[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN SƯ VIỆT NAM

[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]


Thiền Sư PHÁP THUẬN

(914 - 990)-(Đời thứ 10, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Đỗ, không rơ quê quán ở đâu, xuất gia từ thuở bé, thọ giới với Thiền sư Long Thọ Phù Tŕ. Sau khi đắc pháp, Sư nói lời nào cũng phù hợp sấm ngữ.

Nhà Tiền Lê mới dựng nghiệp, thường mời Sư vào triều luận bàn việc chánh trị và ngoại giao. Khi quốc thái dân an, Sư không nhận sự phong thưởng. V́ thế, vua Lê Đại Hành rất kính trọng, không dám gọi tên, chỉ gọi là Đỗ Pháp Sư. Nhà vua nhờ Sư trông coi việc soạn thảo văn kiện, thư từ ngoại giao.

Năm Thiên Phước thứ bảy (986), nhà Tống sai sứ là Lư Giác sang phong tước hiệu cho vua Đại Hành. Vua nhờ Sư cải trang làm lái đ̣ để đón Sứ. Trên sông, bất chợt Lư Giác thấy hai con ngỗng bơi, cảm hứng liền ngâm:

          Song song ngỗng một đôi

          Ngửa mặt ngó ven trời.

          (Nga nga lưỡng nga nga     

          Ngưỡng diện hướng thiên nha.)

Sư đang chèo, ứng khẩu ngâm tiếp:

          Lông trắng phơi ḍng biếc

          Sóng xanh chân hồng bơi. (T.T.Mật Thể)

          (Bạch mao phô lục thủy    

          Hồng trạo băi thanh ba.)    

          Lư Giác rất thán phục.

*

*  *

Vua Đại Hành hỏi vận nước dài ngắn thế nào, Sư đáp bằng bài kệ:

          Vận nước như dây quấn

          Trời Nam sống thái b́nh

          Rảnh rang trên điện các

          Chốn chốn dứt đao binh.

          (Quốc tộ như đằng lạc       

          Nam thiên lư thái b́nh       

          Vô vi cư điện các   

          Xứ xứ tức đao binh.)         

Về sau, Sư  trụ tŕ chùa Cổ Sơn làng Thừ, quận Ải.

 Niên hiệu Hưng Thống thứ hai (990), Sư không bệnh mà tịch, thọ 76 tuổi. Tác phẩm của Sư có:

          * Bồ Tát Hiệu Sám Hối Văn

          * Thơ tiếp Lư Giác

          * Một bài kệ.

]

Thiền Sư VÂN PHONG

(? - 956)-(Đời thứ ba, ḍng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Nguyễn, quê ở Từ Liêm quận Vĩnh Khương. Khi mẹ mang thai Sư, thường trai giới tụng kinh, lúc sanh ra có hào quang chiếu sáng cả nhà. Bởi cha mẹ nhận thấy sự linh dị ấy nên cho Sư đi xuất gia.

Đến lớn, Sư theo hầu Thiền sư Thiện Hội ở Siêu Loại. Sư thuộc hàng cao đệ, được thầy truyền dạy thiền yếu. Thiện Hội thường bảo Sư:

- Sống chết là việc lớn, cần phải thấu triệt.

Sư hỏi:

- Khi sống chết đến làm sao tránh được?

- Hăy nắm lấy chỗ không sống chết mà tránh.

- Thế nào là chỗ không sống chết?

- Ngay trong sống chết nhận lấy mới được.

- Làm sao mà hiểu?

- Ngươi hăy đi, chiều sẽ đến.

Chiều Sư lại vào. Thiện Hội bảo:

- Đợi sáng mai, chúng sẽ chứng minh cho ngươi.

Sư hoát nhiên tỉnh ngộ, liền sụp xuống lạy.

Thiện Hội hỏi:

- Ngươi thấy đạo lư ǵ?

Sư thưa:

- Con đă lănh hội.

- Ngươi hội thế nào?

Sư bèn đưa nắm tay lên thưa:

- Chẳng tỉnh ngộ là cái ǵ?

Thiện Hội liền thôi.

*
*  *

Sau, Sư trụ tŕ chùa Khai Quốc trong kinh đô Thăng Long. Đến năm thứ ba niên hiệu Hiển Đức đời Châu (956), Sư thị tịch.

]

Đại Sư  KHUÔNG VIỆT

(933 - 1011)-(Đời thứ 4, ḍng Vô Ngôn Thông)

Sư tục danh Ngô Chân Lưu, quê làng Cát Lợi quận Thường Lạc, ḍng dơi của Ngô Thuận Đế. Sư dáng mạo khôi ngô, ư chí lỗi lạc và tánh t́nh b́nh thản. Thuở nhỏ theo nghiệp Nho, lớn lên trở về Phật. Sư thọ giáo với Thiền sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc, thấu tột thiền yếu và đọc khắp các kinh điển.

Năm 40 tuổi, danh Sư vang khắp tùng lâm, vua Đinh Tiên Hoàng mời vào cung hỏi đạo. Sư ứng đối rành rẽ, vua rất mến phục, phong chức Tăng Thống. Năm sau, niên hiệu Thái B́nh thứ hai (971), vua lại phong Khuông Việt Đại Sư.

Đến đời vua Lê Đại Hành, Sư càng được kính trọng. Bao nhiêu việc binh, việc nước, vua đều mời Sư vào hỏi.

Năm thứ bảy niên hiệu Thiên Phước (986), nhà Tống sai sứ là Lư Giác sang nước ta, vua Đại Hành sắc Sư ra đón tiếp sứ. Khi Lư Giác về có để lại một bài thơ:

          May gặp minh quân giúp việc làm

          Một ḿnh hai lượt sứ miền Nam.

          Mấy phen qua lại ḷng thêm nhớ

          Muôn dặm non sông mắt chửa nhàm

          Ngựa đạp mây bay qua suối đá

          Xe ṿng núi chạy tới ḍng lam.

          Ngoài trời lại có trời soi rạng

          Vừng nguyệt trong in ngọn sóng đầm. (T.T. Mật Thể)

          * Hạnh ngộ minh thời tán thạnh du

          Nhất thân lưỡng độ sứ Giao Châu

          Đông đô tái biệt tâm vưu luyến

          Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu

          Mă đạp yên vân xuyên lăng thạch

          Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu

          Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu

          Khê đàm ba tịnh kiến thiềm thu.)

Vua Đại Hành đưa bài thơ ấy cho Sư xem, và hỏi có ư ǵ không.

Sư tâu:

- Câu thứ bảy sứ Tống có ư tôn bệ hạ ngang hàng với vua của họ.

Vua Đại Hành nhờ Sư làm một bài tiễn sứ. Sư vâng lệnh làm bài từ theo điệu “Tống vương lang qui”:

          Gió ḥa phấp phới chiếc buồm hoa

          Thần tiên trở lại nhà.

          Đường muôn ngh́n dặm trải phong ba

          Cửa trời nhắm đường xa.

          Một chén quan hà dạ thiết tha

          Thương nhớ biết bao là

          Nỗi niềm xin nhớ cơi Nam hà

          Bầy tỏ với vua ta.  (T.T.Mật Thể)

          (Tường quang phong hảo cẩm phàm trương

          Thần tiên phục đế hương.

          Thiên lư vạn lư thiệp thương lương

          Cửu thiên qui lộ trường.

          Nhân t́nh thảm thiết đối ly thương

          Phan luyến sứ t́nh lang.

          Nguyện tương thâm ư vị nam cương.

          Phân minh tấu ngă hoàng.)

Sau, Sư viện lẽ già yếu xin từ quan, về quê dựng một ngôi chùa hiệu Phật Đà trên núi Du Hư, làng Cát Lợi, quận Thường Lạc, rồi trụ tŕ ở đó. Học giả bốn phương tụ họp về học vấn rất đông.

Một hôm, đệ tử nhập thất là Đa Bảo hỏi:

- Thế nào là trước sau học đạo ?

Sư đáp:

- Trước sau không vật tợ hư không,

  Hội đắc chân như thể tự đồng.

          (Thủy chung vô vật diệu hư không,

          Hội đắc chân như thể tự đồng.)

- Làm sao ǵn giữ ?

- Không chỗ cho ngươi hạ thủ.

- Ḥa thượng nói rơ rồi.

- Ngươi hội thế nào ?

Đa Bảo hét một tiếng.

*

*      *

Năm thứ hai niên hiệu Thuận Thiên triều Lư (1011) ngày rằm tháng hai, Sư gọi Đa Bảo lại nói kệ:

          Trong cây sẵn có lửa,

          Có lửa, lửa lại sanh.

          Nếu bảo cây không lửa,

          Cọ xát làm ǵ sanh.

          (Mộc trung nguyên hữu hỏa,        

          Hữu hỏa, hỏa hoàn sanh.   

          Nhược vị mộc vô hỏa,      

          Toản toại hà do manh.)     

Dạy kệ xong, Sư ngồi kiết già thị tịch, thọ 79 tuổi.

]

Thiền Sư MA HA

(Ma-ha Ma-da)-(Đời thứ 10, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

          Sư gốc người Chiêm Thành, sau đổi họ là Dương. Cha tên Bối Đà, tinh thông sách lá bối, làm quan dưới triều Lê là Bối trưởng (xưa gọi Đà Phan). Lớn  lên Sư có nhận thức thấu đáo, học thông cả hai thứ chữ Phạn và Hán.

Năm 24 tuổi, Sư nối nghiệp cho cha kế thế trụ tŕ ngôi chùa cũ. Một hôm, đang lúc giảng kinh thấy Hộ pháp Thiện thần xuất hiện quở rằng: “Đâu cần cái học bên ngoài ấy làm ǵ? Ắt không thể thông lư.” Do đây hai mắt Sư bị mù. Sư hết ḷng ăn năn hối lỗi, toan gieo ḿnh xuống vực sâu mà chết. Bỗng gặp Đông Lâm Viễn ngăn rằng: “Dừng! Dừng!” Sư nghe lời này liền tỉnh ngộ.

Về sau, Sư đến chùa Cổ Sơn thọ giáo với Thiền sư Đỗ Pháp Thuận. Ở đây Sư chuyên việc sám hối và tụng Đại Bi tâm chú, ṛng ră ba năm chưa từng có một phút giây biếng trễ. Cảm Bồ-tát Quan Âm lấy nước cành dương rưới trên đảnh và mặt mắt. Bỗng nhiên mắt Sư sáng lại tâm càng thanh tịnh.

Niên hiệu Thuận Thiên năm thứ năm (1014), Sư dời về ngọn núi Đại Vân ở Trường An ngày ngày chuyên cần tu tập được “Tổng tŕ tam-muội” và các pháp thuật, người đời không thể lường nổi.

Hoàng đế Lê Đại Hành ba lần triệu Sư vào cung thưa hỏi, Sư chỉ chấp tay cúi đầu mà thôi. Đến lần thứ ba, Sư mới đáp: “Cuồng tăng ở chùa Quan Ái.” Vua nổi giận sai cầm Sư ở chùa Vạn Tuế trong Đại nội, cắt người canh gác. Sáng hôm sau thấy Sư ở ngoài pḥng tăng, mà cửa vẫn kín như cũ. Vua rất kinh dị, bèn trả tự do cho Sư.

Sư dạo phương Nam châu Ái, đến trấn Sa Đảng. Nhân dân ở đây rất sùng mộ quỉ thần, lấy việc sát sanh làm chủ yếu. Sư khuyên họ ăn chay làm phước, họ đồng đáp: “Thiên thần của chúng tôi, họa phước không dám trái.” Sư bảo: “Các ngươi nếu bỏ ác làm lành, dù có quỉ thần xúc hại Lăo tăng sẽ gánh chịu cho.” Dân làng thưa: “Gần đây có người mang bệnh hủi nặng, các thầy thuốc đều bó tay, nếu ông trị lành được bệnh này, chúng tôi sẽ nghe theo lời khuyên.” Sư bảo dẫn người bệnh ấy đến. Họ đến, Sư liền tụng chú, lấy nước phun vào người bệnh, chẳng bao lâu bệnh được lành. Dân làng tuy cảm phục, mà tập nhiễm của họ đă lâu, chưa có thể nhất thời cảm hóa được.

Trong đó, có Hương hào họ Ngô nhân ăn thịt uống rượu bèn đem nài ép Sư: “Ḥa thượng có thể thưởng thức cái vui này với chúng tôi, chúng tôi sẽ tuân theo lời Ngài dạy.” Sư đáp: “Đă mời th́ chẳng dám từ, chỉ sợ e đau bụng thôi.” Hương hào mừng rỡ thưa: “Có đau th́ tôi xin thay cho.” Sư nhận lời, ăn uống được vài tuần rượu, chợt bụng śnh to lên, hơi thở hào hển. Sư kêu to: “Ông Hương hào đâu chịu thay cho tôi!” Ông Hương hào và cả bọn mặt xám ngắt, không biết làm sao.

Sư tự chấp tay niệm lên: “Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng cứu con.” Giây lát, Sư mửa ra thịt th́ biến thành thú chạy, cá th́ hiện cá nhảy, rượu th́ hóa thành nước đồng. Mọi người trông thấy đều kinh hăi. Sư bảo: “Thân các ngươi bệnh th́ ta chữa được lành, ta đau bụng các ngươi không thay thế được. Vậy từ nay các ngươi có theo lời ta dạy hay không?”

Tất cả dân làng đều bái tạ xin vâng.

Năm Thiên Thành thứ hai (1029) quan Đô úy Nguyễn Quang Lợi mời Sư trụ tŕ chùa Khai Thiên, phủ Thái B́nh. Ở đây được sáu năm, Sư lại rời châu Hoan. Từ đó về sau chẳng biết Sư trụ ở phương nào.       

]

THIỀN ÔNG ĐẠO GIẢ

(902 - 979)-(Đời thứ 11, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Lữ quê làng Cổ Pháp, tuổi nhỏ đă không thích việc đời. Sau theo Đinh trưởng lăo xuất gia và đắc pháp.

Sư trụ tŕ ở chùa Song Lâm làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức. Niên hiệu Thái B́nh thứ mười triều Đinh (979) nhằm năm Kỷ Măo, Sư viên tịch, thọ 78 tuổi.

]

Thiền Sư  SÙNG PHẠM

(1004 - 1087)-(Đời thứ 11, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Mâu, dáng vẻ mạnh mẽ to lớn, hai trái tai tḥng đến vai. Xuất gia xong, Sư đến tham vấn với ngài Vô Ngại ở Hương Thành. Sau khi được tâm ấn, Sư dạo khắp nước Thiên Trúc để cầu học hỏi sâu rộng. Măn chín năm Sư trở về nước gồm thông giới định.

Về sau, Sư trụ tŕ chùa Pháp Vân làng Cổ Châu, Long Biên thuyết pháp giáo hóa, học giả các nơi qui hướng rất đông.

Hoàng đế Lê Đại Hành nhiều phen thỉnh Sư vào cung để thưa hỏi huyền chỉ. Vua lấy lễ đăi Sư rất trọng hậu.

Đến năm Quảng Hựu thứ ba triều Lư (1087) nhằm năm Đinh Măo, Sư viên tịch, thọ 84 tuổi.

Vua Lư Nhân Tông có làm bài kệ truy tặng Sư:

          Nước Nam ngài Sùng Phạm

          Tâm không thi đậu về

          Tai dài hiện tướng lạ

          Pháp pháp thảy nhiệm mầu.

           (Sùng Phạm cư Nam quốc

          Tâm không cập đệ qui      

          Nhĩ trường hồi thụy chất   

          Pháp pháp tận ly vi.)         

]

Thiền Sư ĐỊNH HUỆ

(Đời thứ 12, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Khúc quê ở Cẩm Điền, Phong Châu. Lúc đầu, Sư cùng Thiền sư Vạn Hạnh thờ Thiền Ông Đạo Giả làm thầy, và được truyền tâm ấn. Sau Sư về trụ tŕ ở chùa Quang Hưng, làng An Trinh, phủ Thiên Đức.

Khi sắp tịch, Sư trao Pháp ấn lại cho đệ tử Lâm Huệ Sinh.

]

Thiền Sư VẠN HẠNH

(? - 1018)-(Đời thứ 12, Ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Nguyễn, quê ở làng Cổ Pháp, gia đ́nh đời đời thờ Phật. Thuở nhỏ Sư đă thông minh khác thường, thông suốt Tam học và nghiên cứu Bách luận, mà vẫn xem thường công danh phú quí.

Năm 21 tuổi Sư xuất gia, cùng Thiền sư Định Huệ, thọ học với Thiền Ông Đạo Giả ở chùa Lục Tổ làng Dịch Bảng phủ Thiên Đức. Khi việc rảnh rỗi, Sư học hỏi quên cả mỏi mệt.

Sau khi Thiền Ông tịch, Sư kế tiếp trụ tŕ chùa này và chuyên tập pháp “Tổng tŕ tam-ma-địa” lấy đó làm sự nghiệp. Bấy giờ Sư có nói ra lời ǵ dân chúng đều cho là lời sấm kư. Vua Lê Đại Hành rất tôn kính Sư.

Niên hiệu Thiên Phúc năm thứ nhất (980), tướng Tống là Hầu Nhân Bảo kéo quân sang đánh nước ta, đóng binh ở Cương Giáp, Lăng Sơn, vua Lê Đại Hành mời Sư đến hỏi:

- Quân ta thắng bại thế nào?

Sư đáp:

- Trong ba, bảy ngày th́ giặc ắt lui.

Quả đúng như lời Sư đoán.

Có kẻ gian tên Đỗ Ngân âm mưu hại Sư. Biết trước sự việc, Sư đưa cho y một bài thơ:

          Thổ mộc sanh nhau Cấn với Kim,

          V́ sao ôm ấp ḷng hận phiền?

          Bấy giờ tôi biết ḷng buồn dứt,

          Thật đến sau này chẳng bận tâm.

(Thổ mộc tương sanh Cấn bạn Câm (kim) [Thổ Mộc là Đỗ, Cấn Kim là Ngân]

          Vân hà mưu ngă uẩn linh khâm?

          Đương thời ngũ khẩu thu tâm tuyệt

          Chân chí vị lai bất hận tâm.)        

Được thơ này gă Ngân hoảng sợ không tiến hành mưu hại nữa.

Lúc vua Lê Ngọa Triều ở ngôi quá tàn bạo, mọi người đều oán ghét. Khi ấy Lư Thái Tổ c̣n làm chức Thân Vệ, chưa lên ngôi. Bấy giờ trong nước có những điềm lạ xuất hiện liên miên. Tùy theo chỗ thấy nghe, Sư đều bàn giải phù hợp với triệu chứng nhà Lê sắp mất, nhà Lư lên thay.

Ngày vua Lư Thái Tổ lên ngôi, Sư ở tại chùa Lục Tổ mà vẫn biết trước, báo tin cho chú và bác vua Lư hay: “Thiên tử đă băng hà, Lư Thân Vệ đă khuất phục trong thành nội, túc trực trong vài ngày Thân Vệ ắt được thiên hạ.” Và để chiêu an bá tánh, Sư ra yết thị rằng:

          Tật Lê ch́m biển Bắc

          Cây Lư che trời Nam

          Bốn phương binh đao dứt

          Tám hướng thảy b́nh an

          (Tật Lê trầm bắc thủy       

          Lư tử thọ nam thiên 

          Tứ phương qua can tịnh    

          Bát biểu hạ b́nh an.)

*

*   *

Niên hiệu Thuận Thiên thứ chín (1018) ngày rằm tháng năm, Sư không bệnh chi, mà gọi chúng nói kệ:

          Thân như bóng chớp có rồi không,

          Cây cỏ xuân tươi, thu đượm hồng,

          Mặc cuộc thạnh suy không sợ hăi,

          Thạnh suy như cỏ hạt sương đông.

          (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

          Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô,

          Nhậm vận thạnh suy vô bố úy

          Thạnh suy như lộ thảo đầu phô.)  

Nói xong, Sư lại bảo chúng: “Các ngươi cần trụ chỗ nào? Ta chẳng lấy chỗ trụ mà trụ, chẳng y không trụ mà trụ.” Ngừng giây lát, Sư tịch.

*

Vua Lư Thái Tổ và đệ tử làm lễ hỏa táng, nhặt xá-lợi xây tháp cúng dường.

Về sau vua Lư Nhân Tông có làm bài truy tán Sư rằng:

               Vạn Hạnh thông ba mé (Ba mé: quá khứ, hiện tại, vị lai.)

          Thật hợp lời sấm xưa.

          Quê nhà tên Cổ Pháp

          Dựng gậy vững kinh vua.

          (Vạn Hạnh dung tam tế,     

          Chơn phù cổ sấm cơ (ky)  

          Hương quan danh Cổ Pháp,

          Trụ tích trấn vương kỳ.)    

]

Thiền Sư ĐA BẢO

(Đời thứ 5, ḍng Vô Ngôn Thông)

Chẳng rơ Sư người ở đâu và họ ǵ. Chỉ biết, khi Khuông Việt đại sư mở trường giáo hóa ở chùa Khai Quốc, Sư đến tham học. Được Đại sư khen là bậc gặp cơ lănh ngộ, xử sự rất đặc cách, riêng cho vào thất.

Sau khi đắc pháp, Sư chỉ một ḿnh một b́nh bát tiêu dao ngoại vật.

Lúc Lư Thái Tổ c̣n nhỏ, Sư trông thấy dung nghi dị thường, bèn bảo: “Đứa bé này cốt tướng phi thường, sau này ắt làm chủ nước Nam.” Thái Tổ nghe nói thất kinh thưa: “Nay Thánh thượng anh minh c̣n tại vị, chốn hải nội đều trị yên, cớ sao Thầy lại nói lời phải tội tru di này?” Sư bảo: “Mệnh trời đă định, người dù muốn tránh cũng chẳng được nào.”

Đến khi Thái Tổ lên ngôi, thường thỉnh Sư vào cung thưa hỏi yếu chỉ Thiền và ân lễ Sư rất thâm hậu. Vua xuống chiếu trùng tu ngôi chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng là nơi Sư trụ tŕ.

Sau không rơ Sư tịch ở đâu và lúc nào.

]

Trưởng Lăo ĐỊNH HƯƠNG

(? - 1051)-(Đời thứ 6, ḍng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Lữ, quê ở Chu Minh, xuất gia hồi thuở nhỏ, theo học với Thiền sư Đa Bảo. Sư theo hầu thầy ngót 24 năm, thâm hiểu Thiền chỉ. Trong nhóm môn đồ  của Đa Bảo, Sư là người xuất sắc nhất.

Một hôm Sư hỏi thầy:

- Làm sao thấy được chân tâm?

Đa Bảo đáp:

- Là ngươi tự nhọc.

Sư hoát nhiên tỉnh ngộ, thưa:

- Tất cả đều như vậy, đâu phải riêng con.

- Người hội chưa?

- Đệ tử hội rồi lại đồng chưa hội.

- Cần phải ǵn giữ cái ấy.

Sư bịt tai, xây lưng đứng.

Đa Bảo liền nạt: Đi!

Sư sụp xuống lạy.

Đa Bảo dạy:

- Về sau ngươi lại giống một kẻ điếc để tiếp người.

Bấy giờ Đô tướng Thành Hoàng Sứ tên Nguyễn Tuân rất quí mến Sư, thỉnh Sư về trụ tŕ chùa Cảm Ứng, ở Tiêu Sơn, phủ Thiên Đức. Học chúng các nơi vân tập đông đảo, Sư có công lớn trong việc giáo hóa người.

Đến ngày mồng 3 tháng 3 năm Canh Dần nhằm niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ ba đời Lư Thái Tông (1051), Sư gọi đồ chúng lại từ biệt và để kệ:

          Xưa nay không xứ sở

          Xứ sở là chân tông,

          Chân tôâng như thế huyễn

          Huyễn có là không không.

          (Bản lai vô xứ sở    

          Xứ sở thị chân tông 

          Chân tông như thị huyễn    

          Huyễn hữu tức không không.)

Dạy kệ xong, Sư im lặng mà hóa.

]

Thiền Sư THIỀN LĂO

(Đời thứ 6, ḍng Vô Ngôn Thông)

Không rơ tên họ và sanh quán Sư ở đâu. Chỉ biết Sư đến tham học với Thiền sư Đa Bảo ở chùa Kiến Sơ, thầm được tâm yếu. Sau, Sư t́m đến Từ Sơn cắm gậy ở đó, trụ tŕ chùa Trùng Minh trên núi Thiên Phúc huyện Tiên Du.      

Thiền phong của Sư lan khắp, học giả theo học có trên ngàn người, cảnh chùa này trở thành một tùng lâm sung thạnh.

Khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038) vua Lư Thái Tông thường đến viếng chùa Sư. Vua hỏi Sư:

- Ḥa thượng trụ núi này đă được bao lâu?

Sư đáp:-Chỉ biết ngày tháng này

          Ai rành xuân thu trước.

          (Đản tri kim nhật nguyệt

          Thùy thức cựu xuân thu.)

Vua hỏi:- Hằng ngày Ḥa thượng làm ǵ?

Sư đáp: - Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác

          Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.

          (Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh

          Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.)

Vua lại hỏi:- Có ư chỉ ǵ?

Sư đáp:- Lời nhiều sau vô ích.

Vua hoát nhiên lănh hội.

*

*   *

Sau khi về cung, vua sai sứ đến chùa rước Sư vào triều làm cố vấn. Khi đến nơi, Sư đă viên tịch. Vua rất đỗi mến tiếc, ngự chế thi và ai văn, sai Trung sứ đến cúng và tặng lễ, thu linh cốt xây tháp cúng dường. Tháp dựng tại cửa núi, vua lại cho trùng tu lại ngôi chùa Sư ở và đặt người hôm sớm lo hương hỏa.

]

Thiền Sư THẢO ĐƯỜNG

(Tổ khai sáng ḍng thiền Thảo Đường ở Việt Nam)

Sư người Trung Hoa, là đệ tử của Thiền sư Trùng Hiển ở Tuyết Đậu (Tuyết Đậu Trùng Hiển) nhằm đời pháp thứ ba phái Vân Môn. Không rơ lư do ǵ, Sư sang ở Chiêm Thành.

Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lư Thánh Tông đem binh sang đánh Chiêm Thành, bắt được Chế Củ là vua nước ấy cùng một số tù binh. Về triều, vua ban cho bá quan những tù binh để làm nô bộc. Sư cũng nằm trong tù binh ấy, và chính Sư lại rơi vào làm nô bộc cho một vị Tăng lục.

Một hôm vị Tăng lục đi khỏi, Sư thấy bản Ngữ lục để trên bàn có mấy chỗ sai, bèn tự ư sửa chữa lại. Vị Tăng lục đi về, xem thấy thế ngạc nhiên, hỏi ra mới biết Sư sửa. Ông đem việc ấy tâu lên vua Lư Thánh Tông. Vua đ̣i Sư vào triều, đem kinh luận và thiền hỏi Sư. Sư ứng đối rất lanh lẹ và xác đáng. Vua rất kính phục, truy nguyên ra mới biết tông tích của Sư.

Từ đó, vua Thánh Tông thường thưa hỏi Phật pháp nơi Sư và phong Sư chức Quốc sư, mời ở chùa Khai Quốc trong thành Thăng Long. Đồ chúng nghe tiếng t́m đến tham vấn rất đông. Do đây biến thành phái thiền thứ ba ở Việt Nam.

Đến 50 tuổi, Sư có chút bệnh ngồi kiết già thị tịch.

Phái thiền của Sư truyền xuống được năm đời, song ít thấy ghi chép lịch sử đầy đủ.

]


[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]

[Trang chu] [Kinh sach]