[Trang chu] [Kinh sach]

BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT

[mucluc][loidausach]

[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12][p13][p14]

[p15][p16][p17][p18][p19][p20][p21][p22][p23][p24][p25][p26][p27][p28][p29][ketluan]


BỒ-TÁT SỢ NHÂN CHÚNG SANH SỢ QUẢ

 

            Là con người ai cũng sợ khổ cầu vui, song người mê chỉ biết sợ quả khổ cầu quả vui. Ngược lại người tỉnh chỉ sợ nhân khổ, tạo nhân vui. Hai bên có cái nh́n khác nhau, bên nào sẽ đạt được như sở nguyện? Dù ngây thơ thế mấy, người ta vẫn biết, không tạo nhân lành mà cầu quả tốt là chuyện không đâu; sợ quả khổ mà cứ tạo nhân ác là việc khó tránh. Nhân ác không gây, dù chẳng sợ quả khổ, nó vẫn không đến; nhân lành cứ tạo, dù chẳng cầu quả vui, nó vẫn ḅ sang. Cho nên người trí nh́n từ cái nhân mà chọn lựa, chọn nhân lành bỏ nhân ác. Cả đời măi gây tạo nhân lành, loại trừ nhân ác, người này bảo đảm gặt hái những kết quả đẹp đẽ an vui. Ai say sưa tạo nhân ác, chẳng bao giờ nghĩ tới nhân lành, chắc chắn sẽ thu lượm được muôn vàn đau khổ, dù họ sợ sệt khẩn cầu quả ấy đừng đến. Cho nên câu châm ngôn nhà Phật, ít Phật tử nào không thuộc, là “Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả”.

NGHĨA BỒ-TÁT VÀ CHÚNG SANH

            Bồ-tát (Bodhisavattu) là người giác ngộ, thấy tận cái manh nha cái đầu mối của sự khổ đau và an lạc. Muốn hết khổ được vui, không ǵ hơn ngay cái mầm đau khổ chúng ta đừng gieo, cái mầm an vui phải tung văi. Không gieo nhân khổ th́ quả khổ làm ǵ có. Cứ tung văi nhân vui th́ quả vui không vời cũng đến. Đây là hành động của người giác ngộ. Chúng sanh là những kẻ mê, chỉ nh́n trên cái quả mà sợ mà cầu. Luôn luôn sợ khổ cầu vui, mà nhân đau khổ không tránh, nhân an vui không tạo. Một khi quả đau khổ đến th́ cầu khẩn van xin, song làm sao qua khỏi, v́ đă h́nh thành. Cầu mong mơ ước quả an vui, nhưng nhân không gây th́ quả từ đâu mà đến. Đây là h́nh ảnh trái ngược của kẻ mê người giác. Tuy nhiên, cái mê này ai cũng có thể bỏ, cái giác này ai cũng có thể làm. Chỉ là nhắm vào nhân là giác, ai không thể làm được việc đó. Thế nên, Bồ-tát là chuyện tất cả chúng ta có thể làm được và chúng sanh chúng ta cũng bỏ được.

BỒ-TÁT SỢ NHÂN

            Bồ-tát là con người giác ngộ và hay làm giác ngộ người khác. Bởi giác ngộ nên thấy rơ cái ǵ là nhân đau khổ liền sợ hăi t́m mọi cách để diệt trừ. Thấy tham lam và keo kiệt là nhân đau khổ, Bồ-tát tu bố thí để tiêu diệt nên nói bố thí độ san tham. Thấy buông lung ngạo mạn là nhân phá hoại đức hạnh, Bồ-tát tu tŕ giới để khử dẹp, nên nói tŕ giới độ phá giới. Thấy nóng giận là nhân gây nhiều tội lỗi. Bồ-tát tu nhẫn nhục để dẹp, nên nói, nhẫn nhục độ sân hận. Thấy lười biếng bê tha là nhân hư thân mất công đức, Bồ-tát tu tinh tấn để đánh đuổi, nên nói tinh tấn độ giải đăi. Thấy tâm tán loạn là nhân điên đảo tối tăm, Bồ-tát tu thiền định để thu nhiếp, nên nói thiền định độ tán loạn. Thấy ngu si là nhân trầm luân sanh tử, Bồ-tát tu trí tuệ để chiếu phá, nên nói trí tuệ độ ngu si.

            Sở dĩ Bồ-tát tu Lục độ là để diệt trừ sáu cái nhân xấu xa tội lỗi mù tối hiểm nguy, dẫn con người đi măi trong trầm luân đau khổ. Khi sáu cái nhân ấy bị tiêu diệt hoàn toàn là giác ngộ giải thoát. Giai đoạn tu Lục độ là đang hành hạnh Bồ-tát, đến khi giác ngộ là Bồ-tát thật sự. Phần này là tu hạnh Bồ-tát nặng về tự giác. 

CHÚNG SANH SỢ QUẢ

            Chúng sanh là những con người mê muội, một bề sợ khổ mà không biết nguyên nhân. Thấy cái ǵ khổ đau đến là kinh hoàng khiếp sợ van xin cầu cứu, mà không biết cái khổ ấy xuất phát từ nguyên nhân nào. Khi cái khổ qua rồi, th́ b́nh thản như thường không biết ǵ tu sửa. Những cái quả chúng sanh sợ nhất là:

            Sợ người khác giết hại ḿnh, mà tâm giết hại người không bỏ. C̣n ôm mưu đồ giết hại người th́ quả người giết hại ḿnh làm sao tránh khỏi. Sợ người khác lén lấy, cướp giựt tiền bạc của cải của ḿnh mà tâm tham lam của người không chừa. Đă tham của người th́ người tham của ḿnh là sự đương nhiên. Sợ người ta xâm phạm tiết hạnh vợ con ḿnh, mà ḿnh vẫn ḍm ngó thèm thuồng vợ con người. Ôm ḷng phá hoại sự trinh bạch của gia đ́nh người th́ người phá hoại hạnh phúc gia đ́nh ḿnh khó tránh khỏi. Sợ người ta dùng lời lường gạt vu cáo ḿnh, mà ḿnh vẫn thích lường gạt vu cáo người. Đă có cái nhân lường gạt vu cáo người th́ quả người lường gạt vu cáo ḿnh làm sao trốn được. Sợ say sưa như điên như dại bị người cười chê, mà rượu không từ không kiêng. Sẵn sàng uống rượu th́ phải chấp nhận say sưa. Đây là  những cái quả mà chúng sanh sợ hăi. Song sợ quả mà không tránh nhân, thật là khờ khạo ngây thơ. Đó là nói lên tính mê muội của con người, được gọi là chúng sanh.

BỒ-TÁT TẠO NHÂN

            Đến phần giác tha, Bồ-tát thấy bổn phận ḿnh phải đem sự giác ngộ lại cho mọi người. Để đạt mục đích ấy, Bồ-tát phải tạo dựng cho ḿnh đầy đủ những điều thiết yếu này: Một là Bồ-tát phải thông suốt Phật pháp (nội minh). V́ mục đích dạy người tu theo đường lối giác ngộ mà không thông suốt giáo lư Phật th́ không thể thực hiện được. Hai là Bồ-tát phải thông hết các môn tâm lư học, xă hội học, khoa học… (ngoại minh). Có suốt thông các môn này th́ sự giáo hóa không bị chướng ngại. Ba là Bồ-tát phải biết các môn y dược (y phương minh). Trị cho người được lành bệnh, chỉ dạy đạo lư cho họ rất dễ dàng, v́ họ có cảm t́nh sẵn sàng nghe ḿnh dạy. Bốn là Bồ-tát phải học các nghề nghiệp thật hay thật khéo (công xảo minh). Cần giúp đỡ mọi người, chúng ta phải có tài giỏi nghề khéo, vừa chỉ dạy dân chúng, vừa gầy được nền kinh tế tốt đẹp cho đồng bào. Nhờ tài nghệ đặc biệt của ḿnh, người ta mới đến cầu học, là cơ hội tốt để giáo hóa họ. Năm là Bồ-tát phải giỏi ngoại ngữ (thanh minh). Muốn tiếp xúc với nhiều hạng, nhiều giống người, cần phải biết nhiều thứ tiếng. Biết tiếng họ, chúng ta mới dễ thông cảm và giáo hóa họ. Tạo dựng cho ḿnh đầy đủ năm điều kiện này, Bồ-tát mới làm tṛn sự nghiệp giác tha. Chúng ta không thể ôm ấp lư tưởng suông rằng “thệ nguyện giác tha”, khi đó nơi ḿnh không có một chút khả năng, một ít phương tiện th́ sự giác tha trở thành vô nghĩa. Trước tiên chúng ta phải tạo dựng cho ḿnh đầy đủ điều kiện thiết yếu (ngũ minh), sau đó mang hành lư lên vai tiến trên đường giác tha, chúng ta mới làm tṛn nhiệm vụ.

            Tạo dựng cho ḿnh đủ năm điều kiện trên rồi, Bồ-tát c̣n phải ứng dụng bốn việc th́ sự giáo hóa mới dễ thành tựu: Một là Bồ-tát phải sẵn sàng giúp đỡ tiền bạc của cải hoặc sức lực của ḿnh khi người cần. Nhờ sự giúp đỡ người ta dễ có cảm t́nh, nhiếp hóa họ mới được (bố thí nhiếp). Hai là Bồ-tát phải nói lời ḥa nhă dịu dàng dễ mến. Dù chúng ta có giúp ai bao nhiêu, mà thốt ra những lời thô bạo họ đều bực bội chán ghét. Khéo dùng lời hiền ḥa nhu nhuyến nhiếp hóa người (ái ngữ nhiếp) là dễ thành công. Ba là Bồ-tát phải xông pha làm những điều ǵ để đem lợi ích thiết thực cho người. Chúng ta không phải chỉ nói suông, mà phải làm thật sự. Ai cần điều ǵ có thể làm được, chúng ta phải nỗ lực làm giúp, để đem đến kết quả lợi ích cho họ. Nhờ bàn tay của ḿnh giúp họ thành công một việc, sau đó ḿnh đem chánh pháp giáo hóa họ, họ dễ dàng thu nhận (lợi hành nhiếp). Bốn là Bồ-tát phải lăn xả vào trong mọi ngành mọi nghề để cùng làm cùng sống với họ. Dễ thông cảm nhau nhất là bạn đồng nghiệp. Đồng trong một cảnh ngộ, có bàn luận điều ǵ thật là dễ cảm thông. Chính chỗ chung nghề nghiệp, chúng ta đem chánh pháp giáo hóa họ được sự chấp nhận không khó khăn ǵ (đồng sự nhiếp). Bốn điều này là phương tiện không thể thiếu của Bồ-tát trên con đường giác tha.

CHÚNG SANH CẦU QUẢ

            Chúng sanh không ưa tạo nhân tốt mà mong cầu quả tốt. Quả tốt làm ǵ đến được, bởi không có nhân. Tuy thế mà họ vẫn ước mơ trông đợi quả tốt. Như người ta cứ mong cho ḿnh được sống lâu mạnh khỏe, mà không chịu cứu người giúp vật. Sanh mạng của người không được tôn trọng mà muốn mọi người tôn trọng sanh mạng ḿnh là điều không thể được. Hoặc cầu mong ḿnh được giàu có ai nấy đều ủng hộ ḿnh, mà không chịu làm việc bố thí, giúp đỡ người lúc cùng khốn. Lại có người cầu cho gia đ́nh ḿnh ḥa vui hạnh phúc vợ con đều trinh bạch, mà không chịu sống hạnh trinh bạch với mọi người. Cũng có người cầu xin đừng ai lừa gạt ḿnh, mà không chịu nói lời chân thật. Quả là muốn đi bên tây mà hướng mặt về đông. Có người cầu nguyện gia đ́nh ḿnh sum họp thuận ḥa, mà không dùng lời khuyên can cho mọi người cùng ḥa hợp. Có người cầu mong đừng ai dùng lời hung ác nói với ḿnh, mà ḿnh không chịu dùng lời hiền ḥa nói với người. Có những người muốn ai cũng tŕnh bày lẽ thật với ḿnh, mà ḿnh không tŕnh bày với người. Có những người cầu mong đừng ai tham lam với những cái có của ḿnh, mà ḿnh không chịu bỏ ḷng tham với những cái có của người. Có những người cầu xin đừng ai giận hờn ḿnh, mà ḿnh chưa chịu hỉ xả cho người. Có những người cầu cho ḿnh có trí tuệ sáng suốt, mà những cố chấp tà kiến không chịu bỏ. Bao nhiêu thứ cầu mong này không bao giờ người ta toại nguyện, chỉ v́ mong quả mà không chịu tạo nhân. Đây là sự cầu mong suông của những con người mê muội. 

SỰ SAI BIỆT GIỮA BỒ-TÁT VÀ CHÚNG SANH

            Nh́n trên cái “SỢ” giữa Bồ-tát và chúng sanh đă quá khác biệt nhau. Bồ-tát biết là nhân đau khổ liền hoảng sợ t́m mọi cách để tiêu diệt chúng. C̣n một chút mầm đau khổ, Bồ-tát vẫn không an. Bởi vậy Bồ-tát luôn luôn ứng dụng Lục độ để khử dẹp mọi mầm nhân đau khổ. Nhân đau khổ đă diệt sạch, quả đau khổ do đâu đến được, nên Bồ-tát không bao giờ quan tâm đến quả. Không sợ quả mà quả cũng không đến. Ngược lại, chúng sanh nơm nớp sợ quả khổ, mà nhân đau khổ không ngăn ngừa, cho nên càng sợ chúng lại càng đến. Người ta khóc lóc than van khi gặp quả khổ, mà không chịu nh́n xem quả khổ ấy do ai gây nên. Kêu trời trách đất hận người, chỉ là việc vô ích, có khi quả khổ lại tăng thêm. Không trời Phật nào cố làm chúng ta khổ, do sự dại khờ ngu muội của chúng ta tạo thành những nhân đau khổ, nhân đă có th́ quả cố nhiên phải đến. Khóc than oán trách chỉ làm thêm đậm nét khổ đau mà thôi.

            Đến phần giác tha, Bồ-tát cố tạo cho ḿnh đầy đủ khả năng, nào Ngũ minh, nào Tứ nhiếp pháp, làm thuyền bè cứu vớt chúng sanh. Bồ-tát không mong ước viển vông, mà phải cụ thể thực tế nh́n thẳng vào lẽ thật. Cho nên phải rèn luyện ḿnh có thật tài, thật đức, mới nói đến sự giáo hóa mọi người. Bồ-tát không có thái độ ngây thơ như những người nói từ bi, nói thương chúng sanh, mà chỉ có ở đầu môi. Bồ-tát là con người hành động, mang trí tuệ và tài năng của ḿnh đi vào cuộc đời, sống bên cạnh quần chúng, như pháp “Lợi hành” và “Đồng sự” của Tứ-nhiếp-pháp , Bồ-tát không phải những h́nh ảnh thờ ở chùa ngồi trên ṭa sen hay cỡi sư tử, mà là những người có kỹ năng khéo léo, ḿnh mẩy lem luốc, đang loay hoay trong xí nghiệp, trong hăng xưởng chế tạo, tự ḿnh làm và chỉ dạy người làm, đây là “Công xảo minh” trong Ngũ minh. Ngược lại, chúng sanh một bề mong cầu quả đẹp, mà không tạo những nhân tốt. Quả đẹp làm sao có, khi nhân tốt chúng ta chẳng gieo. Muốn gặt quả mà không gieo nhân; nếu được, quả ấy chỉ là quả gian lận, quả cướp giựt, bất chánh. Ví như có người thấy hàng xóm trồng cam trái chín oằn cây, mê quá lại hái ngang, nếu chủ vườn thấy đánh găy tay, nếu không thấy hái được đem về, cũng là cái quả ăn cắp, cái quả xấu xa nhục nhă. Cầu quả mà không chịu gây nhân, là kẻ mơ ước hăo huyền, xa rời thực tế, là kẻ lười biếng muốn ăn mà không chịu làm. Không gây nhân cầu quả, là kẻ mê muội nên gọi là chúng sanh.

            Bồ-tát và chúng sanh, nào có cách biệt bao nhiêu, chỉ chịu đổi cái nh́n. Nh́n thẳng vào nhân để thấy rơ nhân khổ th́ tránh, nhân vui th́ hành là Bồ-tát. Chỉ một bề sợ quả khổ, cầu quả vui, mà không cần biết nguyên nhân, là chúng sanh. Bồ-tát, chúng sanh trên con người không khác, chỉ khác cái nh́n nhân và nh́n quả thôi. Như hai người cùng đứng một địa điểm, một người xây mặt về đông, một người xây mặt về tây; nếu người xây mặt về tây chịu quay lại nh́n về đông, th́ đâu có khác nhau. Như thế th́ tất cả chúng sanh đều có khả năng làm Bồ-tát, không phải việc Bồ-tát chỉ dành riêng cho Bồ-tát, c̣n chúng ta không có phần.

            Xuyên suốt bài này, chúng ta thấy rơ Bồ-tát và chúng sanh cách nhau chừng kẽ tơ sợi tóc. Chúng sanh đổi cái “sợ quả” thành “sợ nhân” là chuyển thành Bồ-tát. Thật là mê giác chỉ khác nhau một cái nh́n. Bồ-tát ở đây rất gần gũi thân thiết với chúng sanh. Có khi là ông thầy giảng kinh cho mọi người nghe, đâu không phải là Bồ-tát, v́ ngài thông suốt “Nội minh”. Có lúc là ông thầy xem mạch bốc thuốc cho mọi người, âu cũng là Bồ-tát, v́ ngài thực hành “Y phương minh”. Một người thợ giỏi đang hướng dẫn chỉ dạy đàn em với nhiệt t́nh không vụ lợi, biết đâu chừng cũng là Bồ-tát, v́ ngài thực hiện “Công xảo minh”. Cho đến người bạn cùng cuốc rẫy trồng khoai mà nói đạo lư chân thật chúng ta nghe, ai ngờ là Bồ-tát, v́ Ngài thực hành “Đồng sự nhiếp”. Bồ-tát là những con người thiết thân với chúng ta, chỉ khác với chúng ta ở chỗ thấy rơ nhân ác để tránh, nhân thiện để tạo. C̣n chúng ta chỉ một bề sợ quả khổ cầu quả vui, mà không chịu thấy tường tận nguyên nhân của nó. Gần đây bên ngành y học cũng có câu “ngừa bệnh hơn chữa bệnh”, cũng na ná sợ nhân hơn là sợ quả. Đạo Phật là đạo giác ngộ, thấy nguyên nhân rơ ràng là giác, giác là Bồ-tát. Chúng ta tu theo Phật là đi trên con đường giác, xét rơ nguyên nhân của mọi việc xảy ra để ngừa tránh là theo hạnh Bồ-tát. Mọi người chúng ta đều có khả năng thực hiện việc “sợ nhân”, th́ chúng ta ai cũng làm Bồ-tát được. 

]

 


[mucluc][loidausach]

[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12][p13][p14]

[p15][p16][p17][p18][p19][p20][p21][p22][p23][p24][p25][p26][p27][p28][p29][ketluan]

[Trang chu] [Kinh sach]