THẬP NHỊ MÔN LUẬN
[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]
[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]
II- QUÁN HỮU QUẢ VÔ QUẢ MÔN Lại nữa, các pháp chẳng sanh, vì cớ sao ? Trước có thì chẳng sanh, Trước không cũng chẳng sanh, Có không cũng chẳng sanh, Cái gì sẽ có sanh ? Nếu trong nhơn trước có quả thì không nên sanh, không quả cũng không nên sanh, có không cũng không nên sanh. Vì cớ sao ? Nếu trong nhơn trước có quả mà sanh ắt là vô cùng. Như quả trước chưa sanh mà sanh thì, nay sanh rồi lại sanh trở lại. Vì cớ sao ? Nếu trong nhơn trước chưa sanh mà sanh thì, nay sanh rồi lại sanh trở lại. Vì cớ sao ? Vì trong nhơn thường có, từ bên có ấy nên sanh trở lại, ắt là vô cùng. Nếu bảo sanh rồi thì chẳng sanh, chưa sanh mới sanh thì, trong ấy không có lý sanh. Thế nên, trước có mà sanh, việc ấy không phải. Lại nữa, nếu trong nhơn trước có quả mà bảo chưa sanh mới sanh, sanh rồi chẳng sanh, cả hai đều có mà một sanh một chẳng sanh thì không hợp lý. Lại nữa, nếu chưa sanh quyết định có thì sanh rồi ắt phải không. Vì cớ sao ? Vì sanh và chưa sanh cùng trái nhau. Vì sanh và chưa sanh trái nhau thì, hai tướng ấy cũng phải trái nhau. Lại nữa, có cùng không trái nhau, không cùng có trái nhau, nếu sanh rồi cũng có, chưa sanh cũng có thì, sanh và chưa sanh không nên có khác. Vì cớ sao ? Vì sanh rồi cũng có, chưa sanh cũng có, như thế sanh và chưa sanh có sai biệt gì ? Sanh và chưa sanh không sai biệt, việc ấy không phải. Thế nên (trong nhơn) có (quả) chẳng sanh. Lại nữa, có rồi trước đã thành, đâu cần lại sanh? Như làm rồi chẳng nên làm, thành rồi chẳng nên thành. Thế nên (trong nhơn) có (quả) chẳng sanh. Lại nữa, nếu có (quả) mà sanh, khi trong nhơn chưa sanh thì quả lý ưng phải thấy, mà thật không thể thấy ? Như bình trong đất, chiếu trong lác lý ưng phải thấy, mà thật không thể thấy được. Thế nên có chẳng sanh. Hỏi: Quả tuy trước có, do chưa biến nên chẳng thấy. Ðáp: Nếu bình khi chưa sanh thể bình chưa biến nên chẳng thấy, do tướng gì biết mà nói trong đất trước có bình ? Bởi do tướng bình có bình, bởi do tướng trâu, tướng ngựa nên có bình ? Nếu trong đất không tướng bình, cũng không tướng trâu, tướng ngựa, há chẳng gọi là không sao ? Thế nên, ông nói trong nhơn trước có quả mà sanh, việc ấy không phải. Lại nữa, pháp biến tức là quả, lẽ ra trong nhơn trước có biến. Vì cớ sao ? Vì pháp ông nói trong nhơn trước có quả. Nếu bình... trước có thì biến cũng trước có, lẽ ra phải thấy mà thật không thể thấy. Thế nên, ông nói chưa biến nên chẳng thấy, việc ấy không phải. Nếu bảo chưa biến chẳng gọi là quả thì quả cứu cánh không thể được. Vì cớ sao ? Vì cái biến ấy trước không, sau cũng phải không, nên bình... quả cứu cánh không được. Nếu bảo biến rồi là quả, thì trong nhơn trước không, như thế thì bất định; hoặc trong nhơn trước có quả, hoặc trước không quả. Hỏi: Trước có biến, nhưng không thể thấy được, phàm vật tự có, có mà không thể thấy được như vật hoặc có gần mà không thể biết, hoặc xa mà không thể biết; hoặc căn hư không thể biết; hoặc tâm chẳng trụ nên không thể biết, vì che nên không thể biết; vì đồng nên không thể biết; vì thắng (hơn) nên không thể biết; vì nhỏ nhiệm nên không thể biết, gần mà không thể biết, như thuốc trong con mắt. Xa mà không thể biết, như chim bay, bay bổng xa tít trong hư không. Căn hư không thể biết, như mù không thấy sắc, điếc không nghe tiếng, mũi nghẹt không ngửi được mùi, lưỡi đắng không biết vị, thân tê cứng không biết xúc, tâm cuồng loạn không biết sự thật. Tâm không trụ nên không thể biết, như tâm duyên sắc... thì không biết thinh. Che nên không thể biết, như đất che nước mạch, vách che vật bên ngoài. Vì đồng không thể biết, như trên vật đen chấm một chấm mực. Vì hơn không thể biết, như có tiếng chuông trống thì không nghe tiếng phủi quét (tiếng tíc tắt đồng hồ). Vì nhỏ nhiệm không thể biết, như vi trần... chẳng hiện. Như thế, các pháp tuy có do tám nhơn duyên nên không thể biết. Ông nói trong nhơn duyên pháp biến không thể được, bình... chẳng đồng không thể được, việc ấy không phải. Vì cớ sao ? Vì việc ấy tuy có do tám nhơn duyên nên không thể được. Ðáp: Pháp biến và bình... quả chẳng đồng tám nhơn duyên nên không thể được. Vì cớ sao ? Nếu phá? biến và bình... quả rất gần không thể được thì, hơi xa lý ưng phải được, rất xa không thể được thì, hơi gần lý ưng phải được; nếu căn hư không thể được thì, căn tốt lý ưng phải được; nếu tâm chẳng trụ không thể được thì, tâm trụ lý ưng phải được; nếu che không thể được thì, pháp biến và pháp bình chẳng che lý ưng phải được, nếu đồng không thể được thì, khi khác lý ưng phải được; nếu hơn không thể được thì, dừng hơn lý ưng phải được; nếu nhỏ nhiệm không thể được thì, bình... quả to lý ưng phải được. Nếu vì bình nhỏ không thể được, sanh rồi cũng nên không thể được. Vì cớ sao ? Vì sanh rồi, chưa sanh tướng nhỏ là một, vì sanh rồi chưa sanh đều quyết định có. Hỏi: Khi chưa sanh nhỏ, sanh rồi từ từ to, thế nên sanh rồi là được, chưa sanh không thể được. Ðáp: Nếu vậy, trong nhơn ắt không quả. Tại sao ? Vì trong nhơn không to. Lại, trong nhơn trước không to, nếu trong nhơn trước có to thì không nên nói nhỏ; nay quả là to, ông nói nhỏ nên không thể được thì, to không gọi là quả. Nay quả cứu cánh lẽ ưng không được, mà quả thật là được, thế nên không do nhỏ nên không thể được. Như thế, có pháp trong nhơn trước có quả do tám nhơn duyên nên không thể được thì, trong nhơn trước có quả, việc ấy không phải. Lại nữa, nếu trong nhơn trước có quả mà sanh, thế là nhơn, nhơn tướng hoại, quả quả tướng hoại. Tại sao ? Như lụa tại sợi, trái cây tại dĩa, chỉ là chỗ ở, chẳng gọi là nhơn. Tại sao ? Bởi sợi dĩa chẳng phải nhơn của lụa và trái cây. Nếu nhơn hư quả cũng hư thì sợi... chẳng phải nhơn của lụa... Vì nhơn không nên quả cũng không. Tại sao ? Bởi nhơn nên có quả thành, nhơn chẳng thành thì quả làm sao được thành? Lại nữa, nếu chẳng làm ra thì chẳng gọi quả, nhơn sợi... không thể làm ra quả lụa... Tại sao ? Vì như sợi... chẳng do lụa làm, nên hay làm ra quả lụa... như thế là không nhơn không quả. Nếu nhơn quả đều không thì, chẳng nên tìm trong nhơn hoặc trước có quả, hoặc trước không quả. Lại nữa, nếu trong nhơn có quả mà không thể được, lẽ ra phải có tướng hiện, như ngửi mùi hương liền biết có hoa, nghe tiếng liền biết có chim, nghe cười liền biết có người, thấy khói là biết có lửa, thấy cò là biết có ao, như thế trong nhơn nếu trước có quả, phải có tướng hiện. Nay quả thể không thể được, tướng cũng không thể được, như thế nên biết trong nhơn trước không quả. Lại nữa, nếu trong nhơn trước có quả sanh thì, không nên nói nhơn sợi có lụa, nhơn lác có chiếu. Nếu nhơn chẳng làm ra thì, cái khác cũng chẳng làm ra. Như lụa chẳng phải sợi làm ra thì, có thể từ lác làm ra chăng ? Nếu sợi chẳng làm, lác cũng chẳng làm thì, có thể nói không từ đâu làm chăng ? Nếu không từ đâu làm thì chẳng gọi là quả. Nếu quả không thì nhơn cũng không, như trước đã nói. Thế nên từ trong nhơn trước có quả sanh, tức là không đúng. Lại nữa, nếu quả không từ đâu làm ra, ắt là thường như tánh Niết bàn. Nếu quả là thường, thì các pháp hữu vi thảy đều thường. Tại sao ? Vì tất cả pháp hữu vi đều là quả. Nếu tất cả pháp đều thường thì không vô thường ; nếu không vô thường cũng không có thường. Tại sao ? Vì nhơn thường có vô thường, nhơn vô thường có thường. Thế là thường vô thường cả hai đều không, việc ấy không phải. Vì thế không được nói trong nhơn trước có quả sanh. Lại nữa, nếu trong nhơn trước có quả sanh thì quả lại cùng quả khác làm nhơn, như lụa cùng mặc làm nhơn, chiếu cùng trải làm nhơn, xe cùng chở làm nhơn, mà thật chẳng cùng quả khác làm nhơn. Thế nên không được nói trong nhơn trước có quả sanh. Nếu bảo như đất trước có mùi hương, chẳng do rải nước thì hương chẳng có; quả cũng thế, nếu chưa có duyên hội thì không thể làm nhơn. Việc ấy chẳng phải. Tại sao ? Như ông đã nói, khi đã làm xong gọi là quả thì, các vật bình... chẳng phải là quả. Tại sao ? Vì đã xong là do làm, bình... trước có chẳng phải làm, mà cần phải do làm mới thành quả. Thế nên, trong nhơn trước có quả sanh, việc ấy không phải. Lại nữa, liễu nhơn chỉ hay hiển phát, không thể sanh vật, như vì soi bình trong tối nên đốt đèn, cũng hay soi các vật ngọa cụ... vì làm bình nên hòa hợp các duyên, mà không thể sanh các vật ngọa cụ... Thế nên phải biết chẳng phải trong nhơn trước có quả sanh. Lại nữa, nếu trong nhơn trước có quả sanh, ắt không nên có đang làm, sẽ làm sai biệt. Song ông nhận đang làm, sẽ làm. Thế nên chẳng phải trong nhơn trước có quả sanh. Nếu bảo trong nhơn trước không quả mà quả sanh, việc ấy chẳng phải. Tại sao ? Nếu không mà sanh thì nên có đầu thứ hai, tay thứ ba sanh. Tại sao ? Vì không có mà sanh vậy. Hỏi: Vật bình... có nhơn duyên, còn đầu thứ hai, tay thứ ba không nhơn duyên, làm sao được sanh? Thế nên ông nói không đúng. Ðáp: Ðầu thứ hai, tay thứ ba và bình... trong nhơn quả đều không, như trong hòn đất không bình, trong đá cũng không bình, tại sao gọi sữa là nhơn của lạc, sợi là nhơn của lụa, chẳng gọi lạc là nhơn ? Lại nữa, nếu trong nhơn trước không quả mà quả sanh thì, phàm mỗi vật nên sanh tất cả vật như ngón tay nên sanh xe ngựa ăn uống...; như thế sợi không nên chỉ xuất lụa, cũng nên sanh các vật xe ngựa ăn uống... Tại sao ? Nếu không mà hay sanh, cớ sao sợi chỉ hay sanh lụa, chẳng sanh các vật xe ngựa ăn uống... ? Bởi vì đều không vậy. Nếu trong nhơn trước không quả mà quả sanh thì, các nhơn không nên mỗi thứ có sức hay sanh quả, như người cần dầu cốt từ trong mè lấy mà chẳng ép cát. Nếu đều không, tại sao trong mè tìm chẳng ép cát lấy ? Nếu bảo từng thấy từ mè ra dầu chẳng thấy từ cát ra, thế nên trong mè tìm mà chẳng ép cát, việc ấy không phải. Tại sao ? Nếu tướng sanh thành thì, nên nói khi khác thấy mè ra dầu chẳng thấy từ cát ra, thế nên ở trong mè tìm chẳng lấy ở cát. Song tất cả pháp tướng sanh chẳng thành, cho nên chẳng được nói khi khác thấy mè ra dầu, nên trong mè tìm chẳng lấy nơi cát. Lại nữa, nay tôi chẳng những phá một việc, đều tổng phá tất cả nhơn quả. Nếu trong nhơn trước có quả sanh, trước không quả sanh, có quả không quả sanh, hai cái sanh ấy đều chẳng thành. Thế nên ông nói khi khác thấy mè ra dầu, ắt rơi nhơn đồng nghi. Lại nữa, nếu trong nhơn trước không quả mà quả sanh thì, các tướng nhơn ắt chẳng thành. Vì cớ sao ? Các nhơn nếu không pháp, cái gì hay làm ? Cái gì hay thành ? Nếu không làm không thành, tại sao gọi là nhơn ? Như thế tác giả không được có sở tác, sử?tác giả cũng không được có sở tác. Nếu bảo trong nhơn trước có quả thì không nên có tác, tác giả, tác pháp riêng khác. Vì cớ sao ? Nếu trước có quả đâu cần lại làm ? Thế nên, ông nói tác, tác giả, tác pháp các nhơn đều không thể được. Trong nhơn trước không quả, ấy cũng không phải. Tại sao ? Nếu người nhận có tác, tác giả phân biệt có nhơn quả, nên khởi lời nạn ấy; tôi nói tác, tác giả và nhơn quả đều không, nếu ông phá tác, tác giả và nhơn quả thì thành pháp của tôi không gọi là nạn. Thế nên, trong nhơn trước không quả mà quả sanh, việc ấy không phải. Lại nữa, nếu người nhận trong nhơn trước có quả, nên khởi nạn ấy, tôi chẳng nói trong nhơn trước có quả, nên chẳng nhận nạn này, cũng chẳng nhận trong nhơn trước không quả. Nếu bảo trong nhơn trước cũng có quả cũng không quả mà quả sanh, ấy cũng không phải. Tại sao ? Vì không có tánh trái nhau; tánh trái nhau làm sao ở một chỗ ? Như tối với sáng, khổ với vui, đi với đứng, cột với mở chẳng được đồng một chỗ. Thế nên, trong nhơn trước có quả trước không quả cả hai đều chẳng sanh. Lại nữa, trong nhơn trước có quả trước không quả, trong phần có không trước đã phá. Thế nên, trong nhơn trước có quả cũng chẳng sanh, không quả cũng chẳng sanh, có không cũng chẳng sanh, lý tột ở đây. Tất cả chỗ tìm cầu không thể được, cho nên quả cứu cánh chẳng sanh, vì cứu cánh chẳng sanh nên tất cả pháp hữu vi đều không. Tại sao ? Vì tất cả pháp hữu vi đều là nhơn quả. Vì hữu vi không nên vô vi cũng không. Hữu vi vô vi còn không, huống là ngã ? |
[Mucluc][TNML][Phần1][Phần2][Phần3][Phần4][Phần5]
[Phần6][Phần7][Phần8][Phần9][Phần10][Phần11][Phần12][VSPNTNNTNM]