[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN SƯ VIỆT NAM

[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]


Thiền Sư KHÁNH HỶ

(1066 - 1142)-(Đời thứ 14, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, Long Biên, vốn hạt giống tịnh hạnh. Thuở nhỏ, Sư đă không ăn thịt cá. Lớn lên theo thọ học với Thiền sư Bổn Tịch ở chùa Chúc Thánh.

Một hôm, trên đường đến nhà đàn việt thọ trai, Sư hỏi:

- Thế nào là ư chính của Tổ sư ?

Ngay lúc đó nghe tiếng trống lên đồng trong nhà dân, Bổn Tịch nói:

- Lời nói ấy đâu không phải đồng cốt giáng thần ?

- Ḥa thượng chớ chuyên nói đùa.

- Ta không từng có mảy may nói đùa.

Sư không hội, bèn từ thầy mà đi.

Đến chùa Vạn Tuế, Sư ra mắt Thiền sư Biện Tài. Biện Tài hỏi:

- Ngươi từ đâu đến ?

Sư thưa:- Con từ Bổn Tịch đến.

- Thầy ấy cũng là thiện tri thức một phương, đă từng nói với ngươi câu ǵ ?

- Con đă thờ Thầy nhiều năm, chỉ một câu hỏi mà chẳng khứng cho, nên con bỏ đi.

- Ngươi đă từng hỏi câu ǵ ?

Sư liền thuật lại câu hỏi trước. Biện Tài bảo:

- Ôi ! Tịch sư v́ ngươi đă nói tột rồi, chớ hủy báng Bổn sư không tốt.

Sư dừng lại suy nghĩ, Biện Tài bảo:

- Đâu không nghe nói khi đạt khắp cảnh đầy đủ, chẳng ngộ hằng trái xa.

Sư bỗng nhiên đốn ngộ, liền trở về yết kiến Bổn Tịch.

Bổn Tịch thấy Sư trở về bèn hỏi:

- Ngươi đến đâu mà về mau thế ?

Sư sụp xuống lạy thưa:

- Con mang tội hủy báng Ḥa thượng nên trở về xin sám hối.

- Tướng tội, tánh nó không, ngươi làm sao sám hối ?

- Phải như thế mà sám hối.

Bổn Tịch liền thôi.

*

*  *

Sư cùng hai Thiền giả Tịnh Nhăn, Tịnh Như đứng hầu thầy.

Bổn Tịch bảo:

- Các nhân giả ở trong tông môn của ta, học hỏi đă lâu. Các ông hăy tŕnh kiến giải của ḿnh, để ta xem xét chỗ tiến đạo của các ông thế nào ?

Tịnh Nhăn, Tịnh Như toan mở miệng đáp, Sư bèn nói to:

- Một khi mắt bị bệnh, hoa đốm rơi loạn giữa hư không.

Bổn Tịch khen:

- Xà-lê Khánh Hỷ! Sao dùng thuyền lại đập bể gàu múc nước ?

- Dùng thuyền làm ǵ ?

- Kẻ lanh lợi, chớ có mở hoác, ngươi chỉ giỏi nói đến việc bên này, nếu việc bên kia vẫn c̣n chưa mộng thấy.

- Tuy nhiên chỉ là y.

- Rời khỏi đầu sào trăm trượng buông tay đi, ngươi nói làm sao ?

Sư nắm hai tay, thưa:

- Chẳng liễm ! Chẳng liễm  !

- Tha ngươi một gậy.

Do đây, danh tiếng Sư đồn khắp tùng lâm.

*

*  *

Khoảng niên hiệu Thiên Chương Bảo Tự (1133-1138), vua Lư Thần Tông mời Sư vào kinh. Sư ứng đối xứng hợp ư chỉ, vua bái phong chức Tăng Lục, lại thăng chức Tăng Thống.

Một hôm, đệ tử Pháp Dung hỏi:

- Liễu đạt sắc không, sắc là phàm hay là thánh ?

Sư ứng thinh đáp bài kệ:

          Uổng công thôi hỏi sắc cùng không,

          Học đạo ǵ hơn phỏng Tổ tông.

          Ngoài trời t́m tâm thật khó thấy,

          Thế gian trồng quế đâu thành ṭng.

          Đầu lông trùm cả càn khôn thảy,

          Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong.

          Đại dụng hiện tiền tay nắm vững,

          Ai phân phàm thánh với tây đông.

          (Lao sanh hưu vấn sắc kiêm không,

          Học đạo vô như phỏng Tổ tông.

          Thiên ngoại mích tâm nan định thể,

          Nhân gian thực quế khởi thành tùng.

          Càn khôn tận thị mao đầu thượng,

          Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.

          Đại dụng hiện tiền quyền tại thủ,

          Thùy tri phàm thánh dữ tây đông?)

*

*  *

Niên hiệu Đại Định năm thứ ba (1142) nhằm năm Nhâm Tuất, ngày 27 tháng giêng, Sư thị hiện có chút bệnh rồi tịch, thọ 76 tuổi.

Sư có sáng tác “Ngộ Đạo Ca Thi Tập”, được lưu hành ở đời.

Theo Sử kư ghi Sư tịch vào năm Thiên Chương Bảo Tự thứ ba (1135).

]

Thiền Sư GIỚI KHÔNG

(Đời thứ 15, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư tục danh là Nguyễn Tuân, con một lương gia trong quận Măn Đẩu. Thuở nhỏ, Sư đă mến Phật pháp, theo Thiền sư Quảng Phước ở chùa Nguyên Ḥa trên núi Chân Ma xuất gia và thọ giới Cụ túc. Theo Thầy tu học mấy năm, Sư nhận được ư chỉ.

Sau, Sư đến Lịch Sơn dựng một am nhỏ, chuyên tu thiền định khoảng năm, sáu năm. Rời am, Sư chống gậy xuống núi, tùy phương hóa đạo. Trên đường ngang qua vùng Nam Sách, Sư lại vào trong hang đá Thánh Chúa cấm túc sáu năm, tu hạnh đầu-đà.

Vua Lư Thần Tông (1128-1138) nhiều lần vời về kinh, Sư từ chối măi, sau bất đắc dĩ mới nhận lời. Về đến kinh, vua sắc Sư ở chùa Gia Lâm để giáo hóa.

Về già, Sư trở về quê trụ tŕ chùa làng Tháp Bát quận Măn Đẩu. Chính Sư trùng tu lại được chín mươi lăm ngôi chùa.

Một hôm không bệnh Sư nói kệ dạy chúng:

          Ta có một việc kỳ đặc,

          Chẳng xanh vàng đen đỏ trắng.

          Cả người tại gia, xuất gia,

          Thích sanh, chán tử là giặc.

          Chẳng rơ sanh tử khác đường,

          Sanh tử chỉ là được mất.

          Nếu cho sanh tử khác đường,

          Lừa cả Thích-ca, Di-lặc.

          Ví biết sanh tử, sanh tử,

          Mới hiểu lăo tăng chỗ náu,

          Môn nhân, hậu học, các người,

          Chớ nhận khuôn mẫu pháp tắc.

          (Ngă hữu nhất sự kỳ đặc,  

          Phi thanh huỳnh xích bạch hắc.

          Thiên hạ tại gia xuất gia,   

          Thân sanh ố tử vi tặc.       

          Bất tri sanh tử dị lộ,

          Sanh tử chỉ thị thất đắc.     

          Nhược ngôn sanh tử dị đồ,

          Trám khước Thích-ca Di-lặc.

          Nhược tri sanh tử, sanh tử,

          Phương hội lăo tăng xứ nặc.

          Nhữ đẳng hậu học môn nhân,

          Mạc nhận bàn tinh quĩ tắc.)         

Nói kệ xong, Sư cười một tiếng lớn, rồi chấp tay viên tịch. Môn nhân và đệ tử là Châu mục Lê Kiếm sai các tráng đinh lo việc hỏa táng, thu xá-lợi xây tháp thờ, đồng thời đắp tượng Sư để cúng dường.

]

Thiền Sư PHÁP DUNG

(? - 1174)-(Đời thứ 15, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Lê quê ở Bối Lư, là ḍng dơi Châu mục Ái Châu Lê Lương dưới thời Đường. Trải mười lăm đời làm Châu mục, gia tộc vinh hiển. Cha là Huyền Nghi hiệu Tăng Phán. Sư h́nh thái đẹp đẽ, giọng nói trong thanh, đối với kinh văn ngọc kệ không đâu chẳng tán tụng.

Thuở bé, Sư theo Tăng thống Khánh Hỷ xuất gia. Khánh Hỷ thấy Sư khen là kỳ đặc, bèn đem pháp ấn trao cho.

Từ đó, Sư mặc ư ngao du sơn thủy, tùy duyên hóa đạo. Kế, Sư dừng ở chùa Khai Giác trên ngọn Thứu Phong. Hằng ngày môn đồ t́m đến tham vấn đầy thất. Sau, Sư về núi Ma Ni ở phủ Thanh Hóa, dựng ngôi chùa Hương Nghiêm rồi trụ tŕ.

Niên hiệu Thiên Cảm Chí Bảo thứ nhất (1174) nhằm năm Giáp Ngọ, ngày mùng 5 tháng 2, Sư không bệnh mà tịch.

Môn nhơn là Đạo Lâm... làm lễ hỏa táng, xây tháp thờ Sư tại bổn sơn.

]

Thiền Sư KHÔNG LỘ

(? - 1119)-(Đời thứ 9, ḍng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Dương, không rơ tên thực là ǵ, quê ở làng Hải Thanh. Ông cha chuyên nghề chài lưới, đến đời Sư mới bỏ nghề ấy đi tu đạo Phật. Khoảng niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065), Sư theo Thiền sư  Lôi Hà Trạch xuất gia, cùng làm bạn với Thiền sư Giác Hải và Từ Đạo Hạnh.

Phong cách Sư thoát tục, ăn mặc thế nào xong thôi, không vướng mắc vật chất thường t́nh, chỉ tinh chuyên thiền định, trải bao năm tu tập, ăn cây mặc cỏ, quên cả thân ḿnh.

Sau khi đắc đạo, Sư có thể bay trên không, hoặc đi trên mặt nước, cọp thấy phải cúi đầu, rồng gặp cũng nép phục. Những pháp thuật thần bí của Sư không đo lường được.

Đến ngày 3 tháng 6 năm Hội Tường Đại Khánh thứ mười (1119) đời Lư Nhân Tông, Sư viên tịch. Môn đồ làm lễ hỏa táng, thu xá-lợi, xây tháp thờ ở trước chùa Nghiêm Quang [Thiền sư Không Lộ chùa Nghiêm Quang: Chùa Nghiêm Quang đổi tên là Thần Quang (1167), nguyên ở hữu ngạn sông Hồng đă bị hủy hoại v́ băo lụt. Năm 1630 dân sở tại dựng lại chùa ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xă Vũ Nghĩa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái B́nh, thường gọi là chùa Keo dưới.]là nơi Sư  trụ tŕ.

Tác phẩm của Sư có bài kệ Ngôn Hoài và bài thơ Ngư  Nhàn.

Kệ Ngôn Hoài:

          Trạch đắc long xà địa khả cư,

          Dă t́nh chung nhật lạc vô dư.

          Hữu thời trực thướng cô phong đảnh,

          Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Dịch:  Lựa nơi rồng rắn đất ưa người,

          Cả buổi t́nh quê những mảng vui.

          Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm,

          Một hơi sáo miệng, lạnh bầu trời.

                                                  (Ngô Tất Tố)

Thơ Ngư Nhàn:

          Vạn lư thanh giang vạn lư thiên,

          Nhất thôn tang giá nhất thôn yên.

          Ngư ông thùy trước vô nhân hoán,

          Quá ngọ tỉnh lai tuyết măn thuyền.

Dịch:

          Muôn dặm sông dài, muôn dặm trời,

          Một làng dâu giá, một làng hơi.

          Ông chài mê ngủ, không người gọi,

          Tỉnh giấc quá trưa tuyết đầy thuyền.

]

Thiền Sư ĐẠO HUỆ

(? - 1172)-(Đời thứ 9, ḍng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Âu, quê ở Chân Hộ làng Như Nguyệt, tướng mạo đoan trang, tiếng nói rất trong trẻo.

Năm 25 tuổi, Sư theo Ngô Pháp Hoa (Thông Biện) ở chùa Phổ Ninh xuất gia. Ở đây Sư thầm hỏi về huyền môn và thâm đắc đến chỗ uyên áo.

Sau, Sư t́m đến chùa Quang Minh núi Thiên Phúc trong huyện Tiên Du dừng trụ. Sư khép ḿnh trong giới luật, chuyên tu thiền định, suốt ngày đêm không nằm, ngót sáu năm trường. Cảm đến loài khỉ vượn trong núi họp lại nghe pháp. Do đó, tiếng Sư vang dậy đến kinh sư.

Niên hiệu Đại Định thứ hai mươi (1159), Hoàng cô Thụy Minh có bệnh, vua sai sứ thỉnh Sư vào xem bệnh. Khi Sư xuống núi khỉ vượn đều kêu la bi thảm, như quyến luyến trong sự chia ly. Khi vào cung, Sư vừa đến cửa ngoài th́ bệnh Hoàng cô được lành. Vua Lư Anh Tông rất vui mừng, mời Sư ở lại chùa Báo Thiên trong khoảng mười ngày. Các công khanh và bạn đạo khắp nơi nghe danh Sư t́m đến thăm viếng đông đảo không kể xiết. Nhân đó, Sư khai đường giáo hóa, không trở về núi lại.

Đến niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ mười (1172) ngày mùng một tháng tám, Sư có chút bệnh, than rằng: “Loạn ly lan rộng, ái chừ, từ đó mà đến.”

Lại nói kệ:

          Đất nước lửa gió thức,

          Nguyên lai thảy đều không.

          Như mây lại tan hợp,

          Phật nhật chiếu không cùng.

          Sắc thân cùng diệu thể,

          Chẳng hợp chẳng chia ĺa.

          Nếu người cần phân biệt,

          Trong ḷ một cành hoa.     

          (Địa thủy hỏa phong thức, 

          Nguyên lai nhất thiết không.        

          Như vân hoàn tụ tán,         

          Phật nhật chiếu vô cùng.   

          Sắc thân dữ diệu thể,        

          Bất hiệp bất phân ly.         

          Nhược nhân yếu chân biệt,

          Lô trung hoa nhất chi.)      

Đến canh ba, Sư im lặng mà hóa. Môn nhân đưa linh cữu Sư về cố quận làm lễ hỏa táng, xây tháp thờ tại chùa Bảo Khám, núi Tiên Du, lại đưa một phần xá-lợi về an trí.

]

Thiền Sư BẢO GIÁM

(? - 1173)-(Đời thứ 9, ḍng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Kiều tên Phù, quê ở làng Trung Thụy. Tánh t́nh trung thực, giản dị và điềm đạm. Thuở nhỏ học Nho, thông hiểu Thi, Thơ, Lễ, Dịch, chữ viết rất đẹp. Sư làm quan đến chức Cung Hậu Xá Nhân đời Lư Anh Tông.

Năm 30 tuổi, Sư bỏ quan đến chùa Bảo Phước quận Mỹ Lương thọ giáo xuất gia với Thiền sư Đa Vân. Tạng kinh trong chùa nầy, chính tay Sư chép lại. Đến khi Thiền sư Đa Vân tịch, Sư kế tiếp trụ tŕ chùa này. Đời sống của Sư rất là đạm bạc, suốt năm chỉ mặc áo gai thô sơ, trong ḿnh không dính một sợi tơ. Công việc tu tŕ th́ không bao giờ trễ nải.

Sư thường bảo môn đồ:

- Muốn tiến đến tông thừa của Phật là phải siêng năng, song thành Phật chánh giác phải nhờ trí tuệ. Ví như nhắm bắn cái đích ngoài trăm bước, mũi tên đến được là nhờ sức mạnh, song trúng được đích không phải do sức.

Đến ngày 7 tháng 5 niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ mười một (1173), sắp viên tịch, Sư nói kệ:

          Được thành chánh giác ít nhờ tu,

          Ấy  chỉ nhọc nhằn, trí tuệ ưu.

          Nhận được ma-ni lư huyền diệu,

          Ví thể trên không hiện vầng hồng.

          Người trí khác nào trăng rọi không,

          Chiếu soi khắp cơi sáng khôn ngần.

          Nếu người cần biết, nên phân biệt,

          Khói mù man mác phủ non chiều.

          (Đắc thành chánh giác hăn bằng tu,

          Chỉ vị lao lung, trí tuệ ưu.

          Nhận đắc ma-ni huyền diệu lư,

          Chỉ như thiên thượng hiển kim ô.

          Trí giả du như nguyệt chiếu thiên,

          Quang hàm trần sát chiếu vô biên.

          Nhược nhơn yếu thức tu phân biệt,

          Lănh thượng phù sơ tỏa mộ yên.)

Sư lại dạy:

- Tâm ư Như Lai đều không thể được, chỉ nên gọi là Vô lượng trí. Cho nên biết, tâm Như Lai như hư không, là chỗ nương của tất cả, trí tuệ của Như Lai cũng như thế.

Nói xong Sư tịch, môn đồ trà tỳ thu xá-lợi xây tháp thờ.

]

Thiền Sư BỔN TỊNH

(1100 - 1176)-(Đời thứ 9, ḍng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Kiều quê ở Phù Diễn, Vĩnh Khương. Thuở nhỏ rất hiếu học, thấu tột được lẽ sinh tử của đạo Phật, thông suốt thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.

Sư xuất gia theo học với Thiền sư Măn Giác ở chùa Giáo Nguyên, đạt được thâm chỉ Thiền tông.

Năm Đại Định thứ hai (1141), Sư lên núi Chí Linh, tu tại am B́nh Dương. Quan Hữu Bật Ngụy Quốc Bảo mến phục đức hạnh của Sư, kính thờ làm thầy. Sau Sư nhận lời thỉnh của Thành Dương Công, đến trụ tŕ chùa Kiền An. Sư thường phát đại nguyện:

- Nguyện con đời đời chẳng lầm tông chỉ của Phật, hạnh tự giác giác tha không bao giờ gián cách, dùng phương tiện dẫn dắt mọi người đồng vào một đạo.

Niên hiệu Trinh Phù năm đầu (1176), tháng giêng, Sư không bệnh gọi chúng đến dạy:

          Một đạo một đạo,

          Mèo đá vẫy đuôi,

          Nhảy bổ chụp chuột,

          Lại hóa thành quỉ.

          Nếu cần rành rơ

          Vàng sanh sông Lệ.

          (Nhất quỹ nhất quỹ  ?

          Thạch miêu diêu vĩ 

          Trịch thân tróc thử  

          Hoàn hóa vi quỉ      

          Nhược yếu phân minh       

          Kim sanh Lệ thủy.)  ?

Và kệ:

          Thân huyễn vốn từ không tịch sanh,

          Dường tợ trong gương hiện bóng h́nh.

          Bóng h́nh giác rơ không tất cả,

          Thân huyễn chớp mắt chứng tướng chân.

          (Huyễn thân bổn tự không tịch sanh,

          Du như cảnh trung xuất h́nh tượng.

          H́nh tượng giác liễu nhất thiết không,

          Huyễn thân tu du chứng thật tướng.)

Nói kệ xong, Sư thị tịch, thọ 77 tuổi.

]

Thiền Sư TRÍ

(Đời thứ 16, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Lê tên Thước, ḍng dơi Ngự Man Vương triều Lê Đại Hành quê ở Phong Châu. Ông nội tên Thuận Tông làm quan triều Lư, chức Trung thư đại liêu ban, kết duyên với công chúa Kim Thành. Ông thân sinh Sư tên Đạc làm quan chức Minh Tự. Người anh tên Kiếm bổ chức Tam Nguyên Đô Tuần Kiểm và Châu mục. Thuở nhỏ, Sư vẫn theo nghiệp trường ốc, thi đỗ Tiến sĩ, sung chức Cung Hầu Thư Gia.

Năm 27 tuổi, Sư theo ông anh đến Pháp tịch của Thiền sư Giới Không, nghe giảng kinh Kim Cang đến câu:

          Tất cả pháp hữu vi,

          Như mộng huyễn bọt bóng,

          Như sương cũng như điện,

          Phải quán sát như thế.

          (Nhất thiết hữu vi pháp,    

          Như mộng huyễn bào ảnh, 

          Như lộ diệc như điện,       

          Ưng tác như thị quán.)      

Bỗng nhiên Sư cảm ngộ, bèn nghĩ: “Năm lời của đức Như Lai chẳng phải luống dối. Bởi tất cả pháp trong thế gian đều hư huyễn không thật chỉ có Đạo mới là chân thật. Ta c̣n cầu cái ǵ? Nhà Nho th́ truyền bá đạo vua tôi cha con; Phật pháp th́ dạy rơ công đức của Thanh văn, Bồ-tát. Hai lối dạy tuy có khác, tựu trung chỉ về một mối mà thôi. Nhưng muốn vượt khỏi khổ lớn sanh tử, dứt chấp có không, ngoài Phật giáo không thể được vậy.”

Nghĩ xong Sư xin cạo tóc xuất gia.

*

*  *

Sau khi được tâm ấn, Sư thẳng vào núi Từ Sơn tạm trú dưới gốc cây, ngày đêm thiền định chuyên tu khổ hạnh, thệ trọn sáu năm.

Một hôm Sư đang ngồi thấy con cọp đuổi con nai chạy đến. Sư dụ bảo chúng: “Tất cả chúng sanh đều yêu tiếc tánh mạng, các ngươi chớ nên hại nhau.” Cọp nghe lời Sư cúi đầu sát đất nhận qui y rồi đi.

Măn sáu năm, Sư xuống chân núi cất am tên Phù Môn, thu nhận đồ chúng giáo hóa. Tín thí bốn phương dâng lễ cúng dường chất đầy cả am.

Quanh núi có bọn man rợ tụ tập nhau làm trộm cướp. Mỗi khi Sư đi ra ngoài, thường có cọp lớn nằm duỗi chân trước cửa am. Kẻ trộm thấy thế chẳng dám xâm phạm, chúng lại cầu xin Sư chỉ dạy đạo lư. Những người được Sư dạy dỗ trở về con đường lương thiện rất nhiều.

Triều Lư hai vua Anh Tông và Cao Tông nhiều lần vời Sư về kinh, mà Sư đều từ chối.

Quan Phụ quốc Thái úy Tô Hiến Thành và Thái bảo Ngô Ḥa Nghĩa đều xin làm đệ tử Sư, mà suốt mười năm chưa từng biết mặt thầy. Bỗng một hôm, thầy tṛ gặp nhau rất hoan hỉ. Vừa hỏi thăm xong, Sư bèn nói kệ dặn ḍ:

          Đă mang giống Phật dưỡng trong ḷng,

          Nghe nói lời mầu ư thích mong.

          Vất ngoài ngàn dặm niềm tham muốn,

          Lư nhiệm càng ngày càng bao dong.

          (Kư hoài xuất tố dưỡng hung trung,

          Văn thuyết vi ngôn ư duyệt tùng.

          Tham dục truất trừ thiên lư ngoại,

          Hy di chi lư nhật bao dung.)

Lại nói:                  

          Đạm bạc tự giữ

          Chỉ đức là vụ.

          Hoặc nói lời lành

          Tha thiết một câu:

          Ḷng không bỉ ngă,

          Đă dứt bụi mù,

          Ngày đêm lên xuống,

          Không h́nh khá trụ,

          Như bóng như vang,

          Không vết khá đến.

          (Đạm nhiên tự thủ             

          Duy đức thị vụ.      

          Hoặc vân thiện ngôn

          Quyền quyền nhất cú

          Tâm vô bỉ ngă

          Kư tuyệt hôn mai,

          Nhật dạ trắc giáng,

          Vô h́nh khả trụ.      

          Như ảnh như hưởng

          Vô tích khả thú.)     

Nói xong, Sư chấp tay ngồi ngay thẳng vui vẻ thị tịch. Các công khanh và đệ tử gào khóc thảm thiết, tiếng vang cả núi.

]

Thiền Sư CHÂN KHÔNG

(1045 - 1100) - (Đời thứ 16, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Vương tục danh Hải Thiềm, quê làng Phù Đổng huyện Tiên Du, con nhà sang trọng. Lúc mẹ mang thai Sư, cha mộng thấy vị Tăng trao cho cây tích trượng. Sau đó, sinh ra Sư.

Thuở nhỏ, Sư thích ở riêng một ḿnh, siêng năng đọc sách, chẳng màng những việc vặt vănh. Năm 15 tuổi, Sư đă bác thông sách sử. Đến 20 tuổi, Sư xuất gia, rồi dạo khắp tùng lâm t́m nơi khế hợp.

Sư đến pháp hội chùa Tĩnh Lự núi Đông Cứu nghe giảng kinh Pháp Hoa, hoát nhiên tỉnh ngộ. Cơ duyên khế hợp ấy, khác nào con rùa mù gặp bộng cây. Sư ở đây nhập thất sáu năm, sự tham vấn càng ngày càng sâu. Nhân đó, được truyền tâm ấn.

Sau, Sư đến núi Từ Sơn dừng trụ. Tự lấy giới luật giữ ḿnh, trên hai mươi năm không hề xuống núi. Danh tiếng vang dậy xa gần. Vua Lư Nhân Tông nghe danh, xuống chiếu mời vào Đại nội giảng kinh Pháp Hoa. Thính giả nghe giảng ai nấy đều kính phục.

Bấy giờ, Thái úy Lư Thường Kiệt, Thích sử Lạng Châu, Tướng quốc Thân Công rất kính trọng Sư thường xả tài vật cúng dường. Những phần cúng dường Sư đều dùng vào việc sửa chùa xây tháp, đúc hồng chung để lại đời.

Về sau, Sư trụ tŕ chùa Chúc Thánh trên núi Phả Lại, có vị tăng đến hỏi:

- Thế nào là diệu đạo ?

Sư đáp:

- Sau khi giác rồi mới biết.

- Giáo chỉ từ trước học nhân chưa rơ, lời dạy hôm nay làm sao hội được ?

- Nếu đến tiên gia trong động sâu,

Hoàn đan hoán cốt được mang về.

- Thế nào là hoàn đan ?

- Nhiều kiếp tối tăm không hiểu thấu,

Hôm nay chợt ngộ được khai minh.

- Thế nào là khai minh ?

- Khai minh chiếu khắp cơi ta-bà,

Tất cả chúng sanh chung một nhà.

Tăng lại thưa:

- Tuy nhiên không biện rơ.

- Chốn chốn đều gặp y.

- Cái ǵ là y ?

Sư đáp:

- Kiếp hỏa cháy tan mảy may sạch,

Núi xanh như cũ, mây trắng bay.

Tăng hỏi:

- Khi sắc thân bại hoại th́ thế nào ?

- Xuân đến, xuân đi ngỡ xuân hết,

Hoa nở, hoa tàn chỉ là xuân.

Tăng suy nghĩ, Sư quát rằng:

- Đất bằng sau binh lửa,

Thực vật đều ngát thơm.

          (B́nh nguyên kinh hỏa hậu,

          Thực vật các thù phương)

Tăng lễ bái.

*

*  *

Văn niên, Sư trở về quận nhà, trùng tu lại ngôi chùa Bảo Cảm. Công việc vừa xong, ngày mùng 1 tháng 11 niên hiệu Hội Phong thứ chín (1100), Sư báo tin sắp tịch nói kệ:

          Diệu bản thênh thang rơ tự bày,

          Gió ḥa thổi dậy khắp ta-bà.

          Người người nhận được vô vi lạc,

          Nếu được vô vi mới là nhà.

          (Diệu bản hư vô minh tự khoa,    

          Ḥa phong xuy khởi biến ta-bà.   

          Nhân nhân tận thức vô vi lạc,      

          Nhược đắc vô vi thủy thị gia.)     

Đến nửa đêm, Sư lại bảo: “Đạo của ta đă thành, ta giáo hóa đă xong, vậy ta tùy ư ra đi.” Bèn ngồi kiết già mà tịch, thọ 55 tuổi, được 36 tuổi hạ.

Hoàng Thái Hậu, Công chúa Thiên Thành, Ni sư Diệu Nhân và đông đảo đệ tử làm lễ cúng dường trai tăng hai ngày. Đại sư Nghĩa Hải ở chùa Đại Minh, được vua ban tử y. Sa-môn Pháp Thành, toàn thể đồ chúng lo đủ lễ an táng Sư, xây tháp bên ngoài trai đường.

                                        *

Học sĩ Nguyễn Văn Cử vâng chiếu soạn lời minh ghi trên tháp. Công bộ thượng thơ Đoàn Văn Khâm làm thơ truy điệu Sư:

          Trong triều, ngoài nội kính gia phong,

          Chống gậy đường mây quyện bóng rồng.

          Cửa từ chợt hoảng rường cột đổ,

          Rừng đạo bùi ngùi cội thông long.

          Cỏ biếc quanh mồ thêm tháp mới,

          Non xanh nước thắm gởi thân trong.

          Vắng vẻ cửa thiền ai đến gơ,

          Văng vẳng chuông chiều nát cơi ḷng.

          Hạnh cao triều dă chấn thanh phong,

          Tích trụ như vân mộ tập long.

          Nhân vũ hốt kinh băng huệ đống,

          Đạo lâm trường thán yển trinh ṭng,

          Phần oanh bích thảo thiêm tân tháp

          Thủy trám thanh sơn nhận tạ dung.

          Tịch tịch thiền quan thùy cánh khấu,

          Kinh qua sầu thính mộ thiên chung.)

]

Thiền Sư ĐẠO LÂM

(? - 1203) - (Đời thứ 16, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Tăng quê ở Cửu Cao (?), Chu Diên. Lúc nhỏ Sư đă mộ Không tông, ư chí cao cả nết hạnh thuần khiết. Sư theo học với Thiền sư Pháp Dung ở chùa Hương Nghiêm, chẳng bao lâu đă được thầy truyền tâm ấn.

Về sau, Sư trụ tŕ chùa Long Vân làng Siêu Loại, Long Phúc, tùy duyên nối tiếp ngọn đuốc chánh pháp khiến được rạng rỡ. Khi tiếp xúc với mọi người tùy chỗ khế hợp, Sư làm lợi ích cho họ chẳng ít.

Đến niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu thứ hai (1203) nhằm năm Quí Hợi, khoảng tháng năm, Sư ngồi kiết già viên tịch.

]

Ni Sư DIỆU NHÂN

(1041 - 1113)-(Đời thứ 17, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Bà tên Ngọc Kiều là trưởng nữ của Phụng Càn Vương. Thuở nhỏ bà thiên tư thuần hậu, ngôn hạnh đoan trang, được vua Lư Thánh Tông nuôi trong cung. Lớn lên vua gả cho người họ Lê, làm quan Châu mục ở Chân Đăng. Chồng mất, bà tự thệ thủ tiết không chịu tái giá.

Một hôm bà than:

- Ta xem tất cả pháp trong thế gian như giấc mộng, huyễn ảo, huống là các thứ phù vinh mà đáng trông cậy sao ?

Thế rồi bà đem tất cả tư trang ra bố thí, cạo tóc xuất gia, đến Thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng xin thọ giới Bồ-tát, và học hỏi tâm yếu. Thiền sư Chân Không cho bà pháp danh Diệu Nhân và dạy trụ tŕ Ni viện Hương Hải ở làng Phù Đổng, Tiên Du. (Ni sư Diệu Nhân Hương Hải Ni Viện: cũng gọi là chùa Linh Ứng hiện nay nằm bên cạnh chùa Kiến Sơ, xă Phù Đổng, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.)

Hằng ngày, bà ǵn giữ giới luật và hành thiền được chánh định, là bậc mẫu mực trong ni chúng thời ấy. Có người đến cầu học, bà thường dạy họ tu tập Đại thừa, dạy rằng:

- Chỉ tánh ḿnh trở về nguồn, đốn tiệm liền tùy đó mà vào.

Thường ngày, bà chỉ thích ngồi lặng lẽ, có bệnh kỵ thanh sắc, ngôn ngữ. Có học giả hỏi:

- Tất cả chúng sanh bệnh nên ta bệnh, tại sao lại kỵ sắc thanh ?

Bà nương theo kinh đáp:

          Nếu dùng sắc thấy ta,

          Dùng âm thanh cầu ta,

          Người ấy hành đạo tà,

          Không thể thấy Như Lai.

          (Nhược dĩ sắc kiến ngă

          Dĩ âm thanh cầu ngă

          Thị nhân hành tà đạo

          Bất năng kiến Như Lai.)

- Tại sao ngồi yên?

- Xưa nay không đi.

- Thế nào chẳng nói ?

- Đạo vốn không lời.

Năm Hội Tường Đại Khánh thứ tư (1113), ngày mùng 1 tháng 6, bà có bệnh, nói kệ dạy chúng:

          Sanh già bệnh chết

          Xưa nay lẽ thường.

          Muốn cầu thoát ra

          Mở trói thêm ràng.

          Mê đó t́m Phật,

          Lầm đó cầu thiền.

          Phật, thiền chẳng cầu,

          Uổng miệng không lời.

          (Sanh lăo bệnh tử    

          Tự cổ thường nhiên 

          Dục cầu xuất ly      

          Giải phược thiêm triền.     

          Mê chi cầu Phật     

          Hoặc chi cầu thiền  

          Thiền, Phật bất cầu 

          Uổng khẩu vô ngôn.)         

Nói kệ xong, bà cạo tóc, tắm rửa thân thể, ngồi kiết già viên tịch, thọ 72 tuổi.

]

Thiền Sư VIÊN HỌC

(1073 - 1136)-(Đời thứ 17, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Hoàng, quê làng Như Nguyệt, tu ở chùa Đại An Quốc, huyện Tế Giang. Thuở nhỏ, Sư đọc hết các loại sách ngoài đời, đến năm 20 tuổi mới nghiên tầm nội điển.

Nhơn nghe một câu nói của Thiền sư Chân Không mà tâm Sư được mở sáng. Từ đó, thiền học càng cao, luật nghi cũng hoàn bị. Suốt năm, Sư chỉ khoác một áo nạp, hai mùa lạnh nóng cũng thế thôi. B́nh bát, tích trượng chẳng rời thân, Sư tùy phương giáo hóa. Cho đến việc sửa cầu, đắp đường... chẳng việc nào Sư không đứng ra làm trước, rồi mới khuyến bảo người.

Về sau, Sư trùng tu ngôi chùa Quốc Thanh ở làng Phù Cầm và đúc một quả chuông. Sư có làm bài kệ hóa duyên:

          Sáu thức tối tăm khổ đêm dài,

          Vô minh che đậy mải mê say.

          Sớm tối nghe chuông ḷng tỉnh giác,

          Thần lười dứt sạch, được thần thông.

          (Lục thức thường hôn chung dạ khổ,

          Vô minh bị phú cửu mê dung.

          Trú dạ văn chung khai giác ngộ,

Lăn thần tịnh sát đắc thần thông.)[Ở đây chữ “sát”, bản khác chữ “khước”.]

Năm Thiên Chương Bảo Tự thứ tư (1136) nhằm năm Bính Th́n ngày 14 tháng 6, Sư thị tịch, thọ 64 tuổi.

Môn đệ là Ngô Thông Thiền, Lưu Vương Nhân, Lữ Pháp Hoa, Châu Diệu Dụng... thu di thể Sư xây tháp thờ.

]

Thiền Sư TỊNH THIỀN

(1121 - 1193)-(Đời thứ 17, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Phí tên Hoàn, quê làng Cổ Giao, quận Long Biên. Lúc đầu, Sư cùng bạn đồng học là Tịnh Không thờ Thiền sư Đạo Lâm chùa Long Vân làm thầy. Ngày ngày Sư thiết tha v́ đạo, nên thâm nhập được huyền yếu. Đạo Lâm biết Sư là pháp khí, ban cho pháp hiệu là Tịnh Thiền và ấn chứng rằng:

          Tịnh là trí tịnh tṛn mầu

          Thiền là tâm thiền lặng lẽ.

Đạo Lâm qua đời, Sư mới dạo khắp các thiền hội, t́m bạn đạo và học hỏi thêm. Đạo duyên thuần thục, Sư về quê nhà trùng tu ngôi chùa Long Hoa rồi trụ tŕ tại đây. Hằng ngày ngoài giờ tu tập thiền luật, mọi hoạt động Sư đều nhắm vào tâm niệm lợi tha.

Năm Thiên Tư Gia Thụy thứ tám (1193) nhằm năm Quí Sửu, ngày 12 tháng 8, Sư tịch, thọ 73 tuổi. Môn đệ là Pháp Kư soạn văn bia chùa ghi rằng:

          Sư sanh đồng thời, họ Lư trị đời,

          Sáu độ đâu quên, tứ hoằng nào bỏ.

          Chỗ uống trà, là chỗ thập phương thí chủ dồn về,

          Khi chống tích, bốn bộ học đồ qui tụ.

          Thần thông khó lường, huyền dụng khôn xét.

Tự chẳng đến trường Phật giác th́ đâu thể nêu cao thắng nghiệp.

Thực là vầng trăng báu trong bầu trời, là hoa pháp của linh hồn xóm làng...

(Sư sanh đương Lư nhật xuất trị minh thời.

Lục độ ninh vong, tứ hoằng vật xả.

Hương bôi phù xứ, thập phương tín chủ ba tùy.

Tích trượng chấn thời, tứ bộ học đồ vụ tập.

Thần thông cự trắc, huyền dụng nan lượng.

Tự phi phó Phật giác tràng, an năng du dương thắng nghiệp.

Chân sở vị: Thích thiên bảo nguyệt, pháp uyển hồn thôn...)

]

Quốc Sư VIÊN THÔNG

(1080 - 1151)-(Đời thứ 18, ḍng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư tục danh Nguyễn Nguyên Ức, quê làng Cổ Hiền sau dời về phường Thái Bạch, kinh đô Thăng Long, lập nghiệp luôn tại đây. Thế tộc làm Tăng quan, cha tên Huệ Dục làm quan dưới triều Lư đến chức Tả Hữu Nhai Tăng Lục, đạo hiệu là Bảo Giác thiền sư.

Sư tư chất thông minh, học hiểu đến chỗ tinh diệu, xuất gia lúc c̣n nhỏ. Thọ học với Thiền sư Viên Học ở chùa An Quốc, huyện Cổ Hiền, Sư được thầy truyền tâm ấn.

Năm thứ sáu niên hiệu Hội Phong (1097), Sư đậu thủ khoa kỳ thi Tam giáo, sung chức Đại Văn. Đến năm thứ tám niên hiệu Long Phù Nguyên Hóa (1108) Sư lại đứng đầu kỳ tuyển khoa hoằng tài để bổ khuyết Tăng Đạo. Nhà vua quá quí kính muốn đem chính sự giao phó cho Sư, Sư cố từ chối chẳng dám nhận. Vua bèn tiến chức Nội Cung Phụng Truyền Giảng Pháp Sư. Bấy giờ, Sư tùy cơ giảng giải giáo lư, khiến người giác ngộ, phá ngu giải hoặc không c̣n dư thừa. Những người thụ giáo nơi Sư đều nổi tiếng sau nầy.

Năm thứ ba niên hiệu Hội Tường Đại Khánh (1112), sau khi trùng hưng ngôi chùa Diên Thọ, vua sắc Sư làm bài văn bia. Vua mến phục tài, phong Sư lên chức Tả Nhai Tăng Lục.

Năm thứ ba niên hiệu Thiên Thuận (1130), vua Lư Thần Tông triệu Sư vào cung để hỏi việc trị loạn, hưng vong của đất nước. Sư đáp:

- Thiên hạ ví như món đồ dùng, đặt vào chỗ yên th́ yên, đặt vào chỗ nguy th́ nguy, chỉ ở đức vua thực hành khác nhau đó thôi. Đức hiếu sinh của vua nhuần thấm đến nhân dân th́ nhân dân yêu vua như cha mẹ, tôn vua như mặt trời, mặt trăng, thế tức đặt thiên hạ vào chỗ yên vậy.

Sư lại tiếp:

- Việc trị loạn c̣n ở các quan, được ḷng người th́ trị an, mất ḷng người th́ loạn lạc. Tôi trải xem các đế vương đời trước, chưa từng chẳng do dùng quân tử mà được hưng thạnh, v́ dùng tiểu nhân mà bị nguy vong. Xét lư do như thế, không phải tại ngay một sớm một chiều, mà nguyên do của nó phát từ từ đă lâu lắm vậy.

Trời đất không thể làm nóng lạnh ngay, ắt phải dần dần từ xuân sang thu; nhân quân không thể làm trị loạn ngay, ắt phải dần dần từ thiện ác. Các thánh vương đời xưa biết thế, nên bắt chước trời tu đức sửa ḿnh, bắt chước đất chăm tu đức để an dân. Sửa ḿnh là cẩn thận bên trong, run sợ như dẫm đi trên lớp băng mỏng. Yêu dân là kính cẩn công chúng, nơm nớp như cầm roi nắm cương ngựa. Được như thế th́ đâu mà chẳng hưng; nếu trái lại th́ đâu mà chẳng vong. Lư do hưng vong từ từ như thế.

Vua nghe qua rất hài ḷng, lại thăng Sư chức Hữu Nhai Tăng Thống, Tri Giáo Môn Công Sự. Sư nghiêm trang đến gần dâng vua một bài châm để làm qui củ, lúc nào cũng chăm chỉ chưa từng thiếu sót.

Năm thứ năm niên hiệu Thiên Chương Bảo Tự (1137) vua sắp băng, Sư có dự vào hàng Cố mệnh thảo tờ di chiếu. Vua phó thác mọi việc cho Sư.

Năm thứ nhất niên hiệu Thiệu Minh (1138), vua Lư Anh Tông lên ngôi, Thái hậu xét thấy Sư có công lớn nên rất trọng hậu.

Sau, Sư về làng Cổ Hiền tỉnh Nam Định lập ngôi chùa hiệu Quốc Ân trụ tŕ đến già. Những thôn gần đây lấy thuế cung cấp mọi phí dụng cho Sư.

Năm thứ tư niên hiệu Đại Định (1143) nhà vua vinh thăng Sư chức Tả Hữu Nhai Tăng Thống, Nội Cung Phụng Tri Giáo Môn Công Sự, Truyền Giảng Tam Tạng Văn Chương, Ứng Chế Hộ Quốc Quốc Sư và ban tử y.

Ngày 21 tháng 4 năm Tân Mùi, niên hiệu Đại Định (1151), Sư họp chúng từ biệt, không bệnh mà tịch, thọ 72 tuổi.

Tác phẩm của Sư:

          1.- Chư Phật Tích Duyên Sự, 30 quyển.

          2.- Hồng Chung Văn Bi Kư.

          3.- Tăng Gia Tạp Lục, hơn 50 quyển.

          4.- Viên Thông Tập, hơn một ngàn bài thơ.

]


[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]

[Trang chu] [Kinh sach]