[Trang chủ] [Kinh sách]

THẬP NHỊ MÔN LUẬN

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]


THẬP NHỊ MÔN LUẬN

 

Luận rằng: Nay sẽ lược giải nghĩa Ma-ha-diễn (đại thừa).

Hỏi: Giải nghĩa Ma-ha-diễn có lợi ích gì ?

Ðáp: Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói. Chúng sanh đời mạt pháp căn độn phước mỏng, tuy tìm văn kinh mà không thể thông hiểu, tôi thương xót những người này muốn khiến khai ngộ; lại vì xiển dương đại pháp vô thượng của Như Lai, thế nên lược giải nghĩa Ma-ha-diễn.

Hỏi: Ma-ha-diễn số vô lượng vô biên không thể tính, chính Phật nói còn không thể hết, huống là giải thích diễn bày nghĩa ấy ?

Ðáp: Vì lẽ đó, trước tôi nói lược giải.

Hỏi: Vì sao gọi là Ma-ha-diễn ?

Ðáp: Ma-ha-diễn đối với nhị thừa là trên, nên gọi là đại thừa; chư Phật là bậc tối đại, mà thừa này hay đến nên gọi là đại; chư Phật là đại nhơn mà ngồi thừa này nên gọi là đại; lại hay diệt trừ cái đại khổ của chúng sanh, cho việc đại lợi ích, nên gọi là đại; Bồ tát Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, Di Lặc... (đồng nương thừa này), vì là sở thừa của chư Ðại Sĩ, nên gọi là đại; lại do thừa này hay tột biên để tất cả các pháp, nên gọi là đại; như trong kinh Bát Nhã, Phật tự nói nghĩa Ma-ha-diễn vô lượng vô biên, do nhơn duyên đó nên gọi là đại.

Ðại phần thâm nghĩa là nói KHÔNG. Nếu thông suốt nghĩa này là thông suốt Ðại thừa, đầy đủ lục ba-la-mật, không có chướng ngại, thế nên nay tôi chỉ giải thích nghĩa KHÔNG. Giải thích nghĩa KHÔNG sẽ dùng Thập Nhị Môn (mười hai cửa) vào nghĩa KHÔNG.

 

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]

[Trang chủ] [Kinh sách]