[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN SƯ VIỆT NAM

[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]


Đại Sư  KIM LIÊN TỊCH TRUYỀN

(1745 - 1816)-(Đời pháp thứ 41, tông Lâm Tế)

Sư quê ở thôn Tŕnh Viên huyện Thượng Phước, xuất gia từ thuở bé ở chùa Vân Trai. Một hôm Sư đến cầu Ḥa thượng Từ Phong ở chùa Liên Tông thế độ. Từ đây Sư thể hiện ḷng từ bi, nuôi lớn đức hạnh và nghiêm tŕ giới luật. Sư tu hành thời khóa không khi nào bê trễ.

Đến năm Bính Tư niên hiệu Gia Long thứ mười lăm (1816), Sư gọi đệ tử lớn là Tường Quang đến phó chúc kệ rằng:

          Tâm là trước đất trời

          Thân là sau trời đất

          Thân tâm trong đất trời

          Tuần hoàn không cùng tận.

          (Tâm vi thiên địa tiên        

          Thân vi thiên địa hậu        

          Thân tâm thiên địa nội      

          Tuần hoàn vô cùng dĩ.)     

Nói xong Sư ngồi yên mà tịch, thọ 70 tuổi. Môn đệ hỏa táng, xây tháp tôn thờ.

]

Đại Sư  TƯỜNG QUANG- CHIẾU KHOAN

(1741-1830)-(Đời pháp thứ 42, tông Lâm Tế)

Sư họ Nguyễn, quê ở bến đ̣ Tŕnh Viên Hà Nội. Thuở bé, Sư đến chùa Vân Trai đảnh lễ Ḥa thượng Kim Liên xin xuất gia. Sau khi được thu nhận là môn đồ ở chùa Vân Trai, Sư rất cần mẫn tu tập. Đến lớn lên thọ giới cụ túc xong, Sư thường tập tu theo hạnh đầu-đà (khổ hạnh).

Về đời tu của Sư rất là khiêm hạ, cả ngày chỉ tụng kinh lễ Phật nhiễu tháp và luôn thúc liễm thân tâm. Nếu gặp vị tăng nào đến là Sư ra đảnh lễ, chẳng phân cao thấp. Sư ba năm tịch cốc, sáu năm mỗi ngày ăn một bữa. Phàm có ai cúng dường Sư món ǵ, Sư đem cúng dường lại chúng tăng hết, chẳng dám giữ riêng. Sư đi đâu chỉ có ba y tùy thân, tự mang theo không phiền người ǵn giữ. Sư lấy lục độ làm tiêu chuẩn trong đời tu hành. Đến đâu, Sư cũng khuyên người giảng kinh, phóng sanh, tu phước, bố thí, chép kinh. Phật tử xin qui y với Sư rất đông không thể tính  hết.

Đến năm Canh Dần niên hiệu Minh Mạng năm thứ mười một (1830), Sư gọi đệ tử lớn là Từ Tánh bảo:

-Ta từ bé đến già chuyên tâm tiến đạo, nay giờ qui tịch đă đến. Hăy nghe ta nói kệ:

          Người bậc nhất tu pháp vô vi

          Người bậc nh́ phước tuệ đầy đủ

          Người bậc ba làm thiện chừa ác

          Người bậc tư tam tạng tinh thông.

          (Nhất đẳng nhân tu vô vi pháp

          Nhị đẳng nhân phước tuệ song tu

          Tam đẳng nhân hành thiện trở ác

          Tứ đẳng nhân tam tạng tinh thông.)

Nói xong, Sư ngồi yên viên tịch, thọ 70 tuổi.

]

Thiền Sư  PHÚC ĐIỀN

(Thế kỷ 19)

Thiền sư Phúc Điền là người có công lớn trong việc bảo tồn sử liệu Phật giáo. Ông biên soạn sách Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục (127). Ông trú tŕ chùa Liên Tông, làng Bạch Mai, tỉnh Hà Đông, nhưng công việc san khắc này được thực hiện tại chùa Bồ Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Công việc san khắc, ông giao cho Thiền sư Phương Viên, giám tự chùa Bồ Sơn, đứng ra chủ tŕ. Một vị tăng chùa Bồ Sơn pháp danh là Thanh Hà phụ trách việc viết chữ khắc bản. Thiền sư Phúc Điền viết bài tựa cho sách đầu năm 1859, và có lẽ sách được ấn hành trong năm đó.

Phúc Điền cũng là người khai sơn chùa Thiên Quang, ở núi Đại Hưng tỉnh Hà Nội. Chùa này được Thiền sư Phổ Tịnh, đệ tử của Thiền sư Chiếu Khoan trú tŕ. Thiền sư Phổ Tịnh hồi c̣n nhỏ đă theo Thiền sư Phúc Điền để tu học, sau này ông thọ giới cụ túc với Thiền sư Chiếu Khoan.

Sau đây là danh hiệu hai mươi ba vị Tổ truyền thừa chùa Yên Tử từ Hiện Quang Tổ Sư đến Vô Phiền Đại Sư, thấy trong sách Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục quyển hai của Phúc Điền Ḥa Thượng đính bản:

          1/ Hiện Quang Tổ Sư

          2/ Viên Chứng Quốc Sư

          3/ Đại Đăng Quốc Sư

          4/ Tiêu Dao Tổ Sư

          5/ Huệ Tuệ Tổ Sư

          6/ Nhân Tông Tổ Sư

          7/ Pháp Loa Tổ Sư

          8/ Huyền Quang Tổ Sư

          9/ An Tâm Quốc Sư

           10/ Phù Vân (hiệu Tĩnh Lự) Quốc Sư

           11/ Vô Trước Quốc Sư

           12/ Quốc Nhất Quốc Sư

           13/ Viên Minh Tổ Sư

           14/ Đạo Huệ Tổ Sư

           15/ Viên Ngộ Tổ Sư

           16/ Tổng Tŕ Tổ Sư

           17/ Khuê Thám Quốc Sư

           18/ Sơn Đằng Quốc Sư

           19/ Hương Sơn Đại Sư

           20/ Trí Dung Quốc Sư

           21/ Tuệ Quang Tổ Sư

           22/ Chân Trú Tổ Sư

           23/ Vô Phiền Đại Sư.

]

Đại Sư  PHỔ TỊNH

(Đời pháp thứ 43, tông Lâm Tế)

Sư quê ở Vơ Lăng, Thượng Phước. Thuở nhỏ đă theo Ḥa thượng Phúc Điền xuất gia tu học. Một hôm, Sư đến chùa Vân Trai đảnh lễ Đại sư Tường Quang xin thọ giới cụ túc.

Sau khi thọ giới, Sư thành tâm tŕ giới hành đạo. Từ bé chí trưởng, Sư chuyên tâm nghiên cứu kinh luật, không dám một phút lơi lỏng. Quá ngọ không để vật ǵ vào miệng, Sư về trụ tŕ tại chùa Tường Quang trên núi Đại Hùng ở Hà Nội, do Ḥa thượng Phúc Điền khuyến hóa xây cất. Nơi đây, Sư độ tăng tục khá đông, v́ thế ngôi chùa càng trang nghiêm đẹp đẽ.

Một hôm, Sư gọi chúng lại bảo:

- Nay ta cáo biệt, phó chúc ngươi kệ truyền pháp  đây:

          Nhiều năm ngồi tịnh núi Đại Hùng

          Quả thật thân cùng đạo chẳng cùng

          Sáu chữ chuyên tŕ thân thọ kư

          Truyền măi đời sau sáng Tổ tông.

          (Kinh niên tĩnh tọa Đại Hùng phong

          Thật thị thân cùng đạo bất cùng

          Lục tự chuyên tŕ thân thọ kư

          Lưu truyền hậu thế hiển tông phong.)

Nói kệ xong, Sư ngồi yên mà tịch. Đồ đệ xây tháp tôn thờ.

]

Đại Sư  THÔNG VINH

(Đời pháp thứ 44, tông Lâm Tế)

Sư quê ở Nhân Kiệt, tỉnh Hải Dương. Thuở nhỏ, Sư đến Hàm Long xin cầu xuất gia, thế độ. Lớn lên, Sư đến Ḥa thượng Phúùc Điền thọ giới cụ túc.

Sư tu hành chín chắn, đạo đức vang xa. Đệ tử rất đông, mỗi vị ở mỗi phương hoằng hóa. Khi sắp tịch, Sư nói kệ phó chúc:

          Tâm không cảnh lặng vượt thánh siêu phàm

          Ư nhiễm t́nh sanh muôn mối trói buộc

          Trời người các pháp trọn tại trong đây

          Ta người một thể gốc chỉ là tâm.

          (Tâm không cảnh tịch việt thánh siêu phàm

          Ư nhiễm t́nh sanh vạn đoan hệ phược

          Thiên nhân chư pháp tận tại kỳ trung

          Bỉ ngă nhất thể nguyên bản duy tâm.)

Không biết Sư tịch lúc nào và ở đâu.

]

TÔNG LÂM TẾ TRUYỀN VÀO MIỀN TRUNG VIỆT NAM (ĐÀNG TRONG)

Thiền Sư  NGUYÊN THIỀU

(1648 - 1728)-(Đời pháp thứ 33, tông Lâm Tế)

Sư họ Tạ, pháp danh Nguyên Thiều, hiệu Hoán Bích, quê ở Tŕnh Hương Triều Châu, Quảng Đông, xuất gia năm 19 tuổi, tu ở chùa Báo Tư, thọ giáo với Ḥa thượng Bổn Khao Khoáng Viên.

Niên hiệu Cảnh Trị thứ ba đời Lê Huyền Tông (năm Ất Tỵ, đời chúa Nguyễn Phúc Tần thứ mười bảy - 1665),[Tài liệu khác: năm Đinh Tỵ 1677] Sư đi theo tàu buôn sang An Nam, trú ở Qui Ninh (B́nh Định), lập chùa Thập Tháp Di Đà mở trường truyền dạy. Sau, Sư ra Thuận Hóa lập chùa Hà Trung (thuộc huyện Phú Lộc, nay hăy c̣n), rồi lên Xuân Kinh (Huế) lập chùa Quốc Ân và lập tháp Phổ Đồng.

Sau Sư lại phụng mệnh chúa Anh Tông (Nguyễn Phúc Trăn 1687-1691) trở về Trung Quốc t́m mời các danh tăng và  cung thỉnh pháp tượng pháp khí.

Sư về Quảng Đông mời được Ḥa thượng Thạch Liêm và các danh tăng khác, cùng thỉnh được nhiều kinh điển tượng khí đem về. Chúa Nguyễn liền sắc mở đàn truyền giới rất long trọng tại chùa Thiên Mụ. Sau đó, chúa Nguyễn sắc ban Sư chức Trụ tŕ chùa Hà Trung.

Một hôm, Sư lâm bệnh, họp môn đồ lại dặn ḍ mọi việc và truyền bài kệ rằng:

          Lặng lẽ gương không bóng

          Rỡ rỡ châu chẳng h́nh

          Rơ ràng vật phi vật

          Vắng vẻ không chẳng không.

          (Tịch tịch kính vô ảnh       

          Minh minh châu bất dung  

          Đường đường vật phi vật  

          Liêu liêu không vật không.)

Ngài viết kệ xong ngồi yên lặng thị tịch. Hôm ấy là ngày 19 tháng 10 [Tài liệu khác: ngày 19 tháng 10 năm Mậu Thân (1728)]niên hiệu Bảo Thái thứ mười nhà Lê (1729), thọ 81 tuổi. Đệ tử và tể quan thọ giới đồng xây tháp ở bên đồi nhỏ xóm Thuận Hóa làng Dương Xuân Thượng, làm lễ nhập tháp để hương hỏa tôn thờ.

Hoàng đế Hiển Tông [Tài liệu khác: Chúa Nguyễn Phước Trú ban hiệu... vào ngày mùng 8 tháng 4 năm Bảo Thái thứ mười nhà Lê (1729)]ban thụy hiệu là Hạnh Đoan Thiền Sư và làm bài minh khắc vào bia tán thán đạo đức của Sư:

          Bát-nhă ưu ưu

          Phạm thất rỡ rỡ

          Trăng nước ngao du

          Giới luật nghiêm mật.

          Lặng lẽ riêng vững

          Đứng thẳng đă xong

          Quán thân vốn không

          Hoằng pháp lợi vật.

          Mây từ che khắp

          Tuệ nhật chiếu soi

          Nh́n Ngài xét Ngài

          Thái Sơn cao ngất.

          (Ưu ưu bát-nhă       

          Đường đường phạm thất    

          Thủy nguyệt ưu du 

          Giới tŕ chiến lật.    

          Trạm tịch cô kiên   

          Trác lập khả tất      

          Quán thân bổn không        

          Hoằng pháp lợi vật.

          Biến phú từ vân      

          Phổ chiếu tuệ nhật  

          Chiêm chi nghiêm chi        

          Thái Sơn ngật ngật.)

Sư là vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào Trung Việt đầu tiên. Những vị đồng tông Lâm Tế ở Trung Hoa sang Việt Nam dưới Sư một đời, như Minh Hoằng Tử Dung, Minh Hải Pháp Bảo, Minh Vật Nhất Tri và các đệ tử của Sư đồng truyền bá tông Lâm Tế ở đây.

]

TÔNG TÀO ĐỘNG TRUYỀN VÀO MIỀN TRUNG VIỆT NAM (ĐÀNG TRONG)

Ḥa Thượng  THẠCH LIÊM

(Đời pháp thứ 29, tông Tào Động)

Sư hiệu là Đại Xán, Hán ông, quê ở tỉnh Giang Tây, Trung Hoa, có tài, học vấn uyên bác, các thứ thiên văn địa dư, toán số, cho đến viết, vẽ đều rất tinh xảo, lại sở trường về thơ phú. Cuối đời nhà Minh, nhà Măn Thanh làm chủ Trung Quốc, Sư không chịu ra làm quan, từ biệt mẹ già, cắt tóc đi tu, rồi vân du khắp nơi. Sư là môn đồ Thiền sư Giác Lăng tông Tào Động ở Trung Hoa.

Ḥa thượng Nguyên Thiều được lệnh chúa Nguyễn về Quảng Đông thỉnh các bậc cao tăng, nghe danh tiếng Sư nên đến am Trường Thọ thỉnh Sư. Sư khởi hành sang Việt Nam ngày 15 tháng giêng năm Ất Hợi, niên hiệu Khang Hy thứ ba mươi tư (1695). Đến ngày 28 tháng giêng, Sư đến Thuận Hóa và ngày mùng 1 tháng 2 ra mắt chúa Nguyễn.

Chúa Nguyễn mời Sư ở chùa Thiên Mụ để dạy đệ tử và thường vời vào cung thưa hỏi đạo lư. Ngoài ra những thân hào nhân sĩ trong nước, hoặc trực tiếp hỏi đạo lư, hoặc gián tiếp đưa thơ hỏi đạo và văn chương khá nhiều.

Dưới đây là trích ít lá thơ Sư đáp người hỏi đạo.

Đăng Long Hầu cho người cầm thơ đến hỏi: “Thiền đạo là giống ǵ ? Giác ngộ là lư làm sao ?” Sư bèn biên thơ phúc đáp.

Bức thư:

Lai thư dạy rằng : “Thiền đạo ta vốn rất ưa chuộng nhưng chưa biết đạo là việc ǵ ? Thiền là giống ǵ, ngộ là lư làm sao ? Trước đây nghe nói đến cứu cánh, ḷng rất lưu luyến, nhưng mỗi khi nghe nói đến chữ “Phật” trong ḷng liền chẳng ưa, không hiểu v́ sao ? Xin nhờ Lăo Ḥa Thượng cao minh, bảo rơ cho biết.”

Lăo tăng đọc xong thư, buột miệng than rằng: “Hay lắm thay ! Nếu chẳng phải người có tâm Phật rơ rệt, ắt chẳng hỏi được như thế.” Nhưng chưa biết chữ “Phật” mà cư sĩ chẳng ưa ấy là Phật nào ? Lấy chữ tăng mà nói, vốn có người đáng ngờ đáng ghét, kẻ lăo hủ này xin biểu đồng t́nh với Ngài mà chẳng ưa vậy. Phật là bản tâm đồng có ưa có ghét của chúng ta, tức là tấm ḷng “nghe cứu cánh mà lưu luyến” của Ngài nói trong thơ vậy. Há lại tự ḿnh chẳng ưa tự ḿnh hay sao ? Vả lại học đạo vốn cầu vô sự, Ngài chẳng nghe nói: “Cần ở trên chỗ hữu sự đạt đến vô sự” hay sao ? Tham thiền vốn chẳng nương tựa vào một vật nào. Ngài chẳng nghe nói: “Bản lai không có một vật nào”hay
 sao ? Nếu lấy sự vật cầu thiền đạo, tức chẳng phải thiền đạo vậy. Ví phỏng bảo, người sinh ở đời có công danh phú quí, có vợ chồng con cái, được th́ mừng, mất th́ lo, chết đi sống lại, đều là “sự” cả, sao bảo là vô sự ? Trong đời đất núi cũng là vật, biển cũng là vật, mặt trăng, mặt trời, các v́ tinh tú đều là vật, lục phàm tứ thánh cũng đều là vật, một ngàn bảy trăm nguyên tắc công án, cái ǵ  lại chẳng phải là vật... Người tham thiền phải tiêu qui từng sự từng vật, bảo chẳng nương cứ vào sự vật được sao. Nên biết rằng thiền đạo quí tự ḿnh tham cầu, tự ḿnh giác ngộ, chẳng phải do ở người khác, do ở sự vật vậy. Chẳng thấy Bàng Công hỏi Mă Đại Sư rằng: “Cái người chẳng làm bạn cùng vạn pháp ấy, là người thế nào ?” Đại Sư nói rằng : “Bao giờ ngươi uống một hơi hết cả nước sông Tây Giang, ta sẽ nói với ngươi.” Lời nói ấy, có phải là câu trả lời chăng ? Hay tỏ ra một cơ vi mầu nhiệm ǵ khác chăng? Hay chỉ thẳng cái người chẳng cùng vạn pháp làm bạn chăng ? Hay có cái bí mật chẳng truyền, ngụ ở trong ấy chăng ? Thử đem ra suy gẫm từng lẽ, t́m cho đến cứu cánh; chẳng khá xuyên tạc một cách cưỡng ép, đem ư thức riêng mà giải nghĩa quấy quá, lại chẳng nên nhất thiết bỏ qua; nên làm sao trong bận rộn cũng cứu cánh như thế, nhàn hạ cũng cứu cánh như thế, dầu gặp cảnh nghịch bế tắc chẳng thông cũng cứu cánh như thế; mặc kệ chỗ sống gần chín, chỗ chín gần sống, lại chớ bàn đến “con người đi đến cứu cánh và câu chuyện cứu cánh” ấy là một là hai, là có là không, là phàm là thánh, là lư là t́nh, là đời là phép Phật; dụng tâm đến đó, rồi bỗng nhiên trong trí mở mang rộng răi, đại giác ngộ và cười x̣a lên.

Đến như nói một chữ “ngộ” (biết giác ngộ). Ví dụ: “Như người kia có việc sanh tử tương quan với người khác, hẹn nhau đến một chỗ nào đó, thương lượng, mới có thể ổn thỏa được. Đương lúc mờ mờ sáng, ngủ dậy rửa mặt chải đầu, lấy bít tất mang vào, trong lúc bối rối cấp bách, mang bít tất vào một chân rồi, c̣n một chiếc nữa chưa thấy; bèn t́m khắp trong tủ trong rương, lục soát hết các gian buồng, dưới giường trên vách, không chỗ nào không t́m, t́m đâu cũng chẳng thấy; tức quá, ngồi lại suy nghĩ. Nghĩ măi nghĩ hoài, moi óc nghĩ đến chỗ sâu sắc, vẫn nghĩ chẳng ra, bỗng cúi đầu ngó xuống, thấy hai chiếc tất mang vào một chân! Bèn lột ra, mang qua chân khác và vô cùng khoan khoái. Mới biết chiếc tất ngay ở chân ḿnh, biết (ngộ) th́ dễ dàng như thế. Cho nên người ta bảo rằng: “Giày sắt bước ṃn t́m chẳng thấy, t́m ra chẳng phí chút công phu.” Tuy căn tánh có kẻ bén người lụt, giác ngộ có kẻ sớm người chầy, nhưng phải cẩn thận. Giữ ḷng ḿnh chớ cho sai lệch, chớ mới hơi thấy biết chút đỉnh, đă cho đúng phải mười phần; rồi chạy theo lầm lối sai đường, ba lầm bảy lạc; thà như cư sĩ đến nay chưa hiểu biết chi, c̣n hơn cái quang cảnh “thừa ba thẹo bốn” vậy. Nếu cầu đến cứu cánh, th́ phải cứu cánh cho đến đầu đến đuôi, hầu khỏi lầm đường lạc lối. Ví bằng chẳng xua đuổi ngày thường nghe thấy, nửa phải nửa chẳng, để gia tâm tham cứu một cái chỗ đại định, th́ chỉ thành một tấm gương lờ mờ, mà tự ḿnh cho là sáng lắm, có thể thấy được nước ao trong trẻo, không sóng không ṃi, trăng sáng giữa trời, không mây không bụi. E trong kinh tạng đức Như Lai của ta không có cái pháp như thế. Nếu chẳng trừ bỏ hết cái tập khí trước kia, cho rằng “đă thấy được thông suốt không c̣n ǵ chẳng phải”, th́ cho người thực đến địa bộ ấy, cũng chỉ như ao nước tù, chẳng có rồng ở, tức c̣n mơ màng trong sanh tử luân hồi vậy. Cái bệnh tối kỵ của kẻ tham thiền học đạo, ở cả trong chữ “minh” (sáng), nằm che trước mắt rồi, lầm nhận “bệnh” làm “thuốc” vậy. Nếu lấy việc bổn phận làm việc cần kíp, mặc kệ thiền đạo sự lư, ḷng lưu luyến,  ưa với chẳng ưa; chỉ chuyển ḿnh một cái th́ thiền đạo sự lư, ḷng lưu luyến, ưa ghét, tự nhiên trên mắt quét sạch một từng mây, chẳng bị sáng mờ chướng ngại. Chẳng thế th́ một chữ “Phật”, ta cũng chẳng ưa nghe. Vân Môn nói được, Cư sĩ nói chẳng được, phải chờ đến khi thấy rơ một chân mang hai chiếc bít tất, lột ra mang lại, tự do thẳng bước tiến lên mới tin lời của Lăo Tăng nói chẳng sai vậy. Chẳng thế cũng ví như ngồi ở bên giỏ cơm mà cứ kêu đói bụng vậy. Xin chớ chấp mấy lời đường đột. Thong thả sẽ c̣n thư sau tiếp theo.

(Trích Hải Ngoại Kỷ Sự trang 207-209 do Ủy ban

phiên dịch sử liệu Việt Nam Viện đại học Huế)

*

*  *

Lại một bức thơ, Sư gởi cho Cư sĩ Nhiếp Chi Hoàng, viết trong cơn mưa lạnh, và bảo các học tṛ:

Sách vốn chẳng khá chẳng học, đạo càng chẳng khá chẳng sáng; người sáng đạo tuy chẳng tập văn tự nhưng vẫn thường thông thái; nếu chẳng sáng đạo tuy chuyên công học tập văn tự, vẫn hay lư luận cưỡng hợp mà thôi. Tuy câu nói nghe hay ho, nhưng nghĩa không thấu đáo, điều ấy đă từng xảy ra. Xưa Tử Chiêm học sĩ (Tô Đông Pha) làm văn, hạ bút nên lời, chữ tuôn ra thao thao theo ư nghĩ, như gió bay, như nước chảy, phô diễn một cách tự nhiên. Nhưng đến lúc theo ư riêng thuyết thiền, ông có viết một bài bạt sau bộ Kim Kinh (Kinh Kim Cang), chẳng hiểu rằng kinh ấy, chẳng phải có thể thấy bằng sắc, nghe bằng lời, lại phán đoán rằng: “Chỉ được nửa bộ”, thế là chỗ cưỡng hợp của ông vậy. Đă tự biết rằng: Ngũ tổ Giới tái lai, sao lại quên hẳn bổn phận, trở lại hỏi Tham Liễu [Tống Tăng Đạo Tiềm hiệu Tham Liễu Tử, tu ở chùa Trí Quả ở Hàng Châu. Lúc Tô Thức ở Hàng Châu, chiêm bao thấy cùng Tham Liễu Tử làm thơ] “Thác sắc núi, tiếng khe mới xưng ngộ đạo”? Ấy là chỗ cưỡng hợp của ông vậy. Trong bài “Kim Sơn Thù Tứ Đại Ngũ Uẩn”, ông muốn đem đai ngọc trấn sơn môn,  nhưng luôn luôn dây xỏ mũi bị nắm trong tay người khác, chỉ v́ từ trước ông chỉ dùng ư thức thông minh ức đạt nghĩa lư, chưa từng dùng đạo để đánh tan sự chướng ngại của cách ấm, cho nên hoảng hốt chẳng thấy rơ đoan đích vậy. Thần Tú Đại Sư ở trong Hoàng Mai Hội, làm thủ lănh tám trăm long tượng, nghe rộng nhớ nhiều, ai chẳng suy tôn Ngài là ngôi thứ nhất. Ngài làm câu kệ rằng: “Thân tợ bồ-đề thụ” (ḿnh tợ cây bồ-đề). Bồ-đề theo tiếng Phạn là chánh tri, cũng gọi là chánh kiến, hư linh không thể chất, chỉ có tính viên minh, hoặc lấy bồ-đề chỉ cho mặt trăng, chớ cùng với “thân” có giống ǵ đâu, huống chi ĺa bỏ chánh tri chánh kiến mà nói bồ-đề, th́ bồ-đề há có mắt tai mũi lưỡi, xương máu tay chân, mà ví với thân người được sao. Ấy là Đại Sư nói cưỡng hợp vậy. Lại nói rằng: “Tâm như minh cảnh đài” (ḷng như đài gương sáng), chẳng kể sự lư hư thực dưới chữ “minh cảnh” hạ một chữ “đài” làm vận chân, để chữ “cảnh” hư, chữ “đài” thực, rồi câu kế nói: “Thời thời cần phất thức” (buổi buổi siêng lau chùi) ấy là lau chùi cái đài, chớ không phải lau chùi cái gương; tức bảo rằng: “tâm” như mặt gương, thế là đă chẳng phải “tâm” rồi, huống là bảo như cái “đài” của mặt gương, th́ với “tâm”, lại có giống nhau chút nào. Tây Thiên hai mươi tám Tổ, Đông Độ sáu Tổ, đều lấy tâm truyền tâm, chẳng phải lấy gương truyền gương hay lấy đài truyền đài bao giờ, ấy là cưỡng hợp vậy. Nay trong bài kệ, hai câu đầu lấy “thân” và “tâm” song khởi, mà câu kết nói “vật sử nhá trần ai” (chớ khiến dính bụi dơ), chỉ kết câu “minh cảnh”, không hề nói đến “bồ-đề”; thế là chỉ luống chuyên công văn tự, mà nghĩa lư không được thấu đáo, tức là phụ hội khiên hợp vậy. Than ôi, trong một bài kệ, chưa bàn đến chỗ luận đạo phải hay trái, chỉ trong chỗ dùng tự đặt câu đă có đến 3 lỗi. Bởi thế Lô Hành Giả (Tổ Huệ Năng) nói lại rằng: “Bồ-đề bản vô thụ, minh cảnh diệc phi đài” (Bồ-đề vốn không cây, gương sáng chẳng phải đài), dùng bốn chữ “bản vô, diệc phi”, như một tiếng sét vang dội trong đám mây mù, chớp sáng ḷe ra tỏ rơ chẳng phải “đài” cũng chẳng phải “cây”, chẳng chờ phân biệt mà ai cũng thấy rơ ra như vậy. Nhưng lại sợ người ta bỏ “đài” bỏ “cây” mà lại nhận cho “bồ-đề” và “minh cảnh” nhất luật đánh tan luôn, khiến người ta không c̣n chỗ nào bám víu để làm chân đứng; bảo là “bản lai vô nhất vật”, chẳng phải minh cảnh bồ-đề; huống “minh cảnh đài, bồ-đề thụ”, hiện có đến ba bốn vật, th́ bảo “bản lai vô nhất vật” sao được. Ư Lô Tổ muốn v́ người t́m chỗ cứu cánh vậy. Toàn hay ở chỗ hỏi tiếp theo hai chữ “hà xứ”, muốn người ta tự hiểu biết “hà xứ nhá trần ai”, mới biết rơ “bản lai vô nhất vật”; bản lai đầy đủ, bản lai thanh tịnh, cần ǵ phải lau chùi phất thức; nếu cần lau chùi gương tức chẳng sáng; chờ lau chùi mới sáng, tức là nh́n bóng quên đầu. Nếu nói lau chùi minh cảnh mà quên bẵng bồ-đề, rốt cuộc minh cảnh với bồ-đề có quan hệ ǵ. Chỉ ở một câu hỏi ấy, nhắm ngay chữ “hà xứ”, chích một mũi kim, đoạt cảnh, đoạt người, đoạt pháp, buông bắt khéo léo, sinh sát tỏ tường. “Ta không có một pháp nào cho người chỉ biết bệnh mà thôi”, lời nói ấy há dối người hay sao? Chúng ta quí ở chỗ hỏi đạo cho sáng rơ, rơ đạo rồi quí ở chỗ thể niệm (ḥa ḿnh với đạo). Một phép đă thông, tất nhiên mọi phép đều thông vậy. Chẳng tin, hăy nh́n xem Lô Hành Giả, con người chẳng từng đọc sách bao giờ ấy, hiểu biết văn tự một cách tinh vi như thế nào? Bởi thế, ta bảo người đời muốn cầu thông, không chi bằng rơ đạo. Đă rơ đạo mà c̣n biết đọc sách, th́ há chẳng thông hơn vị Hành giả giă gạo trong bếp ấy mấy bực nữa hay sao. Gần đây, thường thấy những người tham thiền, đạo lại chẳng rơ, sách lại chẳng đọc, gượng muốn bàn thiền bàn đạo, làm kệ làm thơ, khác nào con ruồi nhúng chân vào nước biển, muốn vẫy lên làm móc làm mưa, phỏng có được hay chăng? Huống chi Cư sĩ là một người đọc sách thông thái, thường lấy tay sờ mó ḷ lửa chùa Trường Thọ, xem nóng hay nguội; chẳng chịu lấy văn tự thông minh tự cam ḷng muốn hùa với Tử Chiêm căi cho vừa ư, chẳng chịu  để cho đầu lưỡi các Ḥa thượng già xưa nay áp đảo. Việc ấy hăy tạm ngừng. Hăy hỏi: “Đêm nay trước thềm từng giọt mưa” v́ cớ ǵ chẳng rơi xuống nơi khác?

(Hải Ngoại Kỷ Sự trang 217-220 do Ủy ban

phiên dịch sử liệu Việt Nam Viện đại học Huế)

*

*  *

Sư ở lại Việt Nam hai năm rồi trở lại Trung Quốc. Tông Tào Động do Sư truyền vào Việt Nam, về phái xuất gia không thấy nói đến người thừa kế, về phái tại gia th́ thấy ghi chúa Nguyễn Phúc Châu tự nhận là đồ đệ nối ḍng tông Tào Động thứ 30 (lời khắc trên chuông tại chùa Linh Mụ).

Về Trung Quốc không biết Sư tịch lúc nào không rơ.

]

Thiền Sư  TỬ DUNG MINH HOẰNG

(Đời pháp thứ 34, ḍng Lâm Tế)

Chẳng biết Sư tên ǵ, chỉ biết người tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa, theo Thiền sư Nguyên Thiều sang An Nam ở Thuận Hóa. Sau lập chùa Ấn Tông (tức là chùa Từ Đàm ở Huế hiện nay) rồi trụ tŕ ở đây.

Cũng không biết Sư tịch lúc nào, chỉ biết Sư truyền tâm ấn cho Thiền sư Liễu Quán là người làm nổi bật tông Lâm Tế ở xứ này.

]

Thiền Sư  LIỄU QUÁN

(? - 1743)-(Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)

Sư tên Lê Thiệt Diệu, quê làng Bạch Mă, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên (Sông Cầu bây giờ). Lúc sáu tuổi, Sư mồ côi mẹ, cha đem đến chùa Hội Tôn thọ giáo với Ḥa thượng Tế Viên (người Trung Hoa). Được  bảy năm th́ Ḥa thượng tịch, Sư ra Thuận Hóa xin học với Giác Phong Lăo Tổ (người Trung Hoa) ở chùa Báo Quốc. Ở đây được một năm, nhằm năm Tân Mùi (1691), Sư phải trở về phụng dưỡng cha già, lấy nghề kiếm củi độ nhật. Qua bốn năm thân phụ mất, nhằm năm Ất Hợi (1695), Sư lại trở ra Thuận Hóa thọ giới Sa-di với Ḥa thượng Thạch Liêm. Năm Đinh Sửu (1697), Sư lại thọ giới cụ túc với Lăo Ḥa thượng Từ Lâm (người Trung Hoa) ở chùa Từ Lâm.

Năm Kỷ Măo (1699), Sư đi tham lễ khắp thiền lâm trải qua biết bao sự khó khăn  khổ nhọc. Đến năm Nhâm Ngọ (1702), Sư lại Long Sơn tham yết Ḥa thượng Tử Dung cầu dạy pháp tham thiền. Ḥa thượng dạy Sư tham câu:

          Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xư ù?

          (Muôn pháp về một, một về chỗ nào ?)

Sư ngày đêm tham cứu đến bảy, tám năm mà chưa lănh hội, trong ḷng tự lấy làm hổ thẹn.

Một hôm, nhân đọc Truyền Đăng Lục đến câu: “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, thoạt nhiên Sư được tỏ ngộ. Nhưng v́ núi sông cách trở, Sư không thể đến ngài Tử Dung để tŕnh sở ngộ được.

Đến mùa xuân năm Mậu Tư (1708), Sư trở ra Long Sơn cầu Ḥa thượng ấn chứng. Sư đem chỗ công phu của ḿnh mỗi mỗi tŕnh bày, đoạn nói đến câu “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”, Ḥa thượng liền bảo:

          - Bờ thẳm buông tay, tự nhận đảm đang,

          Chết rồi sống lại, dối người chẳng được.

          (Huyền nhai tán thủ, tự khẳng thừa đương,

          Tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc.)

Sư liền vỗ tay cười ha hả !

Ḥa thượng bảo:- Chưa nhằm.

Sư nói:- Trái cân vốn là sắt (b́nh thùy nguyên thị thiết).

Ḥa thượng bảo:- Chưa nhằm.

*

*  *

Hôm sau Ḥa thượng gọi Sư đến bảo:

- Chuyện hôm qua chưa xong, nói lại xem !

Sư thưa:- Sớm biết đèn là lửa,

          Cơm chín đă lâu rồi.

          (Tảo tri đăng thị hỏa,

          Thực thục dĩ đa th́.)

Bấy giờ, Ḥa thượng mới chấp nhận và khen ngợi.

*
*  *

Mùa hạ năm Nhâm Th́n (1712), Ḥa thượng vào Quảng Nam dự lễ Toàn Viện (?), Sư đem tŕnh bài kệ Dục Phật (tắm Phật).

Ḥa thượng hỏi:

- Tổ Tổ truyền nhau, Phật Phật trao nhau, chẳng biết truyền trao cái ǵ ?

Sư thưa:- Búp măng trên đá dài một trượng,

          Phất tử lông rùa nặng ba cân.

          (Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng,

          Quy mao phủ phất trọng tam cân.)

Ḥa thượng nói:- Thuyền chèo trên núi cao,

            Ngựa đua dưới đáy bể.

          (Cao cao sơn thượng hành thuyền

          Thâm thâm hải để tẩu mă.)

Sư đáp:- Cây đàn không dây trọn ngày gẩy

          Trâu đất găy sừng rống suốt đêm.

          (Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống

          Một huyền cầm tử tận nhậït đàøn.)

Sư biện tài lanh lẹ, lâm cơ ứng biến, như nước với sữa rất phù hợp. Ḥa thượng rất vui mừng ấn khả.

Chỗ hóa duyên của Sư rất rộng, thường ra vào Huế, Phú Yên để giáo hóa luôn, không nề khó nhọc.

Năm Quí Sửu (1733), Giáp Dần (1734) và Ất Măo (1735), Sư nhận lời thỉnh của chư tăng trong Tông môn, cùng các tể quan, cư sĩ ở Huế, dự bốn lễ đại giới đàn. Qua năm Canh Thân (1740), Sư tấn đàn Long Hoa phóng giới, rồi trở về chùa Thiền Tông.

Thời ấy, chúa Nguyễn Ninh Vương rất quí mến đạo đức của Sư, thường mời vào cung đàm đạo, nhưng Sư vẫn từ chối không vào.

Mùa Xuân năm Nhâm Tuất (1742), Sư lại dự lễ giới đàn ở chùa Viên Thông. Cuối mùa thu năm ấy, Sư có chút bệnh, gọi môn đồ đến dạy rằng:

- Nhân duyên ta đă hết, ta sắp đi đây.

Môn đồ kêu khóc ầm lên. Sư lại bảo:

- Các ngươi kêu khóc mà làm ǵ ? Chư Phật ra đời c̣n nhập Niết-bàn; nay ta đi lại rơ ràng, về ắt có chỗ, các ngươi không nên  khóc lóc và đừng buồn thảm lắm.

Cuối tháng hai năm Quí Hợi (1743), trước mấy ngày tịch, Sư ngồi dậy vững vàng, tự cầm bút viết bài kệ từ biệt rằng:

          Hơn bảy mươi năm ở cơi này,

          Không không sắc sắc thảy dung thông

          Hôm nay nguyện măn về quê cũ

          Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông.

          (Thất thập dư niên thế giới trung

          Không không sắc sắc diệc dung thông

          Kim triêu nguyện măn hoàn gia lư

          Hà tất bôn man vấn tổ tông.)

Đến ngày 22 tháng 2, buổi sáng, sau khi dùng trà cùng các đồ đệ hầu chuyện và làm lễ xong, Sư hỏi giờ ǵ, các môn đồ thưa: “Giờ Mùi”, Sư liền vui vẻ thị tịch.

Vua nghe tin, sắc ban bia kư và tứ hiệu là Đạo Hạnh thụy Chánh Giác Viên Ngộ Ḥa Thượng.

Sư là Tổ khai sơn chùa Thiên Thai Thiền Tông ở Huế. Sư có bài kệ pháp phái rằng:

          Thật tế đại đạo       

          Tánh hải thanh trừng         

          Tâm nguyên quảng nhuận  

          Đức bổn từ phong.  

          Giới định phước huệ         

          Thể dụng viên thông

          Vĩnh siêu trí quả     

          Mật khế thành công.

          Truyền tŕ diệu lư

          Diễn sướng chánh tông

          Hạnh giải tương ưng

          Đạt ngộ chân không.         

Tăng đồ và tín đồ miền Trung và miền Nam hiện nay hầu hết là thuộc ḍng Lâm Tế, mà người có công khai hóa hơn hết chính là Sư. V́ thế mà thành một nhánh lớn gọi là Liễu Quán. Sư là Sư tổ trong phái này.

*

Thiền sư Giác Ngộ húy Tánh Thông, hiệu Sơn Nhân, họ Nguyễn, quê ở phủ Gia Định thuộc phái thiền Lâm Tế, đời 39, đệ tử của Ḥa thượng Đạo Dụng- Đức Quảng.

Trong sách Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Thượng tọa Mật Thể viết về Ḥa thượng Giác Ngộ như sau:

“Ngài tự hiệu là Sơn Nhân, người tỉnh Gia Định, nguyên trước đi làm việc quan đập đá xây thành. Một hôm, phá trong viên đá thấy một tượng Phật, Ngài liền xin thôi việc, mang tượng vào rừng, không giao thiệp với người đời nữa và không ai biết đi đâu.

Được ít lâu, người tỉnh Phú Yên thoạt thấy Sơn Nhân ở trong chùa Hang xóm núi. Xóm ấy vốn nhiều cọp, người trong xóm lập chùa mà không dám đến lễ. Lúc thấy Sơn Nhân ở đó, ai cũng thất kinh, hỏi Ngài sao không sợ cọp. Ngài đáp: Cọp mặc cọp, ḿnh mặc ḿnh, cần ǵ mà sợ. Ngài thường ăn rau cỏ không dùng cơm. Một hôm có dịch khí nổi lên, ở các nơi người chết rất nhiều, người trong xóm xin Ngài cầu đảo cho nên được yên. Họ đem việc ấy tŕnh quan. Vừa lúc ấy, quan Tuần Vũ trong tỉnh có người con đau bụng, thầy thuốc chữa không khỏi. Quan liền khiến hai viên đội đi mời Sơn Nhân. Ngài hỏi: Tỉnh ở ngă nào ? Họ chỉ về hướng đông Ngài bảo họ đi trước. Hai viên đội cỡi ngựa về tỉnh th́ đă thấy Ngài đến rồi. Quan mời Ngài vào thăm bệnh cho con, Ngài liền đọc một câu chú, th́nh ĺnh nghe một tiếng xạc, và thấy một cái bóng như tấm lụa từ trong buồng vụt ra, tức th́ con quan lành bệnh. Quan tỉnh đem việc ấy tâu về triều. Vua Minh Mạng sắc triệu Ngài về “Nội”, hỏi việc đầu đuôi, vua thưởng rất hậu. Ngài đều từ tạ không lấy. Vua khen rằng:

Người xưa có nói:

          “Thuần nhất bất tạp là Ḥa,

          Vạn loại xưng tôn là Thượng”.

          Sơn Nhân thật đúng hai chữ ấy.

Liền ban hiệu là “Sơn Nhân Ḥa thượng”. Lại sắc các vị Ḥa thượng các chùa phải đổi hiệu Tăng cang, để tỏ rằng c̣n thua Ḥa thượng một bực (từ đó danh hiệu Ḥa thượng mới là danh hiệu đặc biệt, ít người được nhận     chức đó).

Sơn Nhân mặc quần áo toàn bằng vỏ cây, lấy hai miếng gỗ làm guốc mà đi mau lắm. Vua sắc Ngài ở chùa Giác Hoàng, nhưng được một tháng, Ngài tâu xin về núi. Sau không biết Ngài đi đâu.”

Nhưng trong Châu bản triều Nguyễn, có bản văn nội dung như sau:

“Sự việc: Ngày 18 tháng 10 năm Minh Mạng thứ 21 (1840), Nội các thi hành theo lịnh của vua (do Thái giám Châu Phước Năng chuyển truyền) thưởng cấp cho sư Nguyễn Giác Ngộ, Trụ tŕ chùa Bát-nhă ở núi Long Sơn về công đức tu hành khổ hạnh.

Ngày 18 tháng 10 năm Minh Mạng thứ 21, thần Phan Huy Thực, thần Phan Bá Đạt, vâng theo thượng dụ của vua rằng: Về kinh đô lần này có Nguyễn Giác Ngộ, trụ tŕ chùa Bát-nhă ở Long Sơn, là người tịnh tâm tu luyện, tịch cốc đă hơn bốn mươi năm. Tu hành khổ hạnh, đức hạnh cao phong như thế thật quí trọng. Truyền cấp cho một văn bằng Tăng cang, lại gia ân thưởng cho hai mươi lạng bạc, tăng phục và áo quần vải màu, mỗi thứ năm bộ, cho ngựa trạm đưa về chùa cũ trụ tŕ. Trên đường đi qua, các quan quản hạt phải phái người hộ tống để đường đi được an toàn tốt đẹp.

Lại truyền cho quan tỉnh Phú Yên xuất tiền công mua sắm vật liệu, thuê dân phu sửa sang chùa chiền nơi Nguyễn Giác Ngộ hiện đang trụ tŕ cho được tráng lệ đẹp đẽ. Số dân phu thuê bao nhiêu người, truyền cấp cho mỗi người mỗi tháng bốn quan tiền và một vuông gạo để cho họ vui vẻ làm cho sớm hoàn thành công việc.

Sau khi xong việc cứ thật kê khai chi tiêu. Khâm thử.”

Ngoài ra, trong nhiều kinh sách được in vào thời đó, Ḥa thượng Giác Ngộ đă đóng góp nhiều công đức trong việc khắc in.

- Kinh Vô Lượng Nghĩa do Thiền sư Toàn Nhật Quang Đài in lại năm Kỷ Sửu (1829).

- Hứa Sử Văn Truyện là tập thơ chữ nôm gồm hơn bốn ngàn câu thơ, Thiền sư Toàn Nhật san bổ và khắc in.

- ...

Ḥa thượng Sơn Nhân viên tịch vào năm Nhâm Dần (1842), thọ 87 tuổi, đồ chúng lập tháp thờ ở chùa Bát-nhă. Có nhiều đệ tử nổi danh, trong đó có ba Thiền sư Bảo Thanh, Bảo Tạng, Bảo Chân có nhiều công đức trong việc hoằng dương Phật pháp ở các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh miền Đông Nam bộ.

]

Thiền Sư PHÁP THÔNG THIỆN HỶ VỚI CHÙA LONG ẨN

Chùa Long Ẩn xưa do Thiền sư Pháp Thông Thiện Hỷ khai sơn vào năm Quí Sửu (có thể là năm 1733 hay năm 1793).

Thiền sư Pháp Thông thuộc phái thiền Tào Động thế hệ thứ 36 [Ở ba tháp của Thiền sư Pháp Thông có ghi năm Quí Sửu và Giáo thọ Thiện Hảo tự chú thích là năm 1613, chúng tôi cho rằng năm 1613 là sai, v́ Thiền sư Pháp Thông là Thiền sư phái thiền Tào Động, thế hệ 36; trong lúc đó, Ḥa thượng Thạch Liêm, thế hệ 29 của phái này sanh năm 1633, tịch năm 1704.]

Chùa Long Ẩn được xây dựng trên núi Long Ẩn thuộc thôn Tân Lại, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên (nay là xă Tân Bửu thành phố Biên Ḥa), nằm trên mặt đường liên tỉnh từ Biên Ḥa lên thác Trị An (cách Biên Ḥa 4 km).

Chùa Long Ẩn dựa lưng vào núi Long Ẩn, mặt quay về sông Đồng Nai ở hướng Nam, bên kia sông Đồng Nai , ở phía xa là núi Châu Thới, tiền phong của núi Long Ẩn. Phía sau núi Long Ẩn lại có núi Bửu Long (xưa gọi là núi B́nh Điện) ở phía Bắc, làm hậu vệ. Sông Đồng Nai từ thác Trị An đổ về biển Đông, chia làm hai nhánh bao quanh cù lao Rùa (xă Thạnh Hội), hợp lại hướng thẳng về cù lao Phố (xă Hiệp Ḥa). V́ vậy có câu thơ:

Phía sau B́nh Điện ngăn phong lănh [B́nh Điện: núi B́nh Điện hay núi Bửu Long]

Mé trước Trường Giang nước chảy quanh. [Trường Giang tức sông Đồng Nai hay sông Phước Giang]

Quanh núi Long Ẩn ngày xưa là rừng rậm, có nhiều tre nứa và nhiều thú dữ, có cả cọp, beo, voi..., phía dưới sông Đồng Nai có nhiều rùa, rắn ...

Trước chùa Long Ẩn, phía chân núi ngày xưa là lối đi của voi, các đàn voi từ trong rừng sâu ra sông Đồng Nai uống nước và tắm, nên tục gọi là truông Voi. V́ vậy, xưa có bài thơ (hiện chưa biết tác giả là ai):

          Trên chùa Long Ẩn dưới truông Voi,

          Nước biếc xem coi rất mặn ṃi.

          Sóng bủa ghềnh nghê h́nh quái cổ,

          Nước xao hàng rắn tiếng reo c̣i.

Núi Long Ẩn là một ngọn núi linh, nằm ở vùng linh địa, có nhiều sản vật quí dưới ḷng đất. Đá ở núi Long Ẩn là đá xanh tốt hơn nhiều nơi khác, phía dưới ḷng đất thỉnh thoảng c̣n có cả đá thủy tinh trong suốt, rất tốt. Dưới các hầm đá sâu lại thỉnh thoảng có đá trắng pha chất vàng chiếu sáng như “vàng gâm”.

Sau khi Tổ sư Pháp Thông Thiện Hỷ viên tịch, đồ chúng lập tháp ở phía trước sân chùa, nằm về phía bên phải.

Tháp xây theo h́nh khối lục giác, mỗi cạnh ở dưới đất khoảng hai mét. Tháp cao bốn từng với đỉnh là một bầu hồ lô, tháp cao khoảng gần sáu mét. Phía trong tháp có một bia đá lớn (có thể kể về sự tích của Tổ Pháp Thông), phía ngoài có cửa vào, (Nhưng năm 1972, Giáo thọ Thiện Hảo đă làm một tấm bia đá nhỏ bít kín cửa vào bên trong tháp, nên hiện chưa rơ được nội dung của tấm bia trong tháp đó).

Năm Tự Đức thứ 10 (1852), Thiền sư Từ Ân lập lại biển hiệu chùa “Long Ẩn Tự” v́ bảng cũ bị mục nát.

Năm Nhâm Th́n (1952), cơn lụt lớn đă làm sụp đổ chùa Long Ẩn. Đến năm 1960, sư trụ tŕ chùa là Thích Thiện Hảo mới dời chùa về ấp Tân Lại xă Tân Thành, xây dựng lại chùa mới như ngày nay.

Trên núi Long Ẩn, năm 1958, có một số tu sĩ đến hang ở trên đỉnh núi sửa sang lại thành chùa “Long Sơn Thạch Động” và dân địa phương thường gọi là “Chùa Hang” (trong khi đó, chùa Bửu Phong trên núi Bửu Long gọi là “Chùa Núi”).

Từ chùa Hang trên núi Long Ẩn nh́n ra xa, thấy được toàn cảnh của thành phố Biên Ḥa. Đứng trước chùa Hang nh́n xuống chân núi là hồ Long Ẩn, làn nước xanh bao phủ một vùng, một số tảng đá đủ h́nh đủ cỡ nhô lên rải rác khắp hồ. Phía xa là sông Đồng Nai thơ mộng trải dài uốn khúc quanh co, xuôi về thành phố Biên Ḥa.

Hồ Long Ẩn ở trên núi Long Ẩn do con người tạo ra khi khai thác đá ở đó; nhưng hồ Long Ẩn trở thành một cảnh đẹp, gần giống như vịnh Hạ Long được thu nhỏ lại. Hồ Long Ẩn là một thắng cảnh cho khách du lịch hay khách hành hương.

Hồ Long Ẩn, núi Long Ẩn hợp với chùa Bửu Phong và núi Bửu Long là một khu du lịch nên thơ và lư tưởng của Đồng Nai.

]


[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]

[Trang chu] [Kinh sach]