[Trang chu] [Kinh sach]

BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT

[mucluc][loidausach]

[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12][p13][p14]

[p15][p16][p17][p18][p19][p20][p21][p22][p23][p24][p25][p26][p27][p28][p29][ketluan]


CHÂN LƯ TUYỆT ĐỐI

 

            Một thực thể không lệ thuộc nhân quả, duyên sanh, thoát ngoài đối đăi là chân lư tuyệt đối. Không thuộc nhân quả nên không sanh diệt vô thường. Không thuộc duyên sanh nên không phải hợp tướng giả dối. Thoát ngoài ṿng đối đăi nên không trị liệu, không so sánh, không luận bàn, không suy nghĩ đến được. Thực thể này không lệ thuộc thời gian, không bị chi phối của không gian, vượt ngoài mọi đối tượng trong vũ trụ. Chính nó là sanh mạng là mạch sống của chúng sanh, mà chúng sanh không nhận ra nó. Nó hiển nhiên hằng có mặt nơi chúng ta, mà chúng ta lăng quên nó một cách đáng thương. Nó là thể chẳng sanh chẳng diệt vĩnh cửu trường tồn của chúng ta, chúng ta không biết đến nó, đi nhận cái sanh diệt tạm bợ làm ḿnh. Bỏ quên thực thể này là vô minh là si mê, nhận được nó là giác ngộ là trí tuệ. Bỏ quên nó, đi theo sanh diệt là luân hồi, nhận sống với nó là vô sanh giải thoát. Bởi thực thể này hệ trọng dường ấy, nên chúng ta phải biết: Nó tên ǵ? Làm sao nhận ra nó? Nhận được nó có lợi ích ǵ? Chúng tôi sẽ theo thứ tự giải quyết những thắc mắc này.

            Thực thể này nguyên không có tên, trong Phật pháp tùy công dụng gắng gượng đặt rất nhiều tên: Kinh Kim Cang gọi là Kim Cang Bát-nhă Ba-la-mật tức là trí tuệ cứu kính như kim cang. Bởi v́ trí tuệ này không có cái ǵ phá hoại được nó, mà nó hay phá hoại tất cả, như chất kim cang. Kinh Viên Giác gọi nó là Viên giác tánh, là tánh giác tṛn đầy. V́ đối với các thứ chân lư, chúng ta nhận được từng phần chân lư nào th́, giác ngộ phần chân lư ấy, nên gọi là phần giác. Chỉ nhận được Chân lư tuyệt đối này, mới gọi là giác ngộ viên măn. Kinh Pháp Hoa gọi là Tri kiến Phật hay Phật thừa. Bởi v́ nó là cái thấy biết Phật, là cỗ xe đưa người đến Phật quả. Kinh Hoa Nghiêm gọi là Trí tuệ Phật. V́ nhận được thực thể này là trí tuệ giác ngộ của chư Phật. Kinh Lăng Nghiêm gọi là Chân tâm hay Như lai tàng. Nó là tâm thể chân thật hay kho tàng Như Lai của chúng sanh. Kinh Duy-ma-cật gọi là Pháp môn bất nhị, v́ nó vượt ra ngoài ṿng đối đăi hai bên. Thiền tông gọi là Chân tánh. Nó là tánh chân thật của tất cả chúng sanh. Lại c̣n những tên thông dụng là: Chân như, Phật tánh, Pháp thân, Đạo, Bản lai  diện  mục..., không thể kể xiết.

            Tạm biết tên thể này một cách khái quát rồi, chúng ta cần phải nhận ra mặt mày nó mới là điều thiết yếu. Song phàm có nói năng có tŕnh bày đều thuộc về tương đối, làm sao diễn đạt khiến người chưa hiểu nhận được. Đây quả là điều thiên nan vạn nan. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gắng gượng trước tạm đặt những nguyên tắc, kế dẫn lời Phật dạy trong kinh, sau cùng nhắc lại những phương tiện của Thiền sư, họa chăng quí độc giả có nhận được phần nào chăng?

            Chúng ta tạm đặt những nguyên tắc để khả dĩ nhận ra mặt mày của nó. Phàm cái ǵ “có h́nh tướng đều do duyên hợp là hư giả”, cái ǵ “có tác động là sanh diệt”, cái ǵ “đối đăi là không thật”. Ngược lại, cái ǵ “không h́nh tướng, không tác động, không đối đăi là chân thật thường c̣n vô sanh”. Cái không h́nh tướng th́ không giới hạn chỗ nơi trong ngoài. Vừa đặt câu hỏi t́m chỗ nơi nó là sai. Cái không tác động th́ không sanh diệt, không bị vô thường theo thời gian. Đặt vấn đề thời gian với nó là sai. Cái không đối đăi th́ không c̣n so sánh không phân biệt. Đặt vấn đề so sánh phân biệt với nó là sai. Thực thể này tràn đầy hiện hữu nơi chúng ta. Vừa dấy tâm t́m kiếm nó là sai. Nó là thực thể của giác tri, không phải cái đối tượng giác tri. Nếu khởi nghĩ cầu biết nó là sai. Nó không h́nh tướng, không tác động, không đối đăi, mà có mặt khắp ba nơi ấy. Cho nên nghĩ ly khai h́nh tướng tác động đối đăi để t́m nó là sai. Yếu chỉ nhận ra nó là tự ta “trực nhận, thầm nhận”. Lời Phật dạy, phương tiện Tổ chỉ đều là lối “đập cỏ rắn sợ” hay “vỗ nước cá đau đầu” mà thôi. Chúng ta muốn nhận ra nó phải khéo nh́n theo tinh thần “ngón tay chỉ mặt trăng”. Mặt trăng không nằm tại đầu ngón tay, khéo nương theo ngón tay thấy mặt trăng ở tận trong hư không. Hoặc nh́n theo tinh thần soi gương. Nhân thấy bóng trong gương, biết được mặt thật của ḿnh, đừng chấp bóng là thật, đợi khi xoay gương mất bóng la hoảng lên “mất ḿnh”.

            Đây là phương tiện tạm đặt những nguyên tắc, nương nó khả dĩ chúng ta thấy được thực thể chính ḿnh.

            Thực thể này biểu lộ thường xuyên nơi sáu cơ quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư) của chúng ta, mà không lệ thuộc hoàn toàn sáu cơ quan ấy. Dễ nhận dễ thấy nhất là, ở mắt và tai. V́ thế, đức Phật khi muốn chỉ thực thể chẳng sanh chẳng diệt ấy, thường dùng phương tiện chỉ ngay nơi mắt và tai của chúng ta.

            Kinh Lăng Nghiêm có đoạn:

            ...Phật ở trong đại chúng đưa tay lên rồi nắm lại x̣e ra, nắm lại x̣e ra, hỏi ngài A-nan: Nay ông thấy cái ǵ? A-nan thưa: Con thấy bàn tay trăm báu của Như Lai ở trong chúng x̣e nắm. Phật bảo A-nan: Ông thấy tay ta ở trong chúng x̣e nắm, là tay ta có x̣e có nắm hay cái thấy của ông có x̣e có nắm? A-nan thưa: Tay trăm báu của Thế Tôn ở trong chúng x̣e nắm. Con thấy tay Như Lai tự x̣e nắm, chẳng phải tánh thấy của con có x̣e nắm. Phật hỏi: Cái nào động cái nào tịnh?  A-nan thưa: Tay Phật động, tánh thấy của con c̣n không có tịnh, huống nữa là động. Phật khen: Đúng thế!

            Lúc đó, trong ḷng bàn tay Phật phóng một làn hào quang báu soi bên phải ngài A-nan, A-nan liền xoay đầu nh́n bên phải; lại phóng quang soi bên trái ngài A-nan, A-nan xoay đầu nh́n bên trái.

            Phật hỏi A-nan: Hôm nay tại sao đầu ông dao động? A-nan thưa: Con thấy hào quang báu của Như Lai phóng đến bên trái bên phải của con, con nh́n theo hai bên nên đầu tự dao động.  Phật hỏi: Ông nh́n hào quang Phật soi bên trái bên phải nên đầu dao động, thế là đầu ông động hay cái thấy động?  A-nan thưa: Bạch Thế Tôn! Đầu con tự động, tánh thấy của con c̣n chẳng dừng, huống là dao động. Phật khen: Đúng thế!

            Khi ấy, Như Lai bảo khắp đại chúng rằng: Nếu như chúng sanh nhận lấy cái dao động gọi là trần, nhận lấy cái dao động gọi là khách. Các ông xem  A-nan, đầu tự dao động cái thấy không động. Lại xem ta, tay tự x̣e nắm cái thấy không x̣e nắm. Tại sao hôm nay các ông lấy động làm thân, lấy động làm cảnh, từ thủy đến chung niệm niệm sanh diệt, quên mất chân tánh làm việc điên đảo, tâm tánh đă mất chân, nên nhận vật làm ḿnh, ở trong luân hồi tự chịu lưu chuyển.

(Kinh Lăng Nghiêm cuối quyển 1 Hán tự)

            Qua đoạn kinh này, chúng ta nhận thấy thâm ư Phật muốn chỉ cho ngài A-nan và đại chúng biết: Ngoại cảnh biến động sanh diệt như bàn tay Phật x̣e nắm, thân này dao động vô thường như đầu ngài A-nan xoay qua lại. Chỉ có cái thấy, xem thấy cảnh biến động mà không bị biến động, tựa nơi đầu dao động mà không bị dao động. Cái biến động và dao động là vô thường hư giả, tại sao chúng ta nhận nó làm thật thân ḿnh, làm thật cảnh của ḿnh? Trái lại, cái thấy biết chưa từng dao động là chân thật vô sanh, mà chúng ta lại bỏ quên nó, để cam chịu lưu chuyển luân hồi.

            Lại cũng một đoạn trong kinh Lăng Nghiêm:

            Vua Ba-tư-nặc đứng dậy bạch Phật: Con xưa chưa từng nghe sự chỉ dạy của Phật, gặp Ca-chiên-diên, Tỳ-la-chi-tử đều nói: “Thân này sau khi chết không c̣n ǵ nữa, gọi là Niết-bàn.” Nay con tuy gặp Phật vẫn c̣n hồ nghi “làm sao phát huy chứng biết chỗ tâm này chẳng sanh chẳng diệt”? Đại chúng ở đây, những người c̣n trong hàng hữu lậu, thảy đều thích được nghe. Phật hỏi: Đại vương! Nhục thân hiện tại của ông là đồng kim cang thường trụ chẳng hoại hay là biến hoại? Vua thưa: Bạch Thế Tôn! Thân con hiện nay trọn theo biến diệt. Phật bảo: Đại vương! Ông chưa từng diệt làm sao biết nó diệt? Vua thưa: Bạch Thế Tôn! Thân biến hoại vô thường của con tuy chưa từng diệt, song con xem hiện tiền niệm niệm đổi dời luôn luôn chẳng dừng, như lửa tàn thành tro dần dần tiêu mất, mất hết không dừng, nên biết thân này sẽ theo tiêu diệt. Phật bảo: Đại vương! Đúng thế. Nay ông đă già, đi theo suy yếu, nhan mạo đâu giống lúc c̣n trẻ? Vua thưa : Bạch Thế Tôn! Thuở xưa con c̣n trẻ da dẻ tươi nhuận, đến lúc trưởng thành khí huyết sung măn, nay con già cả suy yếu h́nh sắc khô khan, tinh thần mờ tối, tóc bạc mặt nhăn không c̣n bao lâu sẽ chết, làm sao sánh được với lúc sung thạnh? Phật bảo: Đại vương! H́nh dung của ông đâu lẽ già liền? Vua thưa: Bạch Thế Tôn! Nó thầm biến hóa đổi dời thật con chẳng biết, nóng lạnh đổi thay dần dần đến như thế. V́ sao? Khi con hai mươi tuổi tuy nói niên thiếu, nhan mạo đă già hơn lúc mười tuổi, đến ba mươi tuổi lại suy hơn hai mươi tuổi, nay đă sáu mươi hai tuổi xem lại thuở năm mươi tuổi rơ ràng cường tráng. Bạch Thế Tôn! Sự thầm đổi dời tuy đặt thời hạn mười năm, song con suy xét kỹ nó biến đổi đâu những mười năm hai mươi năm, mà thật dời đổi từng năm; đâu chỉ từng năm, mà dời đổi từng tháng, đâu những từng tháng mà dời đổi từng ngày. Suy xét chín chắn tế nhị hơn th́ khoảng mỗi sát-na, mỗi niệm đổi dời. V́ thế, biết thân con trọn theo biến diệt. Phật bảo: Đại vương! Ông thấy sự biến hóa đổi dời chẳng dừng, ngộ biết thân ông tiêu diệt; cũng chính khi diệt đó, ông biết trong thân có cái chẳng diệt chăng? Vua chấp tay bạch Phật: Thật con chẳng biết. Phật bảo: Nay tôi chỉ cho ông biết cái tánh chẳng sanh diệt. Đại vương! Ông khi mấy tuổi được thấy sông Hằng? Vua thưa: Khi con được ba tuổi mẹ bồng đi yết kiến Kỳ-bà Thiên sang ngang sông này, khi ấy là biết sông Hằng. Phật bảo: Đại vương! Như ông đă nói, khi hai mươi tuổi già hơn mười tuổi, cho đến sáu mươi tuổi, năm tháng ngày giờ niệm niệm đổi dời, ắt khi ông ba tuổi thấy sông Hằng đến năm mười ba tuổi thấy sông Hằng, cái thấy ấy thế nào? Vua thưa: Như lúc ba tuổi rơ ràng không đổi, cho đến hiện nay sáu mươi hai tuổi vẫn không có khác. Phật bảo: Nay ông tự lo tóc bạc mặt nhăn, quyết định mặt nhăn hơn lúc c̣n trẻ, song hiện nay ông thấy sông Hằng cùng với cái thấy sông Hằng thuở xưa có trẻ có già chăng? Vua thưa: Bạch Thế Tôn! Không. Phật bảo: Đại vương! Mặt ông tuy nhăn, song tánh thấy của ông chưa từng nhăn; nhăn th́ biến đổi, chẳng nhăn th́ không biến đổi; biến đổi th́ bị sanh diệt, cái không biến đổi vốn không sanh diệt, tại sao ở trong ấy chịu sanh tử với ông, mà ông dẫn lời  Mạc-dà-lê... đều nói thân này sau khi chết là diệt hết? ...

(Kinh Lăng Nghiêm đầu quyển 2 Hán tự)

            Đọc đoạn kinh này, chúng ta thấy Phật chỉ rơ ràng ngay nơi thân này cái nào sanh diệt, cái nào chẳng sanh diệt. Thân là ḍng biến động thay đổi từng phút giây, tức là vô thường hoại diệt. Tánh thấy xưa nay chưa từng thay đổi th́ làm ǵ có hoại diệt. Nói tánh thấy là chỉ cái thấy biết thường xuyên nơi mắt chúng ta, khi chưa hợp tác với niệm thứ hai để so sánh đẹp xấu hơn kém. Cho đến mắt chúng ta mở hay nhắm, nó cũng luôn luôn hiển lộ. Nó không lệ thuộc hoàn toàn vào mắt, cơ quan mắt tốt th́ nó hiện sáng tỏ, cơ quan mắt xấu th́ nó hiện lu mờ, cho đến cơ quan mắt hoại nó cũng không bị hoại theo. Đó là đặc tính chẳng sanh chẳng diệt của nó vậy.

            Chẳng những thực thể chẳng sanh chẳng diệt hằng biểu lộ ở mắt, mà ở tai nó cũng có mặt luôn luôn. Cũng kinh Lăng Nghiêm có đoạn:

            ... Phật bảo La-hầu-la đánh một tiếng chuông, hỏi A-nan: Hiện giờ ông nghe chăng? A-nan và đại chúng đồng thưa: Chúng con nghe. Tiếng chuông bặt dứt, Phật lại hỏi: Hiện giờ các ông nghe chăng? A-nan và đại chúng đồng thưa: Chẳng nghe. La-hầu-la lại đánh một tiếng chuông, Phật hỏi: Hiện giờ các ông nghe chăng? A-nan và đại chúng đồng đáp: Nghe. Phật hỏi A-nan: Ông tại sao nghe, tại sao chẳng nghe? A-nan và đại chúng đồng bạch Phật: Nếu đánh tiếng chuông th́ chúng con được nghe, đánh lâu tiếng bặt âm vang dứt hết th́ gọi là không nghe.

            Phật lại bảo La-hầu-la đánh chuông, hỏi A-nan: Hiện giờ có tiếng chăng? A-nan và đại chúng đồng thưa: Có tiếng. Đợi giây lâu tiếng bặt, Phật lại hỏi: Hiện giờ có tiếng chăng? A-nan và đại chúng đáp: Không tiếng. Giây lát La-hầu-la lại đánh chuông, Phật hỏi: Hiện giờ có tiếng chăng? A-nan và đại chúng đồng đáp: Có tiếng. Phật hỏi A-nan: Ông nói thế nào là có tiếng, thế nào là không tiếng? A-nan và đại chúng đồng bạch: Nếu đánh chuông th́ gọi có tiếng, đánh lâu tiếng bặt âm vang dứt hết th́ gọi không tiếng. Phật quở A-nan và đại chúng: Hôm nay tại sao các ông tự nói rối lọan?

            Đại chúng và A-nan đồng thời hỏi Phật: Thế nào hôm nay chúng con nói rối loạn? Phật bảo: Tôi hỏi các ông nghe th́ các ông đáp nghe, tôi hỏi các ông tiếng th́ các ông đáp tiếng. Chỉ nghe với tiếng mà đáp không nhất định. Tại sao như thế chẳng gọi là rối loạn?

            Này A-nan! Tiếng bặt không c̣n âm vang ông nói không nghe, nếu thật không nghe th́ tánh nghe đă diệt, giống như cây khô, lại đánh tiếng chuông th́ ông làm sao mà biết? Biết có biết không chính là thanh trần (tiếng) hoặc có hoặc không, đâu phải tánh nghe kia là có là không. Nếu tánh nghe thật không th́ ai biết nó không? Thế nên, A-nan! Tiếng ở trong tánh nghe tự có sanh diệt, chẳng phải tánh nghe của ông do có tiếng, không tiếng mà nó thành có thành không. Ông c̣n điên đảo nhận lầm tiếng làm cái nghe, đâu c̣n lạ ǵ chẳng mê lầm cho cái thường làm đoạn. Trọn không nên nói ĺa các thứ động tịnh, thông bít mà bảo không có tánh nghe...

(Kinh Lăng Nghiêm cuối quyển 4 Hán tự)

            Đây là cái mê lầm chung của toàn thể chúng ta, nhận tiếng làm cái nghe, nhận h́nh tướng làm cái thấy. Có tiếng gọi là có nghe, không tiếng gọi là không nghe. Có h́nh tướng gọi là có thấy, không h́nh tướng gọi là không thấy. Nghe thấy là cái giác tri của chính ḿnh, h́nh tướng và âm thanh là trần cảnh bên ngoài. Nhận lầm trần cảnh là ḿnh, trách ǵ không mất ḿnh và trôi lăn theo cái sanh diệt măi măi. Đó là bằng chứng hiển nhiên để thấy chúng ta đang bị vô minh điên đảo. Nếu ngay nơi đây mà chúng ta không chịu thức tỉnh, phát minh tánh chân thường chẳng hoại, không biết bao giờ ra khỏi ṿng sanh tử luân hồi.

            Đánh thức mọi người giác ngộ thể tánh Chân thường của chính ḿnh, âu cũng là mục đích chung của chư Phật. Kinh Pháp Hoa có đoạn:

            ...Này Xá-lợi-phất! Chư Phật tùy nghi nói pháp ư thú khó hiểu. V́ cớ sao? V́ ta dùng vô số phương tiện các thứ nhân duyên lời lẽ thí dụ diễn nói các pháp. Pháp ấy không phải do SUY NGHĨ PHÂN BIỆT hay hiểu, chỉ có chư Phật mới hay biết đó. V́ cớ sao? V́ chư Phật Thế Tôn chỉ do một ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN mà hiện ra đời.

            Xá-lợi-phất! Thế nào nói chư Phật Thế Tôn chỉ do một ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN mà hiện ra đời? V́ chư Phật Thế Tôn muốn chúng sanh MỞ TRI KIẾN PHẬT khiến được thanh tịnh mà hiện ra đời, muốn chúng sanh NGỘ TRI KIẾN PHẬT mà hiện ra đời, muốn chúng sanh NHẬP TRI KIẾN PHẬT mà hiện ra đời.

            Xá-lợi-phất! Đó là chư Phật chỉ do một ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN mà hiện ra đời...

(Kinh Pháp Hoa phẩm Phương Tiện)

            Yếu chỉ chư Phật không có hai, duy dẫn đường chúng sanh vào TRI KIẾN PHẬT. Tri kiến Phật tức là cái thấy biết Phật, sẵn có nơi chúng ta. Chúng ta thấy nhân nơi sắc tướng, sắc tướng mất, nói không thấy. Biết nhân trần cảnh, trần cảnh không, nói không biết. Ai thấy sắc tướng mất mà nói không thấy? Ai biết trần cảnh không mà nói không biết? Quả tang chúng ta quên mất chúng ta một cách đáng thương. Mỗi hôm, sáng ra vừa mở mắt, chúng ta đă đặt sẵn bao nhiêu vấn đề phải giải quyết trong ngày nay. Đến tối ăn cơm xong, lên gường nằm kiểm điểm lại đă giải quyết được mấy vấn đề, c̣n cặn lại và thêm những vấn đề mới ngày mai phải giải quyết. Cứ thế măi, ngày nay ngày mai... cho đến ngày tắt thở mà những vấn đề vẫn chưa giải quyết xong. Những vấn đề là việc bên ngoài mà thiết tha giải quyết, c̣n chính ông chủ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề lại quên bẵng. Song ông chủ ấy lại là người không có vấn đề. Quên ḿnh chạy theo cảnh là cái thấy biết của chúng sanh. Nhân cảnh nhận được tánh chân thường của chính ḿnh là cái thấy biết Phật (Tri kiến Phật). Quên ḿnh là mê, nhận được mặt thật của ḿnh là giác. Chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh đó là bản hoài của chư Phật.

            Chính v́ đánh thức chúng sanh sống trở lại cái thấy biết Phật của ḿnh, đừng chạy theo trần cảnh mà quên mất ḿnh, kinh Kim Cang có đoạn:

            ... Thế nên, Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên ĺa tất cả tướng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Phật), không nên trụ nơi sắc, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp, nên phát tâm không có chỗ trụ. Nếu tâm có trụ tức là chẳng trụ.

(Kinh Kim Cang)

            Tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là tâm Phật. Tâm Phật không dính mắc sáu trần, v́ sáu trần là pháp sanh diệt, dính mắc pháp sanh diệt là tâm hư vọng của chúng sanh. Cho nên Bồ-tát muốn an trụ nơi tâm Phật th́ không nên dính mắc sáu trần. C̣n chạy theo sáu trần là c̣n thấy trong có tâm ngoài có cảnh, nằm trong pháp đối đăi giả dối. Biết trần cảnh duyên hợp giả dối, dừng tâm không chạy theo nó là, sống trở về tánh chân thật tuyệt đối của ḿnh. Đó là Pháp môn bất nhị trong kinh Duy-ma-cật.

            Kinh Duy-ma-cật có đoạn:

            Ông Duy-ma-cật nói với các vị Bồ-tát: Các nhân giả! Thế nào là Bồ-tát vào “pháp môn không hai”? Cứ theo chỗ hiểu của ḿnh mà nói.

            Bồ-tát Pháp Tự Tại nói: Các nhân giả! Sanh diệt là hai. Pháp vốn không sanh cũng không diệt, được vô sanh pháp nhẫn, đó là vào “pháp môn không hai”.

            Bồ-tát Đức Thủ nói: Ngă, ngă sở là hai. Nhân có ngă mới có ngă sở, nếu không có ngă th́ không có ngă sở, đó là vào “pháp môn không hai”.

            ...

            Bồ-tát Văn-thù nói: Như ư tôi, đối với tất cả Pháp không nói không bàn, không chỉ không biết, xa ĺa các vấn đáp, đó là vào “pháp môn không hai”.

            Ngài Văn-thù hỏi ông Duy-ma-cật: Chúng tôi ai cũng nói rồi, đến lượt nhân giả nói thế nào là “pháp môn không hai”?

            Ông Duy-ma-cật ngồi im lặng.

            Ngài Văn-thù khen: Hay thay! Hay thay! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật vào “pháp môn không hai”.

(Kinh Duy-ma-cật phẩm Pháp Môn Bất Nhị)

            Người đọc kinh Phật rất khó hiểu v́ cách lập ngôn trong kinh. Thế thường nói hai hoặc nói một, nếu không phải một, là hai, không phải hai là một. Tại sao trong kinh nói “không hai” mà chẳng nói một? Bởi một đối hai, hai đối một, ở đây chỉ pháp thoát ngoài đối đăi nên nói “không hai”. Nếu có dùng ngôn ngữ cũng v́ để dẹp ngôn ngữ, như đoạn ngài Văn-thù nói. Đến chỗ cứu kính ấy không c̣n lời để diễn bày, vừa có diễn bày đều rơi vào đối đăi, chỉ ngay đó nhận được mới là người đạt đạo. Chính đó là chỗ im lặng của ông Duy-ma-cật. Nói mà không nói là mượn ngôn ngữ để dẹp ngôn ngữ, không nói mà nói là im lặng để thầm chỉ Chân Lư Tuyệt Đối bặt hết ngữ ngôn. Đó là thái độ hai vị Bồ-tát ở cuối phẩm này.

            Trong các kinh c̣n đầy dẫy những đoạn chỉ dạy Chân Lư Tuyệt Đối này, chỉn e dẫn lắm thêm rườm, chúng ta hăy bước sang lănh vực Thiền sư.

            Trước tiên là bài thuyết pháp kỳ diệu của Tổ Huệ Năng:

            Sau khi khai ngộ, được Ngũ Tổ truyền y bát bảo trở về phương Nam, Tổ đi đến ngọn Đại Dữu bị Huệ Minh đuổi theo kịp. Tổ để y bát trên tảng đá vào rừng ẩn. Huệ Minh đến gặp y bát, song giở lên không nổi, gọi:

            - Hành giả! Tôi đến đây v́ pháp, không phải v́ y bát.

            Tổ nghe gọi, bước ra ngồi trên tảng đá bảo:

            - Nếu ông v́ pháp, hăy b́nh tâm nghe tôi nói.

            Huệ Minh đứng yên lặng giây lâu.

            Tổ bảo:

            - KHÔNG NGHĨ THIỆN, KHÔNG NGHĨ ÁC, CÁI G̀ LÀ BẢN LAI DIỆN MỤC CỦA THƯỢÏNG TỌA MINH?

            Nghe câu này, Huệ Minh liền đại ngộ.

            Bài thuyết pháp ngắn, gọn này phản ảnh trung thực một sự nghiệp to tát Tổ vừa lănh hội nơi Ngũ Tổ và đang mang nó về phương Nam. Chính đó cũng là bản hoài của chư Phật.

            Bản lai diện mục là “bộ mặt thật xưa nay” của chúng ta, nó là tên khác của Đạo, của Pháp thân, của Phật tánh, của Chân tâm... Chúng ta có bộ mặt thật muôn đời không đổi, mà tự bỏ quên nó, bám vào thân h́nh tạm bợ cho là thật ḿnh. Cái thân h́nh đang chấp giữ là thật ḿnh, nó thay đổi từng phút giây, hợp tan không nhất định. Thế th́ lấy ǵ bảo chứng cho nó là thật? Quả thật một h́nh tướng biến thiên, một hợp thể tạm bợ. Nó có, mà không thật có v́ luôn luôn đổi thay, c̣n mà không thật c̣n v́ hợp tan chẳng định. Nếu chấp chặt nó là ta, thật là cái ta tạm bợ làm sao! Hoặc có người biết thân này giả dối, chính cái tâm biết thiện, biết ác, biết phải, biết quấy, tốt xấu... mới thật là ta. Song cái tâm phân biệt hai bên, cũng là đổi thay tạm bợ. V́ vừa dấy nghĩ về lành về dữ th́ nó đă sanh diệt rồi. Nếu buông hết mọi vấn đề đối đăi, t́m lại nó th́ tung tích vắng tanh. Thế là, ta ở đâu? Mất rồi sao? Thật bối rối vô cùng, nếu chấp cái suy nghĩ làm ta. Chỉ v́ chấp thân tạm bợ, tâm giả dối làm ta nên muôn kiếp trôi lăn trong sanh diệt, gọi là luân hồi.

            Ngay nơi thân tạm bợ, tâm giả dối, chúng ta nhận ra “bộ mặt thật xưa nay” của ḿnh và sống hẳn với nó, ḍng sanh diệt ngang đấy liền dừng, kiếp luân hồi đến đây giải thoát. “Bộ mặt thật xưa nay” chưa từng bị sanh diệt, một thực thể không do duyên hợp, làm ǵ bị đổi thay, tan hợp? Nó vẫn có và thường c̣n mà chúng ta quên đi, gọi là vô minh, nhận ra nó không c̣n lầm quên nữa, gọi là giác ngộ.

            Muốn chỉ “Bộ mặt thật xưa nay” cho người, không có cách kỳ diệu nào bằng câu “không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái ǵ là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh” của Lục Tổ. Người ta cứ thắc mắc “cái ǵ là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh” mà chẳng nhớ “không nghĩ thiện, không nghĩ ác”, là tối quan trọng. Chính khi “không nghĩ thiện, không nghĩ ác” là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh chớ ǵ. Bởi khi tâm b́nh thường tỉnh táo, không dấy nghĩ thiện ác, phải quấy..., quả là “bộ mặt thật xưa nay” xuất hiện. Vừa dấy nghĩ thiện ác...là động, là chạy theo sanh diệt, “bộ mặt thật xưa nay” bị khuất lấp mất rồi. Cho nên qua câu nói này, Thượng tọa Minh khéo thấy được “bộ mặt thật xưa nay” của ḿnh, gọi là ngộ đạo.

            Dưới đây thêm những bài thuyết pháp đơn giản b́nh dị mà hay tuyệt của các Thiền sư.

            “Thiền sư Tùng Thẩm (Triệu Châu) đến tham vấn Nam Tuyền (Phổ Nguyện), hỏi:

            - Thế nào là đạo?

            Nam Tuyền đáp:

            - Tâm b́nh thường là đạo.

            - Lại có thể nhằm tiến đến chăng?

            - Nghĩ nhằm tiến đến là trái.

            - Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?

            - Đạo chẳng thuộc biết chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô kư. Nếu thật đạt đạo th́ chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy.

            Ngay câu nói này, Sư ngộ đạo.”

            Đạo là tên khác của Bản lai diện mục hay Pháp thân... Nó là thực thể tuyệt đối nằm sẵn nơi tâm tánh chúng ta. Chúng ta vừa dấy niệm t́m nó, tiến đến nó là trái mất rồi. Khởi nghĩ biết nó đă rơi vào vọng giác, không nghĩ biết nó để tâm mờ mờ mịt mịt lại thuộc bệnh vô kư. Dấy tâm phán đoán phải quấy càng xa với đạo.

            Câu TÂM B̀NH THƯỜNG LÀ ĐẠO, quả thật đă vén bức màn vô minh cho mọi người thấy được “Bộ mặt thật xưa nay” của ḿnh rồi. Bởi khởi tâm t́m kiếm là mất b́nh thường, xét đoán phải quấy là mất b́nh thường ... Chỉ tâm tỉnh táo sáng suốt mà không dấy động, mới thật TÂM B̀NH THƯỜNG. Tâm b́nh thường không tướng mạo, không h́nh dáng, thể nó thênh thang rỗng rang đồng với hư không. Thấy được tâm thể này là người đạt đạo.

*

            “Thiền sư Đạo Ngộ bảo đệ tử là Sùng Tín rằng:

            - Ngươi làm thị giả ta, ta sẽ chỉ tâm yếu cho ngươi.

            Sùng Tín nhận làm thị giả, trải qua mấy năm mà không được chỉ dạy điều ǵ. Sùng Tín thưa:

            - Từ ngày con vào đây đến giờ, chưa được Ḥa thượng chỉ dạy tâm yếu.

            Đạo Ngộ bảo:

            - Từ ngày ngươi vào đây đến nay, ta chưa từng chẳng chỉ dạy tâm yếu.

            - Chỉ dạy ở chỗ nào?

            - Ngươi dâng trà lên, ta v́ ngươi tiếp. Ngươi bưng cơm đến, ta v́ ngươi nhận. Ngươi xá lui ra th́ ta gật đầu. Chỗ nào chẳng chỉ dạy tâm yếu?

            Sùng Tín cúi đầu suy nghĩ giây lâu.

            Đạo Ngộ bảo:

            - Thấy th́ thẳng đó liền thấy, suy nghĩ liền sai.

            Ngay câu này, Sùng Tín khai ngộ.”

            Đạo Ngộ nói Tâm yếu tức là Nam Tuyền nói Tâm b́nh thường. Trong mọi hành động ăn cơm, mặc áo, tới lui qua lại của chúng ta đều biểu lộ tâm yếu đầy đủ. Chỉ đáng tiếc, khi ăn chúng ta chẳng chịu ăn, lại nghĩ đến các việc này, khi mặc chẳng chịu mặc lại suy các việc nọ. Chúng ta không thể sống được với tâm b́nh thường trong mọi hoạt động của ḿnh. Hằng bị vọng tưởng cuốn hút qua mọi lănh vực hoạt động của nó. Do đó cả ngày chúng ta măi đuổi theo vọng tưởng, hết thứ này đến loại khác, không bao giờ được dừng nghỉ.

            Ở đây, Thiền sư Đạo Ngộ chỉ tâm yếu phát hiện nơi dâng trà, nhận cơm, gật đầu..., thật là b́nh thường đơn giản. Tâm yếu hằng hiện hữu nơi mọi hoạt động của chúng ta, mà chúng ta thông qua không chịu nhận. Bởi trong đầu óc chúng ta chứa dẫy đầy các thứ quái tượng, hiếu kỳ th́ làm sao nhận được cái b́nh thường đơn giản này. Nói đến Tâm yếu, Đạo, Pháp thân..., chúng ta tưởng tượng phải là cái ǵ phi thường kỳ đặc mới được. Đâu ngờ, nó lại là cái rất giản đơn b́nh dị. Ném phắt mọi vọng tưởng cuồng loạn, chỉ sống với tâm thể an nhiên trong mọi hoạt động b́nh thường là, chúng ta đạt đạo, ngộ tâm yếu. Các lượn sóng lặn hụp trên mặt biển là hiện tượng sanh diệt. Khi mọi lượn sóng đều lặng yên, chỉ c̣n một mặt biển phẳng ĺ, thử hỏi cái ǵ là sanh diệt? Có sóng nổi lên là có h́nh tướng sai biệt, khi sóng lặng hết t́m xem c̣n h́nh tướng ǵ? Song đến đó không thể nói không có mặt biển. Tâm thể chúng ta cũng thế, chỉ cần lặng hết mọi vọng tưởng th́ thể tánh hiển bày. Thế nên vừa suy nghĩ là lấp mất thể tánh rồi.

*

            “Thiền sư Hoài Hải (Bá Trượng) theo hầu Mă Tổ đi dạo vườn, bỗng có bầy chim bay qua. Mă Tổ hỏi:

            - Bay đó là ǵ?

            Hoài Hải thưa:

            - Bầy vịt trời.

            - Bay đi đâu?

            - Bay qua mất.

            Mă Tổ nắm lỗ mũi của Sư vặn mạnh một cái, đau quá Sư la thất thanh.

            Mă Tổ bảo:

            - Sao không nói bay qua mất?

            Nhân đây Sư tỉnh ngộ.”

            Tâm yếu luôn luôn hiển lộ đầy đủ nơi sáu căn, mà chúng ta không nhận thấy. Chúng ta một bề buông thả sáu căn chạy theo sáu trần. Mắt đối sắc cho là có thấy, sắc trần qua mất nói là không thấy, lệ thuộc hẳn ngoại cảnh. Sắc trần là tướng sanh diệt chợt có chợt không, cái thấy biết sắc trần có khi nào sanh diệt, mà chúng ta chỉ nhận sắc trần không nhận cái thấy. Cái thấy là hiện thân của tâm yếu, là mạng sống ngàn đời của chúng ta. Thế mà, chúng ta quên đi mạng sống của chính ḿnh, phóng tâm đuổi theo ḍng sanh diệt của ngoại giới. Trường hợp Thiền sư Hoài Hải cũng thế, chỉ nhớ bầy chim bay qua mất, không nhớ tánh thấy thường c̣n của ḿnh. Mă Tổ nắm lỗ mũi vặn mạnh, bảo “sao không nói bay qua mất”. Sư chợt tỉnh ngộ cái không mất của ḿnh, hay thức được giấc mê “quên ḿnh theo vật”.

            Chúng ta sống nhờ lỗ mũi hít vô thở ra, nó là sanh mạng của ḿnh, lỗ mũi hằng có mặt thường trực ở trước chúng ta, mà chúng ta khó thấy và ít nhớ. Hằng ngày chúng ta chỉ nhớ những vấn đề: ăn, mặc, đẹp, xấu... c̣n hơi thở là điều tối thiết yếu lại quên đi. Quên hơi thở tức là đă quên mạng sống của ḿnh. Mạng sống đă quên đi th́ sự sống không c̣n ư nghĩa của sự sống. Sống của cái chết, của cái cuồng loạn. Phật, Tổ cố đánh thức chúng ta nhớ lại mạng sống của chính ḿnh. Hằng sống với mạng sống của chính ḿnh, làm ǵ có nghĩa chết. Như măi c̣n thở ra vào, sao nói chết được. Bởi v́ chết là mất đi cái sống, là dừng hơi thở. Tánh thấy hằng hiện hữu nơi chúng ta mà chúng ta không thấy, ví như lỗ mũi thường có mặt ở trước mắt mà chúng ta dễ quên. Cái nắm mũi vặn mạnh của Mă Tổ, khiến Thiền sư Hoài Hải đau la thất thanh, liền đó tỉnh ngộ, quả là diệu thuật trong nhà Thiền, cũng là một bài thuyết pháp không lời kỳ diệu.

*

            “Tướng quốc Bùi Hưu vào viếng chùa Khai Nguyên, thấy trên vách chùa có vẽ h́nh Cao tăng, Bùi Hưu hỏi Thiền sư Hy Vận (Hoàng Bá):

            - H́nh thấy tại đây, Cao tăng ở đâu?

            Sư cất giọng trong thanh gọi:

            - Bùi Hưu!

            Bùi Hưu:

            - Dạ!

            Sư hỏi:

            - Ở đâu?

            Bùi Hưu liền ngộ được hạt châu trên búi tóc.”

            Chúng ta đến thăm nhà người bạn, vừa ấn nút chuông điện ngoài cổng, liền có người mở cửa, bao nhiêu lần cũng thế. Chúng ta biết chắc chắn rằng nhà này có người gác cửa thường trực. Cũng vậy, nơi tai chúng ta nếu không có cái linh tri thường trực, khi động làm sao có phản ứng kịp thời. Ở đây vừa gọi liền đáp, không có phút giây chờ đợi nghĩ suy ǵ cả. Cho đến đang lúc ngủ say, bỗng có tiếng gọi to cũng giật ḿnh thức giấc. Càng thấy rơ cái linh tri nơi tai chúng ta không khi nào vắng mặt. Chỉ khi thức các cơ quan hoạt động th́ nó sáng, lúc ngủ các cơ quan đóng bít th́ nó mờ. Cái linh tri này mới thật là Chủ nhân ông hay “Bộ mặt thật xưa nay” của chúng ta. Chúng ta quên lửng ông chủ, cứ chạy theo khách trần bên ngoài. Một bề quên ḿnh theo vật, nên măi trầm luân sanh tử. Đang lúc hoạt động lăng xăng, có người hỏi: cái ǵ là ông chủ, chúng ta bàng hoàng sửng sốt không biết đáp thế nào. Thế là, hằng ngày chúng ta nói sống v́ ḿnh, lo cho ḿnh, mà quả thật chúng ta đă mất ḿnh. Nếu biết rơ ông chủ của ḿnh, chúng ta mới dám nói thật sống, bằng không biết ông chủ thế nào, làm sao nói rằng ḿnh đang sống được. Có hoạt động có sống cũng chỉ là cuộc sống vay mượn mà thôi.

            Ông Bùi Hưu thấy h́nh Cao tăng mà không biết Cao tăng ở đâu. Đó là tâm trạng quên mất ông chủ, đang thao thức ḍ tầm. Một tiếng gọi của Thiền sư Hy Vận, dường như một tiếng sét ngang tai, khiến ông bất chợt ứng thanh “dạ”, chồng thêm một câu hỏi “ở đâu”, hốt nhiên ông sáng mắt. Ông chủ đă lâu ông băn khoăn thắc mắc kiếm t́m, bất chợt hiện lồ lộ trước mắt. Hạt châu quí trong búi tóc của nhà vua, trong kinh Pháp Hoa, chỉ dành tặng riêng cho vị tướng quân có công to nhất, hôm nay ông nhận được. Cái cao cả quí báu nhất trong đời sống con người là ông chủ. Nhà không có chủ là nhà hoang, xác thân không nhận ra ông chủ là xác thân rỗng. V́ thế, mục đích duy nhất của Phật, Tổ là chỉ cho chúng ta nhận ra ông chủ. Ông chủ ấy hằng có mặt nơi tai, mắt... chúng ta, chỉ khéo nhận liền thấy.

*

            “Thiền sư Sư Bị (Huyền Sa) ngồi trong thất, có vị Tăng đứng hầu, nh́n xuống nền thất có một điểm trắng, Sư hỏi Tăng:

            - Ông thấy chăng?

            Tăng thưa:

             - Thấy.

            Sư bảo:

            - Ta thấy ông cũng thấy, tại sao có người ngộ người không ngộ?”

            Hai thầy tṛ đồng thấy một điểm trắng trên nền thất, tại sao thầy ngộ mà tṛ lại mê? Bởi v́ tṛ thấy chỉ thấy cái bị thấy, cho nên quên mất ông chủ tức là mê. Thầy thấy mà không chạy theo cái bị thấy, nhân cái bị thấy nhận ra ông chủ hay thấy của chính ḿnh, tức là ngộ. Đồng một cảnh mà mê ngộ khác nhau, gốc tại quên ḿnh theo vật hay nhân vật nhận được ḿnh. Ở hội Linh Sơn đức Phật đưa cành hoa sen lên, Tôn giả Ca-diếp miệng cười chúm chím, đồng ư nghĩa này. Chư Tổ Thiền tông tận dụng mọi phương tiện, nào đưa tay, dựng phất tử... khiến người nhận được ông chủ qua cái thấy của ḿnh.

            Ngay khi thấy sự vật, tâm không bị dấy một niệm nào, chính khi ấy “bộ mặt thật xưa nay” bày hiện. V́ có thấy là có biết, cái biết không do suy nghĩ, không do phân biệt, mới là cái biết chân thật, thoát ngoài đối đăi sanh diệt. Cái biết do suy nghĩ, do phân biệt đều là động, tạm có rồi không, làm sao nói chân thật được. Cái suy nghĩ phân biệt lặng xuống, tánh giác tri hiện bày rỡ rỡ, nó mới thật là ông chủ muôn đời của ta. Giác tri mà lặng lẽ th́ làm ǵ có sanh diệt. Chỗ này c̣n nghi ngờ ǵ, không nói nó chân thật vĩnh cửu. Thế nên, mắt thấy sắc tướng mà nhận được tánh thấy của ḿnh, là ngộ đạo, trái lại là mê.

*

            “Thiền sư Cảnh Thanh ngồi trong thất, có vị Tăng đứng bên cạnh, Sư hỏi:

            - Bên ngoài có tiếng ǵ?

            Tăng thưa:

            - Tiếng con nhái bị con rắn bắt kêu.

            Sư nói:

            - Sẽ bảo chúng sanh khổ, lại có khổ chúng sanh.

            Hôm khác, Sư hỏi vị Tăng bên cạnh:

            - Bên ngoài có tiếng ǵ?

            Tăng thưa:

            - Tiếng mưa rơi.

            Sư bảo:

            - Chúng sanh điên đảo quên ḿnh theo vật.

            - Ḥa thượng th́ sao?

            - Vẫn chẳng quên ḿnh.

            - Vẫn chẳng quên ḿnh, ư nghĩa thế nào?

            - Xuất thân c̣n là dễ, thoát thể nói rất khó.”

            Rắn bắt nhái đó là chúng sanh khổ, v́ con lớn hiếp con bé. Song lại có khổ chúng sanh, chính là người quên mất ḿnh chạy theo ngoại cảnh. Hằng ngày tai chúng ta chỉ lắng nghe tiếng động tịnh bên ngoài, có khi nào nhận biết ḿnh có tánh nghe thường trực. Vừa nghe tiếng động liền phân biệt thuộc loại nào, hay dở, lợi hại , phải quấy... rồi sanh tâm yêu ghét. Cứ thế măi không dừng, làm sao chẳng bảo là “chúng sanh điên đảo quên ḿnh theo vật”? Chỉ có người tỉnh giác mới biết phản quan lại ḿnh, mọi động tịnh bên ngoài đều là pháp sanh diệt, ông chủ biết được mọi động tịnh ấy mới là người chẳng sanh diệt. V́ khi động vẫn biết động, lúc tịnh vẫn biết tịnh, hai tướng động tịnh đuổi nhau, ông chủ vẫn ngồi yên xem sự đổi thay của chúng. Người biết sống trở về ông chủ của ḿnh, mặc sự sanh diệt đổi thay của trần cảnh, là “vẫn không quên ḿnh”. Chỗ không quên ḿnh ấy, làm sao diễn tả được, nên nói “xuất thân c̣n là dễ, thoát thể nói rất khó”.

            Tai nghe tiếng mà không chạy theo phân biệt tiếng, lại nhận nơi ḿnh hằng có tánh nghe, là pháp tu “Phản văn văn tự tánh” của Bồ-tát Quán Thế Âm. Âm thanh nhỏ lớn xa gần lúc nào cũng có, tánh nghe thường hằng nên mới thường nghe. Nếu tánh nghe có gián đoạn, ắt chúng ta có khi nghe  khi không. Song không khi nào chúng ta chẳng nghe, dù khi không có tiếng động vẫn nghe không tiếng. Đây là chứng cứ cụ thể, tánh nghe thường trực nơi mọi người chúng ta. Trong các phương pháp tu “trở về tự tánh”, biết phản chiếu lại tánh nghe của ḿnh là ưu việt hơn cả. Cho nên trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù chọn phương pháp nào viên thông, Ngài chọn ngay pháp “nhĩ căn viên thông” của Bồ-tát Quán Thế Âm.

            Thiền sư có đến ngàn vạn phương tiện, lănh hội một th́ tất cả đều thông. Sau khi thông lư tuyệt đối, có giá trị thế nào?

            Bởi v́ tất cả chúng ta đều trông thấy mọi lẽ tạm bợ của cuộc đời, khiến khát khao t́m kiếm hướng về chỗ trường cửu miên viễn. Song nói đến chỗ này, dường như mọi người đều thở dài tự nhận là vô phần. Hầu hết đều bó tay cúi đầu trước thực thể bất sanh bất diệt ấy. Khao khát ước mơ mà không thể t́m được, không dám ṃ tới, thật là đau đớn vô cùng. Một khi bất ngờ bắt gặp được nó th́ c̣n ǵ sung sướng cho bằng. Chính tâm trạng Tôn giả Xá-lợi-phất v.v... ở trong kinh Pháp Hoa cũng thế. Từ khi tu hành cho đến nay, các ngài chỉ mong được quả Nhị thừa, không khi nào dám ước mơ đến Phật quả. Bất ngờ được đức Phật thọ kư cho sẽ thành Phật, thật là một điều quá sức ước mong. Nói thí dụ chàng cùng tử được ông trưởng giả trao sự nghiệp để bày tỏ tâm trạng của các Ngài. Thiền sư Thủy Lạo nói với đồ đệ: “Từ khi ăn cái đạp của Mă Tổ đến giờ, cười măi không thôi.” Thiền sư Huệ Hải cũng nói: “Từ khi nhận được kho báu nhà ḿnh đến nay, dùng măi không thiếu.” Cười măi không thôi, v́ hạt châu vô giá bị đánh mất, bất chợt t́m thấy nắm được trong tay, kể từ đây hết rồi một kiếp lang thang nghèo đói. Dùng măi không thiếu, v́ nó là kho báu vô tận, ứng dụng tùy tâm, nên gọi là “bảo châu như ư”. Có được hạt bảo châu như ư trong tay, tự thân mọi nhu cầu đều toại nguyện, c̣n thêm tùy ư cứu giúp tha nhân. Thật là tự lợi, lợi tha viên măn.

            Hạt “Minh châu vô giá” hay “Bảo châu như ư”, đều do đức Phật lấy làm thí dụ để chỉ thể tánh tuyệt đối này. Bởi v́ mạng sống là cứu kính của chúng sanh, mạng sống càng dài th́ giá trị càng cao. Cho nên ở thế gian không ơn ǵ to bằng ơn cứu mạng. Chỉ cần được cứu sống thêm một vài mươi năm, người ta cho đó là ơn sâu trời bể. Đạt được thể tánh này, là nhận lấy sanh mạng trường tồn miên viễn, vượt ngoài ṿng thời gian, không c̣n dùng con số nào tính kể được. Đức Phật dùng thí dụ “điểm mực” nơi phẩm Như Lai Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa là nói rơ ư này. Đem thế giới tam thiên nghiền thành bụi nhỏ, lấy bụi ấy làm mực, đi sang phương đông trải qua trăm ngàn muôn ức thế giới mới điểm một điểm mực..., gom hết những thế giới có điểm mực không điểm mực đă đi qua, nghiền nát thành bụi, mỗi hạt bụi tính là một kiếp, thử tính tuổi thọ Phật là bao nhiêu? Dù có nhà toán học tài t́nh mấy cũng không sao tính nổi tuổi thọ của Phật. Phật ở đây là chỉ Phật pháp thân, tức là thực thể tuyệt đối sẵn có nơi mọi chúng sanh vậy.

            Thực thể này không những vượt ngoài thời gian, mà cũng bao trùm khắp không gian. Kinh Hoa Nghiêm đức Phật dùng thí dụ “phá vi trần xuất kinh quyển”, để nói lên thể rộng lớn của nó. Nói rằng “Có một quyển kinh lượng bằng thế giới tam thiên đại thiên, ṿ tṛn nhét trong hạt bụi nhỏ, có người trí tuệ xem biết, dùng phương tiện đập vỡ hạt bụi lấy quyển kinh. Trong quyển kinh ghi chép đầy đủ mọi sự thật của thế giới tam thiên đại thiên...”. Quyển kinh dụ thể tánh tuyệt đối hay Phật tánh, hạt bụi dụ thân tứ đại của chúng sanh. Muốn biết mọi sự vật trong vũ trụ, không ǵ hơn ngay nơi thân này nhận ra thể tánh tuyệt đối, mọi sự thật hiện bày đầy đủ trong ấy. Có ai ngờ trong hạt bụi nhỏ lại chứa quyển kinh to như thế, chỉ người trí tuệ (Phật) mới nhận thấy được nó. Chúng ta không khi nào dám thừa nhận ḿnh có thể tánh rộng lớn trùm khắp vũ trụ, mà hằng tự nhận ḿnh như cây lau, cây sậy trên địa cầu, như hạt cát trong băi sa mạc. V́ thế, đọc kinh Duy-ma-cật thấy nói “ông Duy-ma-cật đưa tay nắm thế giới dời đi nơi khác...”, làm sao chúng ta dám tin. Tôn giả A-nan sau khi ngộ được chân tâm, bạch Phật rằng “con xem thân cha mẹ sanh (so với chân tâm) như hạt bụi trong hư không, như ḥn bọt ngoài bể cả...(Kinh Lăng Nghiêm). Tuệ Trung Thượng Sĩ, một Thiền sư Việt Nam, có vị Tăng hỏi: “Sanh tử là việc lớn làm sao giải quyết?” Thượng Sĩ đáp: “Trong hư không dài có chướng ǵ hai vành xe, ngoài bể cả có ngại ǵ ḥn bọt nổi.” Ư nói rằng, sự sanh tử của thân này đối với pháp thân như hai vành xe ném trong hư không, như ḥn bọt nổi trong bể cả, có nghĩa lư ǵ mà quan trọng. Hạt bụi sánh với hư không, ḥn bọt so với bể cả, giá trị quá rơ ràng, nên nói “viên ngọc vô giá”.

            Sống được với thể tánh này th́ diệu dụng vô cùng, lợi ḿnh lợi người viên măn. Hằng ngày chúng ta chỉ sống với vọng tưởng, mà c̣n có trăm ngàn tác dụng, tạo ra trăm điều ngàn việc. Phương chi sống với thể tánh linh minh th́ diệu dụng làm sao lường được. Căn cứ hiện tượng thế gian phán xét, để thấy rơ điều này. Trên thế gian cái ǵ càng thô th́ dụng càng yếu, cái ǵ càng tế th́ dụng càng mạnh. Như đất thể thô hơn nước, nên bị nước cuốn; nước thể thô hơn gió, nên bị gió đùa. Sức mạnh của gió làm tan cả đất, cuộn phăng cả nước mà không thấy h́nh dáng tướng mạo ǵ. Sức mạnh của nguyên tử, của khinh khí cũng tương tợ như thế. Vọng tưởng là tướng tâm duyên theo pháp trần... nên có tướng mạo. Khi tâm ta tưởng quả núi, liền có quả núi hiện nơi tâm, tâm nhớ người liền có người hiện... Dấy tâm th́ có cảnh, tâm cảnh dính liền nhau. Tâm không rời cảnh, đó là tâm hư vọng cũng gọi là vọng tưởng. Cảnh có đến ngàn vạn nên tâm duyên cảnh cũng cả trăm thứ. Có tướng mạo là tâm thô, chia nhiều thứ là bị phân tán. Tâm thô và phân tán nên công dụng của nó yếu ớt tầm thường. Khi vọng tưởng đă lặng sạch, chỉ c̣n một tâm thể linh minh, không h́nh dáng tướng mạo, nên ứng dụng vô cùng. Đến chỗ này gọi là “diệu dụng không thể nghĩ bàn”. Bởi diệu dụng không thể nghĩ bàn, nên dụ là Bảo Châu Như Ư. Nắm hạt châu này trong tay th́ mọi việc đều như ư, tức là măn nguyện tự tại. Một bên công dụng tầm thường cuộc hạn, một bên diệu dụng không thể nghĩ bàn tự do tự tại, đối chiếu nhau chúng ta thấy rơ giá trị sai biệt của đôi bên rồi.

            Chân lư tuyệt đối không có ở bên ngoài, mà nằm sẵn ngay nơi chúng ta. Chúng ta muốn t́m nó, phải biết quay lại ḿnh, đừng chạy ra ngoài t́m kiếm vô ích. Chân lư tuyệt đối nơi ḿnh, chính là ông chủ của ḿnh, nhận ra ông chủ th́ mọi chân lư trong vũ trụ đều thấy rơ. Nhận ra và sống được với ông chủ của ḿnh th́, ṿng luân hồi chấm dứt, mọi khổ đau hết sạch, được giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

 ]


 


[mucluc][loidausach]

[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12][p13][p14]

[p15][p16][p17][p18][p19][p20][p21][p22][p23][p24][p25][p26][p27][p28][p29][ketluan]

[Trang chu] [Kinh sach]