[Trang chủ] [Kinh sách]

THẬP NHỊ MÔN LUẬN

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]


VII- QUÁN HỮU VÔ MÔN

Lại nữa, tất cả pháp không. Vì cớ sao ? Vì có không một lúc không thể được, chẳng phải một lúc cũng không thể được. Như nói :

Có không một lúc không

Lìa không có cũng không

Chẳng lìa không có có

Có ắt phải thường không.

Có không tánh trái nhau, trong một pháp không nên chung có, như khi sanh thì không tử, khi tử thì không sanh, việc ấy trong Trung Luận đã nói. Nếu bảo lìa không có có không lỗi, việc ấy không phải. Vì cớ sao ? Lìa không làm sao có cái có ? Như trước nói: khi pháp sanh thông tự thể chín pháp chung sanh, như trong A Tỳ Ðàm (Luận) nói : "Có cùng vô thường chung sanh". Vô thường là tướng diệt, nên gọi vô thường. Thế nên lìa không thì có ắt chẳng sanh. Nếu chẳng lìa vô thường có cái có sanh thì, ắt thường không. Nếu cái có thường không, ban đầu không có trụ, vì thường hoại ; mà thật có trụ, thế nên có chẳng thường không. Nếu lìa vô thường có cái có sanh, thì việc ấy không phải, Vì cớ sao ? Vì lìa vô thường cái có thật chẳng sanh. Hỏi : Khi cái có sanh, đã?có vô thường mà chưa phát, khi diệt mới phát hoại là có (vô thường). Như thế sanh rụ diệt lão đắc đều đợi thời mà phát : Khi có khởi sanh là dụng, khiến có sanh, trong khỏang cái sanh diệt trụ là dụng, gìn giữ là có ; khi diệt vô thường là dụng, diệt là có ; lão biến sanh đến trụ, biến trụ đến diệt ; vô thường thì hoại ; đắc thường khiến bổn việc thành tựu. Thế pháp tuy vô thường chung sanh, có chẳng phải thường không.

Ðáp : Ông nói vô thường là tướng diệt cùng chung sanh, khi sanh có nên hoại, khi hoại có nên sanh. Lại nữa, sanh diệt đều không. Vì cớ sao ? Khi diệt chẳng nên có sanh, khi sanh chẳng nên có diệt, vì sanh diệt trái nhau. Lai nữa, pháp ông vô thường cùng trụ chung sanh, khi có hoại nên không trụ, nếu trụ thì không hoại. Vì có sao ? Vì trụ hoại trái nhau. Khi lão thì không trụ, khi trụ thì không lão. Thế nên ông nói sanh trụ diệt lão vô thường đắc xưa nay chung sanh, ấy là lộn xộn. Vì cớ?sao ? Cái có ấy nếu cùng vô thường chung sanh, vô thường là tướng hoại, phàm vật khi sanh không tướng hoại, khi trụ cũng không tướng hoại, khi ấy chẳng phải là không tướng vô thường sao? Như hay biết nên gọi là thức, chẳng hay biết thì không tướng thức ; hay thọ nên gọi thọ, chẳng hay thọ thì không tướng thọ ; hay niệm nên có tên niệm, chẳng hay niệm thì không tướng niệm ; khởi là tướng sanh chẳng khởi thì không tướng sanh ; nhiếp trì là tướng trụ chẳng nhiếp trì thì không tướng trụ ; chuyển biến là tướng lão chẳng chuyển biến thì không tướng lão ; thọ mạng diệt là tướng tử, chẳng thọ mạng chẳng diệt thì không tướng tử ; như thế hoại là tướng vô thường lìa hoại không tướng vô thường. Nếu khi sanh trụ tuy có vô thường mà không thể hoại cái có, về sau hay hoại cái có thì đâu cần chung sanh ? Như thế nên tùy khi cái có hoại mới có vô thường. Thế nên vô thường tuy chung sanh sau mới hoại cái có, việc ấy không phải. Như thế có không chung chẳng thành, chẳng chung cũng chẳng thành, thế là có không đều không. Vì có, không không nên tất cả hữu vi không ; vì tất cả hữu vi không nên vô vi cũng không ; vì hữu vi vô vi không nên chúng sanh cũng không.

 

[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]

[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]

[Trang chủ] [Kinh sách]