[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN SƯ VIỆT NAM

[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]


Thiền Sư  ĐẠO TRUNG THIỆN HIẾU

(TỔ ĐỈA)-(Đời thứ 38, tông Lâm Tế)

Thiền sư Thiện Hiếu húy Đạo Trung, thường được tôn gọi là Tổ Đỉa, thuộc phái thiền Lâm Tế ở Đàng Trong thế hệ thứ 38.

Hiện chưa biết rơ tên tục, quê quán và hành trạng, chỉ biết rơ Tổ Đỉa là vị khai sơn chùa Linh Sơn trên núi Bà Đen (Tây Ninh) và chùa Long Hưng (thường được gọi là chùa Tổ) ở tỉnh Sông Bé.

Theo truyền thuyết, Thiền sư Thiện Hiếu từ chùa Bà Tang (?) đi qua chùa núi Bà Đen (Tây Ninh), thường ghé nghỉ tạm dưới một gốc cây trâm ở ven “Bưng Đỉa”, thuộc Cầu Định (tỉnh Thủ Dầu Một ngày xưa). Gọi là Bưng Đỉa v́ vùng bưng này đất ph́ nhiêu nhưng có rất nhiều đỉa. Nông dân ở Bưng Đỉa nghèo nàn v́ thiếu ruộng trồng lúa trong khi bưng lại bỏ hoang v́ đỉa. Dù nghèo nhưng nông dân ở đây thấy Sư thường nghỉ đêm ở gốc cây trâm ven b́a Bưng Đỉa nên phát tâm dựng cho Sư một am tranh để nghỉ ngơi trên đường vân du hoằng hóa. Trong lúc đó, Sư thấy dân ở địa phương có được một vùng đất bưng ph́ nhiêu và rộng lớn nhưng lại phải bỏ hoang v́ nạn đỉa nhiều. Một hôm, Sư ra giữa Bưng Đỉa ngồi thiền để cầu nguyện cho các con đỉa ở đó được văng sanh, cho bưng bớt đỉa hầu giúp dân chúng có thể làm ruộng trồng lúa được.

Khi Sư ngồi thiền, đỉa bu quanh và ḅ lên ḿnh Sư rất nhiều, nhưng Sư vẫn an nhiên tiếp tục ngồi như không. Trong các con đỉa bám vào ḿnh Sư, có một con đỉa trắng rất to (có lẽ là đỉa chúa) ḅ lên nằm ngay trên đỉnh đầu của Sư. Sư vẫn tiếp tục ngồi thiền, con đỉa trắng to từ đỉnh đầu Sư rơi xuống nước và chết, một số đỉa nhỏ khác quanh đó cũng tự nhiên chết. Sau đó, vùng Bưng Đỉa, số đỉa giảm dần và người dân địa phương bắt đầu xuống bưng làm ruộng được và dần dần vùng Bưng Đỉa bị bỏ hoang trở thành một vùng ruộng lúa ph́ nhiêu, người dân địa phương trồng trọt được, làm ăn phát đạt và sung túc hơn. Từ đó dân địa phương tôn gọi Sư là “Tổ Đỉa”. [Lúc c̣n đương thời, dân địa phương v́ tôn quí Sư nên gọi Sư là Tổ, Sư không cho và dạy khi nào Sư tịch đem thiêu nếu c̣n để lại một cánh tay th́ hăy gọi Sư là Tổ. Quả nhiên khi Sư tịch đem thiêu c̣n lại một cánh tay, chứng tỏ Sư là người đă đắc đạo]Năm Giáp Dần (1794) dân địa phương bỏ am tranh của Tổ Đỉa, lập thành một ngôi chùa lớn, được Tổ đặt tên là Long Hưng, nhưng dân địa phương ít gọi tên chùa Long Hưng mà thường gọi là chùa Tổ.

Theo lời truyền Tổ Đỉa lập tất cả bảy ngôi chùa (hiện chúng ta chỉ biết hai chùa: Linh Sơn và Long Hưng).

Ngày 20 tháng 12 năm Kỷ Mùi [Năm Kỷ Mùi có thể là năm 1859 hay 1799] vào giờ Mùi, Tổ Đỉa viên tịch tại chùa Long Hưng. Đồ chúng lập tháp thờ trong khuôn viên chùa.

]

Thiền Sư  NHƯ NHĂN TỪ PHONG

(1864 - 1938)-(Đời thứ 39, tông Lâm Tế)

Thiền sư Từ Phong, húy Như Nhăn, tên là Nguyễn Văn Tường, sanh năm Giáp Tư (1864), niên hiệu Tự Đức thứ 18, tại thôn Đức Ḥa thượng (sông Tra), tổng Dương Ḥa thượng, huyện B́nh Dương, tỉnh Gia Định (quận Đức Ḥa, tỉnh Long An sau này).

Cha mẹ là nông dân, năm Canh Th́n (1880), cha mẹ định lo cưới vợ cho, nhưng Nguyễn Văn Tường bỏ nhà lên chùa Thiền Lâm tại làng Hiệp Ninh quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh qui y thọ giáo với Thiền sư Minh Đạt. Sau khi tu học ở đây một thời gian, Nguyễn Văn Tường xuống chùa Giác Viên (làng B́nh Thới, Gia Định) xin thọ giáo với Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân, được ban pháp danh là Từ Phong, húy Như Nhăn; lúc đó sư Từ Phong cũng đă thông hiểu kinh pháp nên được Thiền sư Hoằng Ân cử làm thơ kư ở chùa Giác Viên.

Năm 1887, bà Trần Thị Liễu, quê ở làng Tân Ḥa Đông (Phú Lâm), xây dựng xong một ngôi chùa; bà đến xin Thiền sư Hoằng Ân cử Sư về chùa mới này để lo hoằng dương Phật pháp. Thiền sư Hoằng Ân đặt tên chùa là Giác Hải và cử sư Như Nhăn Từ Phong về trụ tŕ chùa này.

Năm Kỷ Dậu (1909), chùa Long Quang ở Châu Thành Vĩnh Long khai trường Hương, thỉnh Thiền sư Từ Phong làm Pháp sư.

Năm Kỷ Mùi (1919), Thiền sư Chánh Hậu (thường được gọi là Ḥa thượng Tồn) ở chùa Vĩnh Tràng (chợ cũ-Mỹ Tho) khai trường Hương, Thiền sư Từ Phong được thỉnh làm Pháp sư.

Cũng trong năm đó, bà Trần Thị Thọ cũng muốn khai trường Hương tại chùa Bửu Long của bà ở thôn Trung Tín, tổng B́nh Trung huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thiền sư Chánh Hậu phải nhờ Thiền sư Từ Phong và sư Trụ tŕ chùa Long Quang (Vĩnh Long) xin bà Thọ dời lại năm sau. V́ vậy, năm Canh Thân (1920) chùa Bửu Long ở Vũng Liêm (Vĩnh Long) khai trường Hương, Thiền sư Từ Phong cũng được thỉnh làm Pháp sư.

Trong khoảng thời gian 1920-1925, Thiền sư Từ Phong xây dựng một chùa mới ở G̣ Kén, thôn Thái Hiệp Thạnh, gần tỉnh lỵ Tây Ninh, đặt tên là chùa Thiền Lâm, để nhớ lại chùa Thiền Lâm xưa của Thiền sư Minh Đạt ở châu thành Tây Ninh (chùa này nhỏ hẹp, không có đất trống nên không thể xây cất lớn hơn được).

Năm 1926, đạo Cao Đài ở Tây Ninh mới thành lập, chưa có trụ sở chánh thức, đă phải mượn Thiền sư Từ Phong chùa Thiền Lâm để thiết Đàn, cầu cơ bút. Sau đó, đạo Cao Đài mới xây dựng Thánh thất ở Long Hoa (Tây Ninh).

Nhờ ảnh hưởng của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Hoa sau Cách mạng Tân Hợi (1911), ở Việt Nam cũng dấy lên phong trào Chấn hưng Phật giáo.

Trong thời gian 1911-1930 phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ phát triển nhờ hoạt động tích cực của chư thiền đức nổi danh thời đó như Ḥa thượng Khánh Ḥa Như Trí (chùa Tuyên Linh quận Mỏ Cày, Bến Tre), Ḥa thượng Minh Khiêm Hoằng Ân (chùa Giác Lâm), Ḥa thượng Chân Thanh Từ Văn (chùa Hội Khánh-Thủ Dầu Một); Thiền sư Thiện Chiếu (chùa Linh Sơn-Sài G̣n), Thiền sư Như Pḥng Hoằng Nghĩa (chùa Giác Viên-Phú Lâm), Thiền sư Như Nhăn Từ Phong (chùa Giác Hải)... Thiền sư Từ Phong tuy học vấn không nổi tiếng uyên bác, nhưng tác phong đạo đức cao, có óc canh tân và nhiệt tâm xiển dương chánh pháp, cố hết sức lo chỉnh lư lại tăng đồ và cải cách sinh hoạt Phật giáo để trừ các tệ đoan trong Phật giáo Việt Nam (nhất là ở Nam Kỳ).

Năm 1920, Ḥa thượng Từ Phong hợp cùng Ḥa thượng Khánh Ḥa (chùa Tuyên Linh) vận động thành lập “Hội Lục Ḥa” hay “Lục Ḥa Liên Hiệp” để đoàn kết chư tăng trong những ngày giỗ Tổ ở các chùa và phát động phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ. [Hội Lục Ḥa này không phải là “Lục Ḥa Tăng” được thành lập vào năm 1952 sau này]

Trong thời gian 1920-1930, các chùa lớn thường mở trường Hương hoặc mở các lớp giảng dạy kinh, luật...Ḥa thượng Khánh Ḥa và Ḥa thượng Từ Phong thường được thỉnh làm Pháp sư. Ḥa thượng Từ Phong và Ḥa thượng Khánh Ḥa có công trong việc phát triển Phật giáo ở    Nam Kỳ.

- Năm 1931 “Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học” đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn (149 đường Cô Giang Sài G̣n). Hội ra tạp chí “Từ Bi Âm” (năm 1932) để truyền bá giáo lư, thỉnh Tam tạng kinh từ Trung Hoa về tàng trữ ở Pháp Bảo Đường ở chùa Linh Sơn.

- Năm 1933, “Liên Đoàn Học Xă” được thành lập ở Nam Kỳ để đào tạo tăng tài và hoằng dương Phật pháp. Các chùa luân phiên mở Phật học đường ba tháng, mỗi chùa phải lo nuôi ăn ở cho tăng sinh ba tháng và lo thỉnh Pháp sư giảng dạy. Nhưng Liên Đoàn Học Xă chỉ hoạt động một thời gian ngắn th́ gặp nhiều khó khăn, phải tan ră.

- Năm 1934, “Hội Lưỡng Xuyên Phật Học” được thành lập. Hội này mở “Phật Học Đường Lưỡng Xuyên” ở Trà Vinh để đào tạo Tăng Ni (năm 1935, trường ni dời về chùa Vĩnh Bửu ở Thôm-Bến Tre). Phật Học Đường Lưỡng Xuyên đào tạo được một số tăng sĩ nổi danh sau này như Chư Ḥa thượng: Thích Thiện Ḥa, Thích Thiện Hoa, Hành Trụ, Quảng Liên... Hội này xuất bản tạp chí Duy Tâm Phật Học để làm cơ quan hoằng pháp.

Ḥa thượng Huệ Quang (chùa Long Ḥa,Trà Vinh) làm chánh Tổng lư, Ḥa thượng An Lạc (chùa Vĩnh Tràng-Mỹ Tho) làm chánh Hội trưởng, Ḥa thượng Khánh Anh làm Pháp sư và Ḥa thượng Từ Phong giữ chức Đại đạo sư.

Năm Mậu Dần (1938), Ḥa thượng Như Nhăn Từ Phong viên tịch tại chùa Thiền Lâm (Tây Ninh), thọ 74 tuổi. Đồ chúng lập tháp thờ tại chùa Thiền Lâm và  Giác Hải.

]

Thiền sư HẢI B̀NH BẢO TẠNG

(1818 - 1862)-(Đời thứ 40, tông Lâm Tế)

Thiền sư Bảo Tạng, húy Hải B́nh, thuộc thế hệ 40 của phái thiền Lâm Tế, chi phái Liễu Quán (truyền theo bài kệ: “Thiệt Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng...”) tên tục là Lê Chi [Tên tục của Thiền sư Bảo Tạng là Lê Chi quê ở làng Nguyễn Chi theo lời kể của Sư Minh Đức, Trụ tŕ chùa Cổ Thạch], quê ở làng Nguyễn Chi thuộc Phú Yên, sanh năm Mậu Dần (1818).

Thiền sư Bảo Tạng qui y thọ giới với Ḥa thượng Sơn Nhân (tức Thiền sư Tánh Thông Giác Ngộ), ở chùa Bát Nhă trên núi Long Sơn (Phú Yên).

Sau thời gian tu học ở chùa Bát-nhă, Thiền sư Bảo Tạng cùng hai sư huynh là Thiền sư Bảo Thanh và Bảo Chân vân du hoằng hóa về phương Nam. Trong khi hai sư huynh Bảo Thanh và Bảo Chân vào hoằng hóa ở vùng Đồng Nai (miền đông Nam Bộ ngày nay), Thiền sư Bảo Tạng đến núi Trà Bang (làng B́nh An-Phú Quí-Phan Rang) tu hành. Sau đó, sư Bảo Tạng đến vùng Vĩnh Hảo, lập chùa Linh Sơn để hoằng dương Phật pháp ở vùng Phan Rang-Phan Rí.

Năm 1845, Thiền sư Bảo Tạng đến hoằng hóa ở núi Cổ Thạch, cách xă B́nh Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Thuận Hải về phía đông bắc 2km [Cổ Thạch ở sát bờ biển, thuộc xă B́nh Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Thuận Hải, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 300km]. Hương hào Hồ Công Điểm ở xă B́nh Thạnh không có con, gặp Thiền sư Bảo Tạng xin cầu tự, sau đó vợ ông Điểm sanh một trai và một gái. Mang ơn đó, và tin theo Phật pháp do Thiền sư Bảo Tạng giảng dạy, ông Điểm phát tâm xây dựng một ngôi chùa bằng cây, lợp lá rất khang trang ở Cổ Thạch. Sau một thời gian ngắn ở chùa Cổ Thạch, Thiền sư Bảo Tạng lại tiếp tục vào phương Nam bằng đường biển.

Thiền sư Bảo Tạng đến Bào Trâm, gần mũi Kê Gà (Hàm Tân) hoằng dương Phật pháp. Sư Thông Ân khai sơn chùa Kim Quang nghe danh tiếng sư Bảo Tạng nên đến thỉnh sư Bảo Tạng về chùa và xin thọ giới cụ túc với Thiền sư Bảo Tạng được ban pháp danh là Hữu Đức.

Trong thời gian hoằng hóa ở vùng Tam Phan (Phan Rang-Phan Rí-Phan Thiết), có lần Thiền sư Bảo Tạng vân du vào vùng Đồng Nai thăm hai sư huynh là Bảo Thanh và Bảo Chân.

Trong thời gian hoằng hóa ở Bào Trâm, Thiền sư Bảo Tạng t́m được đường ngầm vào núi Trà Cú [Núi Trà Cú ở gần Hàm Tân (tỉnh Thuận Hải), cách Phan Thiết 26km, và cách thành phố Hồ Chí Minh 173km về phía Bắc.] và nhận thấy núi này là nơi “địa linh”, có nhiều long mạch hội tụ, Thiền sư Bảo Tạng tu hành trong một hang đá gần đỉnh núi Trà Cú, phía dưới hang có mạch nước trong mát, sau này được gọi là “hang Tổ”.

Thiền sư Bảo Tạng khi đến hang này th́ cả núi là rừng sâu hoang vắng, là nơi hang ổ của các loài cọp sói. Sư xuống bàn thạch dưới hang tọa thiền, khi đói chỉ dùng rau rừng qua ngày. Ngài tu như thế trải mấy năm dài, dần dần cọp sói trở thành là bạn thân thiết với Ngài. Nhờ ư chí quả cảm liều chết để tu hành, Ngài đắc đạo nơi đây. Sau đó, do những người đi rừng phát giác được chỗ Ngài tu, họ về xóm gần núi báo tin cho nhau hay, rồi rủ nhau lên núi đảnh lễ Ngài và chặt cây bện tranh cất cho Ngài một chiếc am để ở tu. Khi ra khỏi hang th́ râu tóc Ngài dài lượt thượt, bởi mấy năm không có phương tiện cạo. Khi vào ở trong am, mỗi tối Ngài tọa thiền, hoặc tụng kinh đều có hai con cọp hầu bên cạnh.  Chiếc am tranh này về sau trở thành chùa Tổ, hai con cọp đă chết, được các sư trong chùa cất ngôi miếu nhỏ bên cạnh chùa thờ, gọi là miếu Ông Hổ.

Thời gian sau, Thiền sư Bảo Tạng rời am theo đường biển vào phía Nam, để đệ tử là Hữu Đức ở lại am tu hành. Sau này sư Hữu Đức dựng chùa Linh Sơn Trường Thọ ở phía dưới thấp trước hang Tổ để hoằng hóa (cách hang Tổ độ vài trăm thước).

Thiền sư Bảo Tạng đến núi Châu Viên ở Phước Hải (Đất Đỏ, Bà Rịa), huyện Long Đất, Bà Rịa-Vũng Tàu lập chùa để hoằng hóa, đặt tên chùa Châu Viên Sơn Tự, sau đó Thiền sư Bảo Tạng c̣n trùng tu và trông coi nhiều chùa khác ở vùng Bà Rịa như chùa Long An, chùa Bửu An, chùa Long Hưng...Có thể Tổ Bảo Tạng lập chùa hay trùng hưng chùa Bửu Long ở xă Phước Hải (huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa nay thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), v́ chùa này từ xưa đến nay vẫn làm lễ giỗ Tổ vào ngày 25 tháng 5, tức nhằm đúng ngày Tổ Bảo Tạng viên tịch và chùa Bửu Long nằm sát bờ biển (ngay vị trí trường phổ thông cơ sở Phước Hải ngày nay), từ đó đi vào đất liền khoảng 2km mới đến núi Kỳ Vân và núi Châu Viên. Tổ Bảo Tạng lập chùa “Châu Viên Sơn Tự” trên núi Châu Viên và chùa Ngọc Tuyền trên núi Kỳ Vân.

Năm Nhâm Ngọ (1858), Thiền sư Bảo Tạng ở chùa núi Châu Viên in lại sách Kim Cang Chú Giải (chữ Nho), được sự chứng minh của sư huynh là Ḥa thượng Bảo Thanh ở chùa núi Chứa Chan. Sách này do Tôn giả Qui Pháp chú giải và Tôn giả Qui Phật tập chú.

Sau đó, Thiền sư Bảo Tạng có thể về trụ tŕ chùa Thạch Sơn, Phú Yên.

Năm Tân Dậu (1861), Thiền sư Bảo Tạng lại lo viết chữ để khắc lên bảng gỗ để in sách Kim Cang Diễn Nghĩa.

Kế sau đó, Thiền sư Bảo Tạng lại vào hoằng hóa ở chùa Ngọc Tuyền trên núi Kỳ Vân (xă Phước Hải, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Thiền sư Hải B́nh Bảo Tạng viên tịch tại chùa Ngọc Tuyền, trên bia có ghi:

“Từ Lâm Tế chánh tông, tứ thập thế, húy Hải B́nh, thượng Bảo hạ Tạng Ḥa thượng Giác linh.” (Giác linh Ḥa thượng Hải B́nh Bảo Tạng đời thứ 40, Phái Lâm Tế chánh tông.)

Hàng bên phải ghi: “Mậu Dần... sanh” (sanh năm Mậu Dần).

Hàng bên trái ghi: “Tử ư Nhâm Tuất niên, ngũ ngoạt, nhị thập ngũ nhật, Dần nhi trung” (mất giờ Dần, ngày 25 tháng 5 năm Nhâm Tuất 1862).

Bảo tháp của Thiền sư Bảo Tạng ở chùa Ngọc Tuyền bị hư chút ít, bia tháp bằng đá xanh bị bể nhưng c̣n đầy đủ như trên.

Chùa Long Quang (Bà Rịa, Vũng Tàu) vẫn thờ cúng Tổ Bảo Tạng và cúng giỗ hàng năm.

]

Thiền Sư  NGỘ CHÂN

(Ḥa thượng LONG CỐC)

Thiền sư Ngộ Chân thuộc phái thiền Lâm Tế, chưa rơ năm sanh, chỉ biết Sư đến lập chùa Hang ở trên núi Chứa Chan (hay núi Gia Ray), ở khe Gia Lào để tu hành, Sư gọi hang núi này là “Long Cốc” (hang Rồng) v́ vậy Thiền sư Ngộ Chân c̣n được tôn gọi là “Ḥa thượng Long Cốc”.

Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí có kể về Thiền sư Ngộ Chân như sau:

“Núi Chứa Chan ở phía Bắc huyện Phước Khánh (Long Khánh ngày nay) 56 dặm, núi cao sừng sững giữa khu rừng rậm hoang vu. Gần chân núi có khe Gia Lào, giáp giới huyện Long Khánh và huyện Phước B́nh. Núi có nhiều gỗ quí, có cả cây trầm hương, và nhiều loại dây mây tàu. Ở lưng chừng núi có thạch động và giếng đá, Thiền sư Ngộ Chân đến đó để tu.

Sau khi Thiền sư Ngộ Chân vân du (hoằng hóa ở nơi khác), thổ dân nhớ tưởng Sư là người đắc đạo nên lấy đất đá lấp cửa động lại.”

Sau đó, Thiền sư Ngộ Chân đến núi Trấn Biên (hay núi Mô Xoài, nay gọi là núi Dinh, ở gần Bà Rịa) lập chùa Đức Vân để tu tŕ.

Thiền sư Ngộ Chân tịch cốc (không ăn cơm), chỉ ăn rau quả, tu hành khổ hạnh tinh nghiêm, đạt được đạo quả nên giáo hóa được cả thú dữ (hùm beo, trăn rắn...), dùng Mật tông trị bệnh cho bá tánh. Trong sách Gia Định Thành Thông Chí, An toàn hầu Trịnh Hoài Đức có kể về Thiền sư Ngộ Chân như sau:

“Núi Trấn Biên tục danh núi Mô Xoài (hay núi Mỗi Xuy) cách phía đông trấn Biên Ḥa 154 dặm. H́nh núi cao ngất, xanh um, có những hang nai, đồi thông, mây phủ, suối reo, cảnh trí u tịch, chầu về Gia Định, h́nh dung dăy núi thanh tú, trải rộng thênh thang. Lưng chừng núi lại có động đá thâm u khuất khúc chật hẹp, đi vào không cùng tận. Có thầy tăng tịch cốc tên là Ngộ Chân, cất chùa Đức Vân nơi cửa động để tu tŕ; hằng ngày chỉ ăn rau quả để niệm Phật, luyện tập được cả hùm beo; lại hay vẽ bùa chữa bệnh, thâu được lễ tạ th́ đem phân phát cho những người nghèo đói khốn khổ, cũng là một vị cao tăng đắc đạo vậy.” [Gia Định Thành Thông Chí. Bản dịch của Tu Trai Nguyễn Văn Tạo,quyển thượng, trang 17]

]

Ḥa Thượng  HOÀNG LONG

( ? - 1737)-(Hoằng hóa ở trấn Hà Tiên)

Ḥa thượng Hoàng Long quê ở B́nh Định vân du vào Hà Tiên, đến ở phía Bắc núi Vân Sơn 5 dặm lập chùa tu hành (sau gọi là núi Bạch Tháp). Cảnh chùa thanh tịnh, u tịch, thế núi quanh co, có cây cảnh đẹp.

Ḥa thượng Hoàng Long vào hoằng hóa ở Hà Tiên vào thời Tổng binh Cửu Ngọc Hầu Mạc Cửu (?-1735). Cửu Ngọc Hầu Mạc Cửu là một Phật tử thuần thành, có liên hệ với chùa Thập Tháp Di-đà ở B́nh Định, có lẽ do đó mà Ḥa thượng Hoàng Long vào Hà Tiên hoằng dương Phật pháp.

Năm Ất Măo (1735), Cửu Ngọc Hầu Mạc Cửu chết, con là Mạc Thiên Tứ được chúa Nguyễn Phước Trú ban cho chức Khâm Sai Đô Đốc, tước Tông Đức Hầu, thay thế cha cai trị trấn Hà Tiên.

Năm Bính Th́n (1736), Tông đức hầu Mạc Thiên Tứ lập Chiêu Anh Các để mời các văn nhân tài hoa hội họp, xướng họa thơ. Ḥa thượng Hoàng Long cũng được mời vào Chiêu Anh Các.

Năm Đinh Tỵ (1737), Ḥa thượng Hoàng Long viên tịch ở chùa trên núi, môn đệ lập tháp bảy từng để táng hài cốt, tháp màu trắng, nên từ đó dân địa phương gọi núi đó là núi Bạch Tháp.

Theo lời tương truyền: Vào lễ Phật Đản hay tiết Tam Nguyên (Rằm tháng giêng, tháng 7, tháng 10), có con hạc đen đến chầu và con vượn xanh đem trái cây đến cúng.

Trong sách “Gia Định Thành Thông Chí” phần chép về núi sông ở trấn Hà Tiên, khi viết về núi Bạch Tháp, An toàn hầu Trịnh Hoài Đức đă viết như sau:

“Ở phía Bắc Vân Sơn năm dặm (núi Bạch Tháp) có thế núi quanh co, cây xanh tươi tốt, có thầy tăng ở Qui Nhơn (B́nh Định) là Đại Ḥa thượng Hoàng Long đến lập chùa ở đấy.

Đời vua Túc Tông Hiếu Minh Hoàng Đế năm thứ 13,  là năm Đinh Tỵ (1737), Ḥa thượng mất, đồ đệ của ông xây tháp bảy từng để trân tàng cốt xá-lợi. Mỗi khi đến thời tiết Tam Nguyên [Tam Nguyên: Thượng Nguyên (Rằm tháng giêng), Trung Nguyên (Rằm tháng 7), Hạ Nguyên (Rằm tháng 10).] và Phật Đản [Phật Đản: Mùng 8 tháng 4 âm lịch.] th́ có con hạc đen đến chầu con vượn xanh dâng cúng quả, lưu luyến bồi hồi như có ư muốn tham thiền thính pháp; đáng gọi là nơi tịnh độ tiêu dao vậy !” [Gia Định Thành Thông Chí, Bd. của Tu Trai Nguyễn Văn Tạo, quyển Thượng, trang 104-105.]

]

Thiền Sư  HỒNG ÂN và TRÍ NĂNG hạ mănh hổ

Hiện chưa biết Thiền sư Hồng Ân thuộc phái thiền nào, trụ tŕ chùa nào, và hành trạng ra sao.

Hiệp biện Đại học sĩ Trịnh Hoài Đức có kể lại việc Thiền sư Hồng Ân và Trí Năng hạ mănh hổ ở chợ Tân Kiểng trong sách Gia Định Thành Thông Chí như sau:

“Chợ Tân Kiểng (Tân Cảnh) ở phía Nam trấn Phiên An hơn 6 dặm, chợ phố trù mật, thường năm đến dịp Tết Nguyên Đán, có cuộc chơi “đánh đu tiên” và “Vân xa” [Vân xa: bánh xe lớn như quạt nước (xa nước) ở nông thôn, trên đó có 8 cái ghế và tám cô gái ngồi trên đó, đẩy cho bánh xe lớn quay ṿng tṛn ,các cô gái mặc quần áo nhiều màu sắc đẹp, bay phấp phới giữa không trung, xem rất đẹp.]

Ngày 25 tháng giêng năm Canh Dần (1770), vào thời chúa Duệ Tông (Nguyễn Phước Thuần), sau khi mọi người đều an nghỉ, có một con mănh hổ vào nhà người dân ở phía Nam chợ Tân Kiểng kêu gào dữ tợn, dân chúng kinh hăi, không ai dám xúc phạm đến. Dân báo với đồn dinh Phiên Trấn để phát binh vây bắt mănh hổ. Sau đó, quân lính và dân chúng phải triệt hạ nhiều nhà cửa làm nhiều lớp rào bao vây, nhưng cọp rất dữ, không ai dám đến.

Qua đến ngày thứ ba, quân dân vẫn chưa có cách nào trừ được cọp; t́nh cờ Thiền sư Hồng Ân và đồ đệ là Trí Năng đến xin vào diệt cọp giùm cho dân chúng.

Thiền sư qua các lớp rào, vào đánh với cọp một chập lâu, cọp bị đánh đau, chạy núp trong lùm tre. Sư Hồng Ân rượt theo, cọp bị dồn vào đường cùng nên quay lại quyết đấu với Sư. Thiền sư Hồng Ân lui bước, chẳng may chân bước lọt vào mương nhỏ, té xuống, con cọp nhảy đến vồ xé, đệ tử Trí Năng nhảy đến tiếp cứu, đánh trúng đầu cọp, cọp chết ngay. Thiền sư Hồng Ân bị thương nặng và cũng chết liền trong lúc ấy.

Dân chúng ở vùng chợ Tân Kiểng kính phục nghĩa khí của Thiền sư Hồng Ân, nên đem chôn tại nơi trận chiến và xây tháp thờ.” [Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, quyển Hạ, Bd. của Tu Trai Nguyễn Văn Tạo. Nhà Văn hóa xuất bản Sài G̣n-1972]

]

Thiền Sư  KHÁNH LONG

Thiền sư Khánh Long chưa rơ quê quán, tông phái và hành trạng; chỉ biết Sư lập chùa Khánh Long ở g̣ Quít huyện Phước Chánh, trấn Biên Ḥa. Cảnh chùa Khánh Long được du khách đặt bài thơ ca ngợi như sau:

          Tiêu sơ cây núi bóng tà dương

          Khe suối đi qua viếng đạo trường

          Không khói đun trà hạc trong ổ

          Mến thay thiền vị thật thanh lương.

          (Tiêu sơ lănh thọ quải tà dương

          Bộ nhập khê nham phỏng đạo trường

          Chử dánh vô yên sào hạc tĩnh

          Khả liên thiền vị chính khê lương.)         

Sau đó, Thiền sư Khánh Long đến núi Châu Thới, nơi g̣ cao, thuộc thôn Long Tuy, huyện Long Thành, trấn Biên Ḥa lập chùa Hội Sơn.

Trong sách Gia Định Thành Thông Chí, An Toàn Hầu viết về chùa Hội Sơn của Thiền sư Khánh Long như  sau:

“Núi Châu Thới cách phía Nam trấn Biên Ḥa 11 dặm rưỡi, các từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt, làm tấm b́nh phong triều về trấn thành, h́nh núi nhấp nhô cao thấp khuất khúc, chạy qua hướng Đông, giáp hạ lưu sông Đồng Nai (sông Phước Giang) rồi đến G̣ Công th́ dứt.

Ở đuôi dăy núi Châu Thới, về phía Bắc, nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên g̣ cao bằng phẳng rộng răi; ở trên núi có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó; trên núi có chùa Hội Sơn, là chỗ Thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành. Chùa Hội Sơn trên núi nh́n xuống sông Đồng Nai, khách hành hương leo lên núi du ngoạn, có cảm tưởng tiêu dao thoát ngoài cơi   tục lụy.”

          (Theo sách Gia Định Thành Thông Chí Q. thượng tr. 14)

]

Ni Cô họ LÊ VỚI NÚI THỊ VĂI

Ni cô tên Lê Thị Nữ, không biết quê quán ở đâu, chỉ biết lúc chưa xuất gia cô thuộc gia đ́nh nhà giàu, trẻ đẹp, hiếu thảo, lo phụng dưỡng cha mẹ, không chịu lấy chồng. Sau khi cha mẹ mất mới chịu xuất giá, nhưng không bao lâu th́ chồng chết. Bà không chịu tái giá, nhưng bị nhà quyền thế áp bức, v́ vậy bà xuống tóc xuất gia tu hành.

Ni cô lập am trên núi gần Bà Rịa, giữ giới luật tinh nghiêm, chí tâm tu hành, đạt thành chánh quả. V́ vậy, người đời sau gọi núi đó là núi Thị Văi hay núi Nữ Tăng.

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết: “Núi Nữ Tăng” ở đông nam huyện Long Thành 12 dặm, tục gọi là núi Thị Văi, đất đá xen lộn, cây cối lên cao, từ tỉnh Gia Định trông đến như ḥn ngọc Thượng đế trưng bày, tượng trưng tốt đẹp. Nhân dân ở đây nhờ nhiều món lợi (cây gỗ, dầu thông, chim muông, than củi). Xưa có Ni cô là Lê Thị Nữ dựng am ở tại núi ấy, nên gọi là “Núi Nữ Tăng”. [Đại Nam Nhất Thống Chí Bd. N.V.Tạo tập Thượng, tr.14]

Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có viết: “Núi Nữ Tăng, tục gọi là núi Bà Văi, ở địa phận Long Thành, xưa có người con gái họ Lê, gia tư giàu có, nhưng bị lỡ thời, sau khi cha mẹ mất rồi mới có chồng, không được bao lâu chồng chết, bà thề không tái giá, lại bị kẻ cường hào cậy mai mối thường đến quấy nhiễu. Bà bèn cạo đầu lập am ở đỉnh núi, tự làm thầy Cả cùng bọn đồng tộc giữ ḷng tu tŕ, sau thành chánh quả. Người ta nhân đó đặt tên núi.” [Đại Nam Nhất Thống Chí Bd. N.V.Tạo tập Thượng, tr.16, 17.]

]

Ni Cô họ TỐNG ở HÀ TIÊN

Ni cô Tống Thị Lương là con một nhà giàu ở Hà Tiên, thùy mị, siêng năng, giỏi về nữ công, giàu nữ hạnh.

Khi cô đến tuổi mười sáu, nhiều nhà quyền thế cậy người mai mối đến cầu hôn, nhưng tất cả đều bị từ chối. Cha mẹ trách cứ, cô cứ thưa: “Nhân duyên của con phải nhờ đức Phật chỉ giáo.”

Tương truyền bỗng một hôm, có một vị sư lạ vào nhà cô thuyết giảng Phật pháp, người nhà cho ǵ Sư cũng không lấy mà Sư chỉ nằng nặc đ̣i xin chiếc áo lót đang phơi ngoài sân, áo ấy lại là của cô. Cha mẹ cô thấy việc bất nhă như thế nên la mắng, xua đuổi lớn tiếng. Cô chạy ra khuyên can cha mẹ, vị sư chỉ mỉm một nụ cười rồi đi thẳng. Sau khi nhà sư đi khỏi, lúc nào cô cũng thấy h́nh như có đức Phật hiện ở bên ḿnh, nên xin cha mẹ cho thế phát đi tu. Cha mẹ khuyên nhủ hết lời mà cô vẫn khăng khăng một mực, nên về sau cũng phải đành chiều theo ư của cô, cho lập am Quan Âm ở bên trái núi Đại Kim trên đảo Đại Kim cho cô tụng niệm tu hành.

Cô thêu một bức h́nh Bồ-tát Quan Thế Âm rất lớn, cứ mỗi mũi kim lại niệm Phật một câu, suốt ba tháng mới xong. Bức tranh treo lên trông rất sống động như vị Phật sống, để thờ trong am. [Đại Nam Tiền Liệt Truyện Tiền Biên, quyển 6]

Am Quan Âm của Ni cô Tống Thị Lương ở núi Đại Kim nằm trên đảo Đại Kim. Đảo Đại Kim nằm ở phía Nam trấn, chu vi 139 trượng 5 thước. Đảo này ngăn đón sóng cồn, làm hạt ngọc biển của trấn. Nơi bờ có bắc cái cầu ván để thông ra vào, phía sau có viện Quan Âm, phía tả có Điếu đ́nh, người du ngoạn thường khi trăng thanh gió mát đến đây thả câu ngâm vịnh thong dong. Đây là cảnh “Kim dự lan đào” (Đảo Kim ngăn sóng) trong mười cảnh đẹp của trấn Hà Tiên.

]


[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]

[Trang chu] [Kinh sach]