[Trang chu] [Kinh sach]

THIỀN SƯ VIỆT NAM

[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]


Thiền Sư ĐẠO CHÂN và Thiền Sư ĐẠO TÂM

(Thế kỷ 17)

Thiền sư Đạo Chân tục danh Vũ Khắc Minh, sinh ngày 15 tháng 11 khoảng 1579 xă Gia Phúc, huyện Phúc Khê. Sư theo học với Ḥa thượng Đạo Long, người xă Thạch Lỗi, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Sư trụ tŕ chùa Pháp Vũ cũng tên chùa Thành Đạo, địa phương gọi là chùa Đậu v́ ở làng Đậu, hiện nay thuộc thôn Gia Phúc, xă Nguyễn Trăi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Sơn B́nh, cách Hà Nội 23 km về phía Nam. Trước khi sắp tịch, Sư tọa thiền trong thất nhỏ cho đến khi tịch. Sư tịch khoảng năm 1638, thọ khoảng 59 hay 60 tuổi. Thấy thân Sư không thối rữa, tín đồ để lại thờ cho đến  ngày nay vẫn c̣n. Vẻ vui nhè nhẹ trên gương mặt của Sư khi thị tịch măi hơn ba trăm năm vẫn c̣n, người nay gọi là nụ cười hạnh phúc.

Thiền sư Đạo Tâm tục danh Vũ Khắc Trường, sinh ngày 15 tháng 8 không biết năm, là cháu kêu Thiền sư Đạo Chân bằng chú, cùng một quê quán. Sau khi Thiền sư Đạo Chân tịch, Sư thay trụ tŕ chùa Pháp Vũ vào khoảng năm 1639. V́ Sư có làm tấm bia khắc nói về Thiền sư Đạo Chân... nên biết năm ấy Sư đă thế trụ tŕ. Khi sắp tịch, Sư cũng vào thất ngồi thiền rồi thị tịch, xác thân của Sư vẫn không thối rữa, tín đồ để nguyên tôn thờ. Sau này bị một trận lụt năm Ất Măo, xác thân Sư bị ngập đến đầu có hư đôi chút, dân chúng tô đắp lại nên không c̣n nguyên vẹn như xưa.

Hai Thiền sư Đạo Chân và Đạo Tâm tu hành đắc đạo, khi tịch c̣n lưu nhục thân lại cho đến ngày nay, mà chúng ta không biết thuộc hệ phái nào và tu hành như thế nào ?

]

TÔNG TÀO ĐỘNG TRUYỀN SANG MIỀN BẮC VIỆT NAM

(ĐÀNG NGOÀI)

Đời 35 : Thiền sư Nhất Cú Tri Giáo (người Trung Hoa).

Đời 36 : Thiền sư Thủy Nguyệt pháp húy Thông Giác Đạo Nam.

Đời 37 : Thiền sư Chân Dung pháp húy Tông Diễn.

Đời 38 : Thiền sư Tĩnh Giác pháp húy Từ Sơn Hành Nhất.

Đời 39 : Thiền sư Bản Lai Thiện Thuận pháp húy Tỉnh Chúc Đạo Chu.

Đời 40 : Thiền sư Viên Thông Lại Nguyên pháp húy Hải Điện Mật Đa.

          Thiền sư Tự Tại pháp húy Hải Hoằng Tịnh Đức.

          Thiền sư Thanh Từ pháp húy Khoan Nhân Phổ Tế.

Đời 41: Thiền sư Đạo Nguyên Thanh Lăng pháp húy Khoan Dực Phổ Chiếu.

          Thiền sư Thiện Căn pháp húy Khoan Giáo Nhu Ḥa.

          Thiền sư Thanh Quang pháp húy Khoan Thông Chính Trí.                  

          Thiền sư Thanh Nguyên pháp húy Giác Bản Minh Nam.

Đời 42 : Thiền sư Thanh Đàm pháp húy Giác Đạo Tâm Minh Chánh Hoằng Quang.

Đời 43 :  Thiền sư Lục Ḥa pháp húy Giác Lâm Minh Liễu.

Đời 44 : Thiền sư Thanh Như Chiếu pháp húy Đạo Sinh Quang Lịch Minh Đạt.

Đời 45 : Thiền sư Hồng Phúc pháp húy Quang Lự Thích Đường Đường hiệu Như Như.

Đời 46 : Thiền sư Ḥa Thái pháp húy Chính Bỉnh Thích B́nh B́nh Vô Tướng.

Đời 47 :  Thiền sư Tâm Nghĩa Thích Nhàn Từ.

Những Sư trụ tŕ các chùa Ḥe Nhai, Hàm Long, Trấn Quốc ở Hà Nội hiện nay đều thuộc tông Tào Động.

]

Thiền Sư  NHẤT CÚ TRI GIÁO

(Đời pháp thứ 35, tông Tào Động)

Sư trụ tŕ tại núi Phụng Hoàng, Hồ Châu, Trung Hoa. Trong lúc đi tham vấn, Sư đến tham yết Ḥa thượng Tịnh Chu ở An Kiết.

Sư thưa:- Ngồi vững trên sóng dứt bụi bặm, là ư chỉ thế nào?

Tịnh Chu đáp bằng bài kệ. Sư liền đảnh lễ.

Tịnh Chu hỏi:- Người hiểu được cái ǵ mà đảnh lễ?

Sư thưa:- Lửa to đốt núi, một đốm tự rơi.

Tịnh Chu bảo:

          - Lửa tàn tro lạnh khói hơi bặt

          Gió thổi trăng trong sương mù tan.

          Hăy nói khi ấy thế nào?

Sư thưa:- Không đáp được.

Tịnh Chu bảo:

          - Ngọn núi cần nhóm lửa

            Dưới mây gió thổi nhanh.

            Ư này thế nào ?

Sư đáp:- Tiếng chuông trống ḥa nhau

            Nước sóng cồn theo vậy.

Tịnh Chu thấy Sư lợi căn bèn cho nhập chúng. Sau Tịnh Chu truyền tâm ấn cho Sư và cho hiệu là Nhất Cú. Sư bái từ trở về núi Phụng Hoàng.

Về đây, Sư khai đường dạy chúng, đạo pháp rất tinh nghiêm. Học giả bốn phương nghe danh qui tụ về rất đông.

Khi sắp tịch, Sư truyền tâm ấn cho đệ tử là Thông Giác để kế thừa tông Tào Động. Bài kệ phó pháp:

          Xuân sặc sỡ, cỏ như nhung

          Khắp chốn ngàn cây bông trổ gấp

          Một cành dương liễu nảy trùng trùng

          Trăng ch́m đáy biển nước lóng lặng

          Đảnh núi nhật lên bày chót cao.

          (Xuân sắc sắc, thảo nhung nhung

          Vạn vũ chi điều khai thiết thiết

          Nhất hành dương phát sản trùng trùng

          Thủy tẩm nguyệt viên trừng hải để

          Sơn đầu nhật xuất lộ nham phong.)

Nói kệ xong Sư từ giă chúng, ngồi yên nhập Niết-bàn. Đồ chúng xây tháp tôn thờ.

]

Thiền Sư  THỦY NGUYỆT hiệu THÔNG GIÁC

(1637 - 1704)-(Đời pháp thứ 36, tông Tào Động)

Sư sanh năm Đinh Sửu (1637), quê ở Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam, con nhà họ Đặng. Vừa lớn lên, Sư theo học Nho giáo, đến 18 tuổi thi đậu Cống cử tứ trường. Đến năm 20 tuổi, Sư chán cảnh đời bọt bèo dâu bể, thích đi tu theo các Thiền sư. Sư bỏ nghiệp Nho, t́m đến chùa xă Hỗ Đội, huyện Thụy Anh xin xuất gia học đạo. Ở đây sáu năm học các kinh sách, Sư chưa thỏa măn, xin phép thầy đi du phương tham vấn. Đi tham vấn hết các bậc tôn túc trong nước, mà tâm chưa sáng đạo. Lần lượt đă 28 tuổi đầu, Sư quyết chí sang Trung Quốc tầm học. Tháng 3 năm Giáp Th́n (1664) niên hiệu Cảnh Trị triều Lê, Sư cùng hai đệ tử lên đường sang Trung Quốc.

Trên đường đi rất vất vả nhọc nhằn, vừa tới tỉnh Cao Bằng th́ một người đệ tử mắc bệnh nặng, thuốc thang không khỏi phải chết. Sư chôn cất bên vệ đường và dặn rằng: “Nay ngươi sức mỏi không thể theo ta được, thôi tạm nghỉ nơi đây, khi ta ngộ đạo trở về sẽ tế độ cho ngươi.” Từ đây chỉ c̣n hai thầy tṛ vai mang b́nh bát chẳng quản ngại đường sá xa xôi, hăm hở tiến tới với tấm ḷng vui với đạo. Một hôm trên đường trèo đèo lội suối, Sư cảm hứng ngâm:

          Non nước với ta có nhân duyên

          Đă lội suối rồi lại vượt non

          Nước rửa bụi trần nhọc nhằn hết

          Núi nâng chân bước ngàn đạo cao.

Trải mấy tinh sương đến năm Ất Tỵ (1665) mới đến đất Châu Hỗ cũ, hết bao tháng ngày lội lặn đến thăm các tùng lâm danh tiếng mà túc duyên chẳng hợp. Sư đang băn khoăn trong ḷng, không biết phải t́m đến đâu? Một hôm Sư lên núi nằm nghỉ trên tảng đá lớn, bỗng mộng thấy một cụ già khí sắc trang nghiêm, tinh thần thanh sảng, đi đến trước ngâm rằng:

          Điểu hoàng phong hạ lưỡng miên man

          Ly khảm gia phu hữu túc duyên

          Tảo thoát dục thinh vô thượng khúc

          Đăng nhai đảnh lễ yết tôn nhan.

Tỉnh dậy, Sư đem việc này bàn với người cùng đi rằng: Ở trong câu phá trên chữ Phong có chữ Điểu chữ Hoàng, tức là Phượng Hoàng; câu giữa có chữ Ly chữ Khảm, Ly là hỏa thuộc về Nam, Khảm là thủy thuộc về Bắc, tức là Nam Bắc. Câu kết có chữ Đăng Nhai, chữ Nhai hai chữ Thổ chồng lên nhau, thêm chữ Thạch ở  giữa Đăng, tức là núi cao. Đây đúng là thần nhân báo cho ta biết ta có duyên với núi Phụng Hoàng cao, muốn nghe tiếng pháp vô thượng phải lên núi ấy đảnh lễ bậc tôn túc. Đoán xong, Sư cùng đồ đệ lại mang hành lư đi t́m các nơi hỏi thăm núi Phụng Hoàng, quanh quẩn mất hơn một tháng mới tới núi Phụng Hoàng. Ở đây chùa điện nguy nga, núi cao chót vót, tưởng chừng như núi Linh Thứu khi xưa hiển hiện nơi đây. Đến đây ḷng Sư nửa mừng nửa sợ, mừng là được thiện thần giúp, sợ là v́ ngôn ngữ bất đồng khó khăn cho việc thưa hỏi. Đến cổng tam quan, Sư liền viết họ tên và chỗ ở tŕnh lên cho vị tăng gác cổng xin yết kiến Ḥa thượng Tôn sư. Vị tăng này bảo: “Bắc Nam hai ngả, nói năng không hợp, tuy là đạo vẫn đồng đường, song lẽ đâu mới đến lại được xông xáo như thế.”

Bấy giờ, Sư xin ở nhờ ngoài cổng tam quan, ban ngày học tiếng Hoa, ban đêm tọa thiền. Qua ba tháng, Sư nói được tiếng Trung Quốc. Đến ngày mùng một đầu tháng, Sư xin được yết kiến ngài Thượng Đức. Vị tăng ấy bảo: “Đạo ở phương Nam hơi giống phương Bắc, vậy muốn yết kiến hăy viết biểu đưa tôi vào bạch trước, xem có được không”. Sư nghe qua liền viết tờ biểu: “... con trước đă theo thầy thụ nghiệp ở nước nhà, song chưa rơ tông chỉ tinh vi uyên áo, cho nên không ngại trèo đèo lội suối trải qua ngh́n dặm xa xôi, chỉ mong gặp được nhân duyên ngộ đạo, cúi mong Phương trượng Đại ḥa thượng thuyền từ rộng chở mọi người xa gần đều qua khỏi sông mê...” Sư trao tờ biểu dâng lên Ḥa thượng.

Ḥa thượng xem qua, cảm lời khẩn khoản và thấu rơ nguyên nhân, tuy chưa thấy mặt mà đă rơ t́nh ư trong lời, bèn bảo vị tăng giữ cửa dẫn Sư vào. Sư theo vị tăng dẫn đến tăng pḥng, thấy Ḥa thượng ngồi kiết già giữa nhà rất đoan nghiêm, tăng chúng đứng hầu hai bên rất chỉnh túc. Sư đảnh lễ Ḥa thượng rồi, qú thẳng chắp tay trước Ḥa thượng. Ḥa thượng cất tiếng hỏi:

- Trước khi cha mẹ chưa sanh, trong ấy cái ǵ là bản lai diện mục của ngươi ?

Sư thưa: - Mặt trời sáng giữa hư không.

Ḥa thượng nói:- Ba mươi gậy, một gậy không tha.

Sư lại lễ rồi cuốn chiếu. Ḥa thượng bảo:

- Cho ngươi nhập chúng, tùy theo chúng tham vấn.

Sư từ đây ngày th́ làm việc tùng lâm, đêm th́ nghiên cứu kinh luật, chuyên cần không hề lười trễ. Được một năm, Sư muốn cầu thọ giới Tỳ-kheo liền lên phương trượng đảnh lễ Ḥa thượng, qú thưa: “Trong cửa Phật có ba môn học, lấy giới làm đầu, cúi xin Ḥa thượng cho con được thọ giới cụ túc.” Ḥa thượng dạy: “Muốn thọ giới cụ túc phải sắm đủ bảy vật (ca-sa, b́nh bát... ), đến tháng tư mới đăng đàn truyền giới.” Đến ngày mùng 8 tháng 4, Ḥa thượng thiết lập đàn tràng có đủ tam sư thất chứng, bạch tứ yết-ma, truyền giới cho Sư. Lúc bấây giờ, Sư được 30 tuổi.

Lật bật đă hết sáu năm, một hôm Ḥa thượng gọi Sư vào phương trượng hỏi:- Đă thấy tánh chưa ?

Sư ra lễ bái, tŕnh kệ:

          Sáng tṛn thường ở giữa hư không

          Bởi bị mây mê vọng khởi lồng

          Một phen gió thổi mây tứ tán

          Thế giới hà sa sáng chiếu thông.

          (Viên minh thường tại thái hư trung

          Cương bị mê vân vọng khởi lung.

          Nhất đắc phong xuy vân tứ tán,

          Hằng sa thế giới chiếu quang thông.)

Ḥa thượng đưa tay điểm trên đầu Sư cho hiệu là Thông Giác Đạo Nam Thiền sư và bài kệ:

          Tịnh trí thông tông

          Từ tính hải khoan

          Giác đạo sinh quang

          Chính tâm mật hạnh

          Nhân đức vi lương

          Tuệ đăng phổ chiếu

          Hoằng pháp vĩnh trường.

Để về Việt Nam truyền tông Tào Động. Ḥa thượng lại dạy:

-  Ngươi về nên tinh tấn làm Phật sự, giảng nói đề cao chánh pháp, không nên chần chờ để tâm theo với vọng trần, trái lời Phật, Tổ dặn ḍ; ngươi thành tâm đi muôn dặm đến đây nay tôi cho một bài kệ để gắng tiến:

          Rừng quế gương đưa đèn nối sáng

          Thu về đâu đấy ngát mùi hương

          V́ người xa đến treo gương báu

          Từ biệt ta về chỉ sợi vàng.

          Ai vào núi Phượng ngh́n trùng tuyết

          Dường có An Nam một vị tăng

          Nửa đêm áo gấm ra sau núi

          Như ở chân trời thấy mặt trăng.

          (Quế nham suy phức tục truyền đăng

          Thu nhập trường không quế bích đằng

          Tŕ nhĩ viễn lai khai bảo kính

          Từ dư qui khứ thị kim thằng.

          Thùy thâm Phượng lĩnh thiên trùng tuyết

          Cáp thụ An Nam nhất cá tăng

          Dạ bán cẩm hà sơn hậu khởi

          Hạo tùng thiên tế thức thăng hằng.)

Trong lúc Sư giao tiếp từ tạ về nước, các thân bằng thiện hữu hoặc làm thơ kỷ niệm chia tay, hoặc tiệc trà làm lễ tiễn biệt, đăi đằng đến ba ngày mới xong. Thầy tṛ Sư mới cất bước lên đường về cố quốc. Trên đường về, Sư cảm hứng ngâm rằng:

          Sang Bắc tŕnh rồi lại về Nam

          Bắc Nam đều được thỏa thuê ḷng

          Cất bước yên hà càng vui thích

          Ngựa về chuồng cũ, vượt muôn trùng.

          (Bắc lai tŕnh dĩ hựu Nam lai

          Nam Bắc song thanh sảng ngă hoài.

          Cước để yên hà tùy tiếu ngạo

          Mă hoàn trại thượng, xuất thiên nhai.)

Hai thầy tṛ đi mất năm tháng mới về tới tỉnh Cao Bằng, đi vào đường cũ ghé lại mộ người đệ tử đă mất lúc trước. Thầy tṛ tạm dựng lều cỏ, thiết lập bàn Phật tụng kinh siêu độ, được ba ngày th́ bỗng nhiên trên mộ mọc một hoa sen. Bấy giờ nhân dân thấy điều lạ đua nhau đến xem khác nào thắng hội. Nhiều người phát tâm thỉnh Sư cúng dường trai phạn, hoặc cầu xin qui y thọ giới. Trải qua một tháng mới về đến Côn Sơn, Sư thấy cảnh non xanh nước biếc rất thích, liền lên chùa lễ Phật xong, ngồi trên ṭa ngâm:

          Nước biếc non xanh khác hẳn phàm

          Tào Khê độc chiếm cảnh trời Nam

          Không riêng thờ phụng tam thân Phật

          Có một trạng nguyên giữ Trụ tŕ.

          (Sơn thủy thanh hề, cảnh thắng hề

          Nam thiên biệt chiếm nhất Tào Khê

          Bất đồ tôn phụng tam thân Phật,

          Thặng hữu khôi nguyên thích Trụ tŕ.)

Sư đi khắp các danh thắng, nào ở chùa Vọng Lăo núi Yên Tử, nào ở Quỳnh Lâm để t́m người khế hợp. Sau tới Đông Sơn ở huyện Đông Triều, trên Thượng Long đă có vị cao tăng trụ tŕ rồi, Sư bèn dừng trụ ở Hạ Long để khuông đồ lănh chúng. Có khi Sư lên ngọn núi đàm đạo với vị cao tăng thật là tương ứng. Sư ở đây không bao lâu dân chúng đến nghe pháp và qui y rất đông. Kể cả những vị thân hào nhân sĩ, tăng chúng đua nhau tấp nập kéo đến tham vấn.

Một hôm Sư ngồi tựa ghế thấy con chim xanh bay đến, liền giác biết tự ngâm:

          Hoa Xuân nở hết lại sương thu

          Phù thế cuộc đời khó bền lâu

 

          Ra thẳng ngoài trời cho thỏa chí

          Càn khôn nơi ấy có chừng đâu.

          (Xuân hoa khai liễu phục thu sương

          Phù thế ninh năng đắc cửu trường.

          Tranh tự tiêu dao thiên ngoại thích

          Càn khôn ư thử hữu hà phương.)

Sau đó, Sư lên Thượng Long nói với thiện hữu rằng: “Nay tuổi của tôi đă già, năm tháng dài lâu, nay là thời thanh b́nh an ổn, tôi muốn cùng Thầy lên núi nhập Niết-bàn.” Thiện hữu nói: “Đạo quả của huynh nay đă chín muồi xin hăy về nghỉ ngơi trước, tôi c̣n ở lại cơi đời để độ những kẻ có duyên, đến khi đạo quả viên thành, tôi sẽ cùng theo huynh chẳng muộn.” Chiều hôm ấy, Sư trở về chùa, cho gọi Tông Diễn đến, nói kệ:    

          Nước cốt tuôn ra rửa bụi trần

          Sạch rồi nước lại trở về chân

          Cho ngươi bát nước cam lồ quí

          Ân tưới chan ḥa độ vạn dân.

          (Thủy xuất đoan do tẩy thế trần

          Trần thanh thủy phục nhập nguyên chân.

          Dữ quân nhất bát cam lồ thủy,

          Sái tác ân ba độ vạn dân.) 

Và tiếp bài kệ truyền pháp:

          Núi dệt gấm, nước vẽ h́nh

          Suối ngọc chảy, tuôn rượu đà tô.

          Bờ cúc nở hoa hoàng oanh hót

          Nước trong sóng biếc cá Điệp nhào.

          Trăng sáng rỡ ràng ông chài ngủ

          Trời soi rừng rực kén nằm nhô.

          Sơn chức cẩm thủy họa đồ

          Ngọc tuyền dũng xuất bạch đà tô

          Ngạn thượng hoàng hoa oanh lộng ngữ

          Ba trung bích thủy điệp quần hô.

          Nguyệt bạch đường đường ngư phủ túy

          Nhật hồng cảnh cảnh kiển bà bô.)

          Sư bảo bốn chúng rằng:

- Nay ta lên chơi trên núi Nhẫm Dương nếu bảy ngày không trở về, các ngươi t́m thấy chỗ nào có mùi thơm th́ ta ở đấy.

Tứ chúng bùi ngùi mà không dám theo. Đợi đúng bảy ngày không thấy Sư trở về, tứ chúng cùng nhau kéo lên núi Nhẫm Dương nghe gió thổi mùi hương ngào ngạt, mọi người t́m đến một cái hang thấy Sư ngồi kiết già trên tảng đá trong hang. Thân thể Sư mềm mại, xông ra mùi thơm giống hương trầm bạch đàn. Bấy giờ là ngày 6 tháng 3 năm Giáp Th́n, niên hiệu Chính Ḥa thứ hai mươi, đời vua Lê Hi Tông (1704), Sư thọ 68 tuổi. Tứ chúng thỉnh nhục thân Sư về hỏa táng chia linh cốt thờ hai nơi, một ở chùa Hạ Long, một ở hang núi Nhẫm.

]

Thiền Sư TÔNG DIỄN hiệu CHÂN DUNG

(1640 - 1711)-(Đời pháp thứ 37, tông Tào Động)

Thiền sư Tông Diễn không biết tên tục, quê quán có thể ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giang. Nghe kể rằng: Khi Sư c̣n bé cha mất sớm, mẹ tảo tần buôn gánh bán bưng để nuôi con. Khi Sư được 12 tuổi, một hôm bà mẹ chuẩn bị gánh hàng ra chợ bán, dặn con: “Mẹ có mua sẵn một giỏ cáy (cua) để sẵn ở ao, trưa nay con giă cáy nấu canh, trưa về mẹ con ḿnh dùng.” Bà gánh hàng đi rồi, gần đến giờ nấu cơm, Sư ra ao xách giỏ cáy lên định đem giă nấu canh như lời mẹ dặn, song nh́n thấy những con cáy tuôn những hạt bọt ra, dường như khóc rơi từng giọt nước mắt. Xót thương quá, Sư không đành đem giă, lại đem đến ao giởû nắp giỏ thả hết.

Trưa bà mẹ đi bán về, vừa nhọc nhằn vừa đói bụng, hai mẹ con lên mâm cơm ngồi ăn, bà không thấy món canh cáy liền hỏi lư do. Sư thưa: “Con định đem đi giă, thấy chúng nó khóc, con thương quá đem thả hết.” Bà mẹ nổi trận lôi đ́nh, không ăn cơm, chạy lấy roi đánh Sư. Sợ quá, Sư chạy một mạch không dám ngó lại. Bà mẹ đuổi theo không kịp, mệt lả đi trở về. Ngang đây đứa con trai bà   mất  luôn.

Khoảng hơn ba mươi năm sau, đă thành Ḥa thượng Trụ tŕ, Sư nhớ đến mẹ liền về quê cũ t́m kiếm. Đến một cái quán bán nước trà, một bà lăo đầu tóc bạc phơ đang châm trà bán cho khách. Sư vào quán ngồi, chờ bà lăo rảnh, hỏi thăm lai lịch bà lăo. Bà thở dài than:

- Tôi chồng mất sớm, có một đứa con trai mà nó bỏ đi mất từ khi được mười hai tuổi. Thân già hôm sớm không ai, tôi phải lập quán bán nước trà, kiếm chút ít tiền sống lây lất qua ngày.

 Sư hỏi:

- Bà lăo ưng ở chùa không, chúng tôi thỉnh bà về chùa để nương bóng từ bi trong những ngày già yếu bệnh  hoạn.

Bà nói:

- Tôi già rồi đâu làm ǵ nổi mà vào chùa công quả, không làm mà ăn cơm chùa tội lắm.

Sư nói:

- Bà đừng ngại, ở chùa có nhiều việc, người mạnh gánh nước bửa củi, nấu cơm, người yếu quét sân, nhổ cỏ, miễn có làm chút ít, c̣n th́ giờ tụng kinh niệm Phật là tốt.

 Bà lăo thấy thầy có ḷng tốt bèn nói:

- Nếu Thầy thương giúp kẻ cô quả này, tôi rất  mang  ơn.

Sư hẹn ít hôm sau sẽ có người đến đón bà về chùa. Về chùa, Sư họp tăng chúng hỏi ư kiến có thuận cho bà lăo cô quả ấy ở chùa không. Toàn chúng đều động ḷng từ bi đồng ư mời bà lăo về chùa. Sư cho cất một am tranh gần chùa, cho người đi rước bà lăo về ở đây. Mỗi hôm, Sư phân công bà lăo quét sân chùa hay nhổ cỏ, tùy sức khỏe của bà. Sư luôn luôn nhắc nhở Bà tu hành.

Thời gian sau, bà lăo bệnh, Sư cảm biết bà không sống được bao lâu, song v́ có duyên sự phải đi vắng năm bảy hôm. Trước khi đi, Sư dặn ḍ trong chúng: “Nếu bà lăo có mệnh hệ ǵ th́ chúng Tăng nên để bà trong áo quan đừng đậy nắp, đợi tôi về sẽ đậy sau.” Đúng như lời Sư đoán, bốn năm hôm sau bà tắt thở, Tăng chúng làm đúng như lời Sư dặn, chỉ để bà trong áo quan mà không đậy nắp. Vài hôm sau Sư về, nghe bà lăo mất c̣n để trong áo quan. Sư về nh́n mặt lần chót rồi đậy nắp quan lại. Sư nói to:

- Như lời Phật dạy: Một người tu hành ngộ đạo cha mẹ sanh thiên, nếu lời ấy không ngoa xin cho quan tài bay lên hư không để chứng minh lời Phật.

Sư liền cầm tích trượng gơ ba cái, quan tài từ từ bay lên hư không, rồi hạ xuống. Ngang đây mọi người mới biết bà lăo là mẹ của Sư.

Trong quyển Hồng Phúc Phổ Hệ có những đoạn tán thán công đức của Sư:

“Diêu văn Đại Thánh Sư, thần đức nan tuyên giả, chỉ tích mẫu quan phi, niệm kinh Bảo Liên Hoa, đầu đơn đế nhăn minh, tiến ngọc quân vương tạ...”

Nghĩa là: “Xa nghe thầy Đại Thánh, thần đức khó nói hết, gậy chỉ quan (tài) mẹ bay, tụng kinh Bảo Liên Hoa, nạp đơn vua mắt sáng, dâng ngọc quân vương tạ (ơn)...”

Sau này, chỗ quán bán trà của mẹ, Sư lập một ngôi chùa tên “Mại Trà Lai Tự” ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giang. Am bà ở để tên là “Dưỡng Mẫu Đường” ở phủ  Vĩnh An.

Lại một đoạn khác cũng tán thán ḷng hiếu thảo của Sư có hai câu:

“Dưỡng Mẫu Đường linh thế thái vĩnh trường khan, Vọng Mẫu tháp trí trà lai nhân tịnh đổ.”

Nghĩa là:

“Dưỡng Mẫu Đường khiến người đời măi nhớ,

Vọng mẫu tháp trí trà lai mọi người thấy.”

*

Sư trụ tŕ ở Đông Sơn nghe Thiền sư Thông Giác từ Trung Quốc đắc đạo trở về ở chùa Vọng Lăo trên núi Yên Tử, liền t́m đến yết kiến. Thiền sư Thông Giác hỏi:

- Như khi ta đang nghỉ, đợi đến bao giờ có tin tức?

Sư đáp: - Đúng ngọ thấy bóng tṛn, giờ dần mặt trời mọc.

Thông Giác hỏi: - Bảo nhậm thế nào?

Sư bạch bằng kệ:

          Cần có muôn duyên có

          Ưng không tất cả không

          Có không hai chẳng lập

          Ánh nhật hiện lên cao.

          (Ưng hữu vạn duyên hữu   

          Tùy vô nhất thiết vô

          Hữu vô câu bất lập 

          Nhật cảnh bổn đương bô.)

Thông Giác bước xuống bảo:

- Tào Động hợp quần thần, tiếp nối ḍng của ta, nên cho ngươi pháp danh Tông Diễn.

Ngài nói kệ trao pháp:

          Tất cả pháp chẳng sanh

          Tất cả pháp chẳng diệt

          Phật Phật, Tổ Tổ truyền

          Uẩn không sen đầu lưỡi.

          (Nhất thiết pháp bất sanh   

          Nhất thiết pháp bất diệt     

          Phật Phật, Tổ Tổ truyền    

          Uẩn không liên đầu thiệt.)

Từ đây Sư luôn theo hầu dưới gối, cho đến khi Thiền sư Thông Giác về trụ tŕ chùa Hạ Long. Ở chùa Hạ Long, Sư cũng sớm hôm không rời tả hữu. Ban ngày Sư đi khuyến hóa cúng dường chúng tăng, ban đêm th́ thưa hỏi diệu nghĩa thâm huyền, có khi suốt đêm ngồi thiền không đặt lưng xuống chiếu. Sư chịu vất vả nhọc nhằn không tiếc thân mạng. Đến năm 32 tuổi, Sư thọ giới cụ túc. Sau đó, Sư xin phép Thiền sư Thông Giác đi hành cước tham vấn các nơi.

Năm niên hiệu Vĩnh Trị (1678) vua Lê Hy Tông ra lệnh cho các quan khắp nước bất cứ ở đâu Tăng Ni hoặc già hoặc trẻ đều đuổi hết về rừng núi. Sư biết được tin này rất đau ḷng, tự nghĩ: “Tại sao nhà vua đối với đạo Phật lại cho là vô dụng? Nếu ở núi rừng, dù thuyết pháp đá phải gật đầu, giảng kinh được hoa trời rơi loạn, cũng chẳng có lợi ích ǵ cho chúng sanh. Nếu không hoằng dương được chánh pháp th́ làm sao đáng đền ơn Phật Tổ! Chỉ riêng tốt cho ḿnh th́ làm sao độ được hàm linh trong bể khổ, thật uổng công vào cửa Phật, luống trôi qua một đời.” Sư bèn quyết tâm rời chốn sơn dă về đất thần kinh, mong cảnh tỉnh nhà vua, cứu văn Phật pháp trong khi tai nạn. Sư trở về tŕnh thầy để xin phép đến kinh đô, Thiền sư Thông Giác hoan hỉ. Sư đi mấy hôm đến chùa Cổ Pháp, xin phép nghỉ lại trong chùa, vị Trụ tŕ ở đây tiếp đăi rất ân cần. Suốt đêm, Sư tọa thiền đến khi nghe tiếng chuông sáng mới xả thiền, lên điện lễ Phật. Khi lễ, Sư nh́n lên thấy tượng đức Điều Ngự, Sư liền viết bài thơ dâng lên như sau:

          Trước là vua sau cũng là vua

          Xưa sao kính mộ nay chẳng ưa?

          Có linh xin nguyện phen này đến

          Cửa khuyết ra vào được tự do.

          ( Tiền Quốc vương hề hậu Quốc vương

          Tiền hà kỉnh mộ hậu hà mang

          Hữu linh tương nguyện kim phiên xuất

          Ư cửu trùng môn nhập bất phương.)

Ba hôm sau, Sư đến kinh đô vào cửa Đông th́ trời đă tối, nghe có tiếng mơ ở gần khám đường, ngỡ đây là nhà Phật tử, bèn gơ cửa. Chủ nhân mở cửa trông thấy Sư liền thỉnh vào nhà. Vào nhà, Sư thấy trên bàn thờ Phật hương đèn trang nghiêm, bèn hỏi:

- Tượng Phật thờ là từ đâu có ?

Chủ nhà đáp:

- Tôi là cai ngục, nhân đào đất được tượng đồng nên đem về thờ.

 Sư bảo chủ nhà:

- Tượng Phật quí như thế lẽ nào lại thờ nơi thấp bé thế này, tôi muốn cùng anh mai ra thành phố quyên tải những nhà hảo tâm để mua cây gỗ cất một ngôi chùa nhỏ thờ Phật mới xứng đáng.

Chủ nhà liền bằng ḷng.

Sáng hôm sau, Sư ra phố phường quyên tiền, gặp quan Đề Lĩnh bắt đem về dinh chất vấn:

- Hiện nay lệnh vua truyền khắp nước, tất cả Tăng Ni già trẻ đều phải vào ở trong rừng núi. Ông là người thế nào dám bỏ núi rừng về kinh kỳ đi lại tự nhiên như thế này ? Có phải khinh thường pháp luật của vua không ?

Sư trả lời:

- Mệnh lệnh của vua mà có ai dám trái phạm, chỉ v́ kẻ tăng quê mùa này ở trong núi sâu được một viên ngọc quí, mang đến đây để dâng hiến nhà vua, xin ông đạo đạt lên vua cho tôi dâng ngọc, dâng xong tôi sẽ trở về núi.

 Quan Đề Lĩnh nghe xong liền vào triều tâu lên vua. Vua sai quan Đề Lĩnh ra nhận ngọc đem vào vua xem. Đề Lĩnh về thuật lại Sư nghe.

Sư nói:

- Viên ngọc quí rất thiêng liêng vô giá, người ăn cá thịt hôi tanh không thể cầm giữ được, dám phiền ông tŕnh lên nhà vua cho tự tay kẻ hèn này dâng lên nhà vua, cho măn nguyện của kẻ trung thành ở nơi hoang vắng.

Quan Đề Lĩnh vào tâu lại, nhà vua không bằng ḷng. Sư than: “Mặt trời tuy sáng tỏ, không khỏi bị mây che. Mặt trăng dù rạng ngời, khó khỏi đám mây phủ, việc này như thế ta biết  làm sao?” Sư ở đây ba tháng mà không vào được triều đ́nh, bèn suy nghĩ viết một tờ biểu, nói rơ việc tu hành cách thức làm yên nhà lợi nước một cách rành mạch rơ ràng. Thí dụ đạo Phật như là ḥn ngọc quí soi sáng mười phương, phá dẹp mọi mây mờ u tối. Viết xong, Sư để trong cái hộp đem dán kín cẩn mật, xin cầu quan Đề Lĩnh vào triều tâu lên Thánh thượng một lần nữa rằng: “Xin nhà vua chọn lấy một ông quan văn trung trực thanh liêm, tắm gội và trai giới ba ngày, sẽ ra nhận ngọc quí dâng lên vua.” Vua nghe xong liền phán cho viện Hàn lâm chọn một người rất tín cẩn, thành tâm trai giới ba ngày rồi đến chỗ vị tăng quê nhận lấy ḥn ngọc dâng lên vua. Vị quan văn được đề cử giữ đúng trai giới ba ngày xong, liền đến dinh quan Đề Lĩnh hỏi vị tăng để nhận ngọc. Sư trao cái hộp, dặn ḍ cẩn thận dâng lên tận tay vua. Vị quan văn bưng hộp ngọc đến trước triều dâng lên vua, khi mở ra xem chỉ là một tờ biểu, chớ không có ḥn ngọc nào. Vua phán vị quan văn đọc tờ biểu cho vua nghe. Vị quan qú đọc xong, vua nghe qua thấy lư lẽ rơ ràng, sự t́nh đầy đủ, lời văn sáng suốt, ư tứ thâm trầm, bèn ra lệnh quan Đề Lĩnh dẫn vị tăng này vào triều.

Khi vào triều, vua cho Sư ngồi một bên trước mặt vua. Vua hỏi những sách lược trị dân, Sư ứng đối sự lư rất dung thông. Khi ấy, vua phán: “Đạo Phật là viên ngọc quí, chẳng lẽ trong nước chúng ta không dùng, Tăng Ni hay khuyên người làm thiện, tại sao lại vất bỏ đi? Người đem Phật pháp khai hóa dân chúng cũng là phương pháp tốt giúp cho triều đ́nh trị dân.” Vua liền mời Sư ở lại chùa Báo Thiên để bàn luận đạo lư. Thượng hoàng nghe tiếng sai Trung sứ đến nói với vua thỉnh Sư vào cung diễn giảng kinh pháp. Vua cũng đến dự nghe thấu hiểu đạo lư, liền ban cho Sư được quyền ra vào nội cung để tuyên dương chánh pháp, đồng thời ra lệnh thu hồi lệnh trước, để Tăng Ni tự ư trở về chùa ḿnh ở đâu tùy duyên giáo hóa.

Vua Lê Hy Tông đă thấm nhuần đạo lư, thành tâm sám hối lỗi trước của ḿnh, nên tạc h́nh vua qú mọp để tượng Phật trên lưng để tỏ ḷng thành sám hối. Tượng này hiện c̣n thờ ở chùa Hồng Phúc.

Đă giải được ách nạn của Tăng Ni (Phật pháp) và giáo hóa được vua chúa trong triều, Sư nghỉ việc xin vua về núi thăm thầy. Vua bằng ḷng liền ban áo gấm cho Ḥa thượng ở núi để an ủy, tặng tiền bạc để Sư làm lộ phí, hẹn thời gian ngắn gặp lại.

Hôm ấy, Sư lên đường khi đến bến đ̣ Bồ-đề, thấy nước sông Nhị trong veo thuyền lớn nhỏ qua lại tự do, liền cảm hứng làm bài thơ:

          Ngàn tầm sông Nhị đục rồi trong

          Qua lại thuyền bè rất thong dong

          Mừng gặp Bồ-đề đồng đến bến

          Toại ḷng ta nguyện độ quần sanh.

          (Thiên tầm Nhị thủy trọc hoàn thanh

          Phao quá đông tây văng phục hành

          Hỉ đáo Bồ-đề đồng đáo ngạn

          Toại dư xuất thế độ quần sanh.)

Sau đó, về đến Đông Triều, rồi tới Hạ Long, Sư lên điện lễ Phật, vào phương trượng lễ thầy, mọi người gặp lại trong niềm hoan hỉ. Ở lại thời gian, Sư từ giă trở lại kinh đô. Về đến kinh vua chúa đều mừng rỡ. Vua ban cho Sư chức Ngự  Tiền Chi Quân (ngồi ở trước vua) và áo gấm. Sư từ chối chức tước, chỉ nhận áo gấm cho vui ḷng vua. Sư tổ chức khắc bản in kinh Hoa Nghiêm để ở chùa Báo Thiên, khắc bản kinh Pháp Hoa in để ở chùa Khán Sơn. Bấy giờ bà Quốc nhũ (mẹ vú của vua) quê ở Ḥe Nhai mời cậu vua phát tâm cúng dường cho Sư tu sửa chùa Hồng Phúc. Sư nhận lời khởi công xây dựng không bao lâu th́ được hoàn thành. Làm chùa xong c̣n dư tiền, Sư sáng lập chùa Cầu Đông, xong xuôi Sư xin vua cho người cai ngục lúc trước làm tăng ǵn giữ chùa Cầu Đông.

Sau Sư trụ tŕ ở chùa Hồng Phúc, thường tới lui giảng đạo cho vua chúa nghe. Ngày tháng trôi qua, Sư thấy tuổi già sắp đến ngày viên tịch, bèn gọi đệ tử là Thiền sư Tĩnh Giác hiệu Hạnh Nhất đến dạy: “Gió từ thổi mạnh cuốn sạch mây mù, vầng mặt trời trí tuệ sáng ngời, gió lành thổi mát trong triều ngoài nội, nhưng không hề trụ trước, v́ không cũng hoàn không. Trước sau như một cho ngươi hiểu rơ ba điểm hiển mật, cho ngươi giữ lấy trung đạo, ra đời độ người nay cũng như xưa, trời Tây, cơi Đông đạo vốn như nhau.” Dặn ḍ xong Sư nói kệ:

          Xuân đến hoa chớm nở

          Thu về lá vàng rơi

          Đầu cành sương lóng lánh

          Cánh hoa tuyết rạng ngời.

          Buổi sáng trời trong rồng bày vảy

          Ngày trưa mây sáng voi hiện h́nh

          Vằn cọp tuy thấy một

          Bầy phụng thể toàn đồng.

          Đạt-ma Tây sang truyền pháp ǵ?

          Cành lau qua biển nổi phau phau.

          (Hoa khai xuân phương đáo

          Diệp lạc tiện tri thu

          Chi đầu sương oánh ngọc

          Ngạc thượng tuyết liên châu.

          Thanh thần vân tán sản long giáp

          Bạch nhật hà quang lỏa tượng khu

          Báo văn tuy kiến nhất

          Phụng chúng thể toàn câu.

          Đạt-ma Tây lai truyền hà pháp ?

          Lô hoa thiệp hải thủy phù phù.)

Truyền pháp xong, Sư bảo: “Báo thân của ta đến đây đă hết.” Nói rồi, Sư ngồi trên giường thiền yên lặng thị tịch. Bấy giờ là ngày 16 tháng 7 năm Tân Sửu nhằm niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ năm (1711) triều Lê Dụ Tông, Sư thọ 72 tuổi. Đệ tử làm lễ hỏa táng xong, thu xá-lợi xây tháp ở Đông Sơn để thờ.

]

Thiền Sư  THANH NGUYÊN

(Đời thứ 41, tông Tào Động)

Thiền sư Thanh Nguyên hiệu Minh Nam, là người viết bài tựa cho sách Pháp Hoa Đề Cương của Thanh Đàm. Hai vị có lẽ cùng một bổn sư và một môn phái. Sau đây là bài kệ của Sư tán dương sách Pháp Hoa Đề Cương:

          Hồ xanh trong biếc nảy sen thơm

          Kinh mục nêu bày nghĩa đại cương

          Minh Chánh nhất thừa đà quảng bá

          Đạo trung tâm yếu lại hoằng dương.

          Quần phương tỏ ngộ tâm viên tịnh

          Đại chúng đồng tham lư vĩnh trường

          Thanh tịnh sen kia ngời pháp giới

          Tự tính Tỳ-lô khéo xiển dương.

          ( Bích thanh đàm xuất diệu liên hương

          Hoa mục chi tiêu tổng pháp cương

          Minh Chánh nhất thừa khai tố quảng

          Đạo trung tâm yếu thị hoằng dương.

          Quần phương hội ngộ viên tâm tịnh

          Chúng đẳng đế quan nhập lư trường

          Thanh tịnh liên hoa quang pháp giới

          Tỳ-lư tính hải diễn chân thường.)

Bài tựa sách Pháp Hoa Đề Cương được viết vào tháng tám âm lịch năm 1820. Hai chữ Minh Chánh trong bài thơ là pháp hiệu của Thanh Đàm.

]

Thiền Sư THANH ĐÀM hiệu MINH CHÁNH

(Đời pháp thứ 42, tông Tào Động)

Thiền sư Thanh Đàm hiệu Minh Chánh là Trụ tŕ chùa Bích Động ở làng Đam Khê, phủ An Khánh, tỉnh Ninh B́nh. Người khai sơn chùa Bích Động là hai vị sư  Trí Kiên và Trí Thể đến đây năm 1700. Thiền sư Minh Chánh là vị Trụ tŕ sau này. Sư là đệ tử Thiền sư Đạo Nguyên lúc bấy giờ đang trụ tŕ thiền viện Nguyệt Quang, một tổ đ́nh của môn phái Chân Nguyên. Sư xuất gia năm 1807, thọ giới cụ túc năm 1810. Khoảng này có lẽ Sư hai mươi hoặc trên hai mươi tuổi.

Sau khi xuất gia, một hôm Sư hỏi Thiền sư Đạo Nguyên:

- Tâm không phải ở trong thân, cũng không phải ở ngoài thân, cũng không phải ở chặng giữa, vậy rốt cuộc tâm ở chỗ nào ?

Đạo Nguyên cười xoa đầu Sư và nói bài kệ:

          Theo thời ứng dụng,

          Gặp vật thấy cơ,

          Tánh vốn như như,

          Nào ngại trong ngoài.

          ( Tùy thời ứng dụng,

          Ngộ vật kiến cơ,

          Tánh bản như như,

          Hà quan nội ngoại.)

Ngày thọ giới cụ túc, Sư cũng được Đạo Nguyên cho một bài kệ:

          Quang phóng giữa mày không phải Phật,

          Dưới chân mây trắng chẳng là Tiên.

          Bảo ông nuôi dưỡng trâu cường tráng,

          Hôm sớm cày sâu mảnh ruộng nhà.

          ( Quang phóng mi gian vô đạo Phật,

          Vân sinh túc hạ vị ngôn tiên.

          Nhiêu quân bảo dưỡng ngưu nhi tráng,

          Triêu tịch thục canh bỉ thốn điền.)

Đến năm 1819, Sư sáng tác sách Pháp Hoa Đề Cương tại viện Liêm Khê. Trong đây, Sư có đặt ra một số câu hỏi để giải thích về Diệu tâm như:

Hỏi: Tại sao không chỉ thẳng cái thứ nhất là Diệu Tâm xưa nay, mà lại chỉ cái thứ hai là căn tánh để làm  phương tiện tu hành ?

Đáp: Tâm vốn vô h́nh, làm sao mà chỉ ? Trước kia tôi đă nói một lần rồi, ngôn thuyết và biểu thị, không nắm được tâm. Tuy vậy, dù tâm vô h́nh, nhưng sự ứng dụng của tâm lại có vết tích, v́ có vết tích nên có thể chỉ bày khiến cho người tu học có thể nh́n vết tích của sự ứng dụng, do ánh sáng ấy mà về được tâm.

Hỏi: Dấu vết ấy ở đâu ?

Đáp: Ở trên đối tượng lục trần. Do sắc mà có  cái thấy, do thanh mà có cái nghe, lục trần là dấu vết ứng dụng của lục căn. Nay muốn nắm được dấu vết của căn th́ phải quan sát cái thấy cái nghe nơi đối tượng sắc thanh. Nên biết rằng công dụng của căn là công dụng của tâm, căn nhận biết là tâm nhận biết; cái khác nhau là căn có tới sáu công dụng, mà tâm chỉ có một bản thể tinh minh. Chư Phật truyền nhau là căn pháp này, các vị Tổ truyền nhau là tâm tông ấy. Đó là bí quyết mà các kinh điển chỉ bày để được căn bản trí. Pháp ấn truyền trao qua lại các thời đại cũng lấy cái ấy để phát giác sơ tâm. Chứng ngộ mau hay chậm là v́ căn cơ rộng hay hẹp...

Hỏi: Tâm ấn làm sao mà truyền ?

Đáp: Đức Thế Tôn đưa lên một cành hoa, Ca-diếp mỉm cười, sau đó các Tổ truyền lại, ǵn giữ, trường hợp khác nhau, chỉ có người giác ngộ mới tự biết.

Hỏi: Tu làm sao ?

Đáp: Thôi! Thôi! Đó là phương pháp, Thiền sư Đạo Xuyên nói:

          Tri âm, tự khắc tùng theo gió,

          Trăng trong gió mát đất trời nhàn.

Lại nói:

          Nắm được ở tâm,

          Ứng được nơi tay

          Tuyết gió hoa trăng

          Trời đất lâu dài.

          Cứ hễ canh năm gà gáy sáng,

          Xuân về hoa núi nở ngàn nơi.

Hỏi: Mục đích tối hậu là ǵ ?

Đáp: Ḥa thượng Phổ Hóa nói: “T́m chỗ đi tới không được...” Thôi xin chào, xin chào! Có bài kệ về pháp như sau:

          Vạn pháp tuy nhiều không đếm xiết

          Chung qui cũng chỉ thức căn trần.

          Huyễn duyên dư ảnh dù không thực

          Chân tri chánh kiến vẫn bao dung.

          Gặp thầy chỉ dạy đường mê ngộ

          Thấy Phật t́m ra lẽ sắc không

          Nếu muốn lên mau bờ bến giác,

          Con đường trước mặt chớ lần khân.

Năm 1843, Sư sáng tác sách Tâm Kinh Trực Giải. Sư có niêm tụng đề tài Thuần Đà như sau:

Niệâm:

          Hay lắm, Thuần Đà !

          Hay lắm, Thuần Đà !        

Tụng:

          Không nói ngắn chẳng nói dài,

          Ngắn dài, tốt xấu thảy đều sai.

          T́m hay, lại hóa người chê vụng,

          Bắn sẻ ai dè sói chực ngay.

          Công danh cái thế màn sương sớm,

          Phú quí kinh nhân giấc mộng dài.

          Chẳng hiểu bản lai vô nhất vật,

          Công lao uổng phí một đời ai.

Bài thơ ngộ nghĩnh nhất của Sư là bài thơ T́m Tâm, có âm hưởng tiếng trống đánh:

          Ngang lưng đeo trống đối tri âm,

          Duỗi thẳng hai tay, đánh trống tâm.

          Tập tập t́m tâm, tâm tất tập,

          T́m tâm, tâm tập, tập t́m tâm.

*

          Âm thanh hợp vận, âm trùng họa,

          Tịch chiếu tâm tông, tức tập tâm.

          Trăng sáng, gió thanh thường tự tại,

          T́m tâm chẳng được, nghỉ t́m tâm.

*

          Thôi nhé, tâm ta chẳng thể tầm,

          T́m tâm dẫu được, chẳng chân tâm.

          Mang đèn xin lửa thêm điên đảo,

          Thà đứng bên song hát khúc ngâm.

          ( Kiên ḱnh yêu cổ đối tri âm,

          Thư thủ vô vi phách cổ tâm.

          Tập tập tầm tâm tâm tắc tập,

          Tầm tâm tâm tập, tập tầm tâm.

*

          Cổ thanh hợp vận tùng thanh họa,

          Tịch chiếu tâm tông tức tập tầm.

          Minh nguyệt thanh phong trường tự tại,

          Tầm tâm bất đắc, tức tầm tâm.

*

          Chỉ chỉ ! ngộ tâm bất khả tầm,

          Tầm tâm túng đắc tắc phi tâm.

          Tương đăng cầu hỏa tư điên đảo,

          Bất nhược song tiền thủ nhất ngâm.)

Sư cũng thuộc về phái Trúc Lâm. Không biết Sư tịch ở đâu và vào lúc nào.

]


[mục lục][lời nói đầu][lời tựa]

[phần 1][phần 2][phần 3][phần 4][phần 5][phần 6][phần 7][phần 8]

[phần 9][phần 10][phần 11][phần 12][phần 13][phần 14][phần 15][phần 16][phần 17]

[phần phụ những ḍng kệ các phái][sách tham khảo]

[Trang chu] [Kinh sach]