn cơ mà nói ra những lời chỉ dạy để đánh thức. Những lời nói đó của chư Tổ được ghi chép để lại gọi là Ngữ lục. Khi Ngữ lục thạnh hành th́ những câu nói khó hiểu đều được lập thành công án. Khai sơn nghĩa là mở núi, chỉ cho các Thiền sư lên núi đốn cây phá rừng, để cất cốc tu hoặc cất chùa giáo hóa môn đồ. Thế nên người đầu tiên lên núi phá rừng cất chùa giáo hóa gọi là Tổ khai sơn. Danh từ này quen dùng, nên về sau vị thầy đầu tiên đào đất đắp nền xây dựng chùa, giáo hóa ở đất bằng cũng gọi là Tổ khai sơn. Chư Tổ giáo hóa c̣n dùng gậy đánh, hoặc  hét. Thiền tăng đến tham vấn, vừa hỏi một câu là bị ăn gậy hoặc nghe hét điếc tai. Các Ngài không trả lời chỉ đánh hoặc hét. Có một Thiền tăng đến hỏi Tổ Hoàng Bá “Thế nào là đại ư Phật pháp”, Ngài không nói mà đánh cho một gậy. Tổ Lâm Tế cũng vậy, Thiền tăng đến hỏi “Thế nào là đại ư Phật pháp”, Ngài không nói liền hét một tiếng. Chư Tổ chẳng những đánh hoặc hét, mà c̣n nói những câu dường như vô nghĩa lư, nhưng tất cả đều tùy theo căn cơ của người thưa hỏi, mà chỉ chỗ tột cùng để cho họ xoay lại thể chân thật của ḿnh.

Hàng thượng căn lănh ngộ th́ được cơ đại hành đại dụng, bậc cao sĩ biết suốt th́ rơ pháp vô trụ vô vi. Song người người xuất gia theo Phật, kẻ kẻ học đạo tham thiền, phải xét rơ tinh tường Kinh điển của Phật, Ngữ lục của Tổ, muôn đuốc ngh́n đèn chỉ một ngọn lửa. Nếu người căn cơ bén nhạy bậc thượng th́ hội thông muôn pháp thảy ở nguồn tâm. Nếu người bậc hạ chấp nghiêng lệch một bên th́ thích theo phép thức t́nh phân biệt, luống mở to cửa ngơ, t́nh c̣n hơn thua, thức chứa nghĩ suy, kẹt tâm hữu lậu, trái với ư chỉ vô sanh.

Người căn cơ bậc thượng hoặc nghe một câu, hoặc nghe tiếng hét, hoặc bị đánh một gậy liền ngộ th́ được đại hành đại dụng. Tại sao chỉ nghe hét hoặc bị đánh lại được đại hành đại dụng ? Ngài Nghĩa Huyền nếu không bị Tổ Hoàng Bá đánh ba lần th́ không được đại hành đại dụng. Ngài hỏi “Thế nào là đại ư Phật pháp ?” Liền bị Tổ Hoàng Bá đánh cho một gậy, ba lần hỏi ba lần bị đánh. V́ thể chân thật nếu Tổ có cố gắng dùng ngôn ngữ giải thích cho Ngài lóe thấy chút chút, th́ không nhớ, giống như tia chớp xẹt qua rồi mất, không có ấn tượng mạnh nên dễ quên. Nhưng Tổ đặc biệt không nói, mà dùng hành động coi như tàn bạo, để cho Ngài dồn hết tâm lực vào chỗ mà Ngài muốn biết, đến khi Thiền sư Đại Ngu khơi lên một chút, Ngài liền bật ngộ, th́ muôn đời không quên. Đó là đại hành đại dụng. Đại hành của người trước quá đặc biệt thù thắng, nên người sau nhớ đời không quên. V́ vậy mà Thiền của Tổ Lâm Tế truyền từ trước tới nay hơn một ngàn năm vẫn c̣n. Chúng ta ngày nay nghe giảng th́ lóe hiểu, nhưng một lúc lại quên hết. Đó là tại cơ nhỏ nên hành cũng nhỏ, dụng cũng nhỏ. Thế nên chúng ta có lóe sáng một chút th́ phải tiếp tục dụng công, cái thấy mới sâu, ḷng tin mới vững. Chớ c̣n lóe sáng chút chút mà tự măn, thấy đă đủ rồi th́ từ từ nó mất đi, ban đầu th́ nói đạo lư, dần dần sẽ nói chuyện thế tục, không c̣n ǵ là Phật pháp nữa. Nghe mà nhận được đă hay rồi, nhưng nhận được phải hằng sống mới là viên măn. C̣n nhận được mà chưa sống được th́ chưa phải là viên măn. Đó là chỗ hết sức quan trọng. Ngài Lâm Tế khi nhận được thể chân thật rồi, từ đó về sau không c̣n b́nh dị phàm tục nữa, mà phong cách Ngài rất kỳ đặc khác thường. V́ cơ duyên ngộ đạo của Ngài quá đặc biệt nên Ngài sống cũng quá đặc biệt. Ngày nay chúng ta nhờ nghe giảng rồi nhận ra, dễ quá nên không có ǵ đặc biệt lắm. Thế nên phải đại hành mới đại dụng. Và khi các Ngài thấu suốt rồi th́ rơ được pháp vô trụ vô vi.

Song người người xuất gia theo Phật, kẻ kẻ học đạo tham thiền, phải xét rơ tinh tường Kinh điển của Phật, Ngữ lục của Tổ, muôn đuốc ngh́n đèn chỉ một ngọn lửa. Chúng ta ngày nay tu học phải hiểu rơ Kinh Phật, thấu suốt lời dạy của Tổ. Kinh Phật nói hay Ngữ lục Tổ nói, chỉ có một mục đích là giải khổ cho chúng sanh, giống như muôn đuốc ngh́n đèn chỉ là lửa, chớ không có ǵ khác. Phải thấy rơ hiểu suốt như vậy, đừng nói Kinh này khác với Kinh kia, Ngữ lục của Tổ này khác với Ngữ lục của Tổ kia, rồi đem ra tranh căi chống đối với nhau. Làm như thế là chưa thấu triệt được lời dạy của Phật Tổ.

Nếu người căn cơ bén nhạy bậc thượng th́ hội thông muôn pháp thảy ở nguồn tâm. Nếu là người căn cơ bén nhạy th́ thấy tất cả pháp đều gốc ở nguồn tâm. Như tất cả lời Phật nói  kết  tập  thành Tạng Kinh, đều dạy lóng lặng vọng tưởng, để trở về bản tâm chân thật của chính ḿnh. Rồi bao nhiêu Ngữ lục của chư Tổ cũng dạy dừng vọng tưởng trở về tâm chân thật của ḿnh, chớ không dạy cái ǵ khác. Như vậy mới thấy người thấu suốt lư đạo, không cố chấp văn tự ngôn ngữ khác biệt, mà một bề quay về chân tâm của ḿnh thôi.

Nếu người bậc hạ chấp nghiêng lệch một bên th́ thích theo phép thức t́nh phân biệt, luống mở to cửa ngỏ, t́nh c̣n hơn thua, thức chứa nghĩ suy, kẹt tâm hữu lậu, trái với ư chỉ vô sanh. Người căn cơ thấp kém th́ chấp nghiêng lệch hoặc bên này hoặc bên kia, theo thức t́nh phân biệt rồi cho cái này hơn cái kia kém. Suy gẫm chất chứa kẹt trong tâm hữu lậu, v́ vậy mà trái với ư chỉ vô sanh. Thế nên người học Phật mà lư luận nhiều tranh chấp nhiều, rốt cuộc chỉ là người mê chấp chớ tu chưa đến đâu.

Bởi do chưa xét tột trí tự nơi ḿnh, nên c̣n bị người lừa dối, ch́m đắm nơi giáo nơi tông, tranh luận nhân ngă, phân biệt kia đây, nghĩ t́m kẽû hở mà công kích lẫn nhau, nhà ḿnh nhà người, đấu lư tranh lời giành hiểu biết. Ai c̣n như thế là chưa vượt khỏi pháp trần phiền năo, chưa lănh hội chân như b́nh đẳng, ngă chấp pháp chấp chẳng quên, thức thần khư khư chấp cứng, sẽ măi măi ch́m đắm nơi tông giáo. Ai hay nơi dốc đứng buông tay, mới đáng gọi đích  thực  trượng  phu, xưa  nay  một  vật cũng không, lưới giáo nơm bẫy buông sạch. Đó là chỗ gọi: “Mộng huyễn không hoa, đâu nhọc nắm bắt, được mất phải quấy, thảy đều buông hết, âm thanh sắc pháp, vốn từ tâm sanh, tâm có phân biệt đều rơi vào đường tà”. Cho nên nói: “Pháp tánh vốn rỗng lặng, không lấy cũng không thấy. Tánh không tức là Phật, chẳng thể nghĩ lường được”. Tông chỉ Bát-nhă vốn ngộ không chỗ được mà được. Từ xưa đến nay không có kiến chấp sai khác, nguồn chân trong lặng nhiệm mầu, ánh tịch quang vô tướng vô vi, thể vọng như hoa đốm trong không, huyễn khởi lên liền có tên có chỗ.

Bởi do chưa xét tột trí tự nơi ḿnh, nên c̣n bị người lừa dối, ch́m đắm nơi giáo nơi tông, tranh luận nhân ngă, phân biệt kia đây, nghĩ t́m kẽ hở mà công kích lẫn nhau, nhà ḿnh nhà người, đấu lư tranh lời giành hiểu biết. Đây là cái bệnh  mà ngày nay nhiều người vấp phải. Người vấp phải bệnh này là v́ họ chưa được trí vô sư nên c̣n bị người lừa gạt, ch́m đắm nơi giáo (Kinh) nơi tông (Thiền) rồi tranh luận nhân ngă. Cái ǵ của tông ḿnh th́ hơn, của tông người th́ kém, t́m kiếm  kẽ  hở  của  tông người để công kích bài bác, đấu lư tranh giành phần thắng.

Ai c̣n như thế là chưa vượt khỏi pháp trần phiền năo, chưa lănh hội chân như b́nh đẳng, ngă chấp pháp chấp chẳng quên, thức thần khư khư chấp cứng, sẽ măi măi ch́m đắm nơi tông giáo. Câu này chỉ cho người c̣n tâm nhân ngă. C̣n nhân ngă tranh luận hơn thua là người chưa vượt khỏi pháp trần phiền năo. Sở dĩ chúng ta có phiền năo với nhau là v́ ư thức phân biệt duyên với pháp trần. Ví dụ như nghe người chê ta xấu, tiếng chê qua mất rồi, nhưng ư thức ta duyên theo bóng dáng của tiếng chê là pháp trần, khởi phân biệt nhân ngă rồi sanh ra bực bội. Đó là pháp trần phiền năo. Hoặc thấy người làm điều trái ư ta, việc làm của người đó đă qua rồi, nhưng ư thức ta duyên theo bóng dáng của người đó rồi khởi phân biệt mà sanh phiền giận. Đó là pháp trần phiền năo. V́ chưa nhận ra chân như b́nh đẳng, nên tâm chấp ngă chấp pháp c̣n nguyên, thức thần khư khư chấp cứng. Người như thế sẽ măi măi ch́m đắm nơi Thiền nơi Kinh, nơi chữ nghĩa, không có giác ngộ.

Ai hay nơi  dốc  đứng buông tay mới  đáng  gọi đích thực trượng phu. Người đối với pháp tu, đối với đạo nhắm thẳng một đường mà tiến, không nghiêng bên này không ngả bên kia, giống như người đi trên bờ dốc đứng, không nương gậy, không vịn bờ thơng tay đi một cách tự nhiên, đó mới là bậc trượng phu. Thiền tông c̣n gọi là tâm tông, tức là tông chỉ thẳng chân tâm. Người nào khi được chỉ thẳng chân tâm mà nhận ra, đó là người đi trên dốc đứng buông tay, là hàng trượng phu. Nếu chỉ thẳng chân tâm mà không nhận ra, c̣n phải nương kinh nương giáo là c̣n nương phương tiện, chưa buông tay đi trên dốc đứng.

Xưa nay một vật cũng không, lưới giáo nơm bẫy buông sạch. Nhận thẳng bản tâm th́ không có một vật, nên nói “Bản lai vô nhất vật”. V́ vậy lưới giáo là phương tiện phải buông sạch. Giáo lư giống như cái nơm để bắt cá, cái bẫy để bắt chim. Cái nơm là phương tiện để bắt cá, khi bắt được cá rồi th́ phải bỏ cái nơm, v́ trọng tâm là bắt cá, nên nói được cá quên nơm. Ở thế gian ai ăn ở bạc bẻo vô ơn vô nghĩa th́ bị chê là được cá quên nơm. Nhưng ở đây th́ dạy khác, dạy con người phải biết cái ǵ là phương tiện, cái ǵ là cứu cánh; được cứu cánh phải bỏ phương tiện, nếu bám vào phương tiện th́ không được cứu cánh. Cái bẫy dùng để bắt chim, khi được chim rồi th́ phải bỏ cái bẫy, v́ trọng tâm là bắt chim. Như vậy được cá được chim th́  phải  bỏ  nơm bỏ bẫy, v́ trọng tâm là bắt được cá bắt được chim, nơm bẫy chỉ là phương tiện, cá chim là cứu cánh. Cũng vậy giáo lư giống như nơm bẫy, là phương tiện để chúng ta đạt được cứu cánh là thành Phật, thành Tổ. Khi thành Phật thành Tổ là đạt được cứu cánh th́ giáo lư cũng phải quên. Thế nên nói lưới giáo nơm bẫy buông sạch.

Đó là chỗ gọi “mộng huyễn không hoa, đâu nhọc nắm bắt, được mất phải quấy thảy đều buông hết”. Cái ǵ có h́nh tướng có ngôn ngữ đều không thật, giống như mộng như huyễn, như hoa đốm trong hư không. Nó vốn là không thật mà nhọc công nắm bắt để làm ǵ ? Thế nên được mất, phải quấy thảy đều buông hết. Khi buông hết những cái không thật th́ trở về cái chân thật. Được mất, phải quấy, là cái tạm bợ giả dối mà bám giữ th́ không bao giờ nhận ra cái thật. Thế nên người biết tu đối với chuyện được mất, phải quấy buông hết th́ gần với đạo, c̣n nắm giữ những cái đó th́ cách đạo muôn trùng. Vậy mà ngồi lại ai cũng bàn chuyện phải quấy, hơn thua đủ thứ. Đó là hướng xa đạo mà không biết !

Âm thanh sắc pháp, vốn từ tâm sanh, tâm có phân biệt đều rơi vào đường tà. Đối với âm thanh sắc tướng mà tâm khởi phân biệt là rơi vào đường tà. Tà đây không phải đối với chánh, mà là nghiêng một bên. Tâm vừa khởi niệm phân biệt th́ có phải quấy; phải quấy là hai bên, thấy hai bên là lệch rồi.

Cho nên nói “pháp tánh vốn rỗng lặng, không lấy cũng không thấy, tánh không tức là Phật chẳng thể nghĩ lường được”. Pháp tánh c̣n gọi là pháp thân  hay  chân  tâm, nó  vốn  rỗng  rang lặng lẽ nên  không  thể  thấy, cũng không  thể  sờ mó nắm bắt được, v́ nó không có h́nh tướng, không bị sanh diệt vô thường chi phối nên gọi là tánh Phật. Và, v́ nó rỗng lặng không h́nh không tướng, nên không thể dùng ư niệm nghĩ lường được, càng suy lường về tánh Phật th́ càng sai càng xa.

Tông chỉ Bát-nhă vốn ngộ không chỗ được mà được. Câu này sao mâu thuẫn quá ! Không chỗ được mà được là sao ? Trong Bát Nhă Tâm Kinh chúng ta tụng hằng đêm có câu: “V́ không có chỗ được nên Bồ-tát y theo Bát-nhă-ba-la-mật-đa tâm không ngăn ngại. V́ không ngăn ngại, nên không sợ hăi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhă-ba-la-mật-đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Để hiểu chỗ này tôi đưa ra vài ví dụ cho quí vị hiểu từ cạn tới sâu. Ví dụ một cái bàn ở trước mắt chúng ta, được chưng bày nào ṿng, xoa, xuyến... đầy bàn. Nhưng tất cả những  món  nữ  trang  đó  là  thau  mạ  vàng,  không phải vàng thật. V́ chúng ta không biết, thấy nó vàng đẹp liền mua vài món để làm của. Vậy những món nữ trang chúng ta mua có phải là vàng thật không ? Chắc chắn là không thật. Cũng vậy, tất cả pháp thế gian là hư ảo không thật, mà chúng ta bám vào đó th́ làm ǵ có được cái chân thật ? Đó là ví dụ nhỏ. C̣n việc lớn hơn là chúng ta tu là t́m cái chân thật có sẵn nơi ḿnh. Thân năm uẩn này vốn không thật mà chúng ta thấy nó là thật, nên không thấy được cái chân thật có sẵn nơi ḿnh. V́ vậy, Phật dạy chúng ta phải dùng trí Bát-nhă quán chiếu thấy ngay nơi thân năm uẩn không thật có cái chân thật. Như vậy, trước phải thấy cái giả rồi, sau mới nhận ra cái thật. Nếu ngay thân năm uẩn này mà thấy là thật, rồi cho là ḿnh th́ không bao giờ nhận ra cái chân thật, cho nên ở đây nói chỗ không được mà được. Nghĩa là chiếu soi thấy năm uẩn đều không, mới qua khỏi tất cả khổ ách. Hoặc thấy tất cả pháp đều không, không có chỗ được mới được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Người tu c̣n bám vào cái hư ảo cho là thật, th́ đừng mong nhận được cái chân thật, mà phải thấy rơ các pháp không thật không có chỗ được, mới nhận ra cái chân thật hay Phật tánh, đây gọi là kiến tánh. Đó là ư nghĩa “Tông chỉ Bát-nhă vốn ngộ không chỗ được mà được”.

Từ xưa đến nay không có kiến chấp sai  khác, nguồn chân trong lặng nhiệm mầu, ánh tịch quang vô tướng vô vi, thể vọng như hoa đốm trong không, huyễn khởi lên liền có tên có chỗ. Nếu từ xưa đến nay chúng ta không có kiến chấp sai khác, th́ nguồn chân nơi chúng ta nó trong trẻo yên lặng, nhiệm mầu, sáng suốt, vô tướng, vô vi. Tất cả tướng hiện ra là cái hư vọng, giống như hoa đốm trong không, tạm khởi lên rồi có tên có chỗ, nhưng sau đó nó mất. V́ chúng ta cứ chạy theo tướng hư dối quên đi cái chân thật, nên chúng ta không nhận ra được.

Ḥa thượng Chân Nguyên là người quê ở làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, trước kia c̣n đồng tử đi xuất gia theo Phật, lên thẳng chùa Hoa Yên núi Yên Tử, được ư chỉ tông ấn ḍng Trúc Lâm với Thiền sư Chân Trú hiệu Tuệ Nguyệt. Không bao lâu Thiền sư Chân Trú nghiễm nhiên trở về không (tịch). Sư lại gặp thiện tri thức chung nhóm ba huynh đệ, đồng chí hướng, đồng tu tập, đồng giới phẩm, tham học thành tài.

Thiền sư Chân Nguyên người tỉnh Hải Dương, lúc c̣n bé Ngài đi thẳng lên chùa Hoa Yên núi Yên Tử, xuất gia với Thiền sư Chân Trú. Ngài xuất gia không bao lâu Thiền sư Chân Trú tịch, Ngài mới t́m thiện hữu tri thức để học đạo. Duyên lành gặp được ba người bạn  đồng  chí  hướng, đồng giới phẩm, cùng tham học cùng tu tập, được thành tài.

Sư y cứ Kinh Phạm Vơng, Như Lai đă phó chúc: “Nếu trong khoảng ngàn dặm có bậc Đại tông sư, phải mau đến ân cần cầu xin thọ giới Bồ-tát”. Ví như lầu cao bốn tầng phải theo thứ lớp đi lên. Cũng vậy bốn đàn giới phẩm có thể lên tới địa vị Phật. Sư lại là người học rộng thấy trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng đă được ấn kư ở Hoàng Mai, rồi gặp nhiều hoạn nạn chưa kịp đăng đàn thọ giới, sau đó cũng thỉnh chư Tăng đồng đến chứng cho cạo tóc, thọ giới mới được tṛn sáng. Nếu thực là đệ tử Phật không được trái bỏ vượt qua. Như Lai đă nói, quyết phải thuận theo. Ngày trước đă có việc như trên, ngày nay đâu không việc này. Muốn được quả thù thắng, phải tuân theo điều này mà vâng làm. Sư chuẩn bị đầy đủ ca sa, tọa cụ, pháp phục, sắm lễ vật với tâm thành, v́ pháp vượt xa xôi thẳng đến chùa Vĩnh Phúc trên núi Tôn Côn Cương, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc, một lần nữa đảnh lễ Tôn sư Minh Lương, tức Ḥa thượng Măn Giác truyền pháp tông Lâm Tế, thỉnh cầu lên đàn thọ giới Bồ-tát. Trong Kinh Phật nói: bởi người đắc đạo vốn do nhân duyên từ nhiều kiếp đă ngộ sâu chân như mà cảm kích đến Phật Tổ.

Sau khi Ḥa thượng Chân Trú tịch, th́ ngài Chân Nguyên cùng với ba người bạn đồng tu mới đi học đạo. Lúc đi học đạo các Ngài y cứ nơi Kinh Phạm Vơng. Trong Kinh có dạy “nếu trong khoảng ngàn dặm có bậc Đại tông sư phải mau đến ân cần xin thọ giới Bồ-tát”. Thọ giới để tu giống như cái lầu cao bốn tầng phải theo thứ lớp đi lên. Trước hết là bước lên tầng thứ nhất, rồi lên tầng thứ hai, rồi lên tầng thứ ba, tầng thứ tư... Giới luật cũng vậy, tầng thứ nhất là mười giới Sa-di, tầng thứ hai là hai trăm năm mươi giới Tỳ-kheo, tầng thứ ba là năm mươi tám giới Bồ-tát, bên Tăng chỉ có ba tầng. Bên Ni có đủ bốn tầng là Sa-di-ni, Thức-xoa, Tỳ-kheo ni và Bồ-tát giới. Người theo bốn đàn giới phẩm này tu hành có thể tiến đến quả vị Phật.

Thiền sư Chân Nguyên là người học rộng, xem Kinh Pháp Bảo Đàn, thấy kể lại việc Lục Tổ Huệ Năng được Ngũ Tổ ấn chứng cho, sau đó gặp nạn trốn trong rừng, nhưng sau khi hết nạn ra giáo hóa, Ngài cũng cạo tóc thọ giới. Nếu là đệ tử Phật th́ đối với giới luật không được trái bỏ vượt qua, dù đă ngộ đạo và được ấn chứng. V́ đó là lời dạy của Như Lai, quyết phải làm theo, ngày xưa đă như vậy th́ ngày nay cũng phải như vậy. Thế nên ngài Chân Nguyên mới chuẩn bị đầy đủ ca sa, tọa  cụ  và lễ vật, vượt đường xa  thẳng  đến  chùa  Vĩnh  Phúc  trên núi Côn Cương, ở phủ Từ Sơn, Kinh Bắc (Bắc Ninh). Ngài đảnh lễ Thiền Sư Minh Lương một lần nữa để tham học, sau Ngài ngộ đạo và được truyền pháp của tông Lâm Tế. Từ đây, Ngài đă đầy đủ giới đức và là người ngộ đạo, nên nói người có chủng duyên lành nhiều đời nhiều kiếp, nên khi đi tu có sự cảm kích đến Phật Tổ, khiến gặp được những bậc cao tăng thạc đức, chỉ dạy cho đạo lư chân chánh. Ngược lại nếu không có duyên phước ở nhiều đời th́ không có cơ hội tốt đó.

Sư xúc động than rằng: “Phật xưa sớm được công quả cao siêu, do siêng tu thắng hạnh đầu đà. Hương hoa muôn vật là ngoại tài, cánh tay hay một ngón tay là nội thân tài, ân Phật khó đền đáp, đức Tổ đâu dễ trả !” Sư bèn cung kính đối trước tượng Phật dùng lửa đốt ngón tay phát nguyện: “Trước đốt một ngón tay, nguyện đem pháp cúng dường này đền đáp ân sâu của Phật Tổ, Sư Trưởng”. Sau Sư đốt tiếp một ngón tay nữa: “Nguyện đem pháp cúng dường này, nương theo Kinh Phạm Vơng thọ giới Bồ-tát và thẳng lên mười đại nguyện lực Bồ-đề. Nguyện đời đời tiếp nối đèn tuệ của chư Phật, kiếp kiếp kế thừa y bát của chư Tổ. V́ tông và giáo đốt ngón tay, kính dâng lên Tổ Điều Ngự. Tùy nguyện của chúng hữu t́nh, mà cảm đến trí vô lậu”.

Ngài Chân Nguyên khi đă nhận được yếu chỉ Thiền Tông Ngài xúc động than rằng: Phật xưa sớm được công quả cao siêu, do siêng tu thắng hạnh đầu đà. Hương hoa muôn vật là ngoại tài, cánh tay hay một ngón tay là nội thân tài, ân Phật khó đền đáp, đức Tổ đâu dễ trả. Ngài nhớ đến công ơn của đức Phật trải qua nhiều năm tu hành khó khổ mới thành Phật. Ngài nghĩ ngày nay ḿnh ngộ được đạo, thấu được lư Thiền, ḿnh phải làm sao ? Lấy cái ǵ cúng dường Phật để tỏ ḷng biết ơn ? Ngài nói rằng hương hoa muôn vật... là ngoại tài là cái ở bên ngoài. C̣n cánh tay hay ngón tay là nội tài, Ngài đem hết tâm thần và sinh mạng để cúng dường Phật Tổ, mới mong đền đáp được phần nào cái ơn khó đền của Phật Tổ. Ngài cung kính đối trước tượng Phật, dùng lửa đốt ngón tay phát nguyện: Trước đốt một ngón tay, nguyện đem pháp cúng dường này đền đáp ân sâu của Phật Tổ Sư Trưởng. Quí vị thử tưởng tượng, ở trước tượng Phật đưa ngón tay vào lửa cho nó cháy từ từ, cháy cho đến hết ngón tay, thật là can đảm. Chúng ta ngày nay lúc thọ giới Bồ-tát, chỉ đốt một chút trên đầu mà c̣n thấy đau điếng, huống là để ngón tay trong lửa, cho nó cháy lụn từ từ đến cụt ngón tay ! Đó là ư chí siêu phàm, v́ Phật Tổ mà không tiếc thân mạng của Ngài. Sau đó Ngài lại  đốt  tiếp  một  ngón  tay nữa với lời phát nguyện: Nguyện đem pháp cúng dường này, nương theo Kinh Phạm Vơng, thọ giới Bồ-tát và thẳng lên mười đại nguyện lực Bồ-đề. Nguyện đời đời tiếp nối đèn tuệ của chư Phật, kiếp kiếp kế thừa y bát của chư Tổ. V́ tông và giáo đốt ngón tay, kính dâng lên Tổ Điều Ngự. Tùy nguyện của chúng hữu t́nh mà cảm đến trí vô lậu. Khi Ngài thọ giới Bồ-tát, trong Kinh Phạm Vơng có nói cúng dường nội tài bằng cách thiêu thân, hoặc thiêu ngón tay hoặc thiêu ngón chân v.v... Thế nên Ngài đốt ngón tay thứ hai là v́ tông (Thiền) giáo (Kinh) mong đời đời tiếp nối trí tuệ của chư Phật, kiếp kiếp kế thừa y bát của chư Tổ. Ngài dâng lên cho Tổ Điều Ngự Giác Hoàng chứng giám và tùy theo tâm niệm của chúng hữu t́nh mà trí vô lậu của Ngài được tỏ sáng để hướng dẫn d́u dắt chúng sanh.

Tóm lại, ngài Chân Nguyên v́ cái ơn cao dày của Phật, Tổ, Sư trưởng nên Ngài hy sinh thân mạng để đền đáp, đó là Ngài đốt ngón tay thứ nhất. Ngài đốt ngón tay thứ hai Ngài nguyện đời đời kiếp kiếp luôn luôn tiếp nối đèn trí tuệ của Phật, và kế thừa y bát của Tổ để làm lợi ích cho chúng sanh. Đốt hai ngón tay với hai ư nguyện rất cao sâu.

Sư dốc chí cầu quả Phật Vô Thượng Bồ-đề nên nhiếp niệm nơi núi rừng, ở yên chốn vắng vẻ, tư duy Phật pháp, mở rộng quy mô to  lớn, c̣n  măi với trời đất, gầy dựng nền tảng cho tông và giáo, quần sanh được lợi lạc, pháp giới đều thấm nhuần ân đức.

Sau khi ngộ đạo và đốt tay cúng dường phát nguyện, Ngài luôn ở nơi vắng vẻ yên tĩnh, để suy gẫm về Phật pháp và mở bày phương tiện hướng dẫn cho người sau tu, mong Phật pháp c̣n măi với trời đất. V́ vậy mà Ngài gầy dựng nền tảng cho tông và giáo để cho quần sanh được lợi lạc, pháp giới được thấm nhuần ân đức của Phật. Đó là nguyện lớn v́ lợi ích chúng sanh mà Ngài muốn cho Phật pháp được bền lâu.

Sư từng chọn nơi phúc địa Việt Nam, với cảnh chùa Quỳnh Lâm, Hoa Yên là hai cảnh danh lam, khiến trở thành như trên hội Linh Sơn nước Tây Thiên Trúc, là cột trời ở Việt Nam, bảo phường của Phật Tổ, nêu cao đây là Cực lạc.

Ngài chân Nguyên chọn nơi để giáo hóa cho mọi người. Dưới đất bằng Ngài chọn chùa Quỳnh Lâm, trên núi Ngài chọn chùa Hoa Yên là hai chỗ được coi là danh lam phúc địa, để gầy dựng cho có cơ mở mang sáng suốt. Giống như trên hội Linh Sơn ngày xưa Phật giảng Kinh ở Ấn Độ và cũng tương tợ như cơi Cực lạc vậy.

Người dân thường  th́  thuế  vụ  đầy đủ,làm thích tử tu hành th́ đốt hương chúc Thánh: “Mạch nước lâu dài, Thiền tông sáng rỡ, tượng pháp lưu truyền, độ người vô lượng”.

Là công dân sống trong đất nước, thường phải có bổn phận đóng thuế, làm tất cả nhiệm vụ đối với quốc gia cho đầy đủ. C̣n người tu th́ phải đốt hương chúc Thánh. Tức là đốt hương để cầu nguyện cho đất nước được thái b́nh bền vững lâu dài và Thiền tông th́ sáng rỡ, Phật pháp truyền măi trên đời, làm lợi ích cho người vô số.

Từ đó Sư hăng hái phát chí nguyện lớn, khuyến hóa mọi người khắp nơi đem tiền của kết duyên lành, góp phần công đức, rồi ra sức tạo dựng đài “Cửu Phẩm Liên Hoa”. Qua chín năm th́ hoàn thành ba đài ở ba nơi:

            1. Đài Cửu phẩm ở chùa Quỳnh Lâm, núi Tiên Du.

            2. Đài Cửu phẩm ở chùa Hoa Yên, núi Yên Tử.

            3. Đài Cửu phẩm ở chùa Linh Ứng, huyện Thanh Hà.

Ngài Chân Nguyên là người tu Thiền ngộ lư Thiền, nhưng khi truyền bá Phật pháp trong quần chúng, Ngài dùng phương tiện vừa Thiền vừa Tịnh. Về Tịnh Ngài tổ chức dựng những đài Cửu phẩm liên hoa cho người vừa đi vừa quay vừa  niệm  Phật. Cửu phẩm liên hoa gồm có thượng phẩm thượng sanh, trung phẩm trung sanh, hạ phẩm hạ sanh; trong thượng phẩm lại có thượng, trung, hạ; trong trung phẩm cũng có thượng, trung, hạ; trong hạ phẩm cũng có thượng, trung, hạ, tất cả là chín phẩm. Người tu giỏi th́ được sanh lên thượng phẩm, người tu vừa vừa th́ được sanh lên trung phẩm, người tu thấp nhất th́ được sanh lên hạ phẩm. Ai tu cũng được lên đài sen, cao thấp ǵ cũng có chỗ hết, không người nào mất phần cả. Phương tiện như thế người dân quê thấy dễ tu mới thích tu. Giả sử người dân đang nhọc nhằn làm ăn chưa tu kịp, lúc gần chết nhớ niệm Phật, tối thiểu cũng được sanh lên hạ phẩm. Đó là phương tiện giáo hóa của Ngài hồi xưa. Ba đài Cửu phẩm liên hoa đặt ở ba chùa. Đài thứ nhất đặt ở chùa Quỳnh Lâm núi Tiên Du. Chùa Quỳnh Lâm ở vùng đồng bằng gần mé sông, đến đó chúng ta không thấy núi. Đài thứ hai đặt ở chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử. Đài thứ ba ở chùa Linh Ứng, huyện Thanh Hà.

Sư lại khắc in các Kinh Pháp Hoa... đem hết ḷng làm Phật sự để đền đáp ân Phật. Tượng đức Di Đà nổi bật trên đài Cửu phẩm, và thêm tu sửa tượng điện, gác chuông chùa Long Động, trong ngoài được vuông tṛn, công đức viên măn, cũng không quên nguyện lực, quyết chí công phu chỉ cầu quả Phật. Núi Yên Tử vốn là chỗ tu  hành, tùy  thời dạo đi qua lại chùa Hoa Yên, Long Động và am Thiền Dược, được thú ở yên lặng lẽ, lại có phước duyên sanh ra gặp được Phật pháp.

Đây là nói đến việc hoằng hóa của Ngài. Ngài khắc in lại Kinh Pháp Hoa và các Kinh khác, đồng thời Ngài tạo tượng Phật A Di Đà đặt trên đài Cửu phẩm liên hoa, nào là sửa tượng Phật, điện Phật, gác chuông chùa Long Động, đồng thời Ngài quyết chí công phu tu cầu Phật quả. Ngài thường ở chùa Hoa Yên, song Ngài c̣n tùy duyên qua lại am Thiền Dược trên núi Yên Tử, Ngài cũng tới lui chùa Long Động, v́ những nơi này vắng vẻ thanh tịnh rất thích hợp với người tu. Đó là thời gian vừa tu vừa làm Phật sự của Ngài. Qua đoạn này, chúng ta thấy ngài Chân Nguyên có lối truyền bá Phật pháp khác hơn Phật giáo đời Trần. Phật giáo đời Trần nói tới Tịnh độ, chỉ đề cập tới lư Tịnh độ, như nói “Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ”. Đến đời Lê có lẽ ngài Chân Nguyên thấy cơ duyên của người trí thức đối với Phật giáo hơi kém. V́ đời Lê trọng Nho khinh Phật, cho nên người trí thức ở triều đ́nh ít để ư tới Phật. Người để ư tới Phật là người b́nh dân, nên Ngài phải hạ thấp phương tiện để người b́nh dân tu học. Đời Trần vua chúa tu Thiền, bá quan là người trí thức cũng nghiên cứu Thiền, nên không cần  hạ  thấp  phương  tiện. Đời  Lê  giới  trí thức theo Nho giáo, họ không nghiên cứu đạo Phật, chỉ có người b́nh dân th́ hướng theo đạo Phật, nên Ngài hạ thấp phương tiện, bằng cách tạo những đài Cửu phẩm liên hoa là sự Tịnh độ, để cho người b́nh dân thấy dễ tu dễ gần với Phật pháp hơn.

Triều Lê niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), đức Giác Hoàng Cổ Phật sanh trở lại để mở bày hiển rơ tạng Kinh. Mây từ nhuận khắp, mưa pháp thấm đều, từ hàng Thích tử cho đến muôn dân đồng được hưởng ân huệ. Vua tôi mừng tụ hội, đúng thời tiết nhân duyên, Phật pháp hiện tiền. May được chứng quả mà gánh vác Phật pháp, thay Phật tuyên dương. Đă rơ biết pháp tánh rỗng rang vắng lặng, tṛn đồng thái hư; Chân như trong lặng nhiệm mầu, vốn không một vật. Tuy trong ánh tịch quang vốn không một pháp, mà phương tiện chỉ bày có nhiều cửa.

Triều Lê, vua Lê Hy Tông bài Phật, nhưng sau khi được Thiền sư Tông Diễn cảnh tỉnh, nhà vua hối hận quay về với Phật pháp. Vua ủng hộ cho Tăng Ni làm Phật sự, nên trong thời này các vị Thiền sư tán thán vua Lê Hy Tông, xem vua Lê Hy Tông như là hậu thân của Điều Ngự Giác Hoàng. Điều Ngự Giác Hoàng đă tịch ba trăm năm rồi, bây giờ vua Lê Hy Tông ra đời  cũng  kính  trọng  và  lo mở mang truyền bá Phật pháp, nên được xem là hậu thân của Điều Ngự Giác Hoàng. Phải hiểu chỗ này là như vậy, nếu không th́ nói đức Giác Hoàng Cổ Phật sanh trở lại th́ không biết sanh làm sao. Triều đại nhà Lê th́ trọng Nho khinh Phật, nhưng đến đời vua Lê Hy Tông, Phật pháp mới được truyền bá rộng răi, nhà nhà mới được thấm nhuần mưa pháp. Hàng tăng sĩ và muôn dân đều được thấm nhuần ân huệ của nhà vua, tu hành khiến cho Phật pháp được sống dậy, nên nói Phật pháp được hiện tiền.

May được chứng quả mà gánh vác Phật pháp thay Phật tuyên dương. Người tu hành được chứng quả th́ ra gánh vác việc đạo, thay Phật tuyên dương chánh pháp. Đă rơ biết pháp tánh rỗng rang vắng lặng tṛn đồng thái hư; Chân như trong lặng nhiệm mầu vốn không một vật. Đứng về mặt pháp tánh th́ rỗng rang vắng lặng tṛn đồng như thái hư. Đứng về mặt chân như th́ trong suốt, yên tĩnh, nhiệm mầu vốn không có một vật. Tuy trong ánh tịch quang vốn không một pháp, mà phương tiện chỉ bày có nhiều cửa. Trong ánh tịch quang là trong pháp thân. Pháp thân Phật th́ lặng lẽ mà sáng suốt, vốn không có một vật, nhưng đứng về phương tiện chỉ bày dạy bảo th́ có nhiều pháp môn. Đoạn này nói trên lư đạo th́ không có ngôn ngữ, không có một cái ǵ  để  tŕnh  bày  được. Nhưng  đứng  về phương tiện th́ lập bày nhiều pháp môn để cho người hiểu tu theo.

Xét ngày xưa có thực hành, ngày nay mới có thể học theo. V́ vậy Kinh Kim Cang phần ba mươi hai. Hội giải câu “Như như bất động”, Thiền sư Xuyên Lăo nói: “Một câu rốt sau mới đến lao quan. Liền được chư Phật ba đời bốn mắt nh́n nhau, sáu đời Tổ sư có phần thối thân”.

Suy gẫm lại, nhờ ngày xưa đă có tu có hiểu, nên ngày nay ra đời, mới gặp Phật pháp, mới có thể theo học và tu. Sau đây là dẫn Kinh Kim Cang. V́ vậy Kinh Kim Cang phần ba mươi hai. Hội giải câu “Như như bất động”. “Như như bất động” là sao ? Thiền sư Xuyên Lăo giải câu “Như như bất động”  là: một câu rốt sau mới đến lao quan. Liền được chư Phật ba đời bốn mắt nh́n nhau, sáu đời Tổ sư có phần thối thân. Thiền sư Xuyên Lăo trong quyển Thiền Tông Bản Hạnh tôi có nói rơ lịch sử của Ngài rồi. Hôm nay ở đây tôi chỉ nhắc lại sơ thôi. Thiền sư Xuyên Lăo nguyên là Thiền sư Đạo Xuyên ở đời Tống thuộc ḍng Lâm Tế, Ngài là người tu hành ngộ đạo. Người đời thường đem Kinh Kim Cang tới hỏi, Ngài giải đáp rất thông suốt, nên người đời yêu cầu Ngài chú thích Kinh Kim Cang. Bản  Kinh  Kim  Cang  Ngài  chú  thích  gọi  là Xuyên Lăo Kim Cang Kinh chú. Ngài dùng h́nh ảnh Thiền để giảng Kinh Kim Cang rất hay. Đây là câu làm bằng chứng: Trong Kinh Kim Cang có câu như như bất động. Ngài giải một câu rốt sau mới đến lao quan, nghĩa là “như như bất động” là chỗ câu rốt sau đến lao quan. Lao quan là cửa chót trong tam quan, tu đến đây rồi th́ liền được chư Phật ba đời bốn mắt nh́n nhau. Tớùi đây th́ không thể dùng văn tự ngôn ngữ để nói năng bàn luận mà chỉ nh́n nhau thôi. Và, tới đây sáu đời chư Tổ cũng thối lui không nói lời nào cả. Đó là Thiền sư Xuyên Lăo giải câu như như bất động. Như vậy, “như như bất động” dưới con mắt nhà Thiền là đă đến chỗ lao quan, là cổng chót. Đến cổng chót rồi th́ không cần lời nói, mà chỉ nh́n nhau rồi lănh hội. Nh́n nhau lănh hội th́ không động. Chính cái nh́n nhau lănh hội đó, nên mới nói ba đời chư Phật bốn mắt nh́n nhau. Và, chư Tổ đến đó chỉ có bước lùi, chớ không giải thích ǵ được, nên nói chư Tổ thối thân. Lối giải thích này của Thiền sư Xuyên Lăo được mọi người khen là câu giải thích rất hay.

Đáng bảo là sông ng̣i toàn đóng băng, nước chẳng thông thoát; tột mắt đều là gai góc, không chỗ đặt chân. Đến trong ấy thêm một mảy tơ, như trong mắt để kim; bớt một mảy tơ, dường trên thịt lành khoét thành thương tích. Chẳng phải v́ đoạn dứt  yếu  tân, bởi do người biết pháp e ngại.

Đây tán thán câu giải thích của Thiền sư Xuyên Lăo: Đáng bảo là sông ng̣i toàn đóng băng. Ngài Xuyên Lăo giải đáp như vậy giống như sông ng̣i đóng băng không c̣n một chút nước lỏng, nước chẳng thông thoát nên ngừng chảy. Tột mắt đều là gai góc. Nh́n tột cùng chỗ nào cũng là gai góc, không có chỗ để chân. Như vậy là khen câu giải thích của Thiền sư Xuyên Lăo, làm cho người nghe bặt dứt hết nghĩ suy không c̣n chỗ suy gẫm. Đến trong ấy thêm một mảy tơ, như trong mắt để kim; bớt một mảy tơ, dường trên thịt lành khoét thành thương tích. Đối với thể “như như bất động”, nếu thêm một chút nhỏ xíu bằng mảy tơ cũng giống như là để kim trong con mắt. C̣n nếu bớt một chút cũng giống như là thịt lành mà khoét thành thương tích; thêm là họa mà bớt cũng là họa. Như vậy chỗ “như như bất động” không thể thêm hay bớt được. Chẳng phải v́ đoạn dứt yếu tân, bởi do người biết pháp e ngại. Tân là bến đ̣, là chỗ trọng yếu để mọi người lên xuống đ̣ qua sông, chỗ quan trọng mà chận lại gọi là đoạn. Ư nói rằng chỗ như như bất động không thể dấy niệm phân biệt, nếu khởi tâm phân biệt là đă trái rồi nên người biết pháp chẳng muốn đoạn dứt chỗ trọng yếu của Phật Pháp mà ngại người khởi tâm suy nghĩ về chỗ như như bất động là sai lầm.

Tuy nhiên như thế, Phật pháp chỉ như trên đây, bèn thấy trên đất bằng chết ch́m, đâu có đèn đèn mồi sáng măi.

Tới đây nói ngược lại, tuy chỗ cứu cánh là như vậy, nhưng nếu Phật pháp chỉ toàn là lời nói dứt nghĩ suy hết th́ sao ? - Bèn thấy trên đất bằng chết ch́m. Trên đất bằng không có nước tại sao lại chết ch́m ? V́ đâu có đèn đèn mồi sáng măi. Lư này Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm nói “Nếu ta một bề nêu cao tông giáo, th́ trong pháp đường này cỏ mọc cao một trượng”. V́ nói mà không cho hiểu, không cho suy nghĩ th́ đâu có ai chịu đi nghe, không người đi nghe th́ giảng đường vắng người không ai lui tới, nên cỏ mọc cao cả trượng. Song, nếu muốn giảng đường có người lui tới để nghe giảng, th́ phải phương tiện hạ thấp xuống mới có người nghe. Có người nghe th́ mới có người hiểu, có người hiểu th́ mới có đèn đèn mồi sáng măi. Chớ nói không cho hiểu, không hiểu th́ không có người nghe, học th́ làm sao có người tiếp nối. Thế nên ngài Chân Nguyên nói rằng, lời giải đáp của Thiền sư Xuyên Lăo thật là chí lư, tột cùng. Nhưng nếu ai cũng giải như vậy th́ Phật pháp sẽ suy, v́ không có người theo tu học. Không có người theo tu học th́ không có sự kế thừa tiếp nối, làm cho sáng rạng Tổ tông, cho nên ngài Chân Nguyên mới lập bày phương tiện là lập đài Cửu phẩm liên hoa.

Thượng tọa Xuyên ngày nay chẳng khỏi đoạt thức ăn trong miệng cọp mạnh, giành hạt châu dưới hàm rồng dữ, mở toang cửa mầu của bậc Thánh trước, người hậu học có lối tiến thân. Buông ra một đường, lại đâu có ngại ? Nói th́ toàn bày pháp thể, nín th́ riêng lộ chân thường, động th́ chiếc hạc mảnh mây, tịnh th́ an non sắp núi, tiến một bước như voi chúa xoay đầu, lùi một bước tợ sư tử gầm rống, pháp vương pháp lệnh đang hành, liền hay tự tại đối với pháp. Chỉ như một câu rốt sau, làm sao nói ? Lại nói được chăng ?

Ngài Chân Nguyên khen Thiền sư Xuyên Lăo giải thích như vậy giống như đoạt thức ăn trong miệng cọp mạnh, giành hạt châu ở dưới hàm rồng dữ. Đối với cọp mạnh, rồng dữ mà giựt được thức ăn giành được hạt châu, là mở toang cửa mầu của bậc Thánh trước, khéo làm cho người hậu học có lối để tiến lên. Bây giờ nói cái đặc biệt “Buông ra một đường lại đâu có ngại”. Như vậy th́ mở một đường ra cho người th́ có ngại ǵ ?

Nói th́ toàn bày pháp thể, nín th́ riêng lộ chân thường. Nếu nói th́ nói cho người nhận ra pháp thể. C̣n nếu nín th́ nín mà vẫn hiện bày được cái chân thường, đó là cái kỳ đặc. Động th́ chiếc hạc mảnh mây, tịnh th́ an non sắp núi. Hai câu  này  rất nên thơ, Ngài nói nếu động th́ động như chim hạc bay trên hư không, như áng mây bay giữa bầu trời; chim hạc áng mây bay qua không lưu lại dấu vết, không dính không kẹt vào hư không, bầu trời. Và, nếu tịnh th́ vững vàng như núi như non. Người tu đến chỗ cao siêu rồi th́ động cũng được, tịnh cũng được. Nhưng động th́ phải động như mây như hạc, c̣n tịnh th́ phải tịnh như núi như non, chớ động như khỉ như vượn, tịnh như cục đất như ḥn đá th́ không được. Trong chúng này nếu động tịnh được như vậy th́ tôi cho dạo phố, nếu không được th́ phải khép ḿnh ở trong nội viện để tu. Tại sao vậy ? V́ động th́ dính mắc nên ra ngoài không được, c̣n tịnh th́ lại chôn vùi không vững như non như núi th́ cũng không được. Tiến một bước như voi chúa xoay đầu, lùi một bước tợ sư tử gầm rống. Thật là oai ! Bước tới th́ như voi chúa xoay đầu, lùi lại th́ giống như sư tử gầm rống. Như vậy th́ cái ǵ cũng là cái kỳ đặc hết. Pháp vương pháp lệnh đang hành. Như vậy th́ cái lệnh pháp vương hay pháp lệnh đang thi hành, chớ không lúc nào mà tầm thường. Liền hay tự tại đối với pháp. Người như vậy th́ hay tự tại đối với pháp. Chỉ như một câu rốt sau, làm sao nói ? Lại nói được chăng ? Đây Ngài dùng hai câu thơ trả lời:

            Mây ở đầu non nhàn quá đỗi,

            Nước chảy dưới khe rất rộn ràng.

Đó là nói câu rốt sau. Quí vị thấy câu rốt sau chưa ? Mây ở đầu non nhàn quá đỗi nghĩa là sao ? Mây bay lơ lửng ở đầu núi, mây không có ư niệm bám dính đầu núi. Nó ở đó mà nó vô tâm. Nước chảy dưới khe rất rộn ràng. Nước chảy dưới khe suối tuy rất rộn ràng, nhưng không có niệm phải chảy thật nhanh hay chảy thật chậm. Vậy câu rốt sau là câu ǵ ? - Tịnh như mây ở đầu núi, mà động như nước chảy dưới khe. Cái nào cũng có  nhưng mà vô tâm. Như vậy, chúng ta tu làm sao đối với cảnh nào dù đẹp hay xấu, tâm chúng ta vẫn an nhàn tự tại, không dính mắc như mây ở đầu núi, như nước chảy dưới khe. Sống được như vậy mới thấu lư như như bất động trong Kinh Kim Cang.

TỤNG :

            Được chỗ thảnh thơi hăy thảnh thơi,

            Mây tự bay cao nước tự trôi.

            Chỉ thấy mây đen nhồi sóng lớn,

            Thuyền câu ch́m đắm chữa nghe rồi.

Âm :

            Đắc ưu du xứ thả ưu du,

            Vân tự cao phi thủy tự lưu.

            Chỉ kiến hắc vân phiên đại lăng,

            Vị văn trầm khước điếu ngư chu.

Được chỗ thảnh thơi hăy thảnh thơi, mây tự bay cao nước tự trôi. Hai câu này dẫn ư của hai câu trên. Ở đời có rất nhiều người ở trong cảnh nhàn hạ thảnh thơi, mà không chịu thảnh thơi, không ai bắt lo nghĩ bận bịu mà cứ bận tâm lo nghĩ. Thật là người khờ đáng thương. Bây giờ tất cả quí vị kiểm lại coi, nhất là Tăng Ni trong Thiền viện, ở đây chúng tôi có bắt quí vị suy tính t́m cớ sanh nhai không ? Có bắt quí vị ôn bài vở để thi cử không ? Có bắt quí vị lo thiếu lo đủ không ? - Không bắt quí vị lo ǵ hết, như vậy là cho quí vị thảnh thơi, thế mà quí vị có chịu thảnh thơi không ? Có người th́ thảnh thơi, nhưng cũng có nhiều người chưa chịu thảnh thơi, tâm bận nghĩ việc này lo việc kia, thật quá ngu khờ rất đáng thương ! Được thảnh thơi mà không chịu thảnh thơi không ngu là ǵ ? Người đời bị gia duyên ràng buộc, phải lo cơm ăn áo mặc cho cha mẹ vợ con, lo an sinh xă hội, lo hưng vong cho đất nước, đủ thứ lo nên chưa thảnh thơi là có lư do. C̣n Tăng Ni tu ở Thiền viện không phải bận tâm lo ǵ cả, như vậy th́ c̣n ǵ mà không thảnh thơi ? Thế nên quí vị phải học thuộc ḷng câu được chỗ thảnh thơi hăy thảnh thơi. Tất cả phải siêng năng bằng cách thảnh thơi; thảnh thơi như mây tự bay cao nước tự trôi. Tuy cũng làm việc cũng hoạt động, nhưng hoạt động giống như mây bay, như nước chảy vậy thôi. Nấu cơm th́ cứ nấu cơm, khiêng củi th́ cứ khiêng củi, nhổ cỏ th́ cứ nhổ cỏ, nhưng làm như nước chảy như mây bay vậy đó. Sống như vậy mới đúng tinh thần ở núi, chớ c̣n được thảnh thơi mà không chịu thảnh thơi th́ quá khờ, thật đáng thương mà cũng đáng trách.

Chỉ thấy mây đen nhồi sóng lớn, thuyền câu ch́m đắm chửa nghe rồi nghĩa là sao ? Mây đen bay, gió đùa nước, sóng dậy; đó là chuyện gió thổi th́ sóng dậy, chớ không phải gió thổi có ư làm ch́m thuyền câu. Gió thổi th́ sóng đùa, duyên nào theo duyên nấy, nếu chúng ta là chiếc thuyền câu ở trong cảnh đó, mau chèo vào bờ th́ không bị ch́m được yên ổn. Đâu phải mỗi lần gió là thuyền ch́m ! Vậy tất cả chúng ta phải tu làm sao như mây bay nước chảy vậy. Làm th́ cứ làm, sống cũng cứ sống, không dính mắc vào cái ǵ cả. Mọi cái ngang trái ngược đăi của người chung quanh, coi như gió thổi đùa sóng, chúng ta là chiếc thuyền, núp vào bờ là an ổn. Nếu khi gió thổi sóng dậy, chúng ta bơi thuyền ra đương đầu với sóng gió th́ thuyền úp. Con người chúng ta có những cái ngu rất đáng thương. Ở trên, trong chỗ thảnh thơi mà không chịu thảnh thơi là cái ngu thứ nhất. Tới đây, gió thổi sóng dậy là chuyện của gió Đó của sóng, chớ gió đâu có ư nhận ch́m thuyền. Vậy mà chúng ta không chịu chèo thuyền vô bờ, lại cứ chèo thuyền ra khơi đương đầu với sóng gió nên  thuyền  bị  úp. Đó là cái ngu thứ hai. Quí vị hiện có mặt ở đây có ai ngu như thế không ? - Càng học càng tu mới thấy ḿnh càng ngu. Người đời cứ tưởng ḿnh khôn, nghe người nói trái tai là xông vô gây chuyện. Người ta nói trái là chuyện của người ta, ḿnh vẫn là ḿnh có dính dáng ǵ đâu, vậy mà cũng xen vào để phiền năo, không ngu là ǵ ? Học qua bài kệ này quí vị ráng học cho thuộc để khôn lên.

Xưa nay không lối nào khác, người thông suốt th́ cùng chung một đường. Chư Phật đều có để phương tiện, vốn thuật lại chí nguyện tiếp nối công phu. Tâm mong người trở thành rường cột cho Phật pháp, để làm mẫu mực cho người sau soi xét noi theo. Tôi theo khắp các Kinh trong Đại tạng, mở bày tâm địa ra nơi từ chương (chữ nghĩa) mà soạn thành một bản luận lưu truyền, đặt tên là “Kiến Tánh Thành Phật”.

Thiền sư Chân Nguyên nhắc lại, ngày xưa và hiện nay không có đường nào khác, người thông suốt th́ cùng đi chung một đường chớ không có hai. Chư Phật đều có để phương tiện là Kinh Luật Luận  cho chúng ta t́m hiểu. Sở dĩ Ngài thuật lại cuốn sách này là để tiếp nối công phu và phương tiện của chư Phật, chư Tổ để lại. Thâm tâm Ngài mong có người trở thành rường cột của Phật pháp, để làm mẫu mực cho người sau soi xét noi theo. Ngài xem các Kinh trong Đại tạng, rồi mở bày tâm địa ra nơi chữ nghĩa, soạn thành Luận để lưu truyền đề tên là Kiến Tánh Thành Phật; là quyển Luận mà chúng ta đang học đây.

Nhằm nêu rơ nguyện lực ra đời, và giúp lo gánh vác sứ mạng Như Lai, đời đời tiếp nối ngọn đèn Phật Tổ, làm sáng rực con mắt của trời người. Đời sau ai là người có chí lớn, giữ ǵn gia phong của Phật, pḥ tŕ tượng pháp an ổn lâu dài, th́ phước tuệ trang nghiêm tối thắng. Hoặc kẻ thấy đài Cửu phẩm hư đổ và các Kinh bản cũ mục, th́ hăy khuyến hóa đàn na, cùng nhau góp sức hưng công tu bổ lại, tự rất mừng vui cho ḿnh, thật đă làm được nhân duyên tốt đẹp. Nếu hay hết ḷng đền đáp ân Phật, sẽ sớm được Di Đà thọ kư.

Ở đây nói, v́ ngài chân Nguyên muốn làm rơ cái nguyện lực trong đời này và phụ gánh vác sứ mạng của Như Lai, khiến cho ngọn đèn của Phật Tổ đời đời được tiếp nối sáng măi, để cho cả trời người thấy được ngọn đèn sáng đó. Thế nên Ngài ước mong đời sau ai là người có chí lớn, th́ ǵn giữ gia phong của Phật, pḥ tŕ tượng pháp được an ổn lâu dài. Người đó sẽ được phước tuệ trang nghiêm tối thắng. Ngài nói nếu kẻ nào thấy đài Liên hoa hư đổ, hoặc những bản Kinh cũ đă hư mục th́ hăy khuyến hóa đàn na thí chủ góp sức tu bổ lại. Được như vậy mới là người tạo nhân duyên tốt đẹp. Người tu theo Tịnh độ, hết ḷng đền đáp ơn Phật như vậy th́ sẽ được Phật Di Đà thọ kư. Sau đây là bài kệ cảnh tỉnh khuyên đàn na thí chủ bố thí ủng hộ.

Kệ cảnh tỉnh đàn na:

            Quyến thuộc đều bỏ đi,

            Tiền của trả lại người.

            Chỉ căn lành ǵn giữ,

            Đường hiểm lương thực đầy.

Âm :

            Quyến thuộc giai xả khứ

            Tài hóa tán hoàn tha

            Đản tŕ tự thiện căn

            Hiểm đạo sung lương thực.

Quyến thuộc đều bỏ đi, tiền của trả lại người. Bài kệ này cảnh tỉnh người đời rằng, một ngày kia khi thở ra mà không hít vào th́ quyến thuộc đều bỏ hết, bà con quyến thuộc không người nào đi theo ḿnh cả. Lúc đó dù có bao nhiêu tiền của cũng để lại hết cho thế gian. Đó là hai câu răn nhắc người đời lúc nhắm mắt ra đi.

Chỉ căn lành ǵn giữ, đường hiểm lương thực đầy. Ngài dạy người nào khôn ngoan khéo ǵn giữ căn lành của ḿnh, th́ khi nhắm mắt chỉ một ḿnh cô đơn đi trên con đường hiu quạnh, nếu đă có hành trang lương thực đầy đủ th́ không lo đói lo thiếu. Bài kệ này hơi nặng về người Phật tử. Người Phật tử thường có hai cái lo, cái lo thứ nhất là lo làm cho có nhiều tiền, nhiều của để dành cho con cháu, đó là cái lo thông thường của thế gian. Cái lo thứ hai là lo làm lành làm phúc, để dành cho ngày mai khi nhắm mắt có đủ hành trang ra đi. Lo làm cho có nhiều tiền của để dành, rồi phải lo cất giữ sợ trộm cắp cướp đoạt. Và khi nhắm mắt thở hơi cuối cùng, tất cả phải để lại hết không mang theo được chút nào cả. C̣n nếu lo phước đức cho nhiều, th́ của ḿnh là của ḿnh, không ai giành giựt cướp đoạt được. Như vậy lo một cái không bảo đảm và lo một cái bảo đảm c̣n hoài, th́ quí vị nên lo cái nào ? Chuyện gần nhất và rơ nhất là quí Phật tử làm ăn khá có nhiều tiền nhiều của, chẳng những không hết lo mà lại càng lo nhiều hơn. Tại sao có tiền của nhiều lại lo nhiều ? - V́ có tiền của nhiều, một là sợ trộm cắp cướp đoạt, nên tối ngủ không yên giấc hồi hộp lo sợ mất của. Hai là lo sợ người ta giựt, lo đủ thứ, thành ra tiền của nhiều thêm lo, bất an, ngày nay c̣n th́ mừng ngày nay, ngày mai chưa chắc c̣n, không bảo đảm ǵ hết. C̣n nếu làm được phước đức nhiều th́ không lo, không cần tủ sắt để bảo quản, không cần ǵ hết, phước đức bỏ ở đâu cũng không sợ mất, tối ngủ kḥ không sợ ai ŕnh rập lấy cắp. Đó là hành trang của người nhắm mắt ra đi, thật là khỏe không bận tâm lo ǵn giữ. Như vậy, người khôn sáng suốt th́ nên lo cái ǵ nhiều ? - Nên lo cái bền lâu không mất mát. Vậy quí vị nhớ học thuộc bài kệ này.

Nghĩ đến lạnh hăy lo dệt áo ấm, chớ đợi sau khi đă lạnh. Nghĩ đến khát hăy lo đào giếng, chuẩn bị trước khi chưa khát. Lo sẵn cầu đ̣, làm phước niệm Phật, in Kinh tạo tượng, như gấm thêm hoa, lấy làm công án văng sanh Tây Phương, cửu huyền thất tổ cùng chung được vượt lên chín phẩm hoa sen nơi thế giới Cực lạc.

Ngài nhắc gần đến mùa Đông nghĩ đến lạnh th́ phải lo may áo ấm trước, đợi tới lạnh th́ may áo ấm không kịp. Và, nghĩ đến khát th́ phải lo đào giếng, chớ đợi đến khát th́ đào giếng không kịp. Đây Ngài dạy chúng ta phải biết lo xa, thấy sự việc sẽ đến th́ phải tạo phương tiện thích nghi với hoàn cảnh sắp đến, để được an ổn, đó là người biết lo xa. Như vậy, bố thí cúng dường tụng Kinh niệm Phật, hay tạo tượng in Kinh... việc làm này là tạo phương tiện để ḿnh văng sanh Tây Phương, đó cũng là phương tiện cùng với cửu huyền thất tổ vượt lên chín phẩm hoa sen nơi  thế giới Cực lạc.

Kinh nói: “Ḿnh được độ rồi độ người, tự lợi rồi lợi tha, người đă biết tỏ bày cho người chưa biết, người giác trước chỉ dạy cho người giác sau”. Như một trăng hiện thành các trăng nơi ngàn sông, trăng trăng rọi sáng rực; tợ một ngọn đèn mồi truyền cho đèn nơi muôn nhà, đèn đèn nối tiếp sáng măi. Chính quyển Luận này là tâm tông của Phật Tổ. Chính quyển luận này là Kiến tánh thành Phật. Diệu lư của luận này như tia lửa mặt trời, được chừng một mảy tơ th́ sáng rỡ không cùng tận. Xem học mà ngộ đạo th́ như uống nước cam lồ. Người lượng cao quán sâu th́ suốt tột đáy nguồn của pháp.

Đây Ngài dẫn Kinh để nhắc nhở chúng ta, ḿnh được độ rồi độ người, tức là chúng ta tu đă thấy được lối đi không c̣n ngờ vực nữa th́ phải hướng dẫn chỉ cho mọi người cùng đi với ḿnh. Tự lợi rồi lợi tha, tức là chúng ta tu nhận được những lợi ích quí báu trên đường tu, th́ phải giúp cho mọi người cùng được lợi ích như ḿnh. Người đă biết tỏ bày cho người chưa biết, tức là ḿnh tu học đă được thông suốt th́ phải chỉ bày cho người chưa biết để họ cùng biết với ḿnh. Người giác trước chỉ dạy cho người giác sau, là ḿnh đă được giác ngộ rồi chỉ cho người sau cùng giác ngộ với ḿnh. Như vậy mới đúng tinh thần học đạo của người tu theo Phật. Ngài Chân guyên mong rằng quyển Kiến Tánh Thành Phật của Ngài, giống như một mặt trăng trên hư không hiện muôn ngàn mặt trăng ở sông nước, trăng trăng sáng rực, cũng giống như một ngọn đèn được thắp sáng, mồi cho đèn muôn nhà được sáng, khiến cho đèn đèn nối tiếp sáng măi. Đó là tinh thần của Luận Kiến Tánh Thành Phật. Như tia lửa mặt trời, được chừng một mảy tơ th́ sáng rỡ không cùng tận. Ngày xưa lấy lửa bằng cách đưa gương lên mặt trời, bên cạnh có nhúm bổi, ánh sáng mặt trời rọi xuống gương phát lửa ngún bổi cháy cả chùm lửa lớn, sáng khắp nơi. Xem học mà ngộ đạo th́ như uống cam lồ. Người lượng cao quán sâu th́ suốt tột đáy nguồn của pháp. Ngài Chân Nguyên nói, người xem quyển luận này mà được ngộ đạo, th́ chẳng khác nào như uống nước cam lồ. Người có lượng cao mà quán sâu thấy thấu suốt được pháp này, th́ đó là thấu được cội nguồn của chánh pháp.

Hội Rằng :

            Bủa lưới giăng ngang sông,

            Được cá một mắt lưới.

            Kinh Lục đầy pháp giới,

            Ngộ đạo không một chữ.

Âm :

            Hội Vân

            La vơng bố hoành giang,

            Đắc ngư nhất mục vơng.

            Kinh Lục măn pháp giới,

            Ngộ đạo vô nhất tự.

Bủa lưới giăng ngang sông, được cá một  mắt lưới. Lời hội nói rằng khi bủa lưới th́ cái lưới kéo ngang một khoảng sông, khi cá mắc lưới chỉ kẹt một mắt, chớ không kẹt một lần đến hai ba mắt lưới, hay kẹt cả cái lưới. Cũng vậy Kinh luận Phật Tổ th́ rất nhiều, nhưng chúng ta tu, nếu ngộ  th́ chỉ ngộ một câu, song ngộ rồi một câu cũng quên luôn, không c̣n chữ nào hết, nên nói Kinh Lục đầy pháp giới, ngộ đạo không một chữ.

Bản tánh rỗng lặng, tṛn đồng thái hư, trong lặng nhiệm mầu và tṛn sáng, trọn không một vật. Nên biết, ngàn Kinh muôn Luận đều là lời nói chỉ mặt trăng, đâu ích ǵ với lư này. Tin tức ấy như thế ! Như thế ! Rơ biết muôn pháp, tạm đồng với hoa đốm trong không. Nếu là bậc thượng cơ, ngại ǵ một tiếng cười !

Nói về lư bản tánh th́ nó rỗng lặng tṛn đồng với thái hư, nó trong lặng nhiệm mầu và tṛn sáng, không có một vật. Nên biết ngàn Kinh muôn Luận đều là lời nói chỉ mặt trăng, đâu ích ǵ với lư này. Vậy lư này nói cái ǵ ? - Kinh Luận là ngón tay chỉ mặt trăng, lư này là mặt trăng; ngón tay là phương tiện chỉ mặt trăng, ngón tay không phải là mặt trăng. Ví dụ trong pḥng này, tôi dùng ngón tay chỉ ngọn đèn, quí vị nh́n theo ngón tay tôi để thấy ngọn đèn, ngón tay tôi không phải ngọn đèn. Như vậy ngọn đèn là mục tiêu, ngón tay chỉ là phương tiện nương ngón tay để thấy mục tiêu ngoài ngón tay. Cũng vậy Kinh Luận là ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để chúng ta nhận ra bản tâm của ḿnh, chớ Kinh Luận không phải là cái ḿnh chết sống trong đó luôn. Nhưng ngày nay chúng ta lại chết sống trong đó, như vậy chúng ta là người chỉ biết ngón tay mà quên mặt trăng. Đó là cái bệnh của người tu thời nay. Nhớ, mặt trăng không phải là ngón tay, ngược lại ngón tay không phải là mặt trăng. Phải khéo nương ngón tay để thấy mặt trăng, như thế mới khôn ngoan.

Tin tức ấy như thế ! Như thế ! Rơ biết muôn pháp tạm đồng với hoa đốm trong không. Nếu biết rơ muôn sự muôn vật giữa đời này không thật, giống như hoa đốm trong hư không th́, nếu là bậc thượng cơ, ngại ǵ một tiếng cười. Như vậy th́ muôn sự muôn vật trước mắt cũng chỉ là tṛ  đùa không có ǵ quan trọng th́ chỉ cười thôi.

            Bài kệ ngộ đạo:

            Phật Tổ trong ba đời,

            Bốn mắt cùng nh́n nhau.

            Xưa nay không hai lối,

            Thành Phật sát na thôi.

Âm :

            Tam thế chư Phật Tổ,

            Tứ mục cộng tương quan.

            Cổ kim vô nhị đạo,

            Thành Phật sát na gian.

Phật Tổ trong ba đời, bốn mắt cùng nh́n nhau. Phật Tổ đời quá khứ, Phật Tổ đời hiện tại và Phật Tổ đời vị lai, đôi mắt thầy và đôi mắt tṛ nh́n nhau mà ngộ đạo. Ngày nay chúng ta tu ai cũng có đôi mắt, không ai thiếu, nhưng tại sao không ngộ đạo ? Chỉ cần có hai mắt, thầy nh́n tṛ, tṛ nh́n thầy là ngộ đạo, tại sao không ngộ ? Xưa nay không hai lối, thành Phật sát na thôi. Từ xưa đến nay chư Phật và chư Tổ khai ngộ cho đệ tử đều như vậy, không có lối nào khác. Chỉ trong chớp mắt là ngộ đạo thành Phật không lâu. Phật nh́n Ma-ha-ca-diếp, Ma-ha-ca-diếp nh́n lại Phật, hai thầy tṛ nh́n nhau chỉ trong sát na tích tắc là cảm thông, chớ không có lâu.

Đó là chân không vô tướng, là cha mẹ của trời đất muôn vật, làm nền tảng cho thế giới sanh linh, suốt cả xưa nay, chẳng sanh chẳng diệt. Mây tụ th́ tối mà chân không chưa từng tối. Mặt trời soi th́ sáng mà chân không chưa từng sáng. Ẩn hiển cùng  bày, sắc không chẳng hai, trời đất muôn vật, chỉ một thể nguyên thần, vô trụ vô vi. Chợt hiện ra mặt thật xưa nay, ĺa danh ĺa tướng, mở toang then chốt trên đảnh môn hướng thượng, đèn tâm của Phật Tổ truyền sáng măi không cùng tận. Khi hiển mà nói, th́ có tám muôn pháp môn. Với mật mà ngộ, th́ chỉ bốn mắt nh́n nhau.

Sau đây giảng rơ lại một lần nữa: Chỗ mà Phật Tổ bốn mắt nh́n nhau liền ngộ đạo, chỗ đó là chân không vô tướng. Nghĩa là cái thấy của thầy và cái thấy của tṛ, hai cái thấy đó không có h́nh tướng. Nhưng, lại là cha mẹ của trời đất muôn vật, làm nền tảng cho thế giới sanh linh, suốt cả xưa nay, chẳng sanh chẳng diệt. Sau đây Ngài ví dụ: Mây tụ th́ tối mà chân không chưa từng tối. Mặt trời soi th́ sáng mà chân không chưa từng sáng. Trong khoảng hư không này, nếu có mây th́ nh́n thấy nó tối, khi mây tan mặt trời rọi th́ thấy nó sáng. Thấy tối thấy sáng là do mây tụ mây tan và mặt trời soi, chớ khoảng hư không không có tối có sáng. Cái đổi thay sanh diệt là cái ở bên ngoài, không phải là cái chân thật. Cái chân thật th́ không đổi thay sanh diệt, ở đây ví dụ như hư không. Hư không không tối không sáng ẩn hiển cùng bày, sắc không chẳng hai, trời đất muôn vật, chỉ một thể nguyên thần, vô trụ vô vi. Ẩn là khuất, hiển là bày, nhưng cả hai đều hiện bày; sắc và không cũng chẳng phải hai. V́ đứng về bản thể th́ không có cái ǵ ngoài, cho nên nói trời đất muôn vật chỉ là một thể nguyên thần, vô trụ vô vi. Người tu nào đến chỗ đó rồi th́ mặt thật xưa nay của ḿnh hiện ra. Cái đó ĺa danh ĺa tướng, mở toang then chốt trên đảnh môn hướng thượng. Tất cả then chốt gài kín từ trước tới giờ, bất thần mở toang ra th́ bỗng dưng trên đảnh môn ḿnh có một lối đi, một con đường hướng thượng. Bấy giờ đèn tâm của Phật Tổ truyền sáng măi không cùng tận. Khi hển mà nói th́ có tám muôn pháp môn. Với người chưa ngộ phải dùng phương tiện th́ có tới tám muôn pháp môn. Nhưng với mật mà nói th́ cái chỗ thầm kín là phải tự ngộ, th́ chỉ bốn mắt nh́n nhau, rất đơn giản.

Tôn kính chúc rằng:

Quốc gia có măi, ngôi báu kim luân cùng với trời đất c̣n hoài.

Phật đạo không cùng, nối Tổ truyền tông đồng với Thứu Phong chẳng mất.

                                                KÍNH ĐỀ TỰA.

Hai ḍng này như đôi liễn. Ngài chúc quốc gia đất nước c̣n măi, ngôi vua cùng với trời đất c̣n hoài. Ngày xưa th́ chúc như thế, ngày nay th́ cầu cho đất nước c̣n hoài, chánh phủ được bền vững. Đó là chúc ngoài đời. Trong đạo th́ chúc Phật đạo không cùng, Tổ tông th́ được truyền nối măi, vững bền như ngọn núi Linh Thứu ở Ấn Độ, c̣n hoài không dứt.

Lời tuy đơn giản, nhưng nói rơ ràng cái chí nguyện của Ngài v́ đạo mà phải cố gắng, phải hy sinh, quên ḿnh tu để được ngộ và giúp cho người cùng được ngộ như ḿnh. Đó là trọng tâm mà Ngài mong mỏi.

Trường thủy, hàng hậu học truyền giữ Tổ thiền, Thích tử Trương Viết Đức tự Tính Phương giữ bản này.

Triều Lê niên hiệu Chính Ḥa thứ 19 (1698), ngày lành mùa Đông năm Mậu Dần khắc in lại.

Bản khắc in lưu trữ tại chùa Long Động, núi Yên Tử, nay lại dời  ra lưu trữ tại chùa Quỳnh Lâm để cho người sau hiểu rơ.

                                    Thích Tử Chân B́nh ghi chép.

Đoạn này kể lại người lưu giữ, năm khắc in tái bản, nơi trữ và người ghi chép bản Kiến Tánh Thành Phật.

Sau khi kết thúc phần giảng Lời tựa. Tôi nhắc nhở cho Tăng Ni và Phật tử tu hành phải nhớ điều này: Học qua Lời tựa của Luận Kiến Tánh Thành Phật tôi rất thông cảm và cũng có chút buồn. V́ tại Thiền Viện Trúc Lâm tôi dồn hết tâm lực, tạo điều kiện tốt để cho Tăng Ni tu tiến, nhưng có một số Tăng Ni không dồn hết tâm lực để tu hành. Ở dưới Thường Chiếu, Viên Chiếu, Linh Chiếu... Tăng Ni c̣n nhiều việc phải làm, một là lao động cho có cơm gạo ăn, hai là khi bệnh Thiền Viện chỉ giúp một phần chớ không giúp đủ, ba là bận lo chuyện ngoại giao bên ngoài, nên mất nhiều th́ giờ tu tập. C̣n ở đây quí vị không phải lo những việc đó, tuy có trồng rau, trồng hồng, trồng hoa kiểng, làm th́ làm chớ không phải lo đủ lo thiếu, làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu, không đ̣i hỏi đạt chỉ tiêu. Như vậy tại sao không làm việc như mây trôi nước chảy ? Tôi muốn quí vị làm cứ làm không bận không lo. Vậy mà có nhiều người cứ lo cứ bận, đó là cái dở. Kế nữa là mọi thứ nhu yếu quí vị cần là Thiền Viện cung cấp, không phải bận tâm lo cho có tiền để mua sắm. Hết kem đánh răng tới tri sự nói tôi hết kem đánh răng là tri sự cho kem, đôi dép rách tới xin dép là tri sự cho dép, đau bệnh th́ có khán bệnh cho thuốc. Khỏi phải lo ǵ hết mà vẫn c̣n bận bịu tâm không chịu yên, không lo cái này cũng nghĩ cái khác, lo nghĩ những chuyện bâng quơ làm mất th́ giờ vô ích. Tôi muốn quí vị đừng lo, mà quí vị cứ lo, như vậy là quí vị tu không đúng chỗ tôi mong muốn. Kế nữa là ở đây sống không lo không tính, th́ đâu có chuyện ǵ buồn giận. Phật thường dạy: Người thế gian v́ tham muốn mà không được nên  nổi  sân. Ở  Thiền  Viện quí vị tu, buông xả, có ǵ đâu mà tham, không lo đói, không lo khát, vậy mà lâu lâu cũng có sân. Không tham mà có sân là chuyện vô lư. Không có quyền giữ tiền riêng, không có quyền để đồ đạc dư th́ tham cái ǵ ? Tất cả đều xem nhẹ, thấy như không cần, không có lư do để tham, không có lư do để tham tại sao lâu lâu cũng có phiền năo ? - Đó là do tâm lư của hai bên, bên này không có ǵ để lo mà cứ lo, bên kia không có ǵ đáng sân mà thỉnh thoảng cũng có sân. Thật là phi lư, v́ vậy mà tôi buồn, buồn cho những cái phi lư, đáng lư không xảy ra mà xảy ra. Vậy quí vị tu phải khéo, phải khôn ngoan, cái không đáng xảy ra đừng để cho xảy ra. Đó là tôi nhắc Tăng Ni trong Thiền Viện.

Sau đây tôi nhắc các Phật tử, một là phải tu sao cho được giải thoát sanh tử, hai là nếu chưa giải thoát sanh tử được th́ phải chuẩn bị cho đời này ra đi được nhẹ nhàng an lạc. Muốn được nhẹ nhàng an lạc th́ không ǵ hơn ngay trong lúc c̣n khỏe mạnh, tinh tấn tu hành xả bỏ tham sân si. Tham sân si giảm th́ phiền năo ít. Hiện tại Tăng Ni và Phật tử ai cũng sốt sắng ham tu vậy mà tham sân si không chịu bỏ. Tham sân si không chịu bỏ, mà muốn giải thoát an vui th́ thật là vô lư. Thế nên từ nay về sau quí Phật tử phải xả bỏ tham sân si, nếu c̣n từ 10% đến 20% th́ c̣n tha thứ, nếu c̣n từ 50% trở lên th́ không thể chấp nhận. Chúng ta tu th́ tham sân si phải giảm, giảm tham sân si th́ phiền năo mới bớt, tạo phước mới c̣n. Tham sân si c̣n, dù có làm phước, phước cũng bị mất bởi tham sân si. Vậy tôi mong quí Phật tử tu hành càng ngày càng sáng suốt, mỗi năm nh́n lại ḿnh thấy tham sân si có giảm mỏng, chớ không được c̣n nguyên.

?


[mucluc][p1][p2-c1][p2-c2][p2-c3]

[p3-c1][p3-c2][p3-c3-a1][p3-c3-a2][p3-c3-a3][p3-c3-a4][p3-c3-a5]

[Trang chu] [Kinh sach]