[Trang chủ] [Kinh sách]

THẬP NHỊ MÔN LUẬN

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]


VIII- QUÁN TÁNH MÔN

 

Lại nữa, tất cả pháp không ? Vì cớ sao ? Vì các pháp không tánh. Như nói :

Thấy có tướng đổi khác

Các pháp không có tánh

Pháp không tánh cũng không

Vì các pháp đều không.

Các pháp nếu có tánh thì không nên đổi khác, mà thấy tất cả pháp đều đổi khác, thế nên phải biết các pháp không tánh. Lại nữa, nếu các pháp có định tánh thì không nên từ các duyên sanh, nếu tánh từ các duyên sanh thì tánh tức là tác (tạo tác) pháp, chẳng tác pháp cũng chẳng bởi đợi cái khác mới gọi là tánh, thế nên tất cả pháp không.

Hỏi : Nếu tất cả pháp không thì không sanh không diệt thì không khổ đế ; nếu không khổ đế thì khống tập đế ; nếu không khổ tập đế thì không diệt đế ; nếu không diệt đế thì không đến khổ diệt đạo ; nếu các pháp không, vô tánh thì không tứ thánh đế. Vì không tứ thánh đế, cũng không bốn quả Sa môn ; vì không bổn quả Sa môn, ắt không hiền thánh. Vì việc ấy không, Phật Pháp Tăng cũng không, pháp thế gian đều không việc ấy không phải, thế nên các pháp chẳng nên trọn không.

Ðáp : Có hai đế : Một thế đế, hai đệ nhất nghĩa đế. Nhơn thế đế mới được nói đệ nhất nghĩa đế, nếu chẳng nhơn thế đế thì chẳng được nói đệ nhất nghĩa đế ; nếu chẳng được đệ nhất nghĩa đế thì chẳng được Niết Bàn. Nếu ngươi chẳng hiểu hai đế thì không biết tự lợi, lợi tha, chung lợi. Như thế nếu biết thế đế thì biết đệ nhất nghĩa đế ; biết đệ nhất nghĩa đế thì biết thế đế. Nay ông nghe nói thế đế, bảo là đệ nhất nghĩa đế, thế nên rơi tại chỗ lỗi. Pháp nhơn duyên của chư Phật, gọi là thậm thâm đệ nhất nghĩa, pháp nhơn duyên ấy không tự tánh, cho nên tôi nói là không. Nếu các pháp chẳng từ các duyên sanh, thì nên mỗi pháp có định tánh.

Nếu mỗi pháp có định tánh thì ngũ ấm chẳng nên có tướng sanh diệt, ngũ ấm chẳng sanh chẳng diệt, tức là không vô thường, nếu không vô thường thì không khổ thánh đe. Nếu không khổ thánh đế thì không pháp nhơn duyên sanh tập thánh đế. Các pháp nếu có định tánh thì không khổ diệt thánh đế. Tại sao ? Vì tánh không đổi khác. Nếu không khổ diệt thánh đế thì không đế khổ diệt đạo. Thế nên, nếu người chẳng nhận không thì không tứ thánh đế, thì không biết khổ ; đoạn tập, chứng diệt, tu đạo. Vì việc ấy không nên không bốn quả Sa môn ; vì không bốn quả Sa môn nên không đắc, hướng. Nếu không đắc, hướng thì không Phật ; vì phá pháp nhơn duyên nên không pháp ; vì không pháp nên không Tăng. Nếu không Phật Pháp Tăng thì không Tam Bảo. Nếu không Tam Bảo thì hoại pháp thế tục, đây ắt không phải, thế nên tất cả pháp không.

Lại nữa, nếu các pháp có định tánh thì, không sanh, không diệt, không tội phước, không tội phước quả báo, thế gian thường là một tướng, thế nên biết các pháp không tánh. Nếu bảo các pháp không tự tánh, từ tha tánh có thì việc ấy không phải. Vì cớ sao? Nếu không tự tánh, làm sao từ tha tánh có? Vì bởi tự tánh mới có tha tánh. Lại tha tánh cũng tức là tự tánh. Tại sao ? Vì tha tánh tức là tự tánh của tha. Nếu tánh chẳng thành, tha tánh cũng chẳng thành ; nếu tự tánh tha tánh chẳng thành, lìa tự tánh tha tánh chỗ nào lại có pháp ? Nếu có chẳng thành thì không cũng chẳng thành. Thế nên, nay tìm cầu không tự tánh, không tha tánh, không có, không không, tất cả pháp hữu vi không. Vì tất cả pháp hữu vi không, nên pháp vô vi cũng không ; hữu vi vô vi còn không, huống là ngã.

 

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]

[Trang chủ] [Kinh sách]