Cũng vậy, chúng ta sanh ra đời, mỗi người mang theo nghiệp riêng của mình, mà cùng sống chung với nhiều người khác, mỗi người chấp giữ và làm theo nghiệp riêng của mình, mà không thừa nhận nghiệp riêng của người khác, nên mới có sự cãi vã tranh chấp. Khi chúng ta biết mỗi người mỗi có nghiệp riêng thì không chủ quan không cố chấp, mà thông cảm hòa nhịp được cuộc sống với mọi người. Và cứ mỗi lần đối duyên xúc cảnh, nếu có tham sân... dấy khởi, liền nhìn lại xem tường tận thấu đáo, thấy nó không thật thì nó không chi phối khiến mình nói làm sai quấy. Khi tâm chúng ta thanh tịnh là đã cắt đứt được dòng tạo nghiệp là vọng tưởng là ý nghiệp không còn luân hồi sanh tử, được giải thoát. 9/4/2011
Nếu người thật chơn tu, Không thấy người đời lỗi, Nếu thấy lỗi của người, Lỗi mình đến bên trái, Ngưởi sai ta không sai, Ta sai tự có lỗi, Chỉ dẹp tâm mình sai, Dứt trừ phiền não sạch, Yêu ghét chẳng bận lòng, Duỗi thẳng chân hai chân nghỉ. 5/5/2011
...như vậy thì quan niệm tu của Nam Tông và Bắc Tông, hay Nam truyền và Bắc truyền có những sai biệt gì, từ những điểm nào? Trước hết tôi nói quan niệm về giới luật. Về Nam truyền Phật Giáo, thì cũng tu thiền, các ngài đặt giới luật là quan trọng, nhất là phần giới tướng...
Trong nhà Phật dạy rắng thế gian bị nhiễm ô bởi vì ngũ dục. Ngũ dục là chỗ nhiễm ô khiến cho chúng sinh không được thanh tịnh. Nói theo nghĩa nhà Phật ngũ dục là vũng bùn. Từ vũng bùn ngũ dục đó mà nảy xuất ra được trí huệ sáng suốt của Chư Phật. Gọi đó là tri kiến Phật, thấy biết giác ngộ... 5/5/2011