[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN SƯ VIỆT NAM

[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]


TRẦN THÁI TÔNG ÔNG VUA THIỀN SƯ

(1218 - 1277)

Trần Thái Tông tên Trần Cảnh, con thứ của Trần Thừa, sinh năm Mậu Dần niên hiệu Kiến Gia thứ tám (1218) triều Lư. Gia thế ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là xă Tức Mặc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định); ông cha làm nghề đánh cá. Nhờ có công dẹp loạn, họ Trần dần dần có thế lực từ đời Lư Cao Tông. Trần Cảnh mới có tám tuổi được Lư Chiêu Hoàng nhận làm chồng và truyền ngôi cho, lấy hiệu là Thái Tông.

Năm Thái Tông lên 20 tuổi, Lư Chiêu Hoàng 19 tuổi đang là Hoàng hậu, bị Trần Thủ Độ ép Thái Tông giáng Chiêu Hoàng làm Công chúa, lấy Thuận Thiên là vợ Trần Liễu (anh ruột Thái Tông) làm Hoàng hậu. Lư do, v́ Thủ Độ nôn nóng Thái Tông có con để kế thừa, mà Chiêu Hoàng chậm con, Thuận Thiên đang mang thai. Trần Liễu phẫn uất nổi loạn tháng giêng năm Bính Thân (1236).       

Do nhiều nỗi khổ và ḷng ray rứt bất an, lúc 10 giờ đêm ngày mồng ba tháng tư năm 1236, vua Thái Tông bỏ ngai vàng, trốn lên núi Yên Tử đi tu. Vua đem theo một số tùy tùng, nói đi để nghe dư luận dân gian, biết rơ sự thực cho dễ bề trị nước. Sang sông, đoàn người đi về phía đông. Bây giờ vua mới nói rơ ư định đi tu với các người tùy tùng và bảo họ trở về. Mọi người đều ngạc nhiên và khóc lóc. Vào khoảng sáu giờ sáng hôm sau vua đến bến đ̣ Đại Than ở núi Phả Lại. Trời sáng, sợ người nhận ra, vua lấy vạt áo che mặt mà qua đ̣, rồi theo đường tắt lên núi. Đến tối, vua vào nghỉ trong chùa Giác Hạnh, đợi sáng lại đi. Khó khăn trèo núi hiểm, lội suối sâu, con ngựa đă yếu không thể lên núi được nữa, vua phải bỏ ngựa vịn vào các tảng đá mà đi. Khoảng hai giờ trưa mới đến chân núi Yên Tử. Sáng hôm sau, vua lên thẳng đỉnh núi và vào tham kiến Thiền sư Trúc Lâm (có lẽ Thiền sư Đạo Viên).

“Thấy Trẫm, Quốc sư mừng rỡ. Người ung dung bảo Trẫm: Lăo tăng ở chốn sơn dă đă lâu, xương cứng mặt gầy, ăn rau răm, nhai hạt dẻ, uống nước suối, vui cảnh núi rừng đă quen, ḷng nhẹ như đám mây nổi, cho nên mới theo gió mà đến đây. Nay bệ hạ bỏ địa vị nhân chủ mà nghĩ đến cảnh quê mùa rừng núi, hẳn là muốn t́m cầu ǵ ở đây cho nên mới đến, phải không? Trẫm nghe lời thầy hỏi, hai hàng nước mắt ứa ra, liền thưa với thầy rằng: Trẫm c̣n thơ ấu, đă sớm mất mẹ cha, trơ vơ đứng trên sĩ dân, không có nơi nào để nương tựa. Lại nghĩ rằng sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất thường, cho nên mới vào đây, chỉ muốn cầu thành Phật, chứ chẳng muốn t́m ǵ khác. Thầy đáp: Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm lắng lặng trí tuệ xuất hiện, đó chính là Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy th́ tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không cần đi t́m cực khổ ở bên ngoài.” (Bài tựa sách Thiền Tông Chỉ Nam)

Hôm sau, Trần Thủ Độ đem các quan lên núi Yên Tử đón vua về kinh. Bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam, Thái Tông viết: “Thấy Trẫm, Trần Công thống thiết nói: Tôi chịu lời ủy thác của Tiên quân, phụng sự nhà vua trong việc làm chủ thần dân. Nhân dân đang mong đợi bệ hạ như con đỏ trông đợi cha mẹ. Huống chi ngày nay các vị cố lăo trong triều đều là họ hàng thân thích, sĩ thứ trong nước ai nấy đều vui vẻ phục tùng, đến đứa trẻ lên bảy cũng biết nhà vua là cha mẹ dân. Vả lại Thái Tổ vừa mới bỏ tôi mà đi, ḥn đất trên nấm mồ chưa ráo, lời dặn ḍ bên tai c̣n văng vẳng, thế mà bệ hạ đă lánh vào chốn núi rừng ẩn cư để cầu thỏa lấy ư chí riêng của ḿnh. Tôi dám nói rằng bệ hạ v́ sự tự tu cho riêng ḿnh mà làm vậy th́ được, nhưng c̣n quốc gia xă tắc th́ sao? Nếu để lời khen suông cho đời sau th́ sao bằng lấy ngay thân ḿnh làm người dẫn đạo cho thiên hạ? Bệ hạ nếu không nghĩ lại, quần thần chúng tôi cùng thiên hạ sẽ xin cùng chết cả trong ngày hôm nay, quyết không trở về.

Trẫm nghe Thái sư và các quần thần bô lăo đều không chịu bỏ Trẫm, cho nên mới đem lời Thái sư mà bạch lại với Quốc sư, Quốc sư cầm tay Trẫm mà nói: Phàm làm đấng nhân quân, th́ phải lấy ư muốn của thiên hạ làm ư muốn của ḿnh, và tâm thiên hạ làm tâm của ḿnh. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ về, bệ hạ không về sao được? Tuy nhiên sự nghiên cứu nội điển xin bệ hạ đừng phút nào quên.

Bởi vậy Trẫm với mọi người trong triều mới trở về kinh, miễn cưỡng mà lên lại ngôi báu. Ṛng ră trong mười năm trời, mỗi khi có cơ hội việc nước nhàn rỗi, Trẫm lại tụ họp các bậc kỳ đức để học hỏi đạo thiền. Các kinh điển của các hệ thống giáo lư chính, không kinh nào là Trẫm không nghiên cứu. Trẫm thường đọc kinh Kim Cương, một hôm đọc đến câu ‘Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm’, buông kinh xuống chiêm nghiệm, bỗng hoát nhiên tự ngộ...”

Thái Tông là ông vua chăm học, trong bài tựa kinh Kim Cương Tam-muội ông viết:

“Trẫm lo việc chăn dân, mỗi lúc gian nan thường lăn lóc trong công việc, quên cả sớm chiều. Công việc th́ có hàng vạn thứ mà th́ giờ nhàn rỗi không có được bao lăm. Siêng công việc, tiếc ngày giờ, Trẫm cố học hành thêm. Chữ nghĩa th́ chưa biết được bao lăm, cho nên ban đêm đến giờ khuya vẫn c̣n phải thức để đọc sách; học sách Nho rồi c̣n học kinh Phật.”

Thái Tông quả là ông vua cần mẫn hiếu học, không buông ḿnh theo dục lạc.

Chẳng những thế, Thái Tông lại là ông vua anh hùng. Năm 1257 giặc Mông Cổ xâm lăng đất nước, Thái Tông đích thân tham gia chỉ huy nhiều trận, có mặt ở cả mọi nơi nguy hiểm, khiến quân sĩ đều nức ḷng chiến đấu. Kết quả quân ta đă đánh tan quân xâm lược, giặc Mông Cổ tháo thân chạy về Vân Nam vào đầu năm 1258. Đây là ông vua vừa đạo đức vừa anh hùng, làm sáng rỡ những trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam.

Sau cuộc chiến, đất nước thái b́nh, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con năm 1258 lên làm Thái thượng hoàng. Từ đây Thái Tông vừa làm cố vấn cho con, vừa lo nghiên cứu tu thiền. Đến lúc vua Trần Thánh Tông đủ sức đảm đang việc nước, ông lui về lập am Thái Vi ở vùng rừng núi Vĩ  Lâm cố đô Hoa Lư để an dân lập ấp và tu hành.

Thái Tông cũng là nhà văn, đời Ngài viết khá nhiều tác phẩm, hiện nay c̣n thấy trong tập Khóa Hư Lục. Thử trích một vài đoạn để chứng thực điều này:

Trong bài Phổ Thuyết Sắc Thân có đoạn:

“Khi xưa tóc mượt má hồng, ngày nay tro xanh xương trắng; khi mưa lệ tưới mây ảm đạm, lúc gió sầu lay nguyệt mơ màng; canh tàn th́ quỉ khóc thần sầu, năm muộn th́ trâu giày ngựa đạp. Đom đóm lập ḷe trong cỏ biếc, côn trùng rên rỉ ngọn dương trơ. Bia đá một nửa phủ rêu xanh, tiều mục đạp ngang thành lối tắt...”

Hoặc đoạn khác trong bài Phổ Khuyến Phát Bồ-đề Tâm:

“Công danh cái thế, chẳng qua một giấc mộng dài, phú quí kinh người, khó tránh ‘vô thường’ hai chữ. Tranh nhân chấp ngă, rốt cuộc là không; khoe giỏi khoe hay rốt cùng chẳng thực. Tứ đại ră rời thôi già trẻ, núi khe ṃn mỏi hết anh hùng. Tóc xanh chưa mấy mà mầu bạc đă pha, kẻ mừng mới đi mà người điếu đă tới. Một bao máu mủ, bao năm khổ luyến ân t́nh; bảy thước xương khô, mặc sức xan tham tiền của. Thở ra không hẹn thở vào, ngày nay không tin ngày kế; trôi nổi sông yêu giờ nào nghỉ, nấu nung nhà cháy biết bao thôi ?”

Thái Tông là một Thiền sư có tầm cỡ. Đầu tiên Ngài đă ngộ câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương. Sau Ngài c̣n tập họp các bậc kỳ đức để tham vấn thiền. Những năm làm Thái thượng hoàng, Ngài có th́ giờ nghiên tầm thấu suốt, cho nên có người tham vấn, liền đáp một cách tự tại. Nghe danh Ngài, vị tăng Đức Thành người Tống đến hỏi:  

- Đức Thế Tôn chưa rời Đâu-suất đă giáng vương cung, chưa ra khỏi thai mẹ độ hết chúng sanh là thế nào?

 Ngài đáp:

          -Ngàn sông có nước, ngàn sông nguyệt,

          Muôn dặm không mây muôn dặm trời.

          (Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt,

          Vạn lư vô vân vạn lư thiên.)

 Tăng khác hỏi:- Được trên phần của học nhân có tu chứng chăng?

Ngài đáp:

          - Nước chảy xuống non nào có ư,

          Mây ra khỏi núi vốn không tâm.

          (Lưu thủy hạ sơn phi hữu ư,

          Bạch vân xuất tụ bản vô tâm.)

Đến niên hiệu Bảo Phù thứ năm (1277), Ngài tịch, thọ 60 tuổi. Ngài viết những tác phẩm:

          1) Thiền Tông Chỉ Nam

          2)  Kim Cương Tam-muội Kinh chú giải

          3)  Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi

          4)  B́nh Đẳng Lễ Sám Văn

          5)  Khóa Hư Lục

          6)  Thi Tập

?

Phiên âm: (TRẦN THÁI TÔNG) PHỔ THUYẾT SẮC THÂN

Chư nhân đẳng, thân vi khổ bản, chất thị nghiệp nhân. Nhược tự dĩ thử vi chân, dă thị nhận tặc tác tử.

Nhĩ khả tử tế khan lai, chỉ giá sắc thân vị nhập bào thai chi nhật, na xứ đắc hữu? Cái do niệm khởi duyên hội, ngũ uẩn hợp thành, thể mạo vọng sinh, h́nh dung giả xuất, vong chân vong bản, hiện ngụy hiện hư. Hoặc nữ hoặc nam, hoặc nghiên hoặc xú, tận thị túng tâm phóng khứ, đô vô thoái bộ hồi qui, khu tŕ sinh tử lộ đầu, thất khước bản lai diện mục. Do thị cung mâu ngoại nhận, thùy tri cố thủ nội khan. Lai thời sinh thị hóa sinh, đáo xứ mộng trung thuyết mộng. Ba ba lục lục, dịch dịch thông thông; dĩ huyễn vi chân, bội không xu sắc, khô lâu thược tháp hoa trâm ngọc; xú b́ đại đới xạ huân lan. Tiển la ỷ khỏa nùng huyết nẵng, điều diên hoa ngự thỉ niệu thung. Như tư ngoại sức, chung thị uế căn. Bất năng giá lư tự tàm; phản hướng cá trung trước ái.

Chư nhân đẳng! Đại tợï cơ quan khối lỗi, toàn bằng ti tuyến khiên trừu; lộng lai lộng khứ dữ sinh đồng, phóng hậu thu thời chân tử dạng. Tự khởi vạn ban kế hiệu, đô duyên lục tặc giao công; bất ưu lăo bệnh tử lai, quản tham tửu sắc tài khứ. Đồ cạnh dăng đầu oa giác, cam vi lợi tỏa danh cương. Nhật gian phí tận hănh cầu, dạ lư phiên thành mộng tưởng. Tích đắc nghiệp cấu như tỉnh, bất tri mấn phát tợ sương. Nhất triêu hoạn nhiễm trầm kha, bách tuế chung qui đại mộng. Tâm can đổng thống, phản nhược oan thù; cơ thể suy vi chân như ngạ quỉ. Thượng dục kỳ thân đảo mệnh, bất tri sát vật thương sinh. Tương kỳ nhất thế đẳng trường tùng, bất giác tứ chi chân lậu ốc. Hồn phách tuy qui quỉ giới, thi hài do ủy nhân gian. Phát mao trảo xỉ vị cập tiêu, thế thóa tân dịch tiên bính xuất. Hủ lạn tắc lưu nùng lưu huyết; ô uế tắc huân địa huân thiên. Băo hắc bất kham quan, ứ thanh chân khả ố. Bất luận bần phú, đồng nhập tử vong. Hoặc tàng ư thất tắc trùng xuất hủ sinh, hoặc khí ư lộ tắc nha xan khuyển thực. Thế nhân giai yểm tị nhi quá, hiếu tử phản lũy ly dĩ tàng; thập cốt thâu hài, yểm cách mai tủy. Quan liệm phó nhất tinh dă hỏa, thổ đôi táng vạn lư hoang sơn. Tích thời lục mấn chu nhan; kim nhật thanh khôi bạch cốt. Lệ vũ sái thời vân thảm thảm, bi phong động xứ nguyệt vi vi. Dạ lan tắc quỉ khốc thần sầu, tuế cửu tắc ngưu tàn mă tiễn. Huỳnh hỏa chiếu khai thanh thảo lư, cung thanh ngâm đoạn bạch dương sao. Bi minh bán một tỏa thanh đài, tiều mục đạp xuyên thành khê kính. Nhậm thị văn chương cái thế, túng nhiêu tài mạo khuynh thành. Đáo đầu khởi hữu dị đồ, triệt để dă đồng nhất trước. Nhăn bị sắc khiên qui kiếm thụ, nhĩ tùy thanh dẫn thượng đao sơn. Tị đầu khứu trước xú yên tinh, thiệt lư khiết lai thiết hoàn nhiệt. Thân khiếp dương đồng câu quán khái; ư toan hỏa hoạch mỗi ngao tiên. Nhân gian lịch tận bách xuân thu, ngục nội phương vi nhất trú dạ.

Nhược thị tác gia cụ nhăn, trực tu tảo cấp hồi quan. Phiên thân khiêu xuất tử sinh kḥa; đàn chỉ liệt khai ân ái vơng. Túng nhĩ nam, túng nhĩ nữ tổng thị kham tu; nhậm cừ trí nhậm cừ ngu tận giai hữu phận. Nhược vị đạt Phật tâm tổ ư, thả tiên bằng tŕ giới niệm kinh; cập Phật diệc phi, Tổ diệc phi tắc giới hà tŕ kinh hà niệm. Cư huyễn sắc diệc danh chân sắc, xử phàm thân dă thị pháp thân; phá lục tặc vi lục thần thông, du bát khổ tác bát tự tại. Tuy ngôn nhậm ma nhi nhân nhân kư nhập giá sắc thân lư, khứ dă thị nan nan.

Chư nhân đẳng ! Chỉ giá sắc thân, hựu tác thập ma sinh thoát dă? Nhược vị năng thoát tu lai thính thủ.

Kệ viết:

          Vô vị chân nhân xích nhục đoàn

          Hồng hồng bạch bạch mạc tương man

          Thùy tri vân quyện, trường không tịnh

          Thúy lộ thiên biên, nhất dạng san.

Dịch: NÓI RỘNG SẮC THÂN

Hết thảy các người! Thân là gốc khổ, thể chất là nhân nơi nghiệp, nếu tự cho nó là thật, cũng là nhận giặc làm con.

Các ông nên chín chắn xem, chỉ sắc thân này khi chưa vào bào thai th́ nơi nào được có. Bởi do niệm khởi duyên hội, năm uẩn hợp thành, thể mạo vọng sanh, h́nh dung giả có. Quên thật quên gốc, hiện giả hiện dối, hoặc nữ hoặc nam, hoặc đẹp hoặc xấu. Trọn là buông tâm chạy đi, toàn không một bước trở về, chạy rong trên đường sinh tử, mất tuốt “bản lai diện mục”. Do đó, giương mắt nh́n bên ngoài, ai biết xoay đầu ngó lại bên trong. Khi lại, sanh là hóa sanh. Nơi đến, trong mộng nói mộng, lăng xăng lộn xộn, vội vội vàng vàng, lấy giả làm chân, trái không đến sắc. Đầu sọ khô cài hoa giắt ngọc, túi da hôi ướp xạ xông hương, cắt lụa là che đăy máu tanh, giồi son phấn át thùng phân thúi. Trang sức như thế trọn là gốc nhớp. Không thể nơi đây tự thẹn, lại hướng trong ấy mến yêu.

Hết thảy các người! Giống hệt con rối, đều nhờ sợi tơ kéo rút, đùa đến đùa đi cùng sanh một thứ, sau khi buông đi thật là dáng chết. Tự khởi muôn việc tính toán, đều do lục tặc công phá. Chẳng lo già bệnh chết đến, chỉ thích sắc tài rượu thịt. Luống đua đầu lằng sừng ốc (Đầu lằng sừng ốc: cái lợi nhỏ nhoi.)cam chịu lợi ràng danh buộc. Trọn ngày dồn sức mong cầu, tối lại trở thành mộng tưởng. Chất chứa nghiệp dơ như giếng, chẳng biết tóc bạc như sương. Một hôm bệnh nặng trầm kha, trăm năm trọn về mộng lớn. Tim gan đau đớn dường thể oán thù, thân thể ốm gầy giống như quỉ đói. C̣n muốn cầu đảo sống dai, nào biết sát sinh hại mạng. Chỉ mong biết đời sống như tùng bá, đâu ngờ thân thể ví tựa nhà xiêu. Hồn phách tuy về cơi quỉ, thi hài vẫn c̣n ở nhân gian, tóc lông răng móng chưa kịp tiêu, đàm dăi máu me đều chảy trước. Rữa nát th́ máu mủ chảy trào, hôi hám ắt xông trời xông đất, đen nám chẳng dám nh́n, xanh bầm thật đáng tởm. Chẳng luận giàu nghèo đồng vào cơi chết, hoặc để trong nhà th́ gịi đục tửa sinh, hoặc ném ra đường quạ ăn chó xé. Người đời đều bịt mũi đi qua, con hiếu th́ lấy chiếu mền quấn giấu. Nhặt thu hài cốt, chôn cất thịt xương. Quan quách phó cho đóm lửa ma trơi nơi hoang dă, mả mồ giao cho muôn dặm núi sông. Khi xưa tóc đen má ửng, ngày nay xương trắng tro đen. Khi mưa lệ rơi th́ mây sầu thê thảm, lúc gió buồn thổi th́ trăng sáng hắt hiu. Đêm vắng th́ quỉ khóc thần sầu, năm dài th́ ngựa giày trâu đạp. Lửa đom đóm lập ḷe trong đám cỏ xanh, tiếng dế ngâm nỉ non cạnh hàng dương liễu. Bia ghi nửa ch́m, rêu xanh phủ, tiều phu dậm măi thành lối ṃn. Dầu cho văn chương cái thế, giả sử tài sắc nghiêng thành, chung cuộc đâu có đường khác, cuối cùng cũng chỉ một lối đi. Mắt bị sắc dẫn trèo lên cây kiếm; tai theo tiếng lôi tiến lên núi đao; lỗ mũi ngửi toàn mùi hôi hám; trong lưỡi ăn sắt nóng nuốt hoài; thân khiếp sợ nước đồng sôi nóng dội; ư chua cay vạc dầu sôi nung nấu. Nhân gian trọn một trăm năm, trong địa ngục mới là sáng tối.

Nếu người tác gia đủ mắt, cần phải sớm gấp hồi quang, chuyển thân nhảy khỏi ṿng sanh tử, khoảng khảy tay cắt đứt lưới ái ân. Dù là nam hay nữ thảy đều tu được; dẫu rằng trí hay ngu trọn đều có phần. Nếu chưa đạt được Phật tâm, Tổ ư, hăy trước nương tŕ giới tụng kinh. Đến lúc Phật cũng chẳng phải, Tổ cũng chẳng phải, th́ giới ǵ tŕ, kinh nào tụng. Nơi sắc huyễn cũng là chân sắc, ở thân phàm cũng là thân Phật. Phá sáu thức làm sáu thần thông, dạo tám khổ (Tám khổ là: sanh ,lăo ,bệnh, tử, cầu chẳng được, thương yêu chia ĺa, oán thù chung hội, thân năm ấm hưng thịnh.)thành tám tự tại (Tám tự tại: Một thân hiện nhiều thân như số vi trần. - Thân nhiều như vi trần ở khắp các cơi Phật. - Thân lớn của Phật đến các thế giới. - Phật hiện vô số thân. - sáu căn hỗ dụng. - Phật đạt tất cả pháp vẫn như không được. - Phật thuyết pháp tự tại.). Tuy nói thế ấy, mà mỗi người vào trong sắc thân rồi, bỏ đó thật khó thay !

Hết thảy các người! Chỉ sắc thân này lại làm sao giải thoát ? Nếu chưa giải thoát, cần phải nghe đây:

          Vô vị chân nhân thịt đỏ au,

          Hồng hồng bạch bạch chớ lầm nhau.

          Ai hay mây cuộn, không toàn tịnh,

          Sương biếc bên trời, một núi xanh.

?

Phiên âm: PHỔ KHUYẾN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

Phù thế chi chí quí giả, duy kim ngọc nhĩ. Nhiên sát kỳ sở trọng, thẩm kỳ sở tích phản bất cập ư thân mệnh giả dă. Giả như hữu phú quí gia nhân bái vi đại tướng, dụng hoàng kim vi giáp dĩ bị kỳ thân. Chí lâm chiến chi nhật, binh nhận kư nhiếp chi thời, hoặc khí giáp duệ binh nhi tẩu, kư đắc toàn ư nhất thân nhi dĩ, nhi hoàng kim chi giáp khởi hạ cố tai! Năi tri hoàng kim chi trọng bất túc dĩ tỷ thân mệnh giả, thử chi vị dă.

Kim giả bất nhiên phản quí kỳ vật nhi tiện kỳ thân, bất tri kỳ thân, hữu nan phùng giả tam. Hà giả vi tam ?

Nhất giả, lục đạo chi trung duy nhân vi quí. Chí nhăn quang lạc địa chi thời, hôn hôn mộng mộng, bất tri sở xu. Hoặc nhập địa ngục, a-tu-la, ngạ quỉ, súc sinh chi đạo, bất đắc vi nhân, thị nhất nan phùng dă.

Nhị giả, kư đắc vi nhân, hoặc sinh man di chi xứ, dục tắc đồng xuyên, ngọa tắc đồng sàng, tôn ti hỗn xử, nam nữ tạp cư; bất bị nhân phong, bất điều thánh hóa. Thử nhị nan phùng dă.

Tam giả, kư đắc sinh ư trung quốc, lục căn bất cụ, tứ thể bất toàn, manh lung ám á, sậm sước luy loan, khẩu tị tinh chiên, thân h́nh xú lạn; sư bất dữ cận, chúng mạc nan thân. Tuy cư hoa hạ chi trung, nhược xử cùng hoang chi ngoại. Thử tam nan phùng dă.

Kim kư vi nhân đắc sinh ư trung quốc, hựu lục căn toàn cụ, khởi bất vi quí hồ ? Phàm thế chi nhân, mỗi khu khu ư danh lợi chi đồ, thương kỳ thần lao kỳ h́nh; khí kỳ thân mệnh chi chí trọng, dịch ư tài hóa chi chí khinh; dữ thực bỉnh vong thê, hàm phạn vong giáp, hữu hà dị tai ! Tuy ngôn thân mệnh chi chí trọng, do vị túc trọng ư chí đạo giả dă. Cố Khổng Tử viết: Triêu văn đạo, tịch tử khả hỷ. Lăo Tử viết: Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vị ngô hữu thân. Thế Tôn cầu đạo xả thân cứu hổ, khởi phi tam thánh nhân khinh thân nhi trọng đạo giả tai ! Ô hô ! Thân mệnh chi chí trọng nhi thượng ưng xả cầu vô thượng bồ-đề, huống kim ngọc tài bảo chi chí khinh hựu hà tích tai! Hu, thập thất chi ấp thượng hữu trung tín, cử thế chi nhân khởi vô thông minh kiệt tuệ giả hồ ? Thảng văn tư ngôn, cố đương mẫn học, vật tự tŕ nghi. Kinh vân : nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục, thâm khả thống tai ! Cố Khổng Tử hữu ngôn : Nhân nhi vô vi, ngô mạt như chi, hà dă dĩ hĩ  !

Tường phù bách niên quang ảnh toàn tại sát-na; tứ đại huyễn thân, khởi năng trường cửu. Mỗi nhật trần lao mịch mịch, chung triêu nghiệp thức mang mang. Bất tri nhất tính chi viên minh; đồ sính lục căn chi tham dục. Công danh cái thế, vô phi đại mộng nhất trường, phú quí kinh nhân, nan miễn vô thường nhị tự. Tranh nhân tranh ngă, đáo để thành không; khoa hội khoa năng, tất cánh phi thật.

          Phong hỏa tán thời vô lăo thiếu,

          Khê sơn ma tận kỷ anh hùng.

Lục mấn vị kỷ nhi bạch phát tảo xâm; hạ giả tài lâm nhi điếu giả tùy chí. Nhất bao nùng huyết trường niên khổ luyến ân t́nh; thất xích độc lâu tứ ư xan tham tài bảo. Xuất tức nan kỳ nhập tức, kim triêu bất bảo lai triêu.

          Ái hà xuất một kỷ thời hưu

          Hỏa trạch ưu tiên hà nhật liễu.

Bất nguyện xuất ly nghiệp vơng, chỉ nhân vị hữu công phu. Diêm-la vương hốt địa lai truy, Thôi tướng công khởi dung triển hạn. Hồi thủ gia thân đô bất kiến, đáo đầu nghiệp báo tự thừa đương. Quỷ vương ngục tốt nhất nhậm khi lăng; kiếm thụ đao sơn cánh vô thôi để. Hoặc nhiếp Ốc tiêu sơn hạ, hoặc tại Thiết vi sơn gian. Thụ hoạch thang tắc vạn tử thiên sinh; tao thóa hạp tắc nhất đao lưỡng đoạn. Cơ thôn nhiệt thiết, khát ẩm dung đồng. Thập nhị thời cam thụ khổ tân; ngũ bách kiếp bất kiến đầu ảnh. Thụ túc tội nghiệp, phục nhập luân hồi. Đốn thất cựu thời nhân thân, hoán khước giá hồi b́ đại. Phi mao đới giác, hàm thiết phụ yên; dĩ nhục cung nhân, dụng mệnh hoàn trái. Sinh bị đao châm chi khổ, hoạt tao thang hỏa chi tai; hỗ tích oan khiên, đệ tương thực hám. Na thời truy hối, học đạo vô nhân. Hà như trực hạ thừa đương, mạc đăi kim sinh sa quá. Thích Ca Văn Phật, xả hoàng cung nhi trực văng Tuyết Sơn, cư sĩ Bàng Công, tương gia tài nhi tất trầm thương hải. Chân Vũ bất thống vương vị duy vụ tu hành; Lă Công kư tác thần tiên  thượng cần tham vấn. Tô học sĩ thường thân Phật Ấn, Hàn Văn Công chung lễ Đại Điên. Bùi công đoạt hốt ư Thạch Sương, Pḥng Tướng vấn pháp ư Quốc Nhất. Diệu Thiện bất chiêu pḥ mă, thành Phật vô nghi; Lục Tổ tương ngộ khách nhân, thính kinh đốn ngộ. Thiền đạo nhược vô huống vị, thánh hiền hà khẳng qui y ? Hoa Lâm cảm nhị hổ tùy thân, Đầu Tử hữu tam nha báo hiểu. Lư trưởng giả giải kinh nhi thiên trù tống thực, Tu-bồ-đề đả tọa nhi Đế Thích tán hoa. Đạt-ma chích lư tây qui, Phổ Hóa giao linh đằng khứ. La Hán lai tham ư Ngưỡng Sơn Ḥa thượng. Nhạc đế thụ giới ư Tư Đại thiền sư. Kính Sơn chí kim do thị Long vương đả cúng, Tuyết Phong văng tích năng sử mộc nhân khai sơn. Thử giai dĩ nghiệm chi nhân do, thiết mạc tự khinh nhi thoái khuất. Dă hồ thượng thính Bách Trượng pháp, loa sư do hộ Kim Cương kinh. Thập thiên du ngư văn Phật hiệu nhi hóa vi thiên tử, ngũ bách biển bức thính pháp âm nhi tổng tác thánh hiền. Măng văn sám dĩ sinh thiên, long thính kinh nhi ngộ đạo. Bỉ vật thượng năng lĩnh ngộ, huống nhân hà bất hồi tâm. Hoặc hữu mai đầu khiết phạn nhi không quá nhất sinh; hoặc hữu thác lộ tu hành nhi bất tỉnh giá ư. Khởi thức Bồ Đề giác tính cá cá viên thành; tranh tri bát nhă thiện căn nhân nhân cụ túc. Mạc vấn đại ẩn tiểu ẩn, hưu biệt tại gia xuất gia. Bất câu tăng tục nhi chỉ yếu biện tâm, bản vô nam nữ hà tu trước tướng. Vị minh nhân vọng phân tam giáo, liễu đắc để đồng ngộ nhất tâm: Nhược năng phản chiếu hồi quang, giai đắc kiến tánh thành Phật. Hựu huống nhân thân dị thất, Phật pháp nan phùng. Dục siêu lục đạo chi chu lưu, duy hữu nhất thừa chi tiệp kính. Tu cầu chính kiến, mạc tín tà sư. Ngộ liễu phương thị nhập đầu, hành đắc thủy năng thoát tục. Bộ bộ đạp trước thực địa, đầu đầu đỉnh đới hư không. Dụng thời tắc vạn cảnh toàn chương, phóng hạ tắc nhất trần bất lập. Siêu sinh tử bất tương quan chi địa, liễu quỉ thần thư bất phá chi cơ.

Thị phàm thị thánh nhi đồng nhập lộ đầu, hoặc oán hoặc thân nhi cộng nhất tị khổng. Như tư thực ngộ, thượng trệ bán đồ, hưu thuyết hướng thượng tam huyền, yếu liễu mạt hậu nhất trước. Thả đạo tức kim hoán nả cá tố mạt hậu nhất trước ?

          Thanh sơn đê xứ kiến thiên khoát

          Hồng ngẫu khai thời văn thủy hương.

Dịch: RỘNG KHUYẾN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ

Ở đời cái quí tột chỉ là vàng ngọc mà thôi. Nhưng xét kỹ chỗ quí tiếc ấy, chẳng bằng thân mạng. Ví như có người giàu sang được phong làm đại tướng, dùng vàng ṛng làm giáp để che đỡ cho thân. Đến khi lâm chiến binh đao bị thua, hoặc cởi giáp ném gươm mà chạy, mong được thân mạng an toàn mà thôi, giáp vàng ṛng đâu rảnh nghĩ tiếc. Mới biết, cái quí vàng ṛng chẳng bằng cái quí thân mạng, đây là thực vậy.

Ngày nay th́ không thế, trái lại quí vật kia mà khinh thân này. Chẳng biết thân này khó được có ba. Thế nào là ba ?

1- Trong lục đạo chỉ người là quí, đến khi nhắm mắt đi rồi, mờ mờ mịt mịt chẳng biết chỗ đến. Hoặc vào đường địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, a-tu-la chẳng được làm người. Đây là cái khó được thứ nhất.

2- Đă được làm người, lại sanh nơi mọi rợ, tắm th́ đồng sông, ngủ th́ chung giường, trật tự tôn ty không có, nam nữ lẫn lộn, chẳng được phong tục nhân thuần, chẳng nghe chư thánh giáo hóa. Đây là cái khó được thứ hai.

3- Đă được sanh nơi phồn thịnh mà sáu căn không đủ, thân thể tật nguyền, mù, điếc, câm, ngọng, què, thọt, c̣ng, gù; miệng mũi hôi tanh, thân h́nh nhơ nhớp. Thầy chẳng được gần, chúng chẳng được thân. Tuy ở nơi phồn thịnh dường thể ở ngoài quê vắng. Đây là cái khó được thứ ba.

Nay đă làm người, được sanh nơi phồn thịnh lại đầy đủ sáu căn, đâu chẳng là quí sao? Người đời luôn luôn đuổi theo con đường danh lợi, luống nhọc xác tổn thần, đem thân mạng rất quí báu này làm tôi tớ cho tiền của đáng khinh. Sánh với người ăn bánh quên vợ, ngậm cơm quên môi nào có khác ǵ. Tuy thân mạng thực là quí trọng, vẫn chưa quí trọng bằng đạo tối cao. Cho nên Khổng Tử nói: “Sớm nghe đạo chiều chết cũng vui.” Lăo Tử nói: “Tôi sở dĩ có hoạn lớn, v́ tôi có thân.” Thế Tôn thuở xưa cầu đạo xả thân cứu cọp đói. Đâu chẳng phải ba bậc thánh nhân đều khinh thân mà trọng Đạo đó sao? Than ôi ! Thân mạng thật là quí trọng c̣n phải xả để cầu Vô thượng Bồ-đề, huống là vàng ngọc, tiền của đáng khinh mà lại tiếc sao? Ôi trong ấp mười nhà vẫn có người trung tín, huống là cả thế gian há không có người thông minh sáng suốt hay sao ? Đă nghe lời này, cần phải gắng học, chớ nên nghi ngờ chậm trễ. Kinh nói: “Một phen mất thân người, muôn kiếp chẳng được lại”, thật là thống thiết. Cho nên Khổng Tử   nói : “Người không chịu làm, tôi chẳng làm ǵ, cam đành thôi vậy.”

Rơ ràng thời gian trăm năm, toàn ở trong sát-na, thân huyễn tứ đại đâu thể lâu dài. Mỗi ngày ch́m đắm trong trần lao, mỗi lúc nghiệp thức càng mênh mông vô tận. Chẳng biết một tánh viên minh, luống theo sáu căn tham dục. Công danh cái thế cũng chỉ là một trường đại mộng, phú quí kinh nhân khó khỏi vô thường hai chữ. Tranh nhân tranh ngă rốt cuộc thành không, khoe giỏi khoe hay cứu cánh chẳng thật.

          Gió lửa khi tan không già trẻ

          Núi sông bại hoại mấy anh hùng.

Đầu xanh chưa mấy lúc tóc bạc đă sớm điểm sương; ngày vui vừa đến th́ ngày điếu cũng đi theo. Một bao máu mủ nhiều năm khổ luyến ân t́nh, bảy thước h́nh hài buông ḷng tham mê tài bảo. Thở ra khó mong được hít vào, ngày nay không bảo đảm ngày mai.

          Sông yêu ch́m nổi lúc nào thôi,

          Nhà lửa đốt thiêu bao giờ tắt ?

Chẳng nguyện vượt ra lưới nghiệp, chỉ v́ chưa có công phu. Vua Diêm-la chợt truy t́m, Thôi tướng công há cho triển hạn. Ngoái đầu nh́n người thân chẳng thấy, đến đây rồi nghiệp báo tự mang. Quỉ vương ngục tốt mặc sức khảo tra, cây kiếm núi đao khôn chống đỡ. Hoặc nhốt dưới ngọn núi lửa, hoặc giam trong núi Thiết Vi. Vào vạc dầu sôi muôn kiếp ngàn đời, bị chặt chém một đao thành hai khúc. Đói nuốt hoàn sắt nóng, khát uống nước đồng sôi. Suốt ngày luôn chịu khổ đau, năm trăm kiếp chẳng thấy h́nh bóng. Trả xong tội nghiệp, trở vào luân hồi. Bỗng mất thân người khi trước, trở lại mang lấy đăy da. Đội lông mang sừng, hàm sắt dây yên, lấy thịt nuôi người, dùng mạng trả nợ. Sanh bị khổ dao bầm chày nện, sống bị nạn nước sôi lửa bỏng. Hằng chứa oán thù, thay nhau ăn nuốt. Khi đó mới hối hận học đạo không nhân.

Chi bằng ngay đây tu tập, chớ để đời này trôi qua. Đức Phật Thích-ca trước bỏ hoàng cung đi thẳng vào núi Tuyết. Cư sĩ Bàng Long Uẩn đem gia tài đổ xuống biển sâu. Chân Vũ chẳng thiết ngôi vua chỉ cầu tu hành. Lữ Công đă làm thần tiên vẫn c̣n tham vấn. Tô Đông Pha thường gần Phật Ấn, Hàn Văn Công lại lễ Đại Điên, Bùi Công bị đoạt hốt nơi Thạch Sương; Pḥng Tướng hỏi pháp ở Quốc Nhất. Diệu Thiện không nhận pḥ mă, thành Phật chẳng ngờ. Lục Tổ mới gặp khách nghe kinh liền tỉnh ngộ. Đạo Thiền nếu không thú vị, hiền thánh sao chịu qui y. Hoa Lâm cảm hóa hai cọp theo luôn. Đầu Tử có ba con chim báo sáng. Lư trưởng giả giải kinh mà Thiên trù dâng cơm. Tu-bồ-đề ngồi yên mà Đế Thích tán hoa. Đạt-ma một chiếc dép về Tây. Phổ Hóa rung chuông bay đi. La-hán đến tham vấn với Ḥa thượng Ngưỡng Sơn. Nhạc Đế qui y với Thiền sư Tư Đại. Cảnh Sơn đến nay vẫn được Long vương thỉnh cúng. Tuyết Phong ngày xưa hay sai người gỗ phá non. Đây là những nguyên do để nghiệm biết, chớ tự khinh mà lui sụt.

Chồn hoang c̣n nghe Bá Trượng nói pháp. Loài ốc ṣ vẫn biết hộ kinh Kim Cang. Mười ngàn con cá nghe danh hiệu Phật được hóa làm con trời. Năm trăm chim quạ nghe tiếng pháp thảy được làm hiền thánh. Măng xà nghe sám hối được sanh thiên. Rồng nghe kinh mà ngộ đạo. Chúng là loài vật c̣n hay lănh ngộ, huống là người sao chẳng hồi tâm.

Hoặc có người vùi đầu trong ăn uống, qua mất một đời. Hoặc có người trên đường tu hành lầm lẫn, mà không thức tỉnh. Đâu biết, tánh giác Bồ-đề mỗi mỗi viên thành, nào hay căn lành Bát-nhă người người đầy đủ. Chớ luận đại ẩn tiểu ẩn, thôi phân tại gia xuất gia. Chẳng cuộc người tăng kẻ tục, chỉ cốt nhận được bản tâm. Vốn không có nam nữ, đâu cần chấp tướng. Người chưa rơ dối chia tam giáo, liễu được rồi đồng ngộ nhất tâm. Nếu hay phản chiếu hồi quang, đều được kiến tánh thành Phật.

Huống là thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Nếu muốn vượt khỏi ḍng quanh lục đạo, chỉ có con đường tắt nhất thừa. Cần t́m chánh kiến, chớ tin tà sư. Ngộ rồi mới là vào cửa, hành được mới hay thoát tục. Bước bước đạp đến đất thật, đầu đầu đều đội hư không. Khi dùng th́ muôn cảnh toàn bày, buông đi th́ mảy bụi chẳng lập. Vượt đến chỗ không c̣n tương quan sanh tử, cơ liễu ngộ quỉ thần nh́n chẳng ra. Là phàm là thánh đồng vào đường này, hoặc oán hoặc thân cùng chung một lỗ mũi. Thật ngộ như thế, c̣n kẹt giữa đường. Thôi nói tam huyền hướng thượng, cốt rơ một câu rốt sau. Hăy nói hiện nay cái ǵ là “một câu rốt sau”?

          Non xanh chốn ấy thấy trời rộng,

          Sen đỏ nở rồi nghe mùi thơm.

]


[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]

[Trang chu] [Kinh sach]