THẬP NHỊ MÔN LUẬN
[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]
[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]
XII. QUÁN SANH MÔN Lại nữa, tất cả pháp không. Vì cớ sao ? Vì sanh, chẳng sanh, khi sanh không thể được, hay sanh đã chẳng sanh, chẳng sanh cũng chẳng sanh, khi sanh cũng chẳng sanh. Như nói : Sanh quả ắt chẳng sanh Chẳng sanh cũng chẳng sanh Lìa sanh chẳng sanh ấy Khi sanh cũng chẳng sanh Sanh gọi là quả khởi xuất, chưa sanh gọi là chưa khởi xuất, chưa có quả khi sanh gọi mới khởi chưa thành. Trong đây sanh quả chẳng sanh, vì cái sanh ấy sanh rồi nên chẳng sanh. Vì cớ sao ? Vì có cái lỗi vô cùng, làm rồi lại làm. Nếu cái sanh sanh rồi lại sanh cái thứ hai, cái sanh thứ hai sanh rồi lại sanh cái sanh thứ ba, cái sanh cái thứ ba sanh rồi lại sanh cái sanh thứ tư. Như cái ban đầu sanh rồi có cái sanh thứ hai, như thế sanh ắt vô cùng, việc ấy không đúng. Thế nên sanh chẳng sanh. Lại nữa, nếu bảo sanh rồi sanh, cần dùng cái sanh sanh, cái sanh ấy chưa sanh mà sanh, việc ấy không phải. Vì cớ sao ? Cái sanh ban đầu chẳng sanh, ắt là hai thứ sanh : sanh rồi mà sanh, chưa sanh mà sanh ? Cho nên ông truớc nói quyết định mà nay chẳng định. Như làm rồi chẳng nên làm, đốt rồi chẳng nên đốt, chứng rồi chẳng nên chứng, như thế sanh rồi chẳng nên lại sanh, thế nên pháp sanh chẳng sanh. Pháp chẳng sanh cũng chẳng sanh. Vì cớ sao ? Vì chẳng cùng sanh hợp, vì có lỗi tất cả chẳng sanh có sanh, nếu pháp chẳng sanh ắt chẳng sanh. Nếu lìa sanh có sanh thì, lìa tạo có tạo, lìa đi có đi, lìa ăn có ăn, như thế ắt hoại pháp thế tục, việc ấy không phải. Thế nên, pháp chẳng sanh chẳng sanh. Lại nữa, nếu pháp chẳng sanh mà sanh thì, tất cả pháp chẳng sanh đều nên sanh. Như tất cả phàm phu chưa sanh Vô thượng chánh đẳng chánh giác đều nên sanh, chẳng hoại pháp A La Hán phiền não chẳng sanh mà sanh, ngựa . sừng chẳng sanh mà sanh, việc ấy không phải. Thế nên chẳng nên nói sanh mà sanh. Hỏi : Chẳng sanh mà sanh, như khi có nhơn duyên hòa hợp mới tạo tác, phương tiện đầy đủ ấy là chẳng sanh mà sanh, chẳng phải tất cả chẳng sanh mà sanh. Thế nên, chẳng nên dùng tất cả chẳng sanh mà sanh làm nạn vấn. Ðáp : Nếu pháp khi sanh mới tạo tác, phương tiện các duyên hòa hợp sanh, trong ấy trước định có chẳng sanh, trước không cũng chẳnh sanh, có không cũng chẳng sanh, ba thứ ấy tìm sanh cũng không thể được, như trước đã nói. Thế nên, pháp chẳng sanh chẳng sanh. Khi sanh cũng chẳng sanh. Vì cớ sao ? Vì có lỗi sanh lại sanh, chẳng sanh mà sanh. Pháp khi sanh, sanh phần chẳng sanh, như trước đã nói. Chưa sanh phần chẳng sanh, như trước đã nói. Lại nữa, nếu lìa sanh có khi sanh, ắt nên khi sanh sanh, mà thật lìa sanh không khi sanh. Thế nên khi sanh cũng chẳng sanh. Lại nữa, nếu người nói khi sanh sanh, ắt có hai cái sanh : một cho khi sanh là sanh, hai cho khi sanh sanh. Không có hai pháp, làm sau nói có hai sanh ? Thế nên khi sanh cũng chẳng sanh. Lại nữa, chưa có sanh, không khi sanh, cái sanh đi ở chỗ nào ? Cái sanh nếu không chỗ đi, ắt không sanh, thế nên khi sanh cũng chẳng sanh. Như thế, sanh, chẳng sanh, khi sanh đều không thành, nên pháp sanh không thành, không sanh thì trụ, diệt cũng như thế. Vì sanh, trụ, diệt không thành, nên pháp hữu vi cũng không thành ; vì pháp hữu vi không thành nên pháp vô vi cũng không thành ; vì pháp hữu vi vô vi không thành nên chúng sanh cũng không thành. Thế nên phải biết tất cả pháp không sanh, cứu cánh không tịch. |
[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]
[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]