[Trang chủ] [Kinh sách]

THẬP NHỊ MÔN LUẬN

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]


IV- QUÁN TƯỚNG MÔN

Lại nữa, tất cả pháp không. Vì cớ sao ?

Hữu vi và vô vi

Hai pháp đều không tướng

Bởi vì không có tướng

Hai pháp ắt đều không

Pháp hữu vi chẳng do tướng thành.

Hỏi : Những gì là tướng hữu vi ?

Ðáp : Muôn vật mỗi thứ có tướng hữu vi, như bò có sừng, cổ, diều thòng, chót đuôi có lông, ấy là tướng bò. Như bình có đáy bằng, bụng lớn, cổ nhỏ, miệng tròn ,môi dầy, ấy là tướng bình. Như xe có bánh, trục, gọng, ách, ấy là tướng xe. Như người có đầu, mắt, bụng, xương sống, vai, cánh tay, tay, chơn, ấy là tướng người. Như thế sanh, tru,?diệt, nếu là tướng pháp hữu vi, ấy là hữu vi ? ấy là vô vi? Hỏi : Nếu là hữu vi có lỗi gì ?

Ðáp :

Nếu sanh là hữu vi

Lại nên có ba tướng

Nếu sanh là vô vi

Sao gọi là tướng hữu vi ?

Nếu sanh là hữu vi thì nên có ba tướng, ba tướng ấy nên có ba tướng, như thế lần lượt đến vô cùng. Trụ, diệt cũng vậy. Nếu sanh là vô vi thì đâu được vô vi làm tướng cho hữu vi ? Lìa sanh trụ diệt, cái gì hay biết sanh ấy. Lại nữa, phân biệt sanh trụ diệt nên có sanh, vô vi không thể phân biệt, thế nên không sanh. Trụ diệt cũng vậy. Vì sanh trụ diệt không,nên pháp hữu vi không ; vì hữu vi không nên pháp vô vi cũng không, bởi hữu vi nên có vô vi ; vì pháp hữu vi vô vi không, nên tất cả pháp không.

Hỏi : Ông nói ba tướng lại có ba tướng, thế nên vô cùng sanh chẳng phải là hữu vi, nay sẽ nói:

Sở sanh của sanh sanh

Sanh ra bổn sanh kia

Sở sanh của bổn sanh

Lại sanh ra sanh sanh

Khi pháp sanh không tự thể bảy pháp cộng sanh: 1). Pháp, 2). Sanh, 3). Trụ, 4). Diệt, 5). Sanh sanh, 6). Trụ trụ, 7). Diệt diệt. Trong bảy pháp ấy, bốn sanh trừ tự thể ra, hay sanh sáu pháp ; Sanh sanh hay sanh bổn sanh, bổn sanh lại sanh ra sanh sanh, thế nên ba tướng tuy là hữu vi mà chẵng phải vô cùng. Trụ diệt cũng thế.

Ðáp:

Nếu bảo là sanh sanh,

Lại hay sanh bổn sanh,

Sanh sanh từ bổn sanh,

Sao hay sanh bổn sanh?

Nếu bảo sanh sanh hay sanh bổn sanh, bổn sanh chẳng sanh sanh sanh thì sanh sanh đâu thể sanh bổn sanh ? Nếu bảo là bổn sanh hay sanh sanh sanh kia, bổn sanh từ kia sanh, đâu thể sanh sanh sanh ? Nếu bảo bổn sanh hay sanh sanh sanh thì sanh sanh, sanh rồi lại sanh bổn sanh, việc ấy chẳng phải. Vì cớ sao ? Vì pháp sanh sanh nên sanh bổn sanh, thế nên gọi là sanh sanh, mà bốn sanh thật chưa sanh, làm sao hay sanh sanh sanh Nếu bảo khi sanh sanh sanh hay sanh bổn sanh, việc ấy cũng không phải. Vì cớ sao?

Khi sanh sanh ấy sanh,

Hoặc hay sanh bổn sanh

Sanh sanh còn chưa sanh

Ðâu thể sanh bổn sanh ?

Khi sanh sanh sanh ấy sanh, hoặc hay sanh bốn sanh, mà sanh sanh ấy tự thể chưa sanh, không thể sanh bốn sanh. Nếu bảo khi sanh sanh ấy sanh, hay tự sanh cũng hay sanh kia; như khi đốt đèn hay tự chiếu cũng chiếu kia, việc ấy không phải. Vì cớ sao ?

Trong đèn tự không tối

Chỗ trụ cũng không tối

Phá tối mới gọi chiếu ?

Ðèn làm sao mà chiếu ?

Thế đèn tự không tối, chỗ trụ của ánh sáng cũng không tối. Nếu trong đèn không tối, chỗ trụ cũng không tối, tại nói đèn tự chiếu cũng hay chiếu kia ? Phá tối nên gọi là chiếu, đèn chẳng tự phá tối, cũng chẵng phá tối kia, thế nên đèn không tự chiếu cũng không chiếu kia. Do đó, ở trước ông nói đèn tự chiếu cũng hay chiếu kia, sanh cũng như thế tự sanh cũng hay sanh kia, việc ấy không phải.

Hỏi: Khi đốt đèn hay phá tối, thế nên trong đèn không tối, chồ trụ cũng không tối.

Ðáp: Tại sao khi đốt đèn mà hay phá tối ? Ðèn này khi mới đốt, không thể đến nơi tối. Nếu khi đốt đèn không thể đến tối, nếu không đến tối thì không nên nói phá tối.

Lại nữa, nếu đèn chẳng đến tối mà hay phá tối thì, đèn ở chỗ này ắt phá tất cả tối. Nếu bảo đèn tuy không đến tối mà sức hay phá tối thì, đốt đèn ở chỗ này nên phá tất cả tối thế gian, vì đều chẳng đến. Nhưng thực tế chỗ này đốt đèn không thể phá tối thế gian. Thế nên, ông nói đèn tuy không đến tối mà sức hay phá tối, việc ấy không phải.

Lại nữa, nếu đèn hay tự chiếu, cũng hay chiếu nơi kia, tối cũng nên tự che cũng che nơi kia. Nếu bảo đèn hay tự chiếu cũng chiếu nơi kia, tối cùng đèn trái nhau, cũng hay tự che và che nơi kia. Nếu đèn cùng tối trái nhau không thể tự che và che nơi kia, mà nói đèn hay tự chiếu cũng chiếu nơi kia, việc ấy không phải. Thế là dụ của ông đã sai vậy.

Như sanh hay tự sanh cũng sanh kia, nay sẽ nói lại : Cái sanh này nếu chưa sanh, làm sao hay tự sanh ? Nếu sanh rồi tự sanh, rồi đâu cần sanh. Cái sanh này khi chưa sanh, nên hoặc sanh rồi sanh, hoặc chưa sanh sanh, nên hoặc sanh rồi sanh, hoặc chưa sanh sanh. Nếu chưa sanh mà sanh, chưa sanh gọi chưa có, làm sao hay tự sanh ? Nếu bảo sanh rồi mà sanh, sanh rồi tức là sanh, đâu cần lại sanh ? Trong sanh lại không sanh, làm rồi lại không làm, thế nên sanh chẳng tự sanh. Nếu chẳng tự sanh, làm sao sanh kia ? Ông nói tự sanh cũng sanh kia, việc ấy không phải. Trụ diệt cũng như thế.

Thế nên sanh trụ diệt là tướng hữu vi, việc ấy không phải. Vì sanh trụ diệt là tướng hữu vi không thành, nên pháp hữu vi không. Vì pháp hữu vi không, nên pháp vô vi cũng không. Vì cớ sao ? Vì diệt hữu vi gọi vô vi Niết bàn, thế nên Niết bàn không.

Lại nữa, không sanh không trụ không diệt gọi là tướng vô vi; không sanh trụ diệt là không pháp không pháp không nên làm tướng. Nếu bảo không tướng là tướng Niết bàn, việc ấy không phải. Nếu không tướng là tướng Niết bàn, lấy tướng gì nên biết Niết bàn là không tướng ? Nếu do có tướng biết là không tướng, thế nào gọi là không tướng ? Nếu do không tướng biết là không tướng, không tướng là không, không thì không thể biết.

Nếu bảo như nhiều lá y đều có tướng, chỉ một lá y không tướng, chính do không tướng làm tướng nên người bảo lấy y không tướng, như thế là biết y không tướng mà lấy; như thế sanh trụ diệt là hữu vi, chỗ không sanh trụ diệt nên biết là vô vi, thế nên vô tướng là Niết bàn. Việc ấy không phải. Tại sao ? Vì sanh trụ diệt các thứ nhơn duyên đều không, không được tướng hữu vi, làm sao nhơn đây biết vô vi ? Ông được tướng hữu vi quyết định nào, mà biết chỗ không tướng là vô vi ? Thế nên ông nói trong các y có tướng có y không tướng để dụ Niết bàn không tướng, việc ấy không phải. Lại cái dụ y trong môn thứ sáu sau sẽ nói rộng.

Thế nên, pháp hữu vi đều không; vì pháp hữu vi không, nên pháp vô vi vũng không; vì pháp hữu vi vô vi không nên ngã cũng không, vì ba việc không nên tất cả pháp đều không.

 

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]

[Trang chủ] [Kinh sách]