Cũng vậy, chúng ta sanh ra đời, mỗi người mang theo nghiệp riêng của mình, mà cùng sống chung với nhiều người khác, mỗi người chấp giữ và làm theo nghiệp riêng của mình, mà không thừa nhận nghiệp riêng của người khác, nên mới có sự cãi vã tranh chấp. Khi chúng ta biết mỗi người mỗi có nghiệp riêng thì không chủ quan không cố chấp, mà thông cảm hòa nhịp được cuộc sống với mọi người. Và cứ mỗi lần đối duyên xúc cảnh, nếu có tham sân... dấy khởi, liền nhìn lại xem tường tận thấu đáo, thấy nó không thật thì nó không chi phối khiến mình nói làm sai quấy. Khi tâm chúng ta thanh tịnh là đã cắt đứt được dòng tạo nghiệp là vọng tưởng là ý nghiệp không còn luân hồi sanh tử, được giải thoát. 9/4/2011
...đó là giá trị sống trong hiện tại. Sống mà không có quá khứ, không bị tương lai nó che chắn, nó làm cho mình nản lòng. Nói tóm lại là mình có thể thoát được mấy cái khổ bằng phương cách như vậy,... đó là sống trọn với phút hiện tại này... Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt 6/22/2011
Mình đang sống đây là sống với tâm sinh diệt. Tâm này thuộc về vô thường, khổ, vô ngã. Đó là tâm không có thực thể. Như vậy mà tin theo nó là nguy hiểm. Tâm này có đó rồi không đó, không dừng trụ. Cho nên không thể tin nó được. Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt 6/6/2011
...qua những chất thải có hình tướng trong đời thường, chúng ta thử tìm thử coi còn có những chất thải tinh thần không có hình tướng thì nó như thế nào. Thường thường người ta (coi) rất quan trọng trong xã hội vấn đề chất thải mà ít ai lưu ý rằng tinh thần cũng có chất thải. Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt 5/24/2011
Nếu người thật chơn tu, Không thấy người đời lỗi, Nếu thấy lỗi của người, Lỗi mình đến bên trái, Ngưởi sai ta không sai, Ta sai tự có lỗi, Chỉ dẹp tâm mình sai, Dứt trừ phiền não sạch, Yêu ghét chẳng bận lòng, Duỗi thẳng chân hai chân nghỉ. 5/5/2011
Tu tuệ là như thế nào ? Tư chí lý rồi đến tu rất dễ, không còn nghi ngờ gì nữa. Nhờ nghe hiểu, suy gẫm và biết cách ứng dụng những pháp mình đã học được vào đời sống tu hành, thấy có lợi ích. Đây chính là Tu tuệ. Ba vấn đề Văn, Tư, Tu đều là trí tuệ. Trí tuệ từ thầy ban cho, trí tuệ do mình suy gẫm,... Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt 5/20/2011
...như vậy thì quan niệm tu của Nam Tông và Bắc Tông, hay Nam truyền và Bắc truyền có những sai biệt gì, từ những điểm nào? Trước hết tôi nói quan niệm về giới luật. Về Nam truyền Phật Giáo, thì cũng tu thiền, các ngài đặt giới luật là quan trọng, nhất là phần giới tướng...
...ưa và ghét đều tạo nên sự bất an. Chúng ta học Phật, muốn tìm sự bình an thì đừng bao giờ mắc kẹt vào hai bên ưa và ghét, phải và quấy, tốt và xấu... Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không thấy phải, không thấy quấy, không thấy tốt, không thấy xấu, không thấy đẹp, không thấy xấu. Thiền viện Đại Đăng 6/5/2011
Trong nhà Phật dạy rắng thế gian bị nhiễm ô bởi vì ngũ dục. Ngũ dục là chỗ nhiễm ô khiến cho chúng sinh không được thanh tịnh. Nói theo nghĩa nhà Phật ngũ dục là vũng bùn. Từ vũng bùn ngũ dục đó mà nảy xuất ra được trí huệ sáng suốt của Chư Phật. Gọi đó là tri kiến Phật, thấy biết giác ngộ... 5/5/2011
Đức Phật dạy là chúng ta phải luôn luôn có Niệm, có Định thì mới có Tuệ. Niệm, Định, Tuệ là ba yếu tố không thể thiếu của con đường giác ngộ giải thoát. Đối với gíao lý của (Phật giáo) Nguyên Thủy thì nói Niệm, Định, Tuệ (mà) đến Thiền tông thì nói Vô Niệm. Như vậy có mâu thuẩn không? Thiền viện Trúc Lâm Minh Chánh 6/22/2011