[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN SƯ VIỆT NAM

[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]


SƠ TỔ PHÁI TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG

(1258 - 1308)

Ngài tên húy là Khâm con trưởng vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh hoàng thái hậu. Ngài tuy ở vị sang cả mà tâm hâm mộ Thiền tông từ thuở nhỏ. Năm 16 tuổi được lập làm Hoàng thái tử, Ngài cố từ để nhường lại cho em, mà vua cha không chịu. Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ quốc mẫu cho Ngài tức là Khâm Từ  thái hậu sau này. Sống trong cảnh vui ḥa hạnh phúc ấy mà tâm Ngài vẫn thích đi tu.

Một hôm vào lúc giữa đêm, Ngài trèo thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu th́ trời vừa sáng, trong người mệt nhọc quá, Ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Vị Sư trụ tŕ ở đây thấy Ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thết đăi. Vua cha hay tin, sai các quan đi t́m thấy, Ngài bất đắc dĩ phải trở về.

Năm 21 tuổi, Ngài lên ngôi Hoàng đế (1279). Tuy ở địa vị cửu trùng, mà Ngài vẫn giữ ḿnh thanh tịnh để tu tập. Thường ngày, Ngài đến chùa Tư Phước trong đại nội tu tập. Một hôm nghỉ trưa, Ngài thấy trong rốn mọc lên một hoa sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa sen có đức Phật vàng. Có người đứng bên cạnh chỉ Ngài nói: “Biết ông Phật này chăng? Là đức Phật Biến Chiếu.” Tỉnh giấc, Ngài đem việc đó tâu lên vua cha. Vua Thánh Tông khen là việc kỳ đặc.

Ngài thường ăn chay lạt thân thể gầy ốm. Thánh Tông thấy thế lấy làm lạ, nên hỏi nguyên do. Ngài tŕnh thật với cha. Thánh Tông khóc bảo : “Nay ta đă già, chỉ trông cậy một ḿnh con, con lại làm như thế, làm sao gánh vác được sự nghiệp của Tổ tiên?” Ngài nghe dạy cũng rơi nước mắt.

Con người Ngài rất thông minh hiếu học, đọc hết các sách vở, suốt thông nội điển (kinh) và ngoại điển (sách đời). Những khi nhàn rỗi, Ngài mời các thiền khách bàn giải về tâm tông (thiền) tham học thiền với Thượng Sĩ Tuệ Trung, thâm đắc đến chỗ Thiền tủy. Đối với Thượng Sĩ, Ngài kính lễ làm thầy.

Những khi giặc Nguyên sang quấy rối, Ngài phải xếp việc kinh kệ để lo giữ ǵn xă tắc. Nhờ t́nh đoàn kết quân dân, Ngài đă hai lần đuổi được quân Nguyên giữ ǵn trọn vẹn đất nước.

Năm Quí Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Ở ngôi Thái thượng hoàng để chỉ dạy cho con được sáu năm, Ngài sắp đặt việc xuất gia.

Đến tháng mười, năm Kỷ Hợi (1299) Ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu-đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà. Sau đó Ngài lập chùa, cất tịnh xá, khai giảng để tiếp độ chúng tăng. Học chúng đua nhau đến rất đông. Sau, Ngài đến chùa Phổ Minh ở phủ Thiên Trường lập giảng đường, giảng dạy mấy năm. Ngài lại vân du đến trại Bố Chánh lập am Tri Kiến rồi ở đó.

Đến năm Giáp Th́n (1304), Ngài dạo đi khắp nơi khuyên dân dẹp bỏ những dâm từ (miếu thờ thần không chánh đáng), và dạy họ tu hành Thập thiện. Vào mùa đông năm ấy, vua Anh Tông dâng biểu thỉnh Ngài về đại nội để truyền giới Bồ-tát tại gia.

Sau đó, Ngài chống gậy đến chùa Sùng Nghiêm ở núi Linh Sơn để truyền bá Thiền tông.

Mở đầu pháp hội, Ngài niêm hương báo ân xong bước lên ṭa. Vị Thượng thủ bạch chùy v.v... rồi Ngài nói:

- Thích-ca Văn Phật v́ một đại sự mà xuất hiện giữa cơi đời này, suốt bốn mươi chín năm chuyển động đôi môi mà chưa từng nói một lời. Nay ta v́ các ngươi lên ngồi ṭa này, biết nói chuyện ǵ đây ?

          Ngồi giây lâu, Ngài ngâm:

          Thân như hơi thở ra vào mũi

          Đời giống mây trôi đỉnh núi xa,

          Tiếng quyên từng chập vầng trăng sáng,

          Đâu phải tầm thường qua một xuân.

          (Thân như hô hấp tỹ trung khí,

          Thế tợ phong hành lănh ngoại vân.

          Đỗ quyên đề đoạn nguyệt như trú,

          Bất thị tầm thường không quá xuân.)

Ngài vỗ bàn một cái, nói:- Không có ǵ sao ?  Ra đây ! Ra đây !

*

*  *

Có vị tăng hỏi:- Thế nào là Phật ?

Ngài đáp:

- Nhận đến như xưa vẫn chẳng phải.

- Thế nào là Pháp ?

- Nhận đến như xưa vẫn chẳng phải.

- Thế nào là Tăng ?

- Nhận đến như xưa vẫn chẳng phải.

- Cứu cánh thế nào?

          - Chữ bát đă bày trao hết sạch

            Đâu c̣n có việc nói cùng ngươi.

            (Bát tự đả khai phân phó liễu

             Cánh vô dư sự khả tŕnh quân.)

Lại hỏi:- Thế nào là một việc hướng thượng ?

Ngài đáp:

- Đầu gậy khêu nhật nguyệt.

- Dùng công án cũ làm ǵ ?

- Một lần nhắc lại một lần mới.

- Thế nào là giáo ngoại biệt truyền ?      

- Ễnh ương nhảy không khỏi đấu.

- Sau khi ra khỏi đấu th́ thế nào ?

- Lại theo con ếch nhảy xuống bùn.

- Vẫn là nhảy chẳng khỏi.

Ngài bèn lớn tiếng nạt:

- Kẻ mù! Thấy cái ǵ ?

- Đại tôn đức lừa người làm ǵ ?

Ngài liền “hừ, hừ”.

Vị tăng suy nghĩ.

Ngài liền đánh. Vị tăng lại suy nghĩ để hỏi.

Ngài liền hét. Vị tăng cũng hét.

Ngài hỏi:

- Lăo tăng bị một cái hét, hai cái hét của ngươi, rốt cuộc thế nào ? Nói mau ! Nói mau !

Vị tăng suy nghĩ.

Ngài lại hét một tiếng, nói:

- Con chồn hoang quỉ quái! Vừa rồi tinh lanh giờ ở chỗ nào ?

Vị tăng lễ bái lui ra.

Tăng hỏi:

- Đại tôn đức khổ nhọc tu hành, đă trải qua nhiều năm, đối với sáu thông của Phật, Ngài đă được mấy thông ?

Ngài đáp:

- Cũng được sáu thông.

- Năm thông kia gác qua, thế nào là tha tâm thông ?

- Đầy cả quốc độ, có bao nhiêu thứ tâm, Như Lai đều biết, Như Lai đều thấy.

Vị tăng liền đưa nắm tay lên nói:

- Đă biết hết thấy hết, vậy biết cái này có vật ǵ ?

Ngài đáp:

- Như có như không, chẳng phải không chẳng phải sắc.

- Xưa tăng hỏi Ḥa thượng Lang Gia: “Thanh tịnh bản nhiên, v́ sao chợt sanh sơn hà đại địa?” ư chỉ thế nào?

- Thật giống thuyền chài ra biển.

- Ư này thế nào ?

- Ai biết nơi chốn khói sóng xa khơi kia, riêng có chỗ nên suy nghĩ.

*
*  *

Hỏi:- Thế nào là gia phong Phật quá khứ ?

Đáp:

          - Vườn rừng vắng vẻ ai chăm sóc

            Lư trắng đào hồng hoa tự nhiên.

- Thế nào là gia phong Phật hiện tại ?

          - Gia phong sóng bạc mê yến sớm

            Tiên uyển đào hồng say gió xuân.

- Thế nào là gia phong Phật vị lai?

          - Băi biển chờ triều trời đợi nguyệt,

            Xóm chài nghe sáo khách nhớ nhà.

- Gia phong Ḥa thượng thế nào ?

          - Áo rách che mây, sáng ăn cháo

            B́nh xưa tưới nguyệt, tối uống trà.

Lại hỏi:- Ngài Linh Vân khi xem hoa đào ngộ th́ thế nào ?

Đáp:

          - Tự nở tự tàn theo thời tiết

            Đông quân bị hỏi cũng khôn lời.

- Khi giết người không nh́n lại th́ sao ?

- Gan dạ cùng ḿnh.

- Người đại tu hành lại rơi vào nhân quả hay không?

          - Miệng dường chậu máu chê Phật Tổ

            Răng như kiếm bén gặm rừng thiền.

            Một mai chết đọa A-tỳ ngục

            Cười ngất, Nam-mô Quán Thế Âm.

Hỏi:

          - “Dưới ruộng bầy c̣ ngàn điểm tuyết

            Trên cây oanh đậu một cành hoa”, th́ thế nào ?

Đáp:- Lầm!

- Theo Đại tôn đức th́ thế nào ?

          - Dưới ruộng bầy c̣ ngàn điểm tuyết

            Trên cây oanh đậu một cành hoa.

- Đó là câu nói của tôi.

          - Muốn biết thần tiên ḷ luyệïn thuốc

            Linh đơn vốn thiệt tử châu sa.

Hỏi:- Thế nào là Thanh tịnh pháp thân ?

Đáp:

          - Đục vàng rơi trong phân sư tử

            Người đen đúa vác bó hương thơm.

- Học nhân không hiểu   ?

          - Chớ học thói hồ đồ trả giá

            Cười người chân thật dối lầm nhau.

- Thế nào là Viên măn báo thân ?

          - Cánh bằng bay bổng dừng cơn gió

            Ly châu lắng lạnh biển trong ngần.

Vị tăng lễ bái.

Ngài bảo:

          - Nguyên lai đầy đủ nhiều công dụng

            Bởi chú quàng xiên chẳng được thành.

Hỏi:- Thế nào là Thiên bách ức hóa thân ?

Đáp:

          - Mây dồn sương phủ trời mù mịt

            Tấc nước như xưa trước đỉnh đầu.

Tăng nói:- Đúng thế.

Ngài bảo:

          - Cười ngất kẻ gom mây dưới đảnh

            Bốn bề nuốt lấy ḥn sắt tṛn.

Vị tăng lễ bái lui ra.

*
*  *

Pháp Loa hỏi:

- Nói huyền nói diệu, luận cổ bàn kim, đều thuộc thứ nói đùa, một câu không kẹt trong ngôn ngữ làm sao nói được ?

Ngài đáp:

          - Gió đông d́u dịu ngàn hoa nở

            Lách cách vành xe một tiếng vang.

Pháp Loa toan mở miệng nói, Ngài liền bảo:

          - Chim hót máu tuôn vẫn vô dụng

            Non tây như trước phủ mây chiều.

- Khi muôn dặm mây tạnh th́ thế nào ?

- Mưa tầm tă.

- Khi muôn dặm mây che kín th́ thế nào ?

- Trăng vằng vặc.

- Cứu cánh thế nào ?

- Chớ động đến, động đến ăn ba mươi gậy.

- Thế nào là bản lai diện mục ?

Ngài im lặng giây lâu hỏi:  - Hiểu chăng ?

- Chẳng hiểu.

Ngài liền đánh.

Pháp Loa hỏi: - Thế nào là ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp ?

Ngài đáp:

          - Nếu dùng sắc thấy ta,

            Dùng âm thanh cầu ta,

            Người ấy hành đạo tà,

            Không thể thấy Như Lai.

- Thế nào là Phật ?

- Tấm cám ở dưới cối.

- Thế nào là ư Tổ sư  từ Ấn sang ?

- Bánh vẽ.

- Thế nào là đại ư Phật pháp ?

- Cùng hầm, đất không khác.

- Xưa có vị tăng hỏi Triệu Châu “con chó có Phật tánh không” Triệu Châu nói “không” ư chỉ thế nào ?

          - Chất muối ở trong nước,

            Keo xanh ở trong sắc.

- Hữu cú vô cú như b́m leo cây, khi ấy thế nào ?

Ngài bèn nói kệ:

          Hữu cú vô cú

          B́m khô cây ngă

          Mấy kẻ nạp tăng

          U đầu sứt trán.

          Hữu cú vô cú

          Thể lộ gió thu

          Hằng hà sa số

          Va dao chạm bén.

          Hữu cú vô cú

          Lập tông lập chỉ

          Đập ngói dùi rùa

          Trèo non lội nước.

          Hữu cú vô cú

          Chẳng có chẳng không

          Khắc thuyền t́m kiếm

          T́m ngựa cứ h́nh (bản đồ).

          Hữu cú vô cú

          Hồi hỗ, hay không

          Nón tuyết giày hoa

          Ôm cây đợi thỏ.

          Hữu cú vô cú

          Tự xưa tự nay

          Chấp tay quên trăng

          Đất bằng chết ch́m.

          Hữu cú vô cú

          Như thế như thế

          Chữ bát mở ra

          Sao không nắm mũi ?

          Hữu cú vô cú

          Ngó tả ngó hữu

          Lau chau mồm mép

          Ồn ào náo động.

          Hữu cú vô cú

          Đau đáu lo sợ

          Cắt đứt sắn b́m

          Đó đây vui thích.

          (Hữu cú vô cú        

          Đằng khô thọ đảo   

          Cơ cá nạp tăng       

          Hàng đầu khái năo. 

          Hữu cú vô cú         

          Thể lộ kim phong   

          Hằng hà sa số         

          Phạm nhẫn thương phong.  

          Hữu cú vô cú         

          Lập tông lập chỉ      

          Đả ngỏa toản qui    

          Đăng sơn thiệp thủy.         

          Hữu cú vô cú         

          Phi hữu phi vô        

          Khắc chu cầu kiếm 

          Sách kị án đồ.        

          Hữu cú vô cú         

          Hỗ bất hồi hỗ         

          Lạp tuyết hài hoa    

          Thủ chu đăi thố.     

          Hữu cú vô cú         

          Tự cổ tự kim

          Chấp chỉ vong nguyệt       

          B́nh địa lục trầm.   

          Hữu cú vô cú         

          Như thị như thị       

          Bát tự đả khai        

          Toàn vô ba tỹ.        

          Hữu cú vô cú         

          Cố tả cố hữu

          A thích thích địa     

          Náo quát quát địa.  

          Hữu cú vô cú         

          Đao đao phạ phạ    

          Tiệt đoạn cát đằng  

          Bỉ thử khoái hoạt.)

Ngài bèn bước xuống ṭa.

*
*  *

Ngày mùng một tháng giêng năm Mậu Thân (1308) Ngài sai Pháp Loa đến huyện Siêu Loại tại Báo Ân thiền tự khai giảng trụ tŕ. Tháng tư năm ấy, Ngài đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang kiết hạ và sai Pháp Loa khai giảng trụ tŕ. Chính Ngài giảng Truyền Đăng Lục, bảo Quốc sư Đạo Nhất v́ chúng giảng kinh Pháp Hoa. Băi hạ, Ngài vào núi Yên Tử, đuổi hết những người cư sĩ theo hầu hạ và những kẻ nô dịch trong chùa, không được chực hầu như trước. Chỉ để lại mười vị thị giả thường theo Ngài. Ngài lên ở am Tử Tiêu, v́ Pháp Loa giảng Truyền Đăng Lục. Thị giả xuống núi gần hết, duy có đệ tử thượng túc là Pháp Loa c̣n ở thôi.

Từ đây, Ngài leo khắp các núi, t́m kiếm các hang động, ở tại thạch thất. Pháp Loa thấy thế bạch:

- Tôn đức tuổi đă già yếu, mà xông pha trong sương tuyết, lỡ có bề ǵ th́ mạng mạch Phật pháp trông cậy  vào ai ?

 Ngài bảo:

- Ta thời tiết đă đến, muốn tạo cái kế lâu dài vậy.

Ngày mùng năm tháng mười năm ấy, người nhà của công chúa Thiên Thụy lên núi bạch Ngài: “Công chúa Thiên Thụy bệnh nặng mong được thấy Tôn đức rồi chết.” Ngài bùi ngùi bảo: “Thời tiết đă đến vậy.” Ngài bèn chống gậy xuống núi, chỉ cho theo một người thị giả. Ngày mùng mười Ngài về đến kinh, dặn ḍ xong, ngày rằm Ngài trở về núi. Ngài dừng nghỉ ở chùa Siêu Loại. Hôm sau vừa rạng đông, Ngài đi bộ đến chùa làng Cổ Châu, tự đề bài kệ rằng:

          Số đời một hơi thở

          Ḷng người hai biển vàng

          Cung ma dồn quá lắm

          Cơi Phật vui nào hơn.

          (Thế số nhất tức mặc        

          Thời t́nh lưỡng hải ngân   

          Ma cung hồn quản thậm    

          Phật quốc bất thắng xuân.)

Đến ngày 17, Ngài dừng nghỉ ở chùa Sùng Nghiêm tại Linh Sơn, Tuyên Từ hoàng thái hậu thỉnh Ngài vào am B́nh Dương cúng trai. Ngài vui vẻ nói: “Đây là bữa cúng dường rốt sau.”

Ngày 18, Ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn An Kỳ Sanh. Nghe nhức đầu, Ngài gọi hai vị Tỳ-kheo trong chùa bảo:

- Ta muốn lên ngọn Ngọa Vân mà chân không thể leo nổi, phải làm sao ?

Hai vị Tỳ-kheo bạch:- Hai đệ tử có thể giúp được.

Đến am Ngọa Vân, Ngài tạ hai vị Tỳ-kheo rằng:

- Xuống núi tu hành đi, chớ xem thường việc sanh tử.

Ngày 19, Ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử gọi Bảo Sát đến đây gấp.

Ngày 20, Bảo Sát quảy gói sang, đi đến Doanh Tuyền thấy một vầng mây đen từ ngọn Ngọa Vân bay qua Lỗi Sơn và hạ xuống Doanh Tuyền, nước đầây tràn lên cao mấy trượng, giây lát lại b́nh xuống. Lại thấy hai con rồng đầu bằng đầu ngựa ngóc cao hơn trượng, hai con mắt như sao, chốc lát lại lặn xuống. Đêm ấy Bảo Sát nghỉ trong quán trọ dưới núi, mộng thấy điềm chẳng lành.

Ngày 21, Bảo Sát đến am Ngọa Vân. Ngài trông thấy mỉm cười bảo:

- Ta sắp đi đây, nhà ngươi đến sao trễ vậy ? Đối với Phật pháp, ngươi có chỗ nào chưa rơ hăy hỏi mau.

Bảo Sát hỏi:

- Như khi Mă Tổ bệnh, Viện chủ hỏi: “Những ngày gần đây Tôn đức thế nào?” Mă Tổ bảo: “Nhật diện Phật, Nguyệt diện Phật.” Nói thế ư chỉ làm sao ?

Ngài lớn tiếng đáp:  - Ngũ đế Tam hoàng là vật ǵ ?

Bảo Sát lại hỏi:

- Chỉ như “Hoa sum sê chừ gấm sum sê, tre đất nam chừ cây đất bắc”, lại là sao ?

Ngài đáp:- Làm mù mắt ngươi.

Bảo Sát bèn thôi.

Suốt mấy hôm trời đất u ám, chim vượn kêu hót rất bi thảm.

Đến ngày mùng 1 tháng 11, đêm nay trời trong sao sáng, Ngài hỏi Bảo Sát: - Hiện giờ là giờ ǵ ?

Bảo Sát bạch: - Giờ Tư.

Ngài lấy tay vén màn cửa sổ nh́n xem, nói: - Đến giờ ta đi.

Bảo Sát hỏi:- Tôn đức đi đến chỗ nào?

Ngài nói kệ đáp:

          Tất cả pháp chẳng sanh

          Tất cả pháp chẳng diệt

          Nếu hay hiểu như thế

          Chư Phật thường hiện tiền.

          (Nhất thiết pháp bất sanh   

          Nhất thiết pháp bất diệt     

          Nhược năng như thị giải    

          Chư Phật thường hiện tiền  .)

Nào có đến đi ấy vậy.

Bảo Sát hỏi:- Chỉ như khi chẳng sanh chẳng diệt là thế nào ?

Ngài liền nhằm miệng Bảo Sát tát cho một cái, nói:- Chớ nói mớ.

Nói xong, Ngài bèn nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch. Vào niên hiệu Hưng Long thứ mười sáu (1308), thọ 51 tuổi.

Pháp Loa theo lời di chúc của Ngài làm lễ hỏa táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào b́nh. Vua Anh Tông cùng đ́nh thần đem long giá rước ngọc cốt về tôn thờ nơi Đức Lăng và xây tháp ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, để hiệu là Huệ Quang Kim Tháp và dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu-đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.

Ngài c̣n lưu lại những tác phẩm:

          1) Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục

          2) Đại Hương Hải Ấn thi tập

          3) Tăng-già Toái Sự

          4) Thạch Thất Mị Ngữ do Pháp Loa soạn lại lời của Ngài.

*

Phụ trích vài bài thơ của Điều Ngự Giác Hoàng:

1. ĐĂNG BẢO ĐÀI SƠN

          Địa tịch đài du cổ   

          Thời lai xuân vị thâm        

          Vân sơn tương viễn cận     

          Hoa kính bán t́nh âm,       

          Vạn sự thủy lưu thủy        

          Bách niên tâm ngữ tâm      

          Ỷ lan hoành ngọc địch       

          Minh nguyệt măn hung khâm.

Dịch:  LÊN NÚI BẢO ĐÀI

          Đất vắng đài thêm cổ

          Ngày qua xuân chửa nồng.

          Gần xa mây núi ngất

          Nắng rợp ngơ hoa thông.

          Muôn việc nước trôi nước

          Trăm năm ḷng nhủ ḷng.

          Tựa lan, nâng ống sáo

          Đầy ngực ánh trăng lồng.

                                   (Ngô Tất Tố)

2. XUÂN VĂN

          Niên thiếu hà tằng liễu sắc không

          Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.

          Như kim khám phá Đông hoàng diện

          Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.

Dịch: CUỐI XUÂN

          Thuở bé chưa từng rơ sắc không

          Xuân về hoa nở rộn trong ḷng

          Chúa xuân nay bị ta khám phá

          Chiếu trải giường thiền ngắm cánh hồng.

3. SƠN PH̉NG MẠN HỨNG

                    I        

          Thùy phược cánh tương cầu giải thoát

          Bất phàm hà tất mích thần tiên

          Viên nhàn mă quyện nhân ưng lăo

          Y cựu vân trang nhất tháp thiền.

                    II

          Thị phi niệm trục triêu hoa lạc

          Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn

          Hoa tận vũ t́nh sơn tịch tịch

          Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

Dịch: PH̉NG NÚI KHỞI HỨNG

                    I        

          Ai trói lại mong cầu giải thoát

          Chẳng phàm nào phải kiếm thần tiên

          Vượn nhàn, ngựa mỏi, người đă lăo

          Như cũ vân trang một chơng thiền.

                    II

          Phải quấy niệm rơi hoa buổi sớm

          Lợi danh tâm lạnh với mưa đêm

          Mưa tạnh, hoa trơ, non vắng lặng

          Chim kêu một tiếng lại xuân tàn.

4. ĐỀ PHỔ MINH TỰ THỦY TẠ

          Huân tận thiên đầu măn tọa hương

          Thủy lưu sơ khởi bất đa lương

          Lăo dung ảnh lư tăng quan bế

          Đệ nhất thiền thanh thu tứ trường.

Dịch: ĐỀ NHÀ THỦY TẠ CHÙA PHỔ MINH

          Ngh́n hương thắp hết ngát đầy ṭa

          Làn nước nhẹ nhàng gió lạnh qua

          Dưới bóng đa già chùa cửa đóng

          Ve ngâm dấy khởi tứ thu xa.

*

Chẳng những Trúc Lâm Đầu-đà làm thơ chữ Hán mà c̣n làm phú, ca chữ nôm nữa. Như Cư Trần Lạc Đạo Phú và Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca... Ở đây chúng ta trích vài hội trong bài Cư Trần Lạc Đạo để thấy rơ tinh thần của Ngài.

?

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO PHÚ

- Hội thứ nhất-

Ḿnh ngồi thành thị.

Nết dùng sơn lâm

Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tánh,

Nửa ngày rồi tự tại thân tâm.

Tham ái nguồn dừng, chẳng c̣n nhớ châu yêu ngọc quí,

Thị phi tiếng lặng, được dầu nghe yến thốt oanh ngâm.

Chơi nước biếc, ẩn non xanh, nhân gian có nhiều người đắc ư,

Biết đào hồng, hay liễu lục, thiên hạ năng mấy chú tri âm.

Nguyệt bạc, vừng xanh, soi mọi chỗ thiền hà lai láng,

Liễu mềm hoa tốt, ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm.

Lo hoán cốt, ước phi thăng, đan thần mới phục,

Nhắm trường sinh, về thượng giới, thuốc thỏ c̣n đâm.

Sách dịch xem chơi, yêu tính sáng hơn yêu châu báu,

Kinh nhàn đọc dấu, trọng ḷng rồi trọng nửa hoàng kim.

                              - Hội thứ hai -

Biết vậy !

Miễn được ḷng rồi,

Chẳng c̣n phép khác.

Ǵn tính sáng, tính mới hầu an,

Nén niềm vọng, niềm dừng chẳng thác.

Dứt trừ nhân ngă th́ ra tướng thực kim cương,

Dừng hết tham sân mới lảu ḷng mầu viên giác.

Tịnh độ là ḷng trong sạch, chớ c̣n ngờ hỏi đến Tây phương,

Di-đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc t́m về Cực lạc.

Xét thân tâm, rèn tính thức, há rằng mong quả báo phô khoe,

Cầm giới hạnh, địch vô thường, nào có sá cầu danh bán chác.

Ăn rau ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay.

Vận giấy vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc.

Nhược chỉn vui bề đạo đức, nửa gian lều quí  nữa thiên cung,

Dầu hay mến thửa nhân ngh́, ba phiến ngói yêu hơn lầu gác...

Đến sau hội thứ mười, kết thúc bằng bài kệ chữ Hán. Kệ rằng:

          Ở trần vui đạo hăy tùy duyên,

          Đói đến th́ ăn nhọc ngủ liền,

          Trong nhà có báu thôi t́m kiếm,

          Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.

          (Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,

          Cơ tắc xan hề khốn tắc miên,

          Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,

          Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.)

]

Thiền Sư PHÁP LOA

(1284 - 1330)-(Tổ thứ hai phái Trúc Lâm)

Sư tên thực là Đồng Kiên Cương, sinh năm Thiệu Bảo thứ sáu (1284) ngày mùng 7 tháng 5, quê làng Cửu La, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Cha là Đồng Thuần Mậu, mẹ là Vũ Từ Cứu. Trước khi sanh Sư, thân mẫu nằm mộng thấy có người trao cho thanh thần kiếm, bà thích lắm nhận lấy. Từ đó, bà biết có thai. V́ trước kia bà sanh liền tám người con gái nên chán ngán, phen này bà cố t́nh uống thuốc phá thai, nhưng đều vô hiệu. Đến khi sinh ra Sư, bà mừng lắm, đặt tên là Kiên Cương. Sư thiên tư dĩnh ngộ, miệng không nói lời ác, ăn không thích thịt cá.

Niên hiệu Hưng Long thứ mười hai (1304), Điều Ngự (Nhân Tông) dạo đi các nơi, phá dâm từ (miếu thờ thần không chánh đáng) và ban pháp dược, đến mạn sông Nam Sách. Sư đến lễ bái xin xuất gia, năm này Sư được 21 tuổi. Điều Ngự trông thấy bằng ḷng, nói: “Kẻ này có đạo nhăn, sau ắt làm pháp khí, vui vẻ tự đến đây.” Ngài bèn cho hiệu là Thiện Lai, dẫn về liêu Kỳ Lân ở Linh Sơn cạo tóc và thọ giới Sa-di. Ngài dạy đến tham vấn với Ḥa thượng Tánh Giác ở Quỳnh Quán. Ở đây, Sư t́m đủ cách thưa hỏi mà không được khai ngộ. Sư tự đọc bộ kinh Hải Nhăn (có lẽ kinh Lăng Nghiêm) đến bảy chỗ hỏi tâm và đoạn dụ khách trần ở sau, xem đi xem lại nhiều lần, bỗng nhiên Sư có chỗ vào. Sư từ tạ Ḥa thượng Tánh Giác, trở về tham yết với Điều Ngự.

Gặp lúc Điều Ngự thượng đường, Sư ra thưa hỏi liền được tỉnh. Điều Ngự nhận biết bèn cho Sư theo hầu hạ Ngài. Một hôm, Sư tŕnh cả ba bài tụng, bị Điều Ngự chê cả. Sư thưa thỉnh mấy phen, Điều Ngự dạy phải tựï tham. Sư vào pḥng đầu óc nặng trĩu, thức đến quá nửa đêm, trông thấy bông đèn tàn rụng xuống, Sư chợt đại ngộ. Sư đem chỗ ngộ tŕnh lên Điều Ngự, Ngài thầm nhận ấn khả. Từ đây, Sư thệ tu theo mười hai hạnh Đầu-đà (khổ hạnh).

*

*  *

Đến niên hiệu Hưng Long thứ mười ba (1305). Điều Ngự đem Sư lên liêu Kỳ Lân cho thọ giới Tỳ-kheo và giớiø Bồ-tát. Thấy chỗ tham học của Sư đă hành đạt, Điều Ngự cho hiệu là Pháp Loa.

Năm Hưng Long thứ mười lăm (1307), Sư được 24 tuổi, Điều Ngự trụ ở am Thiên Bảo Quan có bảy tám người thị giả mà Sư là đứng đầu. Điều Ngự v́ Sư giảng Đại Huệ Ngữ Lục. Đến tháng năm, Điều Ngự lên ở am trên đảnh Ngọa Vân Phong. Ngày rằm làm lễ Bố-tát (sám hối tụng giới) xong, Điều Ngự đuổi mọi người xuống, lấy y bát và viết tâm kệ trao cho Sư dạy khéo ǵn giữ.

Năm Hưng Long thứ mười sáu (1308) vào ngày mùng một tháng giêng, Sư vâng lệnh Điều Ngự làm lễ nối pháp Trụ tŕ tại nhà Cam Lồ chùa Siêu Loại. Khai lễ có vua Anh Tông và đ́nh thần đến dự. Điều Ngự lên đàn thuyết pháp rồi nhường chỗ cho Sư giảng đạo. Lễ xong, Điều Ngự đặt Sư kế thế trụ tŕ chùa Siêu Loại và làm chủ sơn môn Yên Tử, là đời thứ hai của phái Trúc Lâm. Điều Ngự c̣n trao cho Sư hơn hai trăm bộ kinh sử và bảo Anh Tông sung cúng vào chùa cả trăm khoảnh ruộng.

Tháng mười một năm ấy (1308), Điều Ngự tịch, Sư phụng mạng cung nghinh xá-lợi về kinh đô. Trở về núi, Sư soạn lại những bài tụng của Điều Ngự lúc ở Thạch Thất làm thành quyển Thạch Thất Mị Ngữ.

Năm Hưng Long thứ mười chín (1311), Sư phụng chiếu tiếp tục khắc bản Đại Tạng Kinh. Sư giao Bảo Sát làm chủ việc này. Tháng tư, Sư  giảng Truyền Đăng Lục tại chùa Siêu Loại. Sau đó, Huyền Quang tŕnh kiến giải, Sư đều chấp nhận.

Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt (1313) vào tháng 9, Sư phụng chiếu đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang định chức cho tăng đồ. Chúng tăng từ đây mới có sổ bộ, chính Sư là người cầm sổ bộ ấy. Lúc đó, Sư độ hơn một ngàn vị tăng. Về sau cứ ba năm một lần độ tăng như thế.

Năm Đại Khánh thứ tư (1317) đời Trần Minh Tông, vào tháng 2, Sư bệnh nặng. Sư đem y của Điều Ngự và viết bài tâm kệ trao cho Huyền Quang, pháp khí và gậy trao cho Cảnh Ngung, phất tử trao cho Cảnh Huy, gậy tre trao cho Huệ Quán, pháp thơ và pháp cụ trao cho Huệ Nhiên, linh vàng trao cho Hải Ấn, sử vàng trao cho Huệ Chúc. Sau ít hôm, bệnh Sư được lành.

Những hàng Thái hậu, Công chúa, Vương công, quí khanh đều thỉnh Sư truyền giới xuất gia hoặc giới Bồ-tát, cho đến vua Trần Anh Tông cũng xem như đệ tử. Họ đua nhau cúng đất, vàng, tiền để Sư lập chùa, đúc tượng Phật, in kinh quá nhiều, đến nỗi Sư phải tự xin giảm dần những số quyên cúng, thuyền của vua cấp cho Sư tiện việc đi lại và về kinh đô, Sư cũng từ chối không nhận.

Năm đầu Khai Hựu (1329), đời Trần Hiến Tông, Sư mở thêm cảnh Côn Sơn và Thanh Mai Sơn, làm thành danh lam thắng cảnh. Sư có làm bài thơ đề là Luyến Thanh Sơn:

          Thưa gầy làn nước vút,

          Chót vót ánh soi trong.

          Ngẩng đầu coi chẳng hết,

          Đường tới lại trùng trùng.

                    (Trần Tuấn Khải)

          (Sơ sấu cùng thu thủy       

          Sàm nham lạc chiếu trung  

          Ngang đầu khán bất tận     

          Lai lộ hựu trùng trùng.)

Một hôm mở hội thuyết pháp, Sư lên ṭa nói:

- Đại chúng ! Nếu nhắm thẳng vào đệ nhất nghĩa đế mà nói, th́ động niệm liền sai, mở miệng là lầm, làm sao mà xét ? Làm sao mà quán ? Hôm nay căn cứ vào đầu thứ hai mà nói, cũng không được thế ấy.

Sư bèn nh́n hai bên nói:

- Trong đây có người nào đầy đủ con mắt lớn chăng? Nếu có, hai cặp chân mày chẳng cần vén lên. Bằng không, bần đạo chẳng khỏi miệng nói ba hoa, đề ra những điều hủ mục, đáp những lời tạp nhạp. Chỉ v́ các ông nhồi lại thành một khối hỗn độn. Lắng nghe ! Lắng nghe !

Đại đạo rộng suốt nào có ràng buộc, bản tánh lặng lẽ không thiện không ác. Bởi do chọn lựa chợt sanh nhiều lỗi, vừa khởi mảy may đă cách xa trời đất. Phàm thánh vốn đồng một mối, phải quấy đâu có hai đường. Cho nên biết, tội phước vốn không, cứu cánh nhân quả chẳng thật. Người người sẵn đủ, kẻ kẻ trọn thành. Phật tánh Pháp thân như h́nh như bóng, tùy ẩn tùy hiện, chẳng tức chẳng ly. Lỗ mũi duỗi thẳng xuống, chân mày nằm ngang mặt, ở trên mắt mà không dễ ǵ nh́n thấy. Cần phải t́m xét, đâu chẳng nghe nói “Ba ngàn pháp môn đồng về tấc vuông, hà sa diệu dụng đều ở nguồn tâm” nên nói: Cửa giới cửa định cửa tuệ, ông không thiếu sót, cần phải phản quán nơi ḿnh. Phàm những tiếng ho tiếng tằng hắng, nhướng mày chớp mắt, tay cầm, chân đi, ấy là tánh ǵ ? Biết được tánh này, ấy là tâm ǵ ? Tâm tánh rỗng sáng, cái nào phải, cái nào chẳng phải ? Pháp tức là tánh, Phật tức là tâm. Tánh nào chẳng phải là pháp ? Tâm nào chẳng phải là Phật ? Tức tâm tức Phật, tức tâm tức pháp. Pháp vốn chẳng phải pháp, pháp tức là tâm. Tâm vốn chẳng phải tâm, tâm tức là Phật.

Các nhân giả ! Ngày tháng dễ dàng qua, mạng người không chờ đợi, sao cam ăn cháo ăn cơm mà chẳng rơ việc bát việc muỗng ? Tham !

*
*  *

Có vị tăng bước ra nói:

- Mặc áo ăn cơm là việc tầm thường, đâu cần phải sanh nghi ngờ ?

Ông lễ bái xong, đứng dậy hỏi:- Cơi thiền không dục là khỏi hỏi, cơi dục không thiền xin nói cho một câu.

Sư lấy tay điểm trong hư không.

Vị tăng nói:

- Dùng đàm dăi cổ nhân làm ǵ ?

- Mỗi lần nhắc lại mỗi lần mới.

Vị tăng thưa:

- Cổ nhân đều hỏi: “Thế nào là Phật, thế nào là Pháp, thế nào là Tăng.” Chỉ đây thế nào ? Việc ấy thế nào ?

Sư đáp:- Thế nào ? Việc ấy thế nào ?

Vị tăng thưa:

          -Trên đàn không dây tri âm ít.

          Cao vút tiếng đàn cha con ḥa...

          (Một huyền cầm thượng tri âm thiểu

          Phụ tử đàn lai cách điệu cao...)

*
*  *

Một hôm Sư nghe đồ chúng tụng kinh, bèn hỏi:- Chúng làm ǵ ?

Có vị tăng ra thưa:- Chúng niệm Phật tâm.

Sư bảo:

- Nếu nói là tâm, tâm tức không Phật. Nếu bảo là Phật, Phật tức không tâm. Thế gọi cái ǵ là tâm ?

Vị tăng ấy đáp không được.

Sư lại hỏi vị tăng khác:- Chúng làm ǵ ?

Tăng thưa:- Niệm Phật.

Sư bảo:- Phật vốn không tâm th́ niệm cái ǵ ?

Tăng thưa:- Chẳng biết.

Sư bảo:- Ngươi đă chẳng biết, vậy nói đó là ai ?

Tăng không đáp được.

*

*  *

Gần măn đời Sư, kiểm những công tác Phật sự: đúc tượng Phật kể cả lớn và nhỏ có hơn một ngàn ba trăm (1300) vị; tạo đại già-lam được hai ngôi. Xây tháp được năm ngọn; lập tăng đường hơn hai trăm (200) sở; độ tăng và ni hơn một muôn năm ngàn (15000) người; in được một bộ Đại Tạng Kinh; đệ tử đắc pháp hơn ba ngàn (3000) người; thành Đại pháp sư có sáu vị.

Năm Khai Hựu thứ hai (1330) ngày mùng 5 tháng 2, Sư phát bệnh, trong hội giảng kinh Hoa Nghiêm tại An Lạc tàng viện. Đến ngày 11 th́ bệnh rất nặng. Ban đêm Huyền Quang đứng hầu, thấy Sư ngủ mà nói ra tiếng: “Hồng ! Hồng !” Huyền Quang liền thưa:

- Tôn giả nói mớ chăng ?

Sư đáp:- Ngủ th́ nói mớ, chẳng ngủ th́ chẳng nói mớ.

Huyền Quang:- Đâu thể ngủ với thức là một ?

Sư bảo: - Ngủ với thức là một.

Huyền Quang :- Đâu thể bệnh cùng chẳng bệnh là một ?

Sư bảo:- Bệnh cũng chẳng có can ǵ y, chẳng bệnh cũng chẳng can ǵ y.

Huyền Quang:- Tại sao lại có tiếng nói ra ngoài ?

Sư bảo:- Nghe tiếng gió thổi cây th́ thế nào ?

Huyền Quang :- Tiếng gió  thổi cây, người nghe chẳng lầm, trong khi ngủ mà nói mớ th́ dễ lầm người.

Sư bảo:- Người ngu cũng vẫn lầm tiếng gió thổi cây.

Huyền Quang:- Chỉ một bệnh này đến chết cũng chẳng mạnh.

Sư bèn đạp. Huyền Quang lui ra.

Từ đây bệnh lại giảm xuống. Đến ngày 13, Sư trở về viện Quỳnh Lâm nơi phương trượng cũ mà nằm. Đệ tử các nơi dồn về thưa hỏi xin kệ. Sư vẫn đối đáp và tùy người cho kệ, không biết mệt mỏi.

Đến ngày mùng 1 tháng 3, Thượng hoàng Trần Minh Tông đích thân đến thăm bệnh và gọi Thái y đến trị cho Sư.

Đến tối mùng 3 bệnh Sư trở lại nặng.

Huyền Quang thưa:

- Xưa nay đến chỗ ấy, buông đi là tốt hay nắm lại  là tốt ?

Sư bảo:- Thảy đều không can hệ.

Huyền Quang:- Khi thảy đều không can hệ th́ thế nào ?

Sư bảo:- Tùy xứ tát-bà-ha.

Đệ tử đồng đến thỉnh:

- Người xưa lúc sắp tịch đều có để kệ dạy đệ tử sao riêng Thầy không có ?

Sư quở trách họ. Giây lâu bèn ngồi dậy bảo đem giấy viết lại. Sư viết một bài kệ:

          Muôn duyên cắt đứt, một thân nhàn

          Hơn bốn mươi năm giấc mộng tràng

          Nhắn bảo mọi người thôi chớ hỏi

          Bên kia trăng gió rộng thênh thang.

          (Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn

          Tứ thập dư niên mộng huyễn gian

          Trân trọng chư nhơn hưu tá vấn

          Na biên phong nguyệt cánh man khoan.) 

Viết xong, Sư ném bút, an nhiên thị tịch, thọ 47 tuổi. Đệ tử theo lời phó chúc của Sư, đem nhục thể lên nhập tháp tại Thanh Mai Sơn.

Đến ngày 11 tháng 3, Thái Thượng Hoàng ngự bút ban hiệu Sư là Tịnh Trí Tôn Giả, tháp tên Viên Thông, tặng mười lượng vàng để xây tháp và đề một bài thi văn:

          Đă hết duyên trần thơng tay đi

          Giác Hoàng kim tuyến được truyền y

          Thanh Sơn cỏ mọc che phần mộ

          Cây biếc trong sương để xác ve.

          Đêm phủ giảng đường trăng kim cổ

          Ngày ngày trượng thất khói mờ che

          Thân mến biết bao, ôi luyến tiếc !

          Nhớ công giáo hóa lệ đầy mi.

          (Thùy thủ trần hoàn dĩ liễu duyên

          Giác Hoàng kim lũ đắc nhân truyền

          Thanh Sơn mạn thảo quan tàng lư

          Bích thọ thâm sương xác thuế thiền.

          Dạ yểm giảng đường kim cổ nguyệt

          Hiểu mê trượng thất hữu vô yên

          Tương đầu châm giới ta phi tích

          Trác tựu ai chương thế lệ huyền.)

Những tác phẩm của Sư c̣n lưu truyền lại có:

          - Đoạn Sách Lục

          - Tham Thiền Chỉ Yếu (Thiền Đạo Yếu Học ?)

          - Kim Cương Đạo Tràng Đà-la-ni Kinh.

          - Tán Pháp Hoa Kinh Khoa Số.

          - Bát-nhă Tâm Kinh Khoa

          - và một bài kệ thị tịch...

*
*  *

PHẦN PHỤ.- Chúng tôi trích dịch vài bài trong tập “Thiền Đạo Yếu Học” của Sư để chúng ta hiểu phần nào tư tưởng Sư đối với Thiền đạo.

1. LỜI KHUYÊN XUẤT GIA TIẾN ĐẠO

(Khuyến xuất gia tiến đạo ngôn)

Kính khuyên chúng xuất gia học đạo, hăy xét kỹ những lời này: Chúng ta nghiệp dầy phước mỏng, ra đời chẳng gặp thời chánh pháp, đức Thích-ca đă nhập diệt, đức Di-lặc chưa sanh, Thánh Hiền ẩn bóng, tà pháp thạnh hành, than ôi buồn thay !

Những vị xuất gia, vốn v́ đền đáp bốn trọng ân, nghĩ cứu giúp ba đường khổ. Nếu muốn đạt được tâm Phật ư Tổ, biết sanh hiểu tử, trước phải học hai pháp.

Thế nào là hai ? Một, phải học ba thứ pháp. Hai, phải học pháp cầu thầy.

Ba thứ pháp là: 1. Rơ tông sư 2. Biện pháp chân ngụy 3. Biết thiện ác.

1. Rơ tông sư - Kinh Bổn Hạnh nói : Từ trước Tổ Sư thuyết pháp những ǵ ? Có bao nhiêu người đắc đạo nối pháp truyền tông, đến nay thầy nào, chúng nào đáng học ?

2. Biện pháp chân ngụy - Nếu pháp chân là thường giữ giới luật, y pháp tiến tu. Nếu pháp ngụy, như trong lời lục của Đại Huệ nói: Bàn luận ngoại đạo, phỏng đoán nghĩa lư, lập làm tông chỉ, rồi trao truyền cho nhau.

3. Biết thiện ác - Nếu gần gũi bạn lành là thường khuyên ḿnh sám hối để diệt những tội lỗi trước, siêng năng t́m thiện tri thức, tu hành tinh tấn... Nếu gần gũi bạn ác th́ miệng nói xuất gia mà tâm làm theo nghiệp thế tục, tự làm và dạy người làm, tâm không biết hổ thẹn.

Trên là ba pháp nên gần gũi và không nên gần gũi.

Hai, phải học pháp cầu thầy. Như trong Lễ Tán nói: Thường ở trong tùng lâm của thiện tri thức, hằng nằm trong khuôn vức của Tổ sư. Đó là phương pháp chọn bạn t́m thầy vậy.

Nếu người đầy đủ cả hai pháp trên, tức là đạt được tâm Phật ư Tổ và biết sanh hiểu tử.

Này các người! Bên trong đă bỏ cha mẹ, bên ngoài th́ không thông Phật pháp, tự xưng là tu hành, vậy tu hành là cái đạo ǵ ? Các người nên xét kỹ lời nói này. Trong kinh Đại Báo Phụ Mẫu Ân nói: “Mười tháng mang thai, ba năm bú sú, ân nào sánh bằng” mà các ngươi c̣n bỏ được, huống là những kẻ bên ngoài? Thế lại bo bo chấp t́nh thầy tṛ, không thể cổi bỏ, không phược trở lại t́m phược, không trói lại cầu trói. Chỉ v́ tham cầu lợi dưỡng, chẳng sợ trầm luân. Hoặc đắm mê danh vọng ở đời, hoặc tự ḿnh không hiểu không biết, ấy đều là bọn vô minh vậy.

Từ trước, các Tổ sư hành đạo tu thiền, tâm đồng với hư không, mặc đến mặc đi, hoặc Nam hoặc Bắc, tham thiền hỏi đạo, nhân duyên hội ngộ th́ tự lợi lợi tha, ấy mới thật là Phật pháp.

*
*  *

2. KHUYÊN CHÚNG THƯỢNG THỪA TAM HỌC

(Thượng thừa tam học khuyến chúng phổ thuyết)

Là người học Phật, trước phải thấy tánh. Thấy tánh, không phải có tánh bị thấy. Nói thấy, là thấy chỗ không thể thấy mà thấy vậy. Cho nên nói thấy, thấy không phải thấy, th́ chân tánh hiện. Tánh thấy là vô sanh, sanh thấy th́ chẳng phải có, chẳng có cái tánh thật, mà thấy thật không dời đổi. Thế nên gọi là chân thật thấy tánh.

Sau khi thấy tánh, phải ǵn giữ giới cho thanh tịnh. Thế nào là giới thanh tịnh? Nghĩa là trong mười hai giờø, ngoài dứt các duyên, trong tâm không loạn. V́ tâm không loạn động nên cảnh đến vẫn an nhàn. Mắt không v́ cái sở duyên của thức mà chạy ra, thức không v́ cái sở duyên của cảnh mà chun vào. Ra, vào không giao thiệp nên gọi là ngăn chận. Tuy nói ngăn chận mà không phải ngăn chận. Tai, mũi, lưỡi, thân, ư cũng như thế. Đó gọi là giới đại thừa, là giới vô thượng cũng gọi là giới vô đẳng đẳng. Tịnh giới nầy, dù Tiểu tăng cho đến bậc Đại tăng đều phải ǵn giữ.

Nhân giữ giới vững chắc không động, kế đó mới tập Thiền. Cái yếu chỉ của Thiền định là thân tâm đều xả. Trước tập định tâm, thường tự suy xét: Thân này từ đâu mà đến? Tâm này từ đâu mà có? Tâm không thật có th́ từ đâu có thân? Thân tâm đều không th́ pháp từ đâu mà có? Pháp không thật có, v́ không có cái có, cái có có đó từ đâu mà có? Cái có có đó đă không th́ không có pháp có. Mỗi pháp chẳng phải pháp, th́ mỗi pháp nương vào đâu ? Không có chỗ dựa nương th́ pháp không phải mỗi pháp. Pháp này không thật cũng chẳng phải không thật. Chứng được thật pháp, mới hay chứng nhập thiền.

Người tu tập thiền định không được chấp dụng công, dụng mà không có chỗ dụng, gọi là Thiền thượng thừa. Ngoài tham thoại đầu không cho gián đoạn, miên mật liên tục không có kẽ hở, cũng không điên đảo, không trạo cử cũng không hôn trầm. Phải trong trẻo như viên ngọc lăn trên mâm, phải sáng suốt như gương trên đài. Đến chỗ đất này, đi cũng được, đứng cũng được, ngồi cũng được, nằm cũng được, nói hay nín đều cũng được, có chỗ nào lại không được ?

Đă được thế rồi, về sau mới nêu lên những câu ngộ: Tam quan, tam huyền, tam yếu, ngũ vị, tứ liệu giản, tứ tân chủ, tứ chiếu dụng v.v... các cơ quan của Thiền tổ. Bảy phen soi tám phen dùi, nhồi đi ép lại, thấu triệt chân nguyên, chừng đó, mới hay mượn pháp ṭa của Phật Đăng Vương, nắm sừng thỏ, nhổ lông rùa, tay hoa một phen chuyển, bốn chúng thảy mịt mờ. Phát sanh vô thượng Diệu Huệ, chiếu soi không cùng. Đối với tứ vô lượng tâm, tứ niệm xứ, tứ vô úy, bát chánh đạo, thập lực của Phật, mười tám pháp bất cọng, cho đến tám muôn bốn ngàn môn đà-la-ni, trần trần sát sát, tất cả môn tam-muội đều từ nơi ḿnh lưu xuất mỗi mỗi đều đầy đủ.

Tuệ đă đầy đủ, ban cho chúng sanh, nguyện lực không cùng tận, tự giác giác tha, tứ sanh và cửu loại, tất cả đều được thấm nhuần. Nếu Tuệ mà không định gọi là càn tuệ (tuệ khô), định mà không tuệ gọi là si thiền.

Thiền có chia làm năm:

          1) Phàm phu thiền,

          2) Ngoại đạo thiền,

          3) Tiểu thừa thiền,

          4) Đại thừa thiền,

          5) Thượng thừa thiền.

Đây nói thiền, chính là Thượng thừa thiền vậy. Thiền này, từ đức Phật Tỳ-lô-giá-na trải qua số kiếp bất khả thuyết bất khả thuyết đến đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Đức Thích-ca truyền xuống cho hai mươi tám vị Tổ ở Ấn Độ và sáu vị Tổ ở Trung Hoa, rồi Tổ Tổ trao tay cho nhau truyền bá khắp nơi, tính không thể hết được. Các vị đều do giới này, định này, huệ này mà được chứng ngộ, thật không có pháp nào khác.

Các chú! Các chú đă vào trong chùa làm ông đạo, làm học tṛ, chỉ cầu danh dự mà chẳng chịu tham đến chỗ, cái ǵ là chỗ hạ thủ của Phật, Tổ? Cái ǵ là chỗ dụng tâm của ngoại đạo, tiểu thừa? Luống để cho ngày lại tháng qua, lăng xăng t́m cầu bên ngoài. Một phen cái chết đến rồi phải làm sao? Đâu là nơi an thân lập mạng? Vả lại, ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, chính ḿnh không có một mảy may. Một hôm nào đó, vua Diêm-la đến ắt không thể tha cho ngươi. Ngươi sao chẳng chịu xét lại, chớ lấy các việc trong mộng, rồi bác không nhân quả “mênh mang bát ngát chiêu ương họa”. Như thế chẳng những làm đồi bại tông môn, mà cũng khiến suy tàn chánh pháp.

          Ôi ! Tôi c̣n biết nói ǵ hơn !

]


[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]

[Trang chu] [Kinh sach]