[Trang chu] [Kinh sach]

BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT

[mucluc][loidausach]

[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12][p13][p14]

[p15][p16][p17][p18][p19][p20][p21][p22][p23][p24][p25][p26][p27][p28][p29][ketluan]


SÁM HỐI 

I.- MỞ ĐỀ

Mắc bệnh ung nhọt làm mủ trong thân, người bệnh cần phải gan dạ mời giải phẫu sư mổ ra và cạo rửa mủ máu cho sạch, có thế th́ bệnh chóng lành. Nếu bệnh nhân hèn nhát không dám cho mổ, để ấp ủ lâu ngày, ung nhọt có thể làm nguy hiểm đến tánh mạng. Cũng như thế, người tu lỡ phạm những điều tội lỗi, gan dạ đến những bậc đức hạnh thành tâm phát lồ sám hối th́ tội lỗi chóng sạch. Ngược lại, kẻ ấy hèn nhát cứ một bề che giấu, tội lỗi càng ngày càng trầm trọng, đến mai kia có thể sa đọa không thể cứu. Chúng ta là phàm phu, là kẻ đang tập tu, không sao tránh khỏi những điều sai lầm tội lỗi, chỉ quí ở chỗ có lỗi biết thành tâm sám hối, không dám tái phạm, khiến tội lỗi sạch dần cho đến ngày nào đó hoàn toàn thanh tịnh. Hèn nhát không chịu sám hối là kẻ chấp nhận sự lui sụt của ḿnh, tự hủy bỏ đời sống tu hành của chính ḿnh. Sám hối là phương pháp sách tiến mạnh mẽ nhất, đối với người chân thật tu hành, bỏ sám hối khó ai từ phàm phu tiến lên thánh được.

II.- ĐỊNH NGHĨA

             Sám hối là ăn năn hối cải. Những tội lỗi đă làm, chúng ta hổ thẹn, ăn năn không dám tái phạm; những tội lỗi đang làm và sẽ làm, chúng ta hứa sửa đổi không làm. Không phạm tội cũ, không tạo lỗi mới, là chủ yếu của pháp sám hối. Sám hối cũng nói là phát lồ sám hối. Phát lồ là vạch trần những tội lỗi ḿnh đă làm phơi bày trước bậc đức hạnh để thành tâm sám hối. Làm thế, do tâm hổ thẹn, cầu tiến mới dám gan dạ đến trước bậc đức hạnh phơi bày hết tội lỗi của ḿnh cầu xin sám hối. Giá trị căn bản nhất là, hổ thẹn và cầu tiến, hai tâm này là động cơ chính yếu trong việc sám hối. V́ hổ thẹn và cầu tiến chúng ta mới sám hối, sau khi sám hối dứt khoát không tái phạm gây tạo nữa. Trọng tâm của sám hối là ở chỗ này.

III.- H̀NH THỨC SÁM HỐI

             Sám hối tương tợ nghĩa xin lỗi của người thế gian. Người thế gian lỡ phạm lầm lỗi với ai khiến họ phiền muộn, biết ḿnh có lỗi gan dạ đến xin lỗi, lỗi lầm ấy liền được tha thứ, nếu người rộng lượng, hoặc giảm bớt buồn phiền, nếu người cố chấp. Biết nhận lỗi ḿnh và gan dạ đi xin lỗi, quả là người tiến bộ đáng khen. Người tu cũng thế, nếu v́ ba nghiệp không khéo ǵn giữ, có ngôn ngữ hành động làm cho người chung quanh ḿnh phiền năo, nhận rơ lỗi ḿnh, gan dạ đến ngay đương sự thành tâm sám hối. Nếu người thật tu hành, không ai chẳng tha thứ cho người đă biết lỗi sám hối. Thế là tội lỗi liền đó dứt sạch.

            Nếu người tu v́ si mê che đậy lỡ phạm những giới của ḿnh đă thọ, cần phải hổ thẹn gan dạ đến trước những vị đức hạnh phát lồ sám hối. Do ḷng thành của ḿnh và nhờ sự chứng minh của bậc trưởng thượng, chúng ta nỗ lực cố gắng không tái phạm những lỗi lầm cũ và không tạo tội lỗi mới. Các bậc đức hạnh không thể tha tội lỗi cho chúng ta, song nhờ các ngài làm đối tượng cao quí khiến những lời hứa nguyện của chúng ta có thêm sức mạnh, cho đến cả đời không quên. Biết ăn năn lỗi cũ, không tạo tội mới, đây là lư do hết tội của người sám hối.

            Trên đường tu hành, chúng ta thấy chướng nhiều thuận ít, hoặc trong khi phát nguyện tu hành gặp toàn những trở ngại, hoặc thân thể bệnh hoạn ngăn trở sự tu, hoặc túc nghiệp ác duyên khiến mờ mịt ngu tối... gặp hoàn cảnh này, chúng ta nên đến trước h́nh tượng Phật, Bồ-tát thành tâm sám hối. Bởi những nghiệp duyên đời trước, hiện nay chúng ta không nhớ không biết, chỉ thấy những hiện tượng bất tường, nhận ra ḿnh c̣n nhiều ác chướng, đến trước Phật, Bồ-tát thành tâm sám hối. Với ḷng thiết tha tâm chân thành, chúng ta đảnh lễ Phật, Bồ-tát, qú gối chí thành phát lên những lời chí thiết sám hối và hứa nguyện, cầu Phật, Bồ-tát chứng minh. Bởi ḷng thành khẩn thiết tha này, nên sám hối tội lỗi chóng sạch. Lời văn sám hối những nghiệp chướng cũ thu gọn trong bốn câu này:

            Xưa con đă tạo bao ác nghiệp

            Đều bởi muôn thuở tham sân si

            Từ thân miệng ư mà phát sanh

            Tất cả, nay con xin sám hối.

IV.- TINH THẦN SÁM HỐI

             Sám hối đúng ư nghĩa của nó phải có đủ tâm hổ thẹn và cầu tiến. V́ hổ thẹn, chúng ta không thể chứa chấp tội lỗi măi, cần thành tâm sám hối rồi mới an ổn. Với tinh thần cầu tiến chúng ta phải dứt khoát những lỗi lầm đă qua bằng cách sám hối, để vui vẻ tiến lên con đường đạo đức. Có thế, sự tu hành tinh tấn không bị chướng ngại. Bởi hổ thẹn và mong mỏi vươn lên, sau khi sám hối, chúng ta tuyệt đối không để tái phạm những lỗi cũ. Chính khi sám hối không phải bị ai bắt buộc, chỉ do tâm hổ thẹn thúc đẩy, chí thành tha thiết sám hối. Ḷng chí thành tha thiết sẽ giúp chúng ta sạch hết mọi tội lỗi.

            Tuy nhiên, đă thành tâm sám hối lư đáng không được tái phạm lỗi ấy nữa, song v́ hoàn cảnh bất khả kháng, hoặc v́ tâm yếu mềm chống chọi không lại, rồi  dẫm lại vết xưa. Thế đă dở lắm rồi, nhưng chúng ta cũng thành tâm sám hối đừng nản. C̣n biết sám hối, chúng ta c̣n thấy đó là tội lỗi, nếu buông xuôi luôn, tội lỗi càng ngập đầu. V́ thế, có khi một lỗi phạm đến đôi ba lần, lần nào chúng ta cũng vẫn mạnh dạn sám hối, đừng v́ tự ái không dám sám hối những lỗi đă tái phạm, tự ái này là gốc khiến ta buông lung tột độ.

            Tinh thần sám hối buộc chúng ta phải thành khẩn thiết tha, hổ thẹn cầu tiến, vạch trần những lỗi lầm đă làm, cầu xin sám hối. V́ vậy, khi sám hối đương sự phải cần cầu tha thiết, lời lẽ tŕnh bày chân thành rành rơ thiết yếu, phát nguyện chừa cải một cách mạnh dạn, mới đúng ư nghĩa sám hối. Nhưng gần đây các chùa cứ theo lệ xưa, chiều mười bốn và chiều ba mươi tổ chức lạy sám hối Hồng Danh, sau khi lạy qú xuống tụng nguyên bản văn dịch âm chữ Hán, Phật tử đọc thuộc ḷng mà không hiểu  biết ǵ hết. Như thế, cứ lạy tụng xong gọi là xong thời sám hối. Sám hối như thế mất hết tinh thần cao cả, ư nghĩa thâm sâu của nó. Hằng ngày Phật tử làm những tội lỗi ǵ cũng được, miễn đến ngày mười bốn và ba mươi đi sám hối một thời là sạch. Quả là một việc làm lấy lệ không đúng tinh thần đạo Phật.

V.- LỢI ÍCH SÁM HỐI

             Nếu người phạm tội một ḷng thành khẩn thiết tha sám hối, sau khi sám hối tuyệt đối không tái phạm, người này chưa phải là thánh, nhưng đă là bậc hiền. Bởi v́ tất cả thế gian này có ai không có tội lỗi, chỉ khác nhau nhiều hay ít, biết chừa cải hay không biết chừa cải ấy thôi. Đă có tội lỗi mà biết ăn năn hối cải, tội lỗi ấy sẽ giảm xuống dần dần, cho đến hết, người như thế không phải bậc hiền là ǵ? Cho nên trong cuộc sống này, chúng ta đừng đ̣i hỏi ḿnh hay mọi người không có tội lỗi, chỉ cần khi lỡ phạm tội lỗi ḿnh cũng như mọi người phải hổ thẹn ăn năn thành tâm sám hối, nguyện chừa cải hẳn sau này. Được thế, chúng ta đều là con người tiến bộ, là kẻ sẽ vươn lên bậc Hiền Thánh ở mai kia. Sám hối muốn hết tội  phải nhắm thẳng động cơ chánh yếu của nó. Như bài kệ này:

            Tánh tội vốn không do tâm tạo

            Tâm nếu diệt rồi tội sạch trong

            Tội trong tâm diệt cả hai không

            Thế ấy mới là chân sám hối.

            Hành động ăn cướp ăn trộm, tự nó không thể thành nghiệp phải do ḷng tham thúc đẩy. Ḷng tham là động cơ chánh yếu của hành động trộm cướp. Thế nên nói “tánh tội vốn không do tâm tạo”. Ḷng tham dứt rồi th́ hành động trộm cướp làm ǵ c̣n. Quả là cả tâm cả tội đều sạch, sự sám hối này mới là chân chánh sám hối. Chân chánh sám hối th́ tội lỗi nào mà chẳng sạch.           

            Hoặc khi sám hối th́ thành khẩn tha thiết, song sau đó lại mau quên thỉnh thoảng lại tái phạm. Tái phạm lại sám hối, năm lần mười lượt như vậy, tuy tội không sạch được, mà do bền chí sám hối nó cũng ṃn dần. Đây có thể là trường hợp của hạng trung b́nh chúng ta. Chúng ta chưa được một lần sám hối là dứt khoát không phạm, mà lâu lâu lại tái phạm tội cũ. Đừng thối chí đừng nản ḷng, chúng ta lại dập đầu sám hối nữa. Biết như thế là dở, song dở phải chịu dở chớ sao; biết dở chịu dở c̣n hơn người không biết không chịu.

            Có sám hối là có suy giảm tiêu ṃn, chúng ta hằng ngày mang tâm hổ thẹn, ḷng thiết tha sám hối măi. Nhắc đi lập lại đôi ba mươi lần, nó cũng có sức mạnh, đây là hành động thấp ḿnh khiến tâm ngạo mạn tiêu mất, lâu ngày công đức cũng được đầy đủ. Dám sám hối cũng là một việc làm can đảm, nó là sức mạnh đẩy chúng ta tiến lên. Tu mà không gan dạ sám hối, quả là người hèn nhát che dấu không thể nào tiến lên được. 

VI.- KẾT LUẬN

             Người đời đa số có tội lỗi t́m mọi cách khéo léo che giấu đắp điếm cho người khác đừng thấy lỗi ḿnh, chúng ta có lỗi can đảm nhận chịu và can đảm phơi bày cho người khác biết để sám hối. Thế đă vượt hơn người đời một bậc đáng kể rồi. Huống là, biết lỗi rồi ăn năn hổ thẹn quyết tâm chừa cải để khỏi phạm lại lần thứ hai, người này hẳn đă đi theo bước đường của Hiền Thánh. Căn bản của sự tu hành là sửa đổi những điều dở, nếu chúng ta không c̣n dở th́ ai cần tu. Sửa đổi những điều dở, sám hối là thượng sách. Người biết sám hối, là biết tu, ngược lại có lỗi mà không biết sám hối, dù có mang h́nh thức nhà tu kẻ ấy cũng chưa biết tu. Sám hối với một tâm chí thành, với một ḷng tha thiết, xấu hổ những lỗi đă làm, quả quyết không tái phạm, người này không c̣n tội lỗi nào mà chẳng sạch. Dù có tạo tội bao nhiêu, họ vẫn là người tốt ở mai sau.

 ]

 


[mucluc][loidausach]

[p1][p2][p3][p4][p5][p6][p7][p8][p9][p10][p11][p12][p13][p14]

[p15][p16][p17][p18][p19][p20][p21][p22][p23][p24][p25][p26][p27][p28][p29][ketluan]

[Trang chu] [Kinh sach]