[Trang chủ] [Kinh sách]

THẬP NHỊ MÔN LUẬN

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]


V- QUÁN HỮU TƯỚNG VÔ TƯỚNG MÔN

 

Lại nữa, tất cả pháp không, vì cớ sao ?

Có tướng tướng chẳng tướng

Không tướng cũng chẳng tướng

Lìa tướng chẳng tướng kia

Tướng do đâu thành tướng ?

Trong việc có tướng tướng chẳng tướng. Vì cớ sao ? Nếu pháp trước có tướng, lại dùng tướng làm gì ? Lại nữa nếu trong việc có tướng, tướng được tướng thì, có hai tướng lỗi : Một là trước có tướng, hai là tướng lại tướng. Thế nên trong việc có tướng tướng không sở?tướng. Trong không tướng tướng cũng không sở?tướng, pháp gì gọi không tướng mà cho có tướng tướng ? Như voi có hai ngà, một cái vòi, đầu có ba cái u, lỗ tai như cái quạt, xương sống như cây cung, bụng lớn mà thòng, chót đuôi có lông, bốn chân to tròn, ấy là tướng con voi. Nếu lìa tướng ấy, lại không có con voi khả dĩ tướng tướng. Như ngựa lỗ tai đứng, tóc rũ, bốn gót đồng có móng, toàn đuôi có lông, nếu lìa tướng ấy lại không có con ngựa khả dĩ tướng tướng. Như thế trong có tướng tướng không sở tướng, trong không tướng tướng cũng không sở tướng ; lìa có tướng không tướng, lại không có pháp thứ ba khả dĩ tướng tướng, thế nên không sở tướng.

Vì tướng không nên pháp sở tướng cũng chẳng thành. Vì cớ sao ? Bởi tướng nên biết là sự gọi sở tướng. Do nhơn duyên nên tướng sở tướng đều không, vì tướng sở tướng không nên vạn vật cũng không. Tại sao ? Vì lìa tướng sở tướng lại không có vật. Vì vật không, chẳng phải vật cũng không, bởi vật diệt nên gọi không vật, nếu không vật thì chỗ nào diệt gọi là không vật ? Vì vật không vật không nên tất cả pháp hữu vi đều không; vì pháp hữu vi vô vi không nên pháp vô vi cũng không; vì hữu vi vô vi không nên ngã cũng không.

 

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]

[Trang chủ] [Kinh sách]